Đề tài xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "di truyền và biến dị" trong chương trình sinh học 9 - Pdf 24

LỜI CẢM ƠN.
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành gửi tới Thạc Sĩ – ĐINH THỊ
THU PHƯƠNG người cô đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, động viên giúp đỡ em
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ Sinh và các
thầy cô trong Khoa Tự Nhiên Trường Cao Đẳng Sư Phạm Nghệ An đã tạo
điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường và các bạn sinh viên
đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân tành cảm ơn!
Vinh, tháng 11, năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thi Ánh
PHỤ LỤC
A. Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Đối tượng nghiên cứu
6. Giả thuyết khoa học
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
8. Phương pháp nghiên cứu
B. Nội Dung
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.3. Vai trò của câu trắc nghiệm khách quan
1.1.4. Ưu điểm và hạn chế việc sử dụng các câu trắc nghiệm khách quan
trong kiểm tra đánh giá

2.1. Hệ thống câu hỏi TNKQ phần di truyền và biến dị ở mức độ dễ
2.2. Hệ thống câu hỏi TNKQ phần di truyền và biến dị ở mức độ vừa
2.3. Hệ thống câu hỏi TNKQ phần di truyền và biến dị ở mức độ khó
4. Xây dựng một số đề kiểm tra để kiểm tra
C. Kết luận và kiến luận
D. Tài liệu tham khảo.
Danh Mục Các Từ Viết Tắt
Các từ viết tắt
TNKQ Trắc nghiệm khách quan
GD - ĐT Giaó dục – Đào tạo
TN Trắc nghiệm
THPT Trung học phổ thông
ĐHSP Đại học sư phạm
KTĐG Kiểm tra đánh giá
NXB Nhà xuất bản
SGK Sách giáo khoa
NXB Nhà xuất bản
HS Học sinh
GV Giáo viên
THCS Trung học cơ sở
IQ (intelligence quotient) Chỉ số thông minh
GS Giáo sư
MCQ(multiple choice
question)
Nhiều lựa chọn
Đ Đúng
S Sai
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trên đường đổi mới toàn diện với xu hướng hội nhập

lớp 9 là
phần kiến thức khó, trừu tượng đối với HS nên HS khó nắm vững
được những kiến thức cơ bản và khó khắc sâu được kiến thức.Việc áp dụng
câu hỏi TNKQ trong dạy học giúp HS tự học qua việc tìm hiểu SGK, giúp HS
tiếp thu kiến thức tốt hơn. Đặc biệt, hiện nay các kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi
Đại học, cao đẳng…đều có sử dụng hình thức TNKQ
dạng MCQ, nên việc
được làm quen với cách học, cách KTĐG theo hình thức TNKQ
giúp các em
dễ dàng tiếp cận hơn khi học lên các bậc học cao hơn.
Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần kiến thức
cơ sở Di truyền học ở trường THCS.
Trong chương trình Sinh học THCS hiện hành (từ năm học 2005 - 2006)
kiến thức cơ sở Di truyền học được đưa vào giảng dạy một cách khá đầy đủ ở
lớp 9. Kiến thức cơ sở Di truyền học là kiến thức nền tảng để phát triển năng
lực nhận thức kiến thức bộ môn Sinh học. Chất lượng dạy học được phản ánh
qua kết quả KTĐG mà kết quả KTĐG phụ thuộc vào chất lượng của công cụ
dùng KTĐG.
Thực tế hiện nay, qua điều tra, nghiên cứu cho thấy việc sử dụng phương
pháp KTĐG bằng trắc nghiệm khách quan (TNKQ) ở các trường THCS còn
nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân đó chính là ngân hàng câu hỏi
trắc nghiệm (TN) đạt tiêu chuẩn còn thiếu và kỹ thuật xây dựng câu hỏi TN
của các giáo viên (GV) chưa được trang bị đầy đủ. TNKQ thường được các
GV sử dụng trong KTĐG chủ yếu là dạng Đúng - Sai và Điền khuyết.
Việc sử dụng TNKQ trong dạy học đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng
từ nhiều năm nay, đặc biệt là trong các kỳ thi quốc tế. TNKQ có tác dụng rất
lớn trong việc kích thích, cổ vũ tinh thần tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo cho
người học trong việc lĩnh hội tri thức mới, đặc biệt đem lại hiệu quả cao trong
KTĐG. Trong các loại TNKQ, dạng câu hỏi nhiều lựa chọn MCQ (Multiple
Choice Question) là dạng có ưu thế nhất. Sử dụng MCQ trong KTĐG không

như Phan Thị Thu Hiền (2006), Hoàng Hải Phòng (2010)… Một số
tài liệu về
KTĐG thường xuyên và định kỳ được các tác giả xây dựng như Ngô Văn Hưng
(2008)…

4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu và xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách
quan dạng MCQ trong phần di truyền và biến dị Sinh học 9 trung học cơ sở.
Áp dụng những câu hỏi TNKQ dạng MCQ để kiểm tra đánh giá về kiến
thức phần di truyền và biến dị môn sinh học lớp 9 THCS.
5. Đối tượng nghiên cứu
- Giáo trình, kế hoạch giảng dạy môn sinh học 9 phần di truyền và biến dị.
- Học sinh lớp 9 học môn sinh học THCS
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan đạt yêu cầu và sử dụng
hợp lý trong kiểm tra đánh giá sẽ giúp phát huy tính tích cực và chủ động của
học sinh, giúp học sinh nắm vững và khắc sâu kiến thức phần di truyền và biến
dị sinh học 9 THCS.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu toàn bộ nội dung kiến thức phần di truyền và biến dị trong
sinh học 9 từ đó xây dựng mục tiêu kiến thức và biên soạn bộ câu hỏi trắc
nghiệm dạng MCQ.
- Hệ thống hóa cở sở lý luận về cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc
nghiệm khách quan dang MCQ.
- Xây dựng một số đề kiểm tra đánh giá kiến thức phần di truyền và biến
dị của HS lớp 9.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề
tài.
- Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của Đảng nhà nước về giáo dục và

Đến năm 1904 Alfred Binet - một nhà tâm lý học người Pháp cùng với
cộng sự đã phát
minh ra bài trắc nghiệm về chỉ số thông minh (IQ) và tiếp tục
được hoàn thiện vào năm 1916 khi Alfred Binet và Lewis Terman (Người Mĩ)
kết hợp với nhau. Bài trắc nghiệm nhằm xác định chỉ số IQ của họ nhanh
chóng được phổ biến áp dụng ở nhiều quốc gia.
Đến những thập niên 30, 40 của thế kỉ XX, các nhà xuất bản trắc nghiệm
ra đời ở các nước phát triển, tại Hoa Kỳ xuất hiện nhiều hệ thống TNKQ dung
để đánh giá kết quả học tập của HS.
Vào đầu thế kỉ XX, E. Thormdile là người đầu tiên dùng TNKQ như
một phương pháp “khách quan và nhanh chóng” để xác định trình độ của học sinh
ở môn Số học, rồi sau đó tới các môn khác.
Năm 1964 xuất hiện công trình nghiên cứu của Gerberich dùng máy tính
điện tử xử lý các bài trắc nghiệm trên diện rộng.Vào thời điểm đó ở Anh đã có
Hội đồng quốc gia, hàng năm quyết định các trắc nghiệm chuẩn trong trường
trung học.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Dù TNKQ xuất hiện khá sớm trên thế giới nhưng tại Việt Nam thì
TNKQ lại xuất hiện muộn hơn và chủ yếu tập trung trước hết ở các thành phố,
các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng.
TNKQ được sử dụng lần đầu tiên tại miền Nam Việt Nam vào những
thập niên 50 của
thể kỉ XX, sau đó phát triển mạnh ở những thập niên 70 của
thế kỉ này. Các trường trung học
bắt đầu sử dụng rộng rãi hình thức này vào
những năm 1956 - 1960, và đầu tiên ở
môn Sinh học.Năm 1971, GS. Trần Bá Hoành công bố “ Dùng phương pháp test để

thuật viết câu hỏi TNKQ với một câu dẫn, thay đổi các câu nhiễu mục tiêu nâng
mức độ khó của đề TNKQ thì lại càng rất khó có thể cóp bài của nhau được.
Thứ ba: Thí sinh không thể tồn tại may rủi
Với một đề thi tự luận còn có thể gặp may rủi do trúng tủ, lệch tủ. Còn với
đề thi TNKQ, may rủi hầu như hoàn toàn không xảy ra. Đối với loại câu trắc
nghiệm bốn phương án, nếu chọn ngẫu nhiên xác suất đúng tối đa chỉ được 25%.
Nhưng, tần suất trả lời đúng đạt tối đa của xác suất này cũng chỉ là khoảng 25%
câu hỏi thì theo cách chấm điểm TNKQ thông thường với đề thi chuẩn, làm
đúng 25% số câu hỏi vẫn sẽ chỉ đạt ở ngưỡng lân cận với điểm không.
Thứ tư: Thí sinh không thể ôn thi cấp tốc
Thí sinh cần tích lũy kiến thức một cách toàn diện, nắm vững toàn bộ kiến
thức cơ bản. Muốn làm như vậy phải học theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” chứ
không thể dựa vào luyện thi cấp tốc, nhồi nhét kiến thức trong thời gian ngắn.
Để làm bài thi trắc nghiệm hiệu quả, thí sinh cần rèn luyện kỹ năng tư duy và
khả năng vận dụng kiến thức bởi thi trắc nghiệm đòi hỏi thí sinh phải xử lý
nhanh hơn khi làm bài trắc nghiệm để tiết kiệm thời gian.
Trong nhà trường, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực hiện
chủ yếu thông qua việc tổ chức kiểm tra và thi có hệ thống, theo những quy định
chặt chẽ. Vì vậy kiểm tra đánh giá là hai việc thường đi liền với nhau, tuy không
phải mọi việc kiểm tra đều hướng tới mục đích đánh giá.
Trong giáo dục, việc kiểm tra đánh giá được tiến hành ở những cấp độ
khác nhau, trên những đối tượng khác nhau, với những mục đích khác nhau như:
đánh giá hệ thống giáo dục của một quốc gia, đánh giá một đơn vị giáo dục,
đánh giá giáo viên, đánh giá học sinh …Việc đánh giá học sinh có vai trò đặc
biệt trong điều tra, đánh giá giáo dục vì học sinh chính là đối tượng, là sản phẩm
của giáo dục đồng thời là chủ thể của quá trình giáo dục. Ở phạm vi bài tập này
chúng tôi chỉ đề cập chủ yếu tới việc sử dụng bài kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh
1.1.3.1. Trắc nghiệm khách quan là một phương tiện truyền tải nội
dung dạy học.

cung cấp một nhận định và học sinh được hỏi để xác định xem điều đó là
“đúng” hay “sai”. Hoặc có thể là câu hỏi trực tiếp để được câu trả lời là “Có”
hay “không”. Đôi khi chúng được nhóm lại dưới một câu dẫn. Các phương án
trả lời là thích hợp để gợi nhớ lại kiến thức được kiểm tra một cách nhanh
chóng.
* Ưu điểm:
Là loại câu hỏi đơn giản dùng để trắc nghiệm kết thúc về những sự kiện,
vì vậy viết loại câu hỏi này tương đối dễ dàng, ít phạm lỗi, mang tính khách
quan khi chấm.
* Nhược điểm:
Học sinh có thể đoán mò, vì vậy có độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho
học sinh học thuộc lòng hơn là hiểu. Học sinh giỏi có thể không thoả mãn khi
buộc phải chọn đúng hay sai, hoặc có thể có những trường hợp ngoại lệ chứ
không phải chỉ có hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai.
Ví dụ 1: Khoanh tròn Đ nếu phát biểu đúng, S nếu câu phát biểu sai
Trong quá trình nguyên phân có thể quan sát rõ hình thái NST ở kỳ giữa?
A . Đúng
B. Sai
* Trắc nghiệm điền khuyết (Supply items).
Loại câu điền khuyết
Đây là loại câu hỏi đòi hỏi phải điền hay liệt kê một hay nhiều từ để hoàn
thành một câu hỏi trực tiếp hay một nhận định chưa đầy đủ. Với loại câu này
học sinh phải tìm hiểu câu trả lời đúng hơn là nhận ra câu trả lời đúng.
* Ưu điểm:
Học sinh có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường, phát huy óc
sáng kiến. Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tìm cây
trả lời. Từ đó giúp học sinh luyện trí nhớ khi học. Loại này cũng dễ soạn hơn
loại câu hỏi lựa chọn.
* Nhược điểm:
Khi soạn thảo loại câu hỏi này thường dễ mắc sai lầm là trích nguyên văn

câu chọn chia thành 2 loại: câu đúng (hoặc câu sai phải lựa chọn) và câu nhiễu.
Câu dẫn: Ở đầu câu kiểm tra có thể viết dưới dạng một câu trực tiếp hay
một cách phát biểu không đầy đủ. Điều này có tác dụng như cách phát biểu để
tạo ra một kích thích gợi ý câu trả lời cho học sinh.
Câu chọn: Thường gồm từ 3 đến 5 câu là phù hợp, câu lựa chọn không
nên quá ít (2 câu) hoặc quá nhiều (10 câu) dựa vào quy luật tâm lý và các quy
luật xác suất thống kê.
+ Câu đúng: Là câu đúng nhất trong các câu lựa chọn
+ Câu sai: Là câu kém chính xác nhất
+ Câu nhiễu: Là câu trả lời có vẻ hợp lý, chúng có tác động nhiều đối với
học sinh có năng lực tốt và tác dụng thu hút đối với học sinh có năng lực kém.
* Ưu điểm
Giáo viên có thể dùng loại câu này để kiểm tra đánh giá những mục tiêu
dạy học khác nhau, chẳng hạn như:
+ Xác định mối tương quan nhân quả
+ Nhận biết các điều sai lầm
+ Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau
+ Định nghĩa các thành ngữ
+ Tìm nguyên nhân của một số sự kiện
+ Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều vật
+ Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện
+ Xác định thứ tự hay cách sắp đặt nhiều vật.
+ Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm
Độ tin cậy cao hơn: Yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiều so với các
loại trắc nghiệm khách quan khác khi số phương án lựa chọn tăng lên.
Tính giá trị tốt hơn: Loại trắc nghiệm này có độ giá trị cao nhờ tính chất
có thể dùng đo những mức tư duy khác nhau. Với một bài trắc nghiệm có nhiều
câu trả lời cho sẵn để chọn, người ta có thể đo được khả năng nhớ, áp dụng các
nguyên lý, định luật, tổng quát hoá rất hữu hiệu.
- Tính chất khách quan khi chấm bài. Điểm số của bài trắc nghiệm khách

