báo cáo thu hoạch so sánh hệ thống pháp luật việt nam và liên bang hoa kỳ - Pdf 24

SO SÁNH: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ
LIÊN BANG HOA KỲ
Khác nhau về cách thức tổ chức nhà nước là điểm quan trọng dẩn đến sự khác biệt
giữa hệ thống pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ. Hơn nửa, do đi theo hai trương phái luật
khác nhau, Common law và Civil law, Việt Nam và Hoa Kỳ có những điểm khác biệt về
việc sử dụng án lệ trong lý luận cũng như thực tiển pháp lý. Trong phạm vi bài viết này,
tác giả đi phân tích, so sánh hệ thống pháp luật hai nước về nguồn của luật – cách thức tổ
chức hệ thống pháp luật theo chiều dọc.
1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN BANG HOA KỲ
Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ có nhiều cấp, có thể là nhiều hơn hầu hết các nước
khác. Nguyên nhân một phần là do có sự phân chia giữa luật liên bang và bang. Để hiểu
được điều đó, cần nhắc lại rằng lịch sử Hoa Kỳ không phải hình thành từ một quốc gia,
mà là một liên minh 13 khu vực thuộc địa, mỗi khu vực đều độc lập tách khỏi Anh Quốc.
Do đó, Tuyên ngôn độc lập (1776) có nói đến “Dân tộc các khu vực thuộc địa”, nhưng
đồng thời cũng thừa nhận “Các khu vực thuộc địa Hợp chúng quốc là, và có quyền được
làm, CÁC BANG TỰ DO VÀ ĐỘC LẬP”. Sự giằng kéo giữa một dân tộc và nhiều bang
là một vấn đề bao trùm lịch sử pháp lý Mỹ. Như giải thích ở dưới, Hiến pháp Mỹ (thông
qua năm 1787, phê chuẩn năm 1788) bắt đầu một quá trình chuyển đổi đầy tranh cãi,
chậm chạp và gián đoạn, từ chỗ quyền lực và thẩm quyền pháp lý nằm trong tay các
bang, đã chuyển giao cho nhà nước liên bang. Tuy nhiên, đến nay các bang vẫn giữ nhiều
thẩm quyền lớn. Các sinh viên nghiên cứu hệ thống pháp luật Mỹ phải hiểu được tại sao
phạm vi thẩm quyền lại được phân chia giữa chính quyền liên bang và các bang.
Hiến pháp đã xác định nhiều ranh giới giữa luật liên bang và bang. Nó cũng phân
chia quyền lực liên bang thành các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp (tạo ra cái gọi
là “tam quyền phân lập” và gìn giữ một cách thiêng liêng hệ thống “kiềm chế và đối
trọng”, nhằm ngăn chặn không cho một ngành nào đó có thể lạm dụng quyền lực của các
ngành khác); và mỗi ngành có đóng góp riêng biệt vào hệ thống pháp lý. Trong hệ thống
đó, Hiến pháp quy định những loại luật mà Quốc hội có thể thông qua.
Nhưng ngoài ra còn nhiều vấn đề phức tạp khác: luật Mỹ không chỉ là các đạo luật
do Quốc hội thông qua. Trong một số lĩnh vực, Quốc hội có thể cho phép các cơ quan
hành pháp được ban hành các quy tắc chi tiết hóa luật định. Và toàn bộ hệ thống được

với thẩm phán ở tất cả các bang, cho dù trong Hiến pháp và luật của các bang có bất cứ
nội dung gì trái ngược.”
Quy định này đã thiết lập nguyên tắc tiên quyết của luật Hoa Kỳ: Một khi Hiến
pháp đã quy định, không bang nào được quyền làm trái. Có một điểm vẫn chưa rõ, là điều
cấm này sẽ được áp dụ ng cho bản thân chính quyền liên bang như thế nào, và hệ thống
pháp luật từng bang có vai trò như thế nào trong nhữ ng lĩnh vực mà Hiến pháp không
quy định rõ. Các tu chính án Hiến pháp đã phần nào trả lời vấn đề nà y; lịch sử còn nhiều
thăng trầm, và thậm chí đến nay, người Mỹ vẫn tiếp tục vật lộn để định ra đường phân
giới rõ ràng giữa thẩm quyền liên bang với thẩm quyền bang.
1.1.1. Vai trò của Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp trong hệ thống pháp luật
Nhà nước là thiết chế trung tâm trong hệ thống chính trị của một quốc gia. Một
trong những chức năng quan trọng và duy nhất của nhà nước là tạo ra pháp luật – công cụ
hữu hiệu và chủ yếu để Nhà nước quản lý xã hội. Mổi quốc gia có cách thức tổ chức
quyền lực nhà nước khác nhau, nhưng tựu chung, chúng luôn hướng đến tính cân bằng và
hợp lý trong phân chia quyền lực nhà nước. Đơn giản, nếu một đạo luật được tạo ra, đòi
hỏi phải có cơ chế đảm bảo thực hiện và bảo vệ nó, và chức năng này không thể tập trung
vào trong tay một chủ thể nào cả, vì chúng ta không thể chấp nhận đối tượng “vừa đá
bóng vừa thổi còi” được.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì
dân; quyền lực nhà nước tập trung trong tay nhân, thông qua cơ quan đại diện là Quốc
hội và có sự phân công, phân nhiệm trên ba chức năng: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Nguyên tắc tập trung, dân chủ luôn chi phối toàn diện về phương thức tổ chức cũng như
hoạt động đối với bộ máy nhà nước Việt Nam.
Khác với Việt Nam, do ảnh hưởng từ học thuyết tam quyền phân lập của
Montesqueiu(1689-1755), khi những người dự thảo Hiến pháp tìm cách củng cố nhà
nước liên bang, họ cũng sợ là sẽ tăng cường quyền lực quá mức. Một biện pháp nhằm
khống chế cơ chế mới là phân chia thành các ngành. Như James đã giải thích trên tờ
Federalist (Người liên bang) số 51, “sự lạm dụng quyền lực được khống chế bằng cách
chia nhà nước thành các cấu phần tách rời một cách rõ rệt”. Mỗi một “cấu phần” của
Madison (lập pháp, hành pháp và tư pháp) được trao một công cụ tác động lên hệ thống

Điều I, Mục 8 liệt kê các lĩnh vực Quốc hội được làm luật. Một số nội dung khá là cụ thể
(như “Xây dựng Bưu điện”), nhưng nhiều nội dung khác thì lại rất chung chung, nổi bật
nhất là quy định “được điều chỉnh thương mại với nước ngoài, và giữa các bang”. Tất
nhiên, quyền diễn giải các quy định thẩm quyền kém chính xác là cực kỳ quan trọng. Do
đó, trong giai đoạn đầu của lịch sử nền cộng hòa, nhờ nắm được vai trò diễn giải, nên
ngành tư pháp đã nắm thêm một vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống pháp luật Hoa
Kỳ.
1.1.1.2. Tư pháp
Hệ thống tư pháp Việt Nam bao gồm hai thiết chế: Viện kiểm sát và Tòa án ,
tương tự như Viện công tố và Tòa án của các nước phát triển. Xét xử là chức năng chính
của tòa án, trong khi đó, công tố và bảo vệ pháp luật là chức năng của Viện kiểm sát theo
điều 127, 137 Hiến pháp 1992. Tuy nhiên, bán án và quyết định của Tòa án không mang
tính luật, xét về tính quy phạm, mà chỉ là những phán quyết mang tính cá biệt. Một điểm
nửa, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền ban hành Nghị quyết.
Suy cho cùng, đó chỉ là tập hợp kinh nghiệm xét xử, hướng dẩn giải quyết chung, thống
nhất cho ngành để đảm bảo hiệu quả cho công việc xét xử. Tóm lại, ở Việt Nam, Tòa án
nói riêng, hệ thống Tư pháp nói riêng, không có chức năng làm luật.
Cũng như các ngành khác, quyền của ngành tư pháp Hoa Kỳ được quy định trong
Hiến pháp. Hiến pháp chỉ quy định thẩm quyền xét xử liên bang trong một số loại tranh
chấp nhất định. Điều III, Mục 2 liệt kê những nội dung này. Hai loại tranh chấp quan
trọng nhất là các vụ việc liên quan đến nghi vấn luật liên bang (“Tất cả các vụ việc về
luật và công bằng, phát sinh từ Hiến pháp, các đạo luật của Hợp chúng quốc và các hiệp
ước đã ký kết ”) và các vụ việc “đa chủng”, tức là các vụ tranh chấp giữa công dân của
hai bang khác nhau. Thẩm quyền xét xử này cho phép mỗi bên có thể tránh đưa vấn đề ra
trước các tòa án của bang của nhau.
Quyền xét xử thứ hai xuất hiện trong những năm đầu của nền cộng hòa. Như giải
thích trong Chương 2, phán quyết của Tòa án tối cao Hoa Kỳ trong vụ Marbury kiện
Madison (1803) đã giải thích thẩm quyền (được Hiến pháp ủy quyền) của nó là được
phép xác định một đạo luật vi hiến, và tuyên bố luật vô hiệu. Một đạo luật có thể vi hiến
nếu nó xâm phạm các quyền của người dân được Hiến pháp bảo vệ, hoặc nếu Điều I

quốc. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống George Washington, toàn bộ ngành hành pháp bao
gồm một Tổng thống, một Phó tổng thống, và các bộ Ngoại giao, Ngân khố, Chiến tranh
và Tư pháp. Nhưng khi đất nước lớn mạnh lên, ngành hành pháp cũng phát triển thêm.
Ngày nay, có đến 15 bộ cấp nội các. Mỗi bộ có một số tổng cục, cục và các cơ quan khác.
Ngoài ra còn có một phần ngành hành pháp nằm ngoài các bộ. Tất cả đều thực thi quyền
hành pháp do Tổng thống ủy nhiệm và chịu trách nhiệm cuối cùng trước Tổng thống.
Trong một số lĩnh vực, mối quan hệ giữa hành pháp và hai ngành kia là không rõ
ràng. Giả sử có một hoặc một số người cướp ngân hàng. Quốc hội thông qua một đạo luật
quy định hành vi cướp ngân hàng là phạm tội (Bộ luật Hoa Kỳ, Tiêu mục 18, Mục 2113
1
).
Cục điều tra liên bang (FBI), một cục thuộc Bộ Tư pháp, có thể sẽ điều tra vụ việc. Khi
nó phát hiện một hoặc một số người tình nghi, một viên Công tố liên bang (cũng thuộc
Bộ Tư pháp) có thể cố gắng chứng minh người tình nghi là tội phạm trong một phiên xét
xử do một Tòa án sơ thẩm cấp hạt Hoa Kỳ tiến hành.
Cướp ngân hàng là một vụ việc đơn giản. Nhưng khi đất nước ngày càng phát
triển và hiện đại hóa, mối quan hệ giữa ba ngành trong hệ thống luật pháp cũng phát triển
để giải quyết các vấn đề phức tạp hơn của xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp. Vai
trò của ngành hành pháp thay đổi nhiều nhất. Trong ví dụ cướp ngân hàng, Quốc hội hầu
như không cần đến chuyên môn để có thể dự thảo một đạo luật quy định hành vi cướp
ngân hàng là tội phạm. Hãy giả sử các nhà làm luật muốn cấm các lọai dược phẩm “nguy
hiểm” trên thị trường, hay hạn chế lượng ô nhiễm “độc hại” trong không khí. Quốc hội có
thể chọn cách quy định chính xác định nghĩa của các thuật ngữ đó. Đôi lúc Quốc hội
cũng làm vậy, nhưng có xu thế là Quốc hội ngày càng tăng cường trao bớt một phần thẩm
quyền của nó cho các cơ quan hành chính công trong ngành hành pháp. Do đó, Cục quản
lý thực phẩm và thuốc (FDA) là cơ quan giám sát độ tinh sạch của thực phẩm và dược
phẩm quốc gia, còn Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) là cơ quan điều chỉnh vấn đề tác
động môi trường đất, nướ c và không khí của các ngành công nghiệp.
Mặc dù các cơ quan nhà nước chỉ nắm giữ những thẩm quyền được Quốc hội ủy
quyền theo luật, nhưng phạm vi thẩm quyền đó có thể khá lớn. Nó có thể bao gồm quyền

tranh chấp hợp đồng, do các nhà làm luật của bang thấy không cần thiết phải thông qua
các đạo luật quy định tất cả những trường hợp bất thường về hợp đồng có thể xảy ra.
2.2.2. Tiền lệ tư pháp
Các tòa án xét xử các hành vi vi phạm luật và các tranh chấp nảy sinh từ luật.
Thông thường, tòa án cần phải diễn giải luật. Để làm điều đó, các tòa án tự ràng buộc bởi
cách giải thích luật trước đó của các toà án cùng cấp hoặc cao hơn. Đây được gọi là
nguyên tắc “theo quyết định trước”, hay đơn giản gọi là tiền lệ. Nó giúp bảo đảm sự nhất
quán và có thể lường trước. Nếu phải đối mặt với các tiền lệ hoặc luật án lệ (case law) bất
lợi, bên bị thường tìm cách phân biệt sự khác nhau giữa những yếu tố khách quan của vụ
việc đang xem xét với các sự kiện đã dẫn đến quyết định trước đó.
Đôi khi các tòa án diễn giải luật không giống nhau. Ví dụ, Tu chính án Hiến pháp
thứ mười lăm có một quy định là “trong bất kỳ vụ án hình sự nào, không ai bị buộc
phải làm chứng chống lại mình”. Thỉnh thoảng lại có các vụ án trong đó một cá nhân từ
chối trả lời các câu hỏi hoặc khai nhận dưới hình thức khác, trên cơ sở lập luận rằng lời
khai đó có thể sẽ được dùng làm cơ sở khởi tố cá nhân này ở một nước khác (không phải
ở Hoa Kỳ). Có thể áp dụng điều luật tự buộc tội trong trường hợp này hay không? Toà
phúc thẩm địa phận số 2 của Hoa Kỳ cho rằng có thể áp dụng, nhưng Tòa phúc thẩm các
địa phận số 4 và 11 lại diễn giải ngược lại
2
. Điều đó có nghĩa là luật pháp khác nhau phụ
thuộc nơi mà vụ việc đó phát sinh!
Các tòa án cấp cao hơn tìm cách giải quyết sự thiếu nhất quán này. Ví dụ, Tòa án
tối cao Hoa Kỳ thường chọn việc xét xử các vụ án nếu phán quyết của vụ đó có thể giải
quyết sự bất đồng giữa các tòa phúc thẩm. Tiền lệ của Tòa án tối cao sẽ khống chế, hoặc
áp dụng cho tất cả các toà án liên bang cấp dưới. Trong vụ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ kiện
Balsys, 524 U.S. 666 (1998), Tòa án tối cao đã phán quyết rằng sợ bị truy tố ở nước ngoài
là vượt quá phạm vi của Điều luật tự buộc tội
3
.
Phán quyết này trở thành luật của toàn nước Mỹ, kể cả ở khu vực Tòa phúc thẩm


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status