thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cơ sở đoàn ở xã địch quả- thanh sơn - phú thọ - Pdf 24


TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Học viện thanh thiếu niên Việt Nam

Chuyên đề
tốt nghiệp
ĐỀ TÀI
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và
bồi dưỡng cán bộ cơ sở Đoàn ở xã Địch quả- Thanh Sơn - Phú
Thọ
Giáo viên hướng dẫn : CAO MINH
Người thực hiện : HÀ XUÂN DUY
Líp : Trung cấp lý luận chính trị và nghiệp vụ
Đoàn Đội - Tỉnh Phú Thọ - Khoá 1
Niên khoá: 2004 -2006
PHÚ THỌ, THÁNG 1 NĂM 2006
1
LỜI CẢM ƠN.
Là một học viên của Học viện TTN Việt Nam học tại Phú Thọ, một cán bộ Đoàn
tương lai, sau hai năm được học tập và nghiên cứu tại học viện, đến nay chương trình học tập
đã kết thúc. Để có được kiến thức toàn diện khi trở thành người cán bộ Đoàn thực thụ đòi hỏi
mỗi học viên trước khi ra trường phải có nhận thức tốt cả về lý luận và thực tiễn công tác, cả
về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước và tình hình của tổ chức Đoàn. Đặc biệt
phải nắm bắt được tình hình của tổ chức Đoàn cũng như phong trào thanh thiếu niên trên địa
bàn công tác sau khi tốt nghiệp. Theo kế hoạch học tập và được sự đồng ý của xã Đoàn Địch
Quả, em đã về thực tập tốt nghiệp tại Xã Đoàn 3 tháng, đến nay đã kết thúc và đạt kết quả tốt.
Với mong muốn thử sức mình bằng những kiến thức, lý luận và thực tiễn thông qua
chuyên đề đã lựa chọn: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi
dưỡng cán bộ cơ sở Đoàn ở xã Địch Quả - Thanh Sơn - Phú Thọ”
Trong quá trình đi thực tế cơ sở và viết chuyên đề tốt nghiệp tại xã, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình của các đồng chí trong ban thường vụ xã Đoàn; các đồng chí tại cơ sở

tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở ở xã Địch Quả nói riêng đang thiếu hệ thống
quan điểm và chính sách cho công tác này Vấn đề đào tạo cán bộ Đoàn đang gặp nhiều
bức xóc
Hiện nay, chưa có một hệ thống các qui định riêng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn
thanh niên mà các tổ chức Đoàn, các cấp bộ Đoàn chủ yếu dựa vào các chính sách có liên quan mà tổ
3
chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng mang tính “vận dông” là chủ yếu. Chính sách đào tạo cán
bộ Đoàn nói riêng chưa thật sự nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với chính sách cán bộ của Đảng.
Nội dung đào tạo còn lạc hậu, máy móc không hiệu quả, Hệ thống trường đào tạo cán bộ Đoàn, đội,
hội trong cả nước có nhiều biến đổi .
Tóm lại : Do yêu cầu mới về phẩm chất năng lực của người cán bộ Đoàn; xuất phát từ thực trạng
của công tác đào tạo cán bộ Đoàn hiện nay còn nhiều bất cập, phải đòi hỏi Đảng , nhà nước và Đoàn
thanh niên cần có những chính sách, nội dung đào tạo cụ thể, hiệu quả cho công tác đào tạo bồi dưỡng
cán bộ Đoàn. Vì lý do này mà tôi nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở ở xã Địch Quả - Thanh Sơn - Phú Thọ”
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
1-Mục đích của đề tài
Tìm hiểu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán
bộ đoàn cơ sở hiện nay.Trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp, kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao
chát lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở với các cấp, ngành liên quan,đặc biệt là
cấp bộ Đoàn để có sự điều hành ,chỉ đạo phù hợp đưa công tác tổ chức và đội ngũ cán bộ
Đoàn cơ sở đạt hiệu quả ,chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu mới trong giai đoạn hiên nay.
1.2. Nhiệm vụ vủa đề tài
- Thực tế hiện nay ở huỵện Đồng Hỷ,chỉ ra những ưu điểm và hạn chế ,qua đó rót ra
những bài học kinh nghiệm.
- Xác định phương hướng ,mục tiêu và những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách
đào tạo ,bồi dưỡng cho cán bộ Đoàn trong tình hình hiện nay và đề xuất những phương án
,nội dung làm rõ một số vấn đề lý luận về việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán
bộ đoàn và một cố vấn đề liên quan .
- Phân tích thực trạng ,vận dụng chính sách đào tạo ,bồi dưỡng cho cán bộ Đoàn trong

- Phần mở đầu
- Phần thứ hai : Kết quả nghiên cứu của đề tài
- Chương I : Một số vấn đề về Lý luận
5
-Chương II : Thục trạng Công tác đào tạo cán bộ Đoàn ccơ sở hiện nay
- Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị
- Phần thứ ba : Kết luận,
Trong các phần có chia các chương ,các mục ,các tiết và có dang mục tham khảo và
phụ lục.
PHẦN THỨ II
6
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn thanh niên trong sự nghiệp đổi mới đất
nướcvà một số vấn đề lý luận
I . MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG
a. Quan điểm khoa học về cán bộ Đoàn Thanh niên
Để lựa chọn, đào tạo, bồi dỡng và sử dụng cán bộ Đoàn có hiệu quả cũng nh đề ra
được chính sách cán bộ Đoàn đúng đắn, hợp lý thì việc hiện nay quan điểm về khái niệm
người cán bộ Đoàn còn nhiều tranh luận, bỏ ngỏ. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về khái niệm
này chóng ta phải đi từ bản chất của tổ chức Đoàn thanh niên:
Đoàn thanh niên là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, có vị trí quan trọng, giữ
vai trò quyết định trong việc phát triển phong trào Thanh thiếu niên và xây dựng tổ chức
Đoàn, Đội , Hội ; Là những người hình thành các chủ trương đồng thời tạo lập một quan hệ
của Đoàn với các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội khác ; Là lực lượng bổ
sung chủ yếu cho cơ quan của Đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội khác .
Từ quan điểm này ta có thể hiểu khái niệm về cán bộ Đoàn một cách cụ thể như sau:
- Trước hết cán bộ Đoàn Thanh niên phải là cán bộ chính trị - xã hội hay nói cách
khác là loại cán bộ vừa hoạt động chính trị, vừa hoạt động xã hội, vì đối tượng thanh thiếu
niên trong xã hội rất phong phú; Đoàn thanh niên là tổ chức tiên tiến nhất của thanh niên , là

có tính chất xã hội trực tiếp, tiến hành với những quy mô
tương đối lớn đều Ýt nhiều cần sự quản lí Từng người kéo đàn vi-ô-lông riêng rẽ sẽ tự điều
khiển lấy mình, còn dàn nhạc thì cần phải có người nhạc
trưởng
(1)
.
+ “Không có năng lực tổ chức, không thể trở thành người lãnh đạo, quản lí tốt
(3)
.
+ “Mọi công tác quản lí, tổ chức đều đòi hỏi những tư chất đặc biệt, có
người có thể trở thành nhà cách mạng và nhà cổ động rất giỏi nhưng lại là cán bộ hành
chính hoàn toàn không thích hợp.(
3)
.
(
(
,TËp30, tr.546
1)
C. M¸c “T b¶n” tËp I, H. Nxb Sù thËt HN 1953, tr.337.
8
- . Lê-nin cho rằng công tác đào tạo và lựa chọn cán bộ phải thông qua thực tiễn phong
trào : “Chó ý tìm cho ra và thử thách hết sức nhẫn nại, hết sức thận trọng những người có bộ
óc sáng suốt và có bản lĩnh tháo vát trong thực tiễn, những người vừa trung thành với CNXH
vừa có khả năng lặng lẽ (và bất chấp sự ồn ào và hỗn loạn) tổ chức một cách vững vàng và
nhịp nhàng công việc chung một khối người to lớn trong phạm vi tổ chức Xô viết và chỉ những
người như thế mới đề bạt lên chức vụ lãnh đạo lao động của nhân dân, lên chức vụ quản lí.(1)
- Đoàn TNCS phải là trường học cộng sản chủ nghĩa trong công tác giáo dục thực hiện lý
tưởng cách mạng của Đảng cộng sản. Lê nin viết: “Chỉ khi nào Đoàn TNCS gắn liền từng
bứôchcj tập, huấn luyện và giáo dục của mình với cuộc đấu tranh chung của loài người
chống lại bóc lột, thì lúc đó mới xứng đáng danh hiệu là đoàn thể của thế hệ trẻ cộng sản chủ

luyện văn hoá và huấn luyện chuyên môn.
Bác ví huấn luyện như người làm ra hàng. Làm ra hàng phải đúng với nhu cầu của ng-
ời tiêu thụ. Như vậy ngay cả huấn luyện cũng phải theo "đơn đặt hàng" của cơ sở hay của tổ
chức, đoàn thể để có được những cán bộ thích ứng đáp ứng được yêu cầu đó. Ngoài ra "huấn
luyện phải chú trọng việc cải tạo tư tưởng ". Huấn luyện phải hiểu rõ người học để từ đó phát
huy khả năng, năng lực và ưu điểm của họ đồng thời "tẩy rửa" khuyết điểm cho họ. Bác nói:
"phải huấn luyện . Huấn luyện là dạy dỗ, luyện là rèn giũa cho sạch những vết xấu xa trong
đầu óc". Có như vậy cán bộ mới nhanh chóng trưởng thành, mới có khả năng giải quyết
những khó khăn, những thử thách mới đặt ra một cách chóng vánh và có kinh nghiệm.
Khi đề cập đến vấn đề huấn luyện cán bộ, Hồ Chí Minh khẳng định, đào tạo , huấn
luyện cán bộ là việc có tầm quan trọng đặc biệt vì "cán bộ là tiền vốn của đoàn thể. Có vốn
mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi.
Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn"
(11)
. Huấn luyện chính là việc làm cho "vốn"
có giá trị và nguồn "vốn" không bao giờ cạn cho các tổ chức, đoàn thể.
Nói tóm lại : Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ mang tính
chất toàn diện : Từ tuyển chọn, huấn luyện đào tạo đến sử dụng cán bộ, đây là một quá trình
công tác khép kín có tính lô gic, biện chứng cao. Tư tưởng này đã được Đảng ta vận dụng một
cách triệt để và nó càng được nâng cao hơn trong giai đoạn hiện nay. Đây là những kinh
nghiệm quí báu cho Đoàn thanh niên trong công tác cán bộ của mình, là phương pháp luận
trong sự nghiệp đổi mới công tác cán bộ Đoàn hiện nay.
3. Quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ và công tác cán bộ .
- Một là : Công tác cán bộ phải gắn với đường lối và nhiệm vụ chính trị của Đảng. Vận
dụng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ, Đảng ta đã xác định,
10
mỗi giai đoạn, mỗi kỳ cách mạng đều cần có một đội ngũ cán bộ thích ứng, có phẩm chất ,
năng lực đáp ứng được sự đòi hỏi của nhiệm vụ từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Giữa đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng và cán bộ có mối quan hệ biện chứng. Đ-
ường lối chính trị bao giờ cũng quyết định đờng lối tổ chức và cán bộ. Như vậy, đường lối

Phải thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào hành động cách mạng của quần chúng để
tuyển lựa, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ.
Phong trào cách mạng của quần chúng là trường học lớn của cán bộ. Hoạt động cách
mạng của quần chúng là nơi giáo dục, rèn luyện, đào tạo, đánh giá, sàng lọc, tuyển chọn cán
bộ.
Cán bộ và phong trào cách mạng của quần chúng có mối quan hệ biện chứng, nên khi
tiến hành công tác cán bộ phải kết hợp với phong trào cách mạng của quần chúng mới có hiệu
quả. Giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị phẩm chất đạo đức, lối sống
và năng lực của cán bộ không chỉ qua lý thuyết, trường lớp, mà trước hết, quan trọng hơn hết
là phải qua hoạt động hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của quần chúng.
Năm là : Đảng lãnh đạo thống nhất công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng
thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị, tôn trọng pháp
luật và điều lệ của tổ chức quần chúng.
Đảng ta là Đảng cầm quyền vì vậy Đảng phải trực tiếp nắm vấn đề cán bộ, bao gồm cả
việc định ra đường lối, chính sách cán bộ và quyết định bố trí cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong
các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể nhân dân. Chuẩn bị cán bộ cho cả hệ thống chính trị
trên mọi lĩnh vực, đảm bảo thực hiện có kết quả đường lối chính trị của Đảng. Đảng thường
xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ của các ngành, các cấp, coi đấy là một trong
những công việc quan trọng bậc nhất của lãnh đạo.
Những quan điểm trên của Đảng về công tác cán bộ đợc vận dụng trong mọi thời kỳ
cách mạng nước ta đó là cả một quá trình vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ. Quán triệt
những quan điểm này trong điều kiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá sẽ tạo điều kiện xây
dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất , năng lực trình độ cần thiết thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ chính trị của Đảng.
3 Vai trò của người cán bộ Đoàn thanh niên trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
.3.1. Vai trò của cán bộ Đoàn trong hệ thống chính trị.
12
Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh là một thành viên trong hệ thống chính trị
Việt Nam . Đoàn lấy mục đích, lý tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam làm mục đích cho

đẳngtrước pháp luật …….
- Cán bộ Đoàn là người đoàn kết , tập hợp mọi tầng lớp thanh thiếu niên vào tổ chức.
Là người có ảnh hưởng lớn trong xã hội, là trung tâm đoàn kết thanh thiếu niên , đa họ vào tổ
chức để giáo dục . Giúp thanh thiếu niên phát huy được mọi tài năng, năng lực của mình; phát
hiện các tài năng trẻ cho Đoàn cho xã hội trong mọi lĩnh vực. Là người đại diện cho Đoàn
trong các tổ chức quần chúng thanh niên như: Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam; Hội Sinh
viên Việt Nam ; Hội nghề nghiệp, Hội Phụ nữ trẻ…
3.1. Vai trò của người cán bộ Đoàn Thanh niên trong sự nghiệp đổi mới đất
nước.
- Là đội ngũ cán bộ tiếp thu nhanh, tuyên truyền quảng bá, và định hướng tư tưởng
quần chúng thanh thiếu niên về tư duy đổi mới, sự nghiệp đổi mới đất nước của Đảng đến
Đoàn viên, thanh thiếu niên một cách chính xác và nhanh chóng , rộng rãi nhất.
- Là đội ngũ cán bộ xung kích trên mọi lĩnh vực trong công cuộc đổi mới đất nước; là
những người cán bộ trẻ tuổi, năng động, sáng tạo và nhận thức nhanh.
- Là lực lượng lao động trẻ, có kiến thức , có khoa học , có trình độ và tay nghề cao; là
lực lượng lao động làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, không những sản phẩm vật chất mà
còn sản phẩm văn hoá , chính trị và tinh thần.
- Là lực lượng cán bộ bổ sung cho Đảng, cho Chính phủ và dân tộc hùng hậu nhất, tinh
nhuệ nhất: Đã có trên 90% Bí thư Đoàn Thanh niên tham gia quản lý, điều hành đất nước;
Đoàn là một thành viên trong hệ thống chính trị, hệ thống quản lý của địa phương. Nhiệm vụ
của Đoàn nói chung và của người cán bộ Đoàn các cấp nói riêng là tổ chức, quản lý và giáo
dục đoàn viên thanh thiếu niên. Đây cũng là một công việc giúp Đảng, giúp Nhà nước quản lý
đào tạo con người , quản lý đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
4. Những yêu cầu mới đặt ra về phẩm chất, năng lực cán bộ Đoàn Thanh niên trong cơ
chế thị trường và hội nhập quốc tế .
- Người cán bộ Đoàn hiện nay cần phải có sự phát triển về thể chất và tinh thần đáp ứng đ-
ược nhiệm vụ được giao.
14
+ Phải có sức khoẻ tốt: để không những đảm bảo công việc hàng ngày mà còn phải đáp ứng
những công việc tập trung có cờng độ lao động cao, làm việc trong các đièu kiệnkhó khăn,

cách mạng của người cán bộ Đoàn phải được xây dựng trên nền tảng lý luận và phương pháp
luận Mác xít
- Người cán bộ Đoàn cần phải có năng lực về thẩm mỹ và phát triển năng lực thẩm mỹ
tương ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao : Đó là sự hiểu biết về cái đẹp, sự đam mê về cái
đẹp hoà quyện với đam mê công việc, nhạy bén với các giá trị thẩm mỹ trong các vấn đề
chính trị- xã hội. Hệ thống giá trị văn hoá thẩm mỹ của người cán bộ Đoàn hiện nay mang tính
thực tiễn trực tiếp, mang đậm bản sắc văn hoá dan tộc và chủ nghĩa nhân văn cộng sản.
5 - Đặc trưng, tiêu chuẩn của người cán bộ đoàn trong điều kiện mới
* Đặc trưng của người cán bộ Đoàn
Đặc trưng là những nét riêng về phẩm chất và năng lực của người cán bộ Đoàn đảm bảo
tiến hành những hoạt động nghiệp vụ được thuận lợi, là những đặc điểm cần thiết để phân biệt
giữa cán bộ Đoàn với cán bộ của các tổ chức khác. Vậy những đặc trưng của
người cán bộ đoàn là:
a) Tự nguyện, nhiệt tình và ham thích các hoạt động xã hội. Lao động của người cán bộ
Đoàn rất khác với lao động của cán bộ các tổ chức, các ngành nghề khác, là loại lao động đòi
hỏi sự tự nguyện, nhiệt tình cao. Nếu không có sự tự nguyện và lòng nhiệt tình, người cán bộ
Đoàn sẽ hoạt động như một viên chức, khó có thể thâm nhập vào đời sống thanh niên, vượt
qua đợc những khó khăn và không thể có sáng kiến trong hoạt động.
Nội dung của đặc trưng:
- Cán bộ Đoàn là người được đoàn viên thanh niên tín nhiệm lựa chọn và họ vui vẻ, tự
nguyện chấp nhận sự lựa chọn đó.
- Cán bộ đoàn làm việc không chỉ bằng những chương trình kế hoạch khuôn mẫu có sẵn
của cấp trên mà còn xuất phát từ những nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên ở địa phương,
đơn vị. Do tự nguyện, nhiệt tình nên cán bộ tự tìm việc làm, tự nảy sinh những sáng kiến mới,
độc đáo, đem lại những hiệu quả thiết thực cho công tác thanh thiếu niên, thực sự là ngọn cờ
tập hợp thanh niên ở địa phương, đơn vị.
b) Nắm vững những đặc điểm tâm lý thanh niên, biết giao tiếp với thanh niên, có
tri thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động thanh thiếu niên và nghiệp vụ xây dựng Đoàn, Hội.
16
Hiểu thanh niên và biết cách hoạt động trong thanh niên là đặc trưng có tính "nghề nghiệp"

chất lượng cần đạt tới của sự vật.
. Xác định tiêu chuẩn người cán bộ Đoàn.
a) Tiêu chuẩn chung.
- Có lập trường chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng XHCN, quyết tâm thực hiện
thắng lợi công cuộc đỏi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
- Có đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn két nội bộ tốt: có lối sống trung
thực, lành mạnh, không cơ hội, cá nhân chủ nghĩa , có bản lĩnh đấu tranh với các hiện tượng
tiêu cực, bảo vệ quyền lợi, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu niên.
- có kiến thức, năng lực tham mưu, khả năng tiếp thu và tổ chức triển khai thực hiện
các chủ trương công tác , Nghị quyết của Đoàn, chương trình công tác của đơn vị trong phạm
vi trách nhiệm được giao. Có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực mình công tác.
- Có nhiệt tình và trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, được rèn
luyện từ thực tiễn phong trào thanh thiếu nhi , được quần chúng tín nhiệm.
b. Tiêu chuẩn cụ thể
* Bí thư Đoàn cơ sở;
- Tốt nghiệp PTTH trở lên.
- Có khả năng tổ chức các hoạt động cụ thể.
- Có trình độ, kỹ năng và nghiệp vụ công tác thanh, thiếu niên.
- Tuổi không quá 35.
Ngoài ra, căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ của từng chức danh cụ thể, vị trí công tác cụ
thể mà xây dựng các tiêu chuẩn, để từ đó có giải pháp tuyển chọn, đào tạo, và sử dụng hợp lý.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CÔNG TÁC CÁN BỘ
Công tác Đoàn và phong trào thiếu nhi ở xã Địch Quả trong những năm liên tục có
những bước phát triển góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị ,các mục tiêu kinh tế-xã hội
của huyện ,đóng góp xứng đáng vào phong trào chung của tỉnh và tuổi trẻ cả nước. Công tác
tuyên truyền giáo dục ,kết hợp với việc rèn luyện thanh niên qua các phong trào hành động
cách mạng đã phát huy tinh thần xung phong tình nguyện của đoàn viên thanh niên, nâng cao
đáng kể chất lượng đoàn viên và chất lượng cán bộ Đoàn.Công tác tổ chức dược đẩy mạnh
18
với 3 giải pháp :công tác Đoàn cơ sở ,đặc biệt là công tác cán bộ được triển khai đồng bộ