tính tự phát, khi kiểm tra đánh giá thì câu hỏi tự luận về lý thuyêt còn chiếm
nhiều.
Ở các trường THCS, việc kiểm tra để đánh giá trong bộ môn Sinh học
hiện nay vẫn là thầy độc quyền đánh giá, trò không được tự đánh giá. Mặt khác
đánh giá bằng hình thức kiểm tra trên vẫn chưa ngăn chặn được những biểu hiện
thiếu trung thực khi làm bài như nhìn bài, nhắc bài cho bạn…chưa khuyến khích
được tư duy năng động sáng tạo, phát huy tính tích cực học tập của học sinh;
chưa đáp ứng được mục tiêu dạy học của bộ môn Sinh học; chưa đáp ứng được
yêu cầu đổi mới của sách giáo khoa; chưa kiểm tra được kĩ năng thực hành vận
dụng giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống.
1.2.2. Khái niệm về câu hỏi, câu trắc nghiệm khách quan.
1.2.3. Khái niệm về câu hỏi.
Câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ, dùng để diễn đạt một yêu cầu,
một mệnh lệnh và đòi hỏi được giải quyết. Trong dạy học, câu hỏi được sử
dụng để hướng dẫn quá trình nhận thức của HS. Tùy theo bản chất, mục đích,
cách sử dụng mà người ta phân chia câu hỏi thành nhiều loại khác nhau.
1.2.4. Khái niệm về câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
TNKQ chia làm nhiều loại: đúng - sai, ghép đôi, điền khuyết, câu nhiều
lựa chọn
(MCQ). Mỗi loại, như đã phân tích, có những ưu và nhược điểm
riêng. Trong các kiểu
câu hỏi TNKQ, kiểu câu hỏi MCQ được sử dụng rộng rãi
hơn cả vì nhiều ưu điểm:
- Độ tin cậy cao. Yếu tố đoán mò may rủi của HS giảm đi nhiều so
với dạng
TNKQ khác khi số phương án tăng lên.
- HS phải xét đoán và phân tích kĩ càng khi trả lời câu hỏi.
- Với một bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời cho sẵn để chọn, người ta
có thể đo được các khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, suy diễn, tổng quát
hóa hữu hiệu.

+ Tính giá trị, tính tin cậy.
+ Tính khả thi, tính định lượng.
+ Tính chính xác.
+ Tính công bằng.
+ Tính đơn giản, dễ hiểu.
+ Tính hệ thống, logic, tính kinh tế.
- Tiêu chuẩn về mặt sư phạm:Tính giáo dục, tính phù hợp, tính linh hoạt
và mềm dẻo.
1.3.6. Tiêu chuẩn định lượng.
- Độ khó
- Độ phận biệt
- Độ tin cậy từ
- Nội dung các câu hỏi phải bao phủ 100% các mục tiêu và nội dung cần
đánh giá.
1.4. Một số nguyên tắc xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng
MCQ
1.4.1. Các nguyên tắc xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Nguyên tắc 1: Câu hỏi cần phải tuân thủ đúng những nguyên tắc về mặt lí
luận và bám sát vào nội dung của chương trình cần KTĐG.
Nguyên tắc 2: Cần phải đưa ra các mệnh đề chính xác về mặt cú pháp.
Nguyên tắc 3: Không được đưa ra các thuật ngữ không rõ ràng nhằm mục
đích đánh đố tư duy HS.
Nguyên tắc 4: Tránh các hình thức câu phủ định (cả về mặt cú pháp lẫn
ngữ nghĩa) và việc đặt nhiều mệnh đề phủ định trong câu hỏi.
Nguyên tắc 5: Cần phải tách biệt rõ ràng phần dữ kiện và phần câu hỏi
trong câu.
1.4.2. Các nguyên tắc biên soạn liên quan đến việc cân đối câu hỏi
trắc nghiệm với các mục đích hỏi
Nguyên tắc 1: Phải xác định nội dung cần kiểm tra trước khi xây dựng câu
hỏi.

