Đánh giá chính sách kích cầu của Việt Nam và giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới - Pdf 24

LỜI MỞ ĐẦU
Cho đến thời điểm này, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã kéo dài 24 tháng (kể từ
tháng 12-2007). Nguy cơ về một cuộc Đại khủng hoảng II lại lần nữa có cơ hội bùng
phát, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đang tìm cách thuyết phục các nước áp dụng các gói
kích cầu cho nền kinh tế thông qua chi tiêu của chính phủ cỡ khoảng 2% GDP. Không
chỉ một vài nước, mà đồng loạt các nền kinh tế từ mới nổi cho đến phát triển, trong đó
có Việt Nam, đã có kế hoạch kích cầu bằng ngân sách nhà nước.
Trong quá khứ, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đã áp dụng chính sách kích cầu,
tạo ra hàng triệu việc làm trong thời kỳ đại suy thoái nhưng cũng không tránh khỏi việc
lãng phí tiền đầu tư vào những dự án không cần thiết. Hơn nữa, các gói kích cầu đều chủ
yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng, trong khi đó các dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng luôn
chậm tiến độ và vượt dự toán. Phần lớn việc chi tiêu của chính phủ thông qua các gói
kích cầu nhằm mục đích đưa nền kinh tế vượt qua khủng hoảng nhưng nó đã kéo theo sự
phát triển quá nóng. Hiện nay, không phải tất cả các nhà hoạch định chính sách trên thế
giới đều ủng hộ lộ trình vượt khủng hoảng đang phổ biến.Thâm hụt ngân sách là điều
khó tránh khỏi ở những nước có kế hoạch kích cầu trên quy mô lớn. Nếu Việt Nam thực
hiện kích cầu theo đúng kế hoạch đã đề ra, mức thâm hụt ngân sách có thể lên tới 12%,
gây mất cân đối nghiêm trọng cho nên kinh tế.
Như chúng ta thấy, gói kích cầu mà Chính phủ đang triển khai là một con số không
hề nhỏ trong hoàn cảnh ngân sách của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu một gói kích cầu được
thiết kế không tốt, thì dù tốn kém cũng không vực dậy được nền kinh tế. Do vậy, chúng
ta cần có sự nhìn nhận đánh giá cẩn thận, chính xác những điểm được và chưa được về
các giải pháp kích cầu hiện nay ở Việt Nam, đồng thời nghiên cứu, tìm kiếm các giải
pháp tiếp theo khả thi để tiếp tục kích thích đầu tư và tiêu dùng trong nước.
Từ những lý do trên, chúng em quyết định nghiên cứu đề tài: “Đánh giá các chính
sách kích cầu của Việt Nam và giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới” dựa trên
phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích. Bài tiểu luận được chia thành những mục
như sau:
I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CÁC CÔNG CỤ KÍCH CẦU
II. THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP KÍCH CẦU
Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

cư và tư nhân vào tay chính phủ để tăng cầu hiệu lực, đưa nền kinh tế thoát khỏi cái bẫy
do thiếu sức mua.
2. Công cụ để kích cầu và các quan điểm khác nhau về hiệu quả của chúng
a) Lý thuyết chung về các công cụ kích cầu
Biện pháp kích cầu cụ thể có thể là giảm thuế hoặc tăng chi tiêu hoặc cả hai.
Trong hai loại biện pháp này, biện pháp thứ hai được cho rằng có hiệu suất kích thích
tổng cầu cao hơn.
Khó khăn khi thực hiện: khó lượng hóa tổng cầu cần bù đắp. Trong trường hợp suy
giảm nền kinh tế, lãnh đạo các nền kinh tế thường đối phó bằng cách tăng chi tiêu của
Chính phủ như là một gói giải pháp có tính nhạy bén nhất. Việc này, thường được xác
định không phải từ việc biết được chính xác tổng cầu giảm bao nhiêu mà thường dựa
vào mục tiêu của “gói giải pháp” đó là gì? Sau đó, trên cơ sở tính toán nguồn lực của nền
kinh tế (ngân sách, dự trữ ngoại tệ...) để đưa ra quyết định sẽ sử dụng bao nhiêu tiền
nhằm “giải cứu” nền kinh tế. Tuy vậy, việc này thường tạo ra hai hiệu ứng, đó là hiệu
ứng khuếch đại và hiệu ứng lấn át. Hiệu ứng khuếch đại xảy ra vì kích cầu thúc đẩy
sản xuất của doanh nghiệp, làm tăng thu nhập và qua đó làm tăng chi tiêu của người dân.
Tuy vậy, nó cũng tạo ra hiệu ứng lấn át, đó là việc nguồn lực tài chính của một nền kinh
tế mà đáng lẽ có một phần được dành cho các doanh nghiệp thì nay bị Chính phủ “hút”
đi để bù đắp ngân sách cho việc tăng chi tiêu để kích cầu qua việc phát hành trái phiếu
có mức lãi suất hấp dẫn hơn so với lãi suất ngân hàng. J.M. Keynes khi đưa ra lý thuyết
kích cầu cũng thừa nhận khó khăn trong việc xác định liều lượng chính sách cần thiết
bởi những yếu tố nói trên.
Tác động của chính sách kích cầu: Thâm hụt ngân sách là điều khó tránh khỏi ở
những nước có kế hoạch kích cầu trên quy mô lớn. Các nhà kinh tế trên thế giới cũng
cho rằng thâm hụt ngân sách có thể dẫn tới việc lãi suất tăng, đầu tư vào các khu vực tư
nhân (khu vực có hiệu quả sử dụng vốn cao, từ đó có thể cải thiện tình hình xã hội)
giảm.
b) Các công cụ kích cầu ở Việt Nam
Để kích thích tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đã sử dụng cả chính sách tài khóa và
tiền tệ.

Đúng lúc tức là phải thực hiện kích cầu ngay khi các doanh nghiệp chưa thu hẹp sản
xuất và các hộ gia đình chưa thu hẹp tiêu dùng. Nếu sớm quá, kích cầu có thể làm cho
nền kinh tế trở nên nóng và tăng áp lực lạm phát. Nhưng nếu chậm quá, thì hiệu quả của
kích cầu sẽ giảm, đặc biệt nếu quá trình chính trị và hành chính để một gói kích cầu
được phê duyệt và triển khai là phức tạp. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với việc
thực hiện đúng lúc là sự thiếu chính xác trong xác định thời điểm chuyển pha của chu kỳ
kinh tế. Có trường hợp kinh tế đã chuyển hẳn sang pha suy thoái một thời gian rồi mà
công tác thu thập và phân tích số liệu thống kê không đủ khả năng phán đoán ra.
Vừa đủ tức là gói kích cầu sẽ hết hiệu lực khi nền kinh tế đã trở nên tốt hơn. Nếu gói
kích cầu quá bé thì kích thích sẽ bị hụt hơi và tổng cầu có thể không bị kích thích nữa,
khiến cho gói kích cầu trở thành lãng phí. Ngược lại gói kích cầu quá lớn tạo ra tác động
kéo dài khiến cho nