Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ - Pdf 24

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỖ THỊ KIM DUNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ NINH TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ NINH TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Bùi Quang Tuấn
Thái Nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN


Trong quá trình thực hiện đề tài: “Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ” ,
tôi nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, của nhiều cá nhân và tập thể,
tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Khoa Sau đại học
và các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái
Nguyên. Đặc biệt tôi xin cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo hướng
dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Quang Tuấn Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt
Nam, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên
giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Để hoàn thành được đề tài, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ và cộng tác của
UBND Huyện Phù Ninh.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Kim Dung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii

MỤC LỤC


1.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của một số nước trên
thế giới và một số tỉnh, địa phương của Việt Nam 23

1.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Phù Ninh 29

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu 31

2.2.1. Cơ sở phương pháp luận 31

2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 34

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ NINH
TỈNH PHÚ THỌ 36

3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Phù Ninh 36
3.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội huyện Phù Ninh 39

3.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Phù Ninh 47

3.3.1. Tăng trưởng kinh tế 47


4.2. Những quan điểm, định hướng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế tại huyện Phù Ninh 86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v

4.2.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 86

4.2.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện Phù Ninh
tỉnh Phú Thọ 89
4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế của huyện Phù Ninh 90

4.3.1. Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý 90

4.3.2. Giải pháp về thu hút nhân tài 90

4.3.3. Phát triển nguồn nhân lực 91

4.3.4. Giải pháp khai thác tiềm năng và phát triển các ngành của
Huyện Phù Ninh 92

4.3.5. Giải pháp về vốn đầu tư 94

4.3.6. Giải pháp về thị trường 97

4.3.7. Giải pháp về ô nhiễm môi trường 98

4.4. Kiến nghị 99


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Cơ cấu vốn đầu tư cho các ngành của huyện Phù Ninh 51

Bảng 3.2: Thu, chi ngân sách trên địa bàn Huyện giai đoạn 2001 – 2010 53

Bảng 3.3: Tình hình phát triển ngành trồng trọt giai đoạn 2001 - 2010 61

Bảng 3.4: Tình hình phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2001 - 2010 64
Bảng 3.5: Tình hình phát triển ngành trồng trọt giai đoạn 2001 - 2010 110

Bảng 3.6: Tình hình phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2001 - 2010 111

Bảng 3.7: Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng giai đoạn 2001 - 2010 .112

đoạn 2001 -2010 58

Biểu đồ 3.7 : Cơ cấu giá trị sản xuất Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản của
huyện Phù Ninh giai đoạn 2001 - 2010 59

Biểu đồ 3.8 : Giá trị sản xuất nội bộ ngành công nghiệp, xây dựng trên địa bàn
huyện Phù Ninh 2001 - 2010 68

Biểu đồ 3.9: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Công nghiệp, Xây dựng trên địa
bàn huyện Phù Ninh giai đoạn 2001 – 2010 71

Biểu đồ 3.10: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Công nghiệp, Xây dựng 72

Biểu đồ 3.11: Giá trị sản xuất ngành dịch vụ trên địa bàn huyện Phù Ninh giai
đoạn 2001 – 2010 73

Biểu đồ 3.12: Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành dịch vụ trên địa bàn 75

Biểu đồ 3.13: Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành dịch vụ do 76Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế như một tất yếu khách quan trong quá trình
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước để trở thành một đất nước công
nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nên sự chuyển đổi căn bản nền kinh tế
trên nhiều lĩnh vực: Phân công lại lao động xã hội, chuyển dịch các nguồn lực
sử dụng trong quá trình sản xuất, gia tăng năng lực sản xuất, tăng sản phẩm xã

pháp nhằm khắc phục những hạn chế và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế huyện Phù Ninh.
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một nội dung quan trọng trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Để giúp
đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã có rất nhiều
những đóng góp của các nhà kinh tế, nhà khoa học qua các công trình nghiên
cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
- Nhóm tác giả nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam
Theo PGS.TS Bùi Tất Thắng (2006) trong cuốn: “Chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế ở Việt Nam” Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, tác giả Bùi Tất
Thắng đã khái quát lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ
công nghiệp hoá, nêu ra những thực trạng, quan điểm và giải pháp thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu ngành ở nước ta giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, PGS.TS
Bùi Tất Thắng (1997) “Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyền dịch cơ cấu
ngành trong thời kỳ công nghiệp hoá ở Việt nam”, Nhà xuất bản Khoa học xã
hội, PGS.TS Bùi Tất Thắng cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau và phân tích mối quan hệ
giữa hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3

Trong cuốn: “Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở Việt nam trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế” Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia của tác giả
Nguyễn Thị Bích Hường (2005) đã trình bày những vấn đề có tính lý luận về
chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế, hội nhập khu vực và quốc tế. Phân tích mối
quan hệ giữa hội nhập kinh tế với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Phân tích
và đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta. Đề ra một số
phương hướng và giải pháp chủ yếu cho việc thúc đẩy nhanh quá trình chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

3.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện Phù Ninh, đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện Phù Ninh.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế.
- Phân tích, đánh giá thực trạng, bất cập của huyện và tìm ra những
nguyên nhân bất cập của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại địa bàn huyện
Phù Ninh giai đoạn 2001- 2010.
- Đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế huyện Phù Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi về không gian, thời gian và nội
dung nghiên cứu:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5

- Địa hình nghiên cứu: Tại huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ
- Thời gian: năm 2001 – 2010
- Vấn đề nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về thực trạng chuyển
dịch cơ cấu của các ngành kinh tế lớn (cụ thể là ngành nông nghiệp –
công nghiệp - dịch vụ) trên địa bàn huyện Phù Ninh chứ không đi sâu
xem xét các ngành chi tiết theo phân ngành chi tiết của Tổng cục Thống
kê. Từ đó, đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế của huyện.

của một hệ thống. Cơ cấu được hiểu như là tập hợp các mối quan hệ liên kết
hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định, là thuộc tính của hệ
thống. Do đó, khi nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống.
Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống có thể
hiểu: Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của
nền kinh tế quốc dân, giữa chúng có những mối liên hệ hữu cơ, những tương
tác qua lại cả về số lượng và chất lượng, trong những không gian và điều kiện
kinh tế xã hội cụ thể, chúng vận động hướng vào những mục tiêu nhất định.
Cơ cấu kinh tế bao gồm cơ cấu giữa các lĩnh vực sản xuất, trao đổi tiêu dùng;
giữa các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, thương mại Mỗi vùng,
mỗi ngành lại có cơ cấu kinh tế riêng của mình tuỳ thuộc vào điều kiện tự
nhiên, địa lý, kinh tế xã hội cụ thể.
Một cách tiếp cận khác thì cho rằng: Cơ cấu kinh tế hiểu một cách đầy
đủ là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ
với nhau trong những không gian và thời gian nhất định, trong những điều
kiện kinh tế xã hội nhất định, cả về số lượng và chất lượng phù hợp với các
mục tiêu được xác định của nền kinh tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7

Trong cơ cấu kinh tế có sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất. Theo Mác (Giáo trình Kinh tế chính trị Mac –
Lênin, (2007) “Cơ cấu kinh tế của một nước là tổng thể các quan hệ kinh tế
hay các bộ phận hợp thành của nền kinh tế; gắn với vị trí trình độ kỹ thuật
công nghệ, quy mô, tỷ trọng tương ứng với từng bộ phận và mối quan hệ
tương tác giữa các bộ phận, gắn với điều kiện kinh tế xã hội trong từng giai
đoạn phát triển nhất định, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế đã được
hoạch định”
Từ việc tiếp cận cơ cấu kinh tế theo cách trên, có thể thấy cơ cấu kinh tế
có những đặc trưng sau:

hợp tác và phân công lao động diễn ra không chỉ trong phạm vi mỗi ngành,
mỗi vùng, mỗi quỗc gia mà còn mở rộng ra các nước trong khu vực và trên
thế giới. Do đó, mỗi quốc gia muốn phát triển nhanh cần xác định được cơ
cấu kinh tế trên cơ sở xác định được lợi thế của mình gắn với thị trường trong
nước và quốc tế, nhằm tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, thúc đẩy nhanh quá trình
quốc tế hoá nền kinh tế quốc dân.
Dựa trên sự nhìn nhận dưới các khía cạnh khác nhau của quá trình phân
công lao động xã hội và tái sản xuất xã hội mà chúng ta có thể phân chia cơ
cấu kinh tế theo các loại khác nhau. Mỗi loại cơ cấu đều thể hiện tính chất
cũng như đặc trưng chủ yếu riêng có của nó, ở đây chúng ta có thể phân loại
cơ cấu kinh tế như sau:
+ Xét trên sự phân công lao động theo ngành kinh tế ta có cơ cấu ngành
kinh tế
+ Xét sự phân công lao động theo vùng kinh tế ta có cơ cấu vùng kinh tế
+ Xét về quan hệ sở hữu ta có cơ cấu thành phần kinh tế
+ Xét về trình độ kỹ thuật ta có cơ cấu kinh tế kỹ thuật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9

+ Cơ cấu tái sản xuất
(Ngoài ra, còn có các cách phân loại khác)
Như vậy, có ba loại cơ cấu: Cơ cấu ngành, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu
thành phần kinh tế là những nội dung quan trọng nhất, phản ánh tập trung
nhất trình độ phát triển của phân công lao động xã hội. Với phạm vi nghiên
cứu của đề tài tác giả xin đi sâu vào nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế.
* Cơ cấu ngành kinh tế
Trong cuốn Kinh tế phát triển của PGS.TS. Phan Thúc Huân (2008) có
viết về phương pháp phân loại nền kinh tế theo ba ngành của nhà kinh tế học
người Anh Colin Clark, ngành thứ nhất sản xuất những sản phẩm dựa trên sự
khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm: Nông

nghiệp là mối quan hệ truyền thống, xuyên suốt mọi giai đoạn phát triển xã
hội. Nông nghiệp yêu cầu cần có sự tác động của công nghiệp đối với tất cả
các yếu tố đầu vào, cũng như tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Công nghiệp cung cấp
cho nông nghiệp phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, các công cụ sản xuất, máy
móc thiết bị phục vụ cho việc cơ giới hoá sản xuất. Sản phẩm nông nghiệp
qua chế biến sẽ được nâng cao chất lượng và hiệu quả làm cho sản phẩm trở
nên đa dạng về mẫu mã, phong phú về khẩu vị, vận chuyển và dự trữ được
thuận lợi. Ngược lại, nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến, thực phẩm cho công nhân lao động, cho mở rộng hoạt động sản xuất
công nghiệp và nó còn là thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.
Công nghiệp và nông nghiệp được gọi là các ngành sản xuất vật chất,
thực hiện chức năng sản xuất trong quá trình tái sản xuất. Để những sản phẩm
của hai ngành này đi vào tiêu dùng cho sản xuất hoặc tiêu dùng cho đời sống
phải trải qua phân phối và trao đổi. Những chức năng này do hoạt động dịch
vụ đảm nhận. Các hoạt động dịch vụ như thương mại, vận tải, thông tin, ngân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11

hàng, bảo hiểm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được liên tục. Không có
sản phẩm hàng hoá thì không có cơ sở cho các hoạt động dịch vụ tồn tại. Sản
xuất hàng hoá càng phát triển, đời sống nhân dân càng nâng cao thì nhu cầu
dịch vụ càng lớn. Như vậy, sự tác động qua lại giữa các ngành tạo điều kiện
thúc đẩy phát triển kinh tế.
Mối quan hệ giữa các ngành không chỉ biểu hiện về mặt định tính mà
còn được tính toán thông qua tỉ lệ giữa các ngành, thường được gọi là cơ cấu
ngành. Như vậy, cơ cấu ngành là mối quan hệ tỉ lệ giữa các ngành trong toàn
bộ nền kinh tế, mối quan hệ này bao gồm cả số lượng và chất lượng, chúng
thường xuyên biến động và hướng vào những mục tiêu nhất định. Cơ cấu
ngành là bộ phận rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế, sự biến động của nó có
ý nghiã quyết định đến sự biến động của nền kinh tế.

Trong thời đại ngày nay, trước sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu thị
trường và tiến bộ khoa học công nghệ, ở tất cả các nước đều đặt ra vấn đề
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành kinh tế nói riêng.
Riêng đối với các nước đang phát triển, chuyển dịch cơ cấu ngành luôn gắn
với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Yêu cầu đặt ra là phải xác định
được một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý, vùng trọng điểm, mũi nhọn cho phù
hợp với mỗi giai đoạn của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nền kinh tế thành công hay thất
bại đều phụ thuộc vào khâu quyết định chủ trương chuyển dịch và khâu tổ
chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định. Ở đây, vai trò của Nhà
nước là quyết định trong việc hoạch định các chủ trương và chính sách kinh tế
vĩ mô, còn các doanh nghiệp lại có vai trò trong việc thực hiện các phương
hướng và nhiệm vụ chuyển dịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13

1.2. Lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.2.1. Các học thuyết chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Đã có rất nhiều học thuyết của các nhà kinh tế trên thế giới đã đề cập đến
vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Trong phạm vi nghiên cứu của đề
tài tác giả xin đề cập một số học thuyết, mô hình về chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Theo giáo trình kinh tế phát triển (2008):
* Học thuyết của C.Max
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được C.Max đề cập chủ yếu
trong nội dung của hai học thuyết đó là học thuyết về phân công lao động xã
hội và học thuyết về tái sản xuất xã hội. Theo C.Max cho rằng quá trình
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đạt hiệu quả khi có sự chín muồi của các
tiền đề sau:
Theo Max, trong xã hội hình thành hai cực rõ ràng, khu vực nông thôn
và khu vực thành thị. Khu vực nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp,

Rostow cho rằng quá trình phát triển kinh tế của bất cứ quốc gia nào
cũng trải qua năm giai đoạn phát triển:
- Giai đoạn 1: Xã hội truyền thống, giai đoạn này sản xuất nông nghiệp
giữ vai trò chủ yếu, sản xuất bằng công cụ thủ công, kỹ thuật chưa phát triển.
Tuy vậy nền kinh tế không bị chững lại mà vẫn có sự tăng trưởng liên tục do
áp dụng kỹ thuật vào nông nghiệp, đặc biệt là thuỷ lợi.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn chuẩn bị cất cánh, công nghiệp bắt đầu được
hình thành thời kỳ nông nghiệp- công nghiệp có tác động thúc đẩy nền kinh tế
phát triển.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn cất cánh, công nghiệp ra đời và phát triển, đây
là thời kỳ công- nông nghiệp, nó cũng chính là giai đoạn trung tâm của sự
phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15

- Giai đoạn 4: Giai đoạn tăng trưởng, thời kỳ công nghiệp phát triển
mạnh, giai đoạn mà tỷ lệ đầu tư trên thu nhập quốc dân cao và xuất hiện nhiều
cực tăng trưởng mới.
- Giai đoạn 5: Giai đoạn mức tiêu dùng cao, là giai đoạn kinh tế phát
triển cao, sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thị trường linh hoạt và có hiện
tượng giảm nhịp độ tăng trưởng.
Như vậy, quan điểm của Rostow tuy không đề cập tới bản thân cơ cấu
ngành kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu ngành trong quá trình công nghiệp
hoá. Song, đã chỉ ra được đặc trưng từng giai đoạn phát triển có ý nghĩa trong
việc xác định cơ cấu ngành của các giai đoạn phát triển. Lý thuyết của
Rostow cho ta thấy về một cơ cấu ngành, trong đó thứ tự ưu tiên của chúng
trong từng thời kỳ không giống nhau.
* Lý thuyết nhị nguyên (hai khu vực phát triển) của Athus Lewis.
Athus Lewis chia nền kinh tế thành hai khu vực cùng song song và tồn
tại, đó là khu vực nông nghiệp và khu vực công nghiệp. Lý thuyết này đề cập


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status