Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật trong một số trạng thái thảm thực vật ở xã San Sả Hồ, Huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai - Pdf 24



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
PHAN TRỌNG KHƢƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÍNH ĐA
DẠNG THỰC VẬT TRONG MỘT SỐ TRẠNG THÁI
THẢM THỰC VẬT Ở XÃ SAN SẢ HỒ,
HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI

ĐẠI HỌC THÁI
NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ
PHẠM

PHAN TRỌNG KHƢƠNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÍNH ĐA
DẠNG THỰC VẬT TRONG MỘT SỐ TRẠNG THÁI
THẢM THỰC VẬT Ở XÃ SAN SẢ HỒ,
HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã đƣợc cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc. TÁC
GIẢ

Phan Trọng Khƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii
LỜI CẢM ƠN

Trƣớc tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS - TS. Lê Ngọc
Công - ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu
để tôi có thể hoàn thành đƣợc luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Ban


iii
MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cam đoan 1
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Đóng góp mới của luận văn 3
Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật và hệ thực vật trên thế giới và Việt Nam 4
1.1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật 4
1.1.1.1. Khái niệm về thảm thực vật 4
1.1.2. Những nghiên cứu về hệ thực vật 7
1.2. Những nghiên cứu về thành phần loài, thành phần dạng sống và cấu trúc 9
1.2.1. Những nghiên cứu về thành phần loài 9
1.2.2. Những nghiên cứu về thành phần dạng sống 12
1.2.3. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng 16
1.3. Những nghiên cứu về các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng 18
1.4. Những nghiên cứu về thảm thực vật, đa dạng thực vật ở Sa Pa và KVNC 20
Chƣơng II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 22
2.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu 22
2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới: 22
2.1.2 Điạ hình 22

4.4. Đa dạng thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật 72
4.5. Đa dạng về cấu trúc hình thái của các trạng thái thảm thực vật 78
4.6. Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn các trạng thái thảm thực vật ở KVNC 83
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

Viết đầy đủ

CR

Loài rất nguy cấp

EN

Nguy cấp

EX

Tuyệt chủng


Xã hội chủ nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Bảng đánh giá số loài thực vật đƣợc mô tả trên thế giới 8
Bảng 1.2. Số loài thực vật ở Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên 21
Bảng 4.1. Các ngành thực vật bậc cao có mạnh trong KVNC 37
Bảng 4.2. Số lƣợng và tỷ lệ(%) các họ, chi trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC 38
Bảng 4.3. Các chi thực vật có từ 2 loài trở lên ở KVNC 40
Bảng 4.4. Các họ thực vật có từ 2 loài trở lên trong KVNC 43
BẢNG 4.5. Danh mục các loài thực vật điều tra đƣợc trong các trạng thái 48
Bảng 4.6. Các loài thực vật quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở KVNC 71
Bảng 4.7. Số lƣợng và tỷ lệ(%) các dạng sống thực vật ở KVNC 72
Bảng 4.8. Các dạng sống ở các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu 73
Bảng 4.9. Cấu trúc hình thái của các trạng thái thảm thực vật ở KVNC 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Tỷ lệ % Các ngành thực vật bậc cao có mạnh trong KVNC 37
Hình 4.2. Số lƣợng và tỷ lệ(%) các họ, chi trong các trạng thái thảm thực vật ở

trung tâm giàu loài nhất thế giới là Trung Quốc và Indonexia. Hệ thực vật nƣớc ta có
thành phần loài mang cả yếu tố thực vật nhiệt đới ẩm Indonexia – Malaysia (yếu tố
thực vật nhiệt đới gió mùa) và thực vật vùng nam Trung hoa và các yếu tố của thực
vật Ấn Độ - Trung và nam Tiểu Á. Theo thống kê, hiện nay nƣớc ta có tới 10.386
loài, thuộc 2.257 chi và 305 họ, chiếm khoảng 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và
57% tổng số họ của toàn thế giới [34].
Đất nƣớc ta đang trên đà phát triển và hội nhập với quốc tế, quá trình đô thị
hoá diễn ra một cách nhanh chóng, một diện tích đất rừng không nhỏ đã đƣợc sử
dụng để xây dựng các công trình nhà cửa, xí nghiệp, đƣờng xá, khu vui chơi… Bên
cạnh đó nạn phá rừng làm rẫy, khai thác gỗ củi và các nguồn tài nguyên khác vẫn 2
thƣờng xuyên xảy ra, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, nhiều loài sinh vật quý
hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, lâm tặc ngày càng lộng hành tàn phá thiên nhiên…
Nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời thì trong những năm tới, nguồn tài
nguyên rừng sẽ bị cạn kiệt hoàn toàn.
Xã San Sả Hồ nằm cách trung tâm huyện Sa Pa huyện 2 km. Với địa hình rất
phức tạp có nhiều núi cao độ dốc lớn địa hình bị chia cắt thành nhiều sƣờn núi lớn
nhỏ. Nằm trong vùng lõi Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên và dƣới chân dãy Hoàng Liên
Sơn. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 5590 ha, do đó tài nguyên rừng rất phong
phú và đa dạng. Có nhiều loài cây quí hiếm và phù hợp với điều kiện trồng cây thảo
quả dƣới tán rừng [55]. Với địa hình có nhiều cảnh quan thiên nhiên ƣu đãi thuận lợi
cho phát triển ngành du lịch và một số ngành dịch vụ khác, bên cạnh đó xã San Sả
Hồ là một xã nghèo của huyện Sa Pa, toàn xã có 398 hộ nghèo chiếm 65,5% hộ
nghèo theo tiêu chí mới, nhận thức của nhân dân còn hạn chế thì hiện tƣợng chặt phá
rừng, khai thác lâm sản ngoài gỗ diễn ra thƣờng xuyên làm cho chất lƣợng rừng bị
giảm sút nghiêm trọng [55]. Từ khi trở thành Vƣờn Quốc gia, thảm thực vật ở đây đã
đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt, tình trạng chặt phá rừng đã giảm nhiều, song việc khai thác
nguồn tài nguyên phi gỗ (hoa quả rừng, dƣợc liệu…) vẫn diễn ra hàng ngày, nên đã

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật và hệ thực vật trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật
1.1.1.1. Khái niệm về thảm thực vật
Thảm thực vật (vegetation) là khái niệm rất quen thuộc, có nhiều nhà khoa học
trong và ngoài nƣớc đƣa ra các định nghĩa khác nhau. Theo J.Schmithusen (1959) thì
thảm thực vật là lớp thực bì của trái đất và các bộ phận cấu thành khác nhau của nó.
Thái Văn Trừng (1978) [52] cho rằng thảm thực vật là các quần hệ thực vật phủ trên
mặt đất nhƣ một tấm thảm xanh. Trần Đình Lý (1998) [33] cho rằng thảm thực vật là
toàn bộ lớp phủ thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn bộ lớp phủ thảm thực vật trên
toàn bộ bề mặt trái đất. Thảm thực vật là một khái niệm chung chƣa chỉ rõ đối tƣợng
cụ thể nào. Nó chỉ có ý nghĩa và giá trị cụ thể khi có định nghĩa kèm theo nhƣ: thảm
thực vật cây bụi, thảm thực vật rừng ngập mặn…
1.1.1.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới
H.G. Champion (1936) khi nghiên cứu các kiểu rừng Ấn Độ - Miến Điện đã
phân chia 4 kiểu thảm thực vật lớn theo nhiệt độ đó là: nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới
và núi cao.
J. Beard (1938) đƣa ra hệ thống phân loại gồm 3 cấp (quần hợp, quần hệ và loạt quần
hệ). Ông cho rằng rừng nhiệt đới có 5 loạt quần hệ: loạt quần hệ rừng xanh từng mùa; loạt
quần hệ khô thƣờng xanh; loạt quần hệ miền núi; loạt quần hệ ngập từng mùa và loạt quần hệ
ngập quanh năm (Dẫn theo Nguyễn Thị Ngọc, 2000 [35])
Maurand (1943) nghiên cứu về thảm thực vật Đông Dƣơng đã chia thảm thực vật
Đông Dƣơng thành 3 vùng: Bắc Đông Dƣơng, Nam Đông Dƣơng và vùng trung gian.
Đồng thời ông đã liệt kê 8 kiểu quần lạc trong các vùng đó [61].
1.1.1.3. Những nghiên cứu về thảm thực vật Việt Nam
Những công trình nghiên cứu về thảm thực vật Việt Nam đến nay còn ít.
Chevalier (1918) là ngƣời đầu tiên đã đƣa ra một bảng phân loại thảm thực vật rừng
Bắc bộ Việt Nam (đây đƣợc xem là bảng phân loại thảm thực vật rừng nhiệt đới Châu
Á đầu tiên trên thế giới). Theo bảng phân loại này rừng ở Miền bắc Việt Nam đƣợc


Phan Kế Lộc (1985) [32] dựa trên bảng phân loại của UNESCO 1973, cũng đã xây
dựng thang phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam thành 5 lớp quần hệ, 15 dƣới lớp, 32 6
nhóm quần hệ và 77 quần hệ khác nhau. Nguyễn Nghĩa Thìn (1994-1996) cũng đã áp
dụng cách phân loại này trong những nghiên cứu của ông.
Vũ Tự Lập và cộng sự (1995) [27] cho rằng khí hậu ảnh hƣởng đến sự hình thành
và phân bố các kiểu thực bì thông qua nhiệt độ và độ ẩm. Dựa vào mối quan hệ giữa hình
thái thực bì và khí hậu chia ra 15 kiểu thực bì khác nhau: kiểu rừng rậm nhiệt đới gió mùa
rụng lá; kiểu rừng rậm nhiệt đới ẩm thƣờng xanh; kiểu rừng rậm nhiệt đới gió mùa nửa
rụng lá; kiểu rừng khô nhiệt đới gió mùa khô rụng lá; kiểu rừng thƣa nhiệt đới khô lá kim;
kiểu sa van nhiệt đới khô; kiểu truông nhiệt đới khô; kiểu rừng nhiệt đới trên đất đávôi;
kiểu rừng nhiệt đới trên đất mặn; kiểu rừng nhiệt đới trên đất phèn; kiểu rừng rậm á nhiệt
đới ẩm lá rộng thƣờng xanh; kiểu rừng rậm á nhiệt đới ẩm hỗn giao; kiểu rừng thƣa á nhiệt
đới hơi ẩm lá kín; kiểu rừng rêu á nhiệt đới mƣa mùa; kiểu rừng lùn đỉnh cao.
Thái Văn Trừng (1998) [53] khi nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam
đã kết hợp 2 hệ thống phân loại (hệ thống phân loại lấy đặc điểm cấu trúc ngoại mạo làm
tiêu chuẩn và hệ thống phân loại thực vật dựa trên yếu tố hệ thực vật làm tiêu chuẩn) để
phân chia thảm thực vật Việt Nam thành 5 kiểu thảm (5 nhóm quần hệ) với 14 kiểu quần
hệ (14 quần hệ). Bảng phân loại này của ông từ bậc quần hệ trở lên gần phù hợp với hệ
thống phân loại của UNESCO (1973).
Nguyễn Thế Hƣng (2003) [26] cũng dựa trên nguyên tắc phân loại UNESCO
(1973) đã xây dựng đƣợc 8 trạng thái thảm thực vật khác nhau đặc trƣng cho loại hình
thảm cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh).
Lê Ngọc Công (2004) [14] cũng dựa theo khung phân loại của UNESCO
(1973) đã phân chia thảm thực vật của tỉnh Thái Nguyên thành 4 lớp quần hệ: rừng rậm;
rừng thƣa; trảng cây bụi và trảng cỏ. Ở đây, những trạng thái thứ sinh (đƣợc hình thành
do tác động của con ngƣời nhƣ: khai thác gỗ, củi, chặt đốt rừng làm nƣơng rẫy…) bao
gồm: trảng cỏ; trảng cây bụi và rừng thƣa.