tổ chức tổng Đoàn Thanh Niên Việt Nam thánh 6 năm1946)cho đến những văn kiện nới nhất
là nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp Hành TƯđảng khoá VII về công tác thanh niên
,Quyết định 770-ttg của thủ tướng chính phủ ngày 20-12-1994 về tổ chức và chính sách đối
với thanh niên xung phong ,chóng ta thấy Đảng và nhà nước ta cũng như chủ tịch Hồ Chí
minh luôn quan tâm đến vấn đề thanh niên ,công tác thanh niên ,công tác cán bộ thanh niên
,công tác cán bộ thanh niên.
Từ việc đánh giá đúng đắn vi trí ,vai trò to lớn của người cán bộ Đoàn thanh niên
trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta .Từ ngày ra đời đến nay ,Đảng và nhà nước đã có
nhiều chủ trương ,chính sách vân động đào tạo ,bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn thanh
niên,xây dựng và phát triển phong trào thanh niên.
Ngay từ khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời ,chủ tịch Hồ Chí Minhđã
nói :Kiến thiết cần có nhân tài .Trong điều kiện cách mạng vừa mới thành công ,ngân sách
quốc gia vô cùng eo hẹp ,nhưng Nhà nước đã cho mở tất cả các trường tiểu học ,trung học
,bình đân học vụ dể xoá nạn mù chữ.Một số trường Đại Học đã được thành lập (tại Hà Nội )
trong đó có hệ thống trường đào tạo cán bộ thanh thiếu niên ,bắt đàu mọt sự nghiệp giáo dục
mới của Nhà Nước công nông.Đông thời ,phong trào chốnga giặc đói trong cả nứơc được
phát động rộng rãi ,đặc biệt với tầng lớp thanh niên đã giúp cho khá đông thanh niên thoát
khỏi nạn mù chữ và nặn đói đang lan tràn khắp nơi.
Trong 2 cuộc kháng chiến kéo dài ,mặc dù phải đồng sức người ,sức của để dánh thắnh
kẻ thù ngoại xâm ,Đảng và nhà nước vẫn dành nhiều sự quan tâmvà chăm lo tới sự nghiẹp
giáo dục ,đào tạo ,bồi dưỡng nhân tài cho đất nước .Sự nghiệp giáo dục của đất nước đã được
đào tạo trong hoàn cảnh khó khăn ,thiếu thốn ,trong sự ác liệt của chiến tranh .Nhiều thanh
niên đã được Đảng và Nhà nước cho đi đào tạo tại nước ngoài ỏ các cấp học nhác nhau
như:trung cấp kỹ thuật ,học nghề .đại học ,sau đại học đẻ chuẩn bị cho công cuộc xây dựng
lại đất nước sau nàyđúng với tư tưởng “ vì lợi Ých trăm năm phải trồng người”của bác.
Bước vào giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN,Đảng và nhà nước ta rất chú
trọng đến vấn đề phát triển ,đào tạo ,bồi dưỡng tài năng trẻ cho đát nước ,bồi dưỡng cán bộ
cho Đảng ,cho Đoàn.Từ nghị quyết 26,nghị quyết 25 của Bộ chính chị khoá V và VI đến hội
nghị ban chấp hành lần thứ 4 (khoáVII) đều coi vấn đề đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích
20

tâm đầy dủ ,thiếu chương trình ,chính sách và giải pháp cụ thể,có hiệu quả.nhiều việc làm
21
trong công tác giáo dục còn mang nặng tính hình thức ,chưa thiết thực,đồng bộ. Những việc
làm có ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục phẩm chất đạo đức ,nhân cách của thanh niên chưa
được đấu tranh, ngăn chặn kịp thời và đồng bộ như sách báo, phim ảnh, băng ca nhạc, băng
hình có nội dung xấu .Vai trò ,trách nhiệm của gia đình được đề cao.
CHƯƠNG II
thực trạng chất lượng đào đaọ, bồi dưỡng cán bộ Đoàn Thanh Niên trên địa
bàn huyện đồng hỷ hiện nay
1. Tình hình đội ngũ cán bộ Đoàn nói chung
.1.1. Cơ cấu , tổ chức, trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ Đoàn
22
Theo thống kê của an tổ chức TƯ Đoàn, số lượng đoàn viên, chi đoàn và cán bộ Đoàn
hiện nay ngày một tăng,chất lượng cán bộ ngày được nâng cao (số liệu được cập nhật đến
tháng 6/2003).
s Cấp bộĐoàn Số lượng
cán bộ
Trình độ chuyên môn Chính trị
Trên
ĐH
Đ H -CĐ TH PTTH C.N& C.
C
trung
cấp
Sơ cấp
1Chi đoàn
(bí thư)
204.936 8,36% 12,61% 71,52% 0,26% 11,82% 26,17%
2Đoàn cơ sở
(Bí thư)

cơ sở. Chế độ phụ cấp còn quá thấp, quá tuỳ tiện, không thông nhất toàn quốc như ở Hà Nội: bí
thư Đoàn cơ sở(483.000đ) phó bí thư Đoànccơ sở (120.000đ)uỷ viên ban chấp hành Đoàn cơ
sở (100.000đ) và bí thư chi Đoàn (10.000đ); ở TP Hồ Chí Minh: bí thư Đoàn cơ sở 520.000đ ,
PBTlà 180.000đ, uỷ viên BCH Đoàn cơ sở 120.000đ, BT chi đoàn 80.000đ.
+khu vựcCNVC, hầu hết bí thư làm công tác Đoàn kiêm nhiệm, thời gian giành cho
công tác Đoàn quá eo hẹp. Việc tập hợp ĐVTN vào hoạt động tập thể rất khó khăn. Nhưng
nhìn chung cán bộ Đoàn khối này có trình độ chuyên môn nên việc thuyên chuyền có nhiều
thuận lợi .
Về thực chất hiện nay, cán bộ cơ sở Đoàn còn rất nhiềukhó khăn bất cập. Cán bộ Đoàn
thường xuyên biến động, đặc biệt ở cấp chi Đoàn do chuyển công tác, đi học xa, đi làm ăn
xa trình độ cán bộ Đoàn được nâng cao song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu năng lực tham
mưu, khả năng tổ chức hoạt động thực tiễn còn hạn chế, một số cán bộ Đoàn còn tỏ ra yếu
kém, tụt hậu so với thanh niên. Đời sống cán bộ Đoàn còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến kết
quả hoạt động công tác Đoàn.
Đối với cán bộ cấp huyện, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu công tác, đượcđào tạo
tương đối toàn diện. Tuy nhiên đối với cán bộ Đoàn cấp huyện cũng không Ýt vấn đề được đặt
ra và phải quan tâm :
+Mặc dù đã thu hút được nhiều sinh viên chính quy về huyện Đoàn, công tác nhưng
trong khi đó nguồn lấy từ cơ cở nên còn 20%. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc phát huy khả
năng kinh nghiệm chỉ đạo cấp cơ sở của huyện Đoàn và đặt ra trách nhiệm lớn hơn cho cấp
huyện trong việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn sốcán bộ Đoàn chưa qua trường lớp đào tạo
và thực tế công tác Đoàn.
+Việc đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển của cán bộ Đoàn cấp huyện vẫn còn nhiều bất
cập :về ngân sách đào tạo lại, về chuyên môn, chuyên ngành của cán bộ không có đầu ra ơ cấp
huyện (kỹ sư giao thông ,cơ khí, hoá chất, hoá simh ). Do vậy, hiện nay số cán bộ cấp huyện
công tác lâu năm quá tuổi còn nhiều, số cán bộ có chuyên môn năng lực phù hợp với công tác
Đoàn cấp huyện hiện nay lại không muốn về huyện Đoànvì không đảm bảo về thu nhập và tâm
lý sợ không giải quết thoả đáng đầu ra của cán bộ Đoàn .
24
+Đối với đội ngũ Bí thư , Ban chấp hành cấp huyện hiện nay tuy đã được nâng cao về

Trích đoạn Đổi mới nội dung Đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ cán bộĐoàn cơ sở. Nâng cao chất lượng Sử dụng cán bộĐoàn cơ sở. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ.
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status