+ Phân loại thông tin trình bày trong môn học thành 2 hạng: Hạng thông
tin nhằm mục đích giải nghĩa hay minh họa và những khái niệm quan trọng của
môn học.
+ Lựa chọn một số thông tin và ý tưởng đòi hỏi HS phải có khả năng ứng
dụng những điều đã biết để giải quyết trong những tình huống mới.
* Xây dựng bảng trọng số
Bảng trọng số thể hiện mục tiêu của từng phần và của toàn bài trắc
nghiệm.
Đối với bài trắc nghiệm thành quả học tập, để phân bổ trọng số cần dựa
vào mục tiêu môn học và xác định rõ phần kiến thức nào là cốt lõi, phần nào bổ
trợ, phần nào chỉ là nhắc lại, phần kiến thức nào dung để là tiếp thu các môn học
sau, phần nào chỉ dung để mở rộng….
1.5.3. Bước 3: Tuyển chọn và xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm
* Xây dựng các câu hỏi tự luận nhỏ
Xây dựng các câu hỏi tự luận nhỏ ứng với mỗi nội dung kiến thức mà
mục tiêu cần phải đạt được sau khi học xong bài học, tiết học.
*Xây dựng các phương án lựa chọn
Sau khi HS trả lời các câu hỏi tự luận nhỏ, chúng ta tiến hành thu thập và
chấm bài, thống kê các cách trả lời, trong đó thống kê tỷ lệ % số ý đúng, tỷ lệ %
số ý sai, từ đó làm cơ sở để xây dựng các phương án nhiễu.
1.5.4. Bước 4:Thực nghiệm kiểm định các câu hỏi
*Thực nghiệm chỉnh lý câu dẫn và câu nhiễu
*Thực nghiệm để xác định các chỉ số đo
Để xác định chính xác mức độ đạt theo từng chỉ tiêu của các câu hỏi, chúng
ta cần tiến hành khảo sát trên một nhóm đối tượng sử dụng câu hỏi. Các số liệu
thu được như điểm số của từng cá nhân, cách thức lựa chọn mỗi phương án của
từng câu hỏi….
Chương 2. Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần “Di
truyền và biến dị” trong chương trình sinh học 9
1. Mục tiêu, nội dung kiến thức phần di truyền và biến dị

trạng, đồng thời giải thích được cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử.
Chương IV. Biến dị. Học xong chương này HS phải hiểu rõ các khái niệm,
nguyên nhân phát sinh, hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen, đột biến NST,
thường biến, so sánh được sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng biến dị
trên. HS phải sắp xếp được các khái niệm biến dị theo hệ thống giống – loài.
Chương IV. Di truyền học ở người. HS hiểu được các phương pháp di truyền
học ở người như: nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu trẻ đồng sinh.và từ đó biết
được các bệnh di truyền ở người để từ đó có những biện pháp phòng tránh.
Chương V. Ứng dụng di truyền học. HS nắm vững được các ứng dụng như:
công nghệ tế bào, công nghệ gen, gây đột biến nhân tạo trong chọn giống, và
biết được sự thoái hoá do tự thụ phấn và do giao phối gần, hiểu được vai trò của
ưu thế lai.

2. Cách xác định độ khó, độ phân biệt của các câu trắc nghiệm.
- Xác định dộ khó của mỗi câu hỏi (FV):
Áp dụng công thức:
Số thí sinh trả lời đúng
FV= x 100% (1)
Tổng số thí sinh dự thi
Thang phân loại được quy ước như sau:
- Câu dễ có: 76% - 100% số thí sinh trả lời đúng
- Câu trung bình có: 30% - 75% số thí sinh trả lời đúng
- Câu khó có: 0% - 29% số thí sinh trả lời đúng.
Câu hỏi dùng trong dạy học có: 20%

FV

80% là đạt yêu cầu sử dụng.
Xác định độ phân biệt của mỗi câu hỏi (DI):
Áp dụng công thức

.
)(
δ
K
XKX −
(3)
Trong đó:
K: Số lượng câu hỏi của bài TN tổng thể

X
: Điểm trung bình của bài trắc nghiệm tônngr thể
δ
: Phương án sai của bài trắc nghiệm tổng thể.
Thang phân loại để tin cậy được quuy ước như sau:
0

R
2,1
< 0,6: Độ tin cậy thấp
0,6

R
2,1
< 0,9: Độ tin cậy trung bình
0,9

R
2,1



Câu 2. Cho các từ sau 1: Tính trạng lặn.
2: Tính trạng trội.
Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để được câu hoàn chỉnh:
Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang (1)tính trạng trội cần


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status