và Eritrea: 1.000 loài.
Châu Á có khoảng 125.000 loài trong đó Đông Nam Á: 80.000 loài; các khu
vực nhiệt đới Ấn Độ: 26.000 loài; Tiểu Á: 8.000 loài; Viễn đông thuộc Liên bang
Nga, Triều Tiên, Đông bắc Trung Quốc: 6.000 loài; Xibêria thuộc Liên bang Nga,
Mông Cổ và Trung Á: 5.000 loài.
Châu Úc có khoảng 21.000 loài trong đó: Đông Bắc Úc: 6.000 loài; Tây Nam Úc:
5.500 loài; Lục địa Úc: 5.000 loài; Taxman và Tây tây lan: 4.500 loài [17], [34].
Lecointre và Guyader (2001)(Dẫn theo giáo trình Đa dạng sinh học của Đại 8
học Huế , 2007 [20]) đã đƣa ra bảng đánh giá số loài thực vật bậc cao đƣợc mô tả
trên toàn thế giới nhƣ sau:
Bảng 1.1 Bảng đánh giá số loài thực vật đƣợc mô tả trên thế giới
Bậc phân loại
Tên thƣờng gọi
Số loài mô tả
% số loài đƣợc mô tả
Fungi
Ngành Nấm
100.800
5,80
Bryophyta
Ngành Rêu
15.000
0,90
Lycopodiophyta
Ngành Thông đất
1.275
0,07

Nhìn chung, những nghiên cứu về thảm thực vật của các tác giả hầu hết chỉ tập
trung nghiên cứu ở một vùng cụ thể và phần lớn các tác giả đều dựa vào khung phân
loại của UNESCO (1973) trong nghiên cứu của mình. 9
Những nghiên cứu về hệ thực vật trên thế giới và ở Việt Nam: hầu hết các tác
giả đều mới chỉ đƣa ra con số dự đoán về hệ thực vật ở một châu lục, một quốc gia,
hoặc một khu vực cụ thể. Những số liệu này chƣa đƣợc nghiên cứu và điều tra đầy
đủ. Vì vậy, số loài thực vật hiện có chắc chắn còn dao động và cao hơn nhiều.
1.2. Những nghiên cứu về thành phần loài, thành phần dạng sống và cấu trúc
1.2.1. Những nghiên cứu về thành phần loài
Những nghiên cứu về thành phần loài là một trong những nghiên cứu đƣợc tiến
hành từ lâu trên thế giới. Ở Liên Xô (cũ) có nhiều công trình nghiên cứu của Vƣsotxki
(1915), Alokhin (1904), Craxit (1927), Sennhicốp (1933), Creepva (1978)…Nói chung
theo các tác giả thì mỗi vùng sinh thái sẽ hình thành thảm thực vật đặc trƣng, sự khác
biệt của thảm này so với thảm khác biểu thị bởi thành phần loài, thành phần dạng sống,
cấu trúc và động thái của nó. Vì vậy, việc nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng
sống là chỉ tiêu quan trọng trong phân loại loại hình thảm thực vật (Dẫn theo Nguyễn Thị
Ngọc, 2000 [35]).
Ramakrishman (1981 – 1992) nghiên cứu thảm thực vật sau nƣơng rẫy ở vùng Tây
bắc Ấn Độ đã khẳng định: chỉ số đa dạng loài rất thấp, chỉ số loài ƣu thế đạt cao nhất ở pha
đầu của quá trình diễn thế và giảm dần theo thời gian bỏ hoá.
Longchun và cộng sự (1993), nghiên cứu về đa dạng thực vật ở hệ sinh thái
nƣơng rẫy tại Xishuang Bana tỉnh Vân Nam Trung Quốc đã nhận xét: khi nƣơng rẫy
bỏ hoá đƣợc 3 năm thì có 17 họ, 21 chi, 21 loài; bỏ hoá 19 năm thì có 60 họ, 134 chi
và 167 loài (Dẫn theo Lê Thị Xuân Thu, 2007 [46]).
Ở Việt Nam, Phan Kế Lộc (1978) đã xác định hệ thực vật miền bắc Việt Nam
có 5609 loài thuộc 1660 chi và 240 họ [31].
Nguyễn Đăng Khôi (1971) đã bổ sung thêm 26 loài không đƣợc F. Gagnepain ghi

bậc cao có mạch [19].
Lê Ngọc Công và Hoàng Chung (1995) nghiên cứu thành phần loài, dạng sống
của sa van bụi ở đồi trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện đƣợc 123 loài thuộc 47 họ
khác nhau [13].
Nguyễn Thế Hƣng, Hoàng Chung (1995) khi nghiên cứu một số đặc điểm sinh
thái, sinh vật học của sa van Quảng Ninh và các mô hình sử dụng đã phát hiện đƣợc
60 họ thực vật khác nhau với 131 loài [25].
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã thống kê thành phần loài của Vƣờn Quốc gia
Tam Đảo có khoảng 2.000 loài thực vật, trong đó có 904 cây có ích thuộc 478 chi, 11
213 họ thuộc 3 ngành: Dƣơng xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Các loài này đƣợc xếp thành 8
nhóm có giá trị khác nhau. Năm 1998, khi nghiên cứu về họ Thầu Dầu
(Euphorbiaceae) ở Việt Nam, ông thu đƣợc 156 loài trong tổng số 425 loài của họ
Thầu dầu ở Việt Nam chia làm 7 nhóm theo cách sử dụng[43].
Thái Văn Trừng (1998) khi nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam đã có nhận xét về
tổ thành loài thực vật của tầng cây bụi nhƣ sau: trong các trạng thái thảm khác nhau của
rừng nhiệt đới Việt Nam, tổ thành loài của tầng cây bụi chủ yếu có sự đóng góp của các
chi Psychotria, Prismatomeris, Pavetta (họ Cà phê – Rubiaceae); chi Tabermontana (họ
Trúc đào – Apocynaceae); chi Ardisia, Maesa (họ Đơn nem – Myrsinaceae)[51].
Nguyễn Nghĩa Thìn (2004) khi tổng kết các công trình nghiên cứu về khu hệ
thực vật ở Việt Nam đã ghi nhận có 2393 loài thực vật bậc thấp và 10373 loài thực
vật bậc cao thuộc 2524 chi, 378 họ[45].
Lê Trọng Cúc, Phạm Hồng Ban (2000) nghiên cứu sự biến động thành phần loài
thực vật sau nƣơng rẫy ở huyện Con Cuông, Nghệ An nhận xét rằng: do ảnh hƣởng của
canh tác nƣơng rẫy nên thành phần loài và số lƣợng cây gỗ trên một đơn vị diện tích có
xu hƣớng giảm dần, đơn giản hoá để tái ổn định[16].
Lê Đồng Tấn (2000) khi nghiên cứu quá trình phục hồi rừng tự nhiên sau nƣơng
rẫy ở Sơn La đã kết luận: mật độ cây giảm khi độ dốc tăng, mật độ cây giảm từ chân lên

Thái Văn Thụy, Nguyễn Phúc Nguyên (2005) nghiên cứu về thảm thực vật
Vƣờn Quốc gia Ba Vì đã xác định ở đây có 11 kiểu quần xã thực vật khác nhau.
Trong quần xã cây bụi thứ sinh thƣờng xanh, lá rộng thành phần chủ yếu là cây gỗ
dạng bụi cao từ 2 – 5m [47].
Lê Ngọc Công (2010 ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch trong 4
trạng thái rừng ở tỉnh Thái Nguyên đã công bố danh lục gồm 733 loài, 465 chi, 145 họ
thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Tác giả cho biết có 71 loài thực vật có tên trong
sách đỏ Việt Nam(2007), IUCN(2011) và nghị đinh 32/2006/NĐCP[15].
Nguyễn Hữu Quyền (2011) khi nghiên cứu tính đa dạng trong một số thảm
thực vật tự nhiên ở xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên bƣớc đầu đã thống
kê đƣợc 216 loài, 170 chi, 75 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch (Thông
đất, Mộc tặc, Dƣơng xỉ, Mộc lan)[39].
1.2.2. Những nghiên cứu về thành phần dạng sống
Dạng sống của thực vật là sự biểu hiện về hình thái cấu trúc cơ thể thực vật
thích nghi với điều kiện môi trƣờng của nó, nên đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan 13
tâm nghiên cứu từ rất sớm.
I. K. Patsoxki (1915) chia thảm thực vật thành 6 nhóm: thực vật thƣờng xanh; thực
vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi trong năm; thực vật tàn lụi phần trên mặt đất trong thời kỳ
bất lợi; thực vật tàn lụi vào thời kỳ bất lợi; thực vật có thời kỳ sinh trƣởng và phát triển
ngắn; thực vật có thời kỳ sinh trƣởng và phát triển lâu năm. G. N. Vƣxôxki (1915) chia
thực vật thảo nguyên làm 2 lớp: lớp cây nhiều năm và lớp cây hàng năm ( Dẫn theo
Nguyễn Thị Ngọc, 2000 [35]).
Braun – Blanquet (1951) đánh giá cách mọc của thực vật dựa vào tính liên tục hay
đơn độc của loài đã chia thành 5 thang: mọc lẻ; mọc thành vạt; mọc thành dải nhỏ; mọc
thành vạt lớn và mọc thành khóm lớn (Dẫn theo Giáp Thị Hồng Anh, 2007 [1]).
Cho đến nay, khi phân tích bản chất sinh thái của mỗi hệ thực vật, nhất là hệ thực
vật của các vùng ôn đới, ngƣời ta vẫn dùng hệ thống của Raunkiaer (1934) để sắp xếp

dƣới đất để làm tiêu chuẩn phân chia dạng sống sẽ giúp cho ta đánh giá đúng hơn kiểu
thảm, những đặc điểm đặc trƣng của môi trƣờng.
Một số công trình nghiên cứu về dạng sống ở Việt Nam nhƣ: Doãn Ngọc Chất
(1969) nghiên cứu dạng sống của một số loài thực vật thuộc họ Hoà thảo. Hoàng Chung
(1980) thống kê thành phần dạng sống cho loại hình đồng cỏ Bắc Việt Nam, đã đƣa ra 18
kiểu dạng sống cơ bản và bảng phân loại kiểu đồng cỏ sa van, thảo nguyên [10].
Thái Văn Trừng (1978) cũng áp dụng nguyên tắc của Raunkiaer khi phân chia
dạng sống của hệ thực vật ở Việt Nam [52]
Lê Trần Chấn (1990) khi nghiên cứu hệ thực vật Lâm Sơn tỉnh Hoà Bình cũng
phân chia hệ thực vật thành 5 nhóm dạng sống chính theo phƣơng pháp của
Raunkiaer. Tuy nhiên tác giả đã dùng thêm ký hiệu để chi tiết hoá một số dạng sống
(a: ký sinh; b. bì sinh; c. dây leo; d. cây chồi trên thân thảo). Tác giả không xếp
phƣơng thức sống ký sinh, bì sinh vào dạng sống cơ bản mà chỉ coi đây là những
dạng phụ [8].
Hoàng Chung (2008) khi nghiên cứu thực vật trong đồng cỏ vùng núi bắc Việt
Nam, đã phân chia 8 kiểu dạng sống chính là: kiểu cây gỗ, kiểu cây bụi, kiểu cây bụi
thân bò, kiểu cây bụi nhỏ, kiểu cây bụi nhỏ bò, kiểu nửa bụi, kiểu thực vật có khả năng
tạo chồi mới từ rễ, kiểu cây thảo có hệ rễ cái sống lâu năm [11].
Phan Nguyên Hồng (1991) [24] khi nghiên cứu hình thái thảm thực vật rừng ngập
mặn Việt Nam đã chia thành 7 dạng sống cơ bản: cây gỗ (G), cây bụi (B), cây thân thảo
(T), dây leo (L), cây gỗ thấp hoặc dạng cây bụi (G/B), ký sinh (K), bì sinh (B). 15
Áp dụng theo nguyên tắc của Raunkiaer, Nguyễn Bá Thụ, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn
Nghĩa Thìn (1998) đã xây dựng phổ dạng sống của hệ thực vật Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng
[44] là: SB = 57,8Ph + 10,5Ch + 12,4He + 8,3Cr + 11,0Th
Phạm Hồng Ban (1999) [2] nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái
tái sinh sau nƣơng rẫy vùng Tây Nam Nghệ An, áp dụng khung phân loại của
Raunkiaer để phân chia dạng sống, phổ dạng sống là:

có khác nhau nhƣng nhóm Ph chiếm tỷ lệ cao nhất trong các trạng thái rừng trên núi đất,
rừng trên núi đất lẫn đá, rừng thứ sinh nhân tác (72,19 –76,76%). Thảm cây bụi đạt
59%. Riêng thảm cỏ nhóm dạng sống He chiếm tỷ lệ cao nhất (43,59%).
Nguyễn Hữu Quyền (2011) khi nghiên cứu tính đa dạng trong một số thảm
thực vật tự nhiên ở xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên về thành phần dạng
sống trong 3 trạng thái thảm thực vật ở KVNC đều có 5 dạng sống cơ bản đó là: Cây
chồi trên đất (Ph); cây chồi sát đất (Ch); Cây chồi nửa ẩn (He); Cây chồi ẩn (Cr); Cây
một năm (Th). Tỷ lệ các nhóm dạng sống có khác nhau nhƣng nhóm Ph chiếm tỷ lệ
cao nhất trong các trạng thái rừng thứ sinh 70,49%, tiếp theo là thảm cây bụi
58,33%. Riêng thảm cỏ nhóm dạng sống He chiếm tỷ lệ cao nhất (38,83%)[39].
1.2.3. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh vật trọng hệ
sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác nhau có thể chung sống
hài hoà và đạt tới sự ổn định tƣơng đối trong một giai đoạn phát triển nhất định của tự
nhiên. Cấu trúc của rừng vừa là kết quả, vừa là sự thể hiện quan hệ đấu tranh và thích
ứng lẫn nhau giữa các sinh vật rừng với môi trƣờng sinh thái và giữa các sinh vật với
nhau. Các nhân tố trong cấu trúc rừng là: cấu trúc tổ thành, cấu trúc tầng (trên mặt đất
và dƣới mặt đất), cấu trúc tuổi…
Những nghiên cứu về cấu trúc rừng của nƣớc ta có một số tác giả nhƣ: Phạm
Minh Nguyệt (1994) [36] đƣa ra những tiêu chuẩn về một cấu trúc rừng cần đƣợc
quan tâm khi tiến hành chặt tu bổ. Cấu trúc thích hợp tức là mọi tầng cây đều phát
triển tốt. Tầng cây trên cung cấp nguyên vật liệu cho kinh doanh nhƣng cũng tạo ra
các điều kiện khác cho cây rừng phát triển cân đối nhịp nhàng. Tầng trung bình bổ
sung độ tàn che tạo điều kiện sinh thái thuận lợi cho cây rừng và cung cấp một số
nguyên liệu. Tầng cây tái sinh mọc xen giữa thảm tƣơi cây bụi, dây leo là tiềm lực
của rừng tạo điều kiện tái sinh lâu dài.
Nguyễn Văn Trƣơng (1982) [54] đƣa ra một số cấu trúc tiêu chuẩn cần đƣợc

Trích đoạn Đánh giá chung Đa dạng thành phần loài trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC Đa dạng thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật Đa dạng về cấu trúc hình thái của các trạng thái thảm thực vật xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn các trạng thái thảm thực vật ở KVNC
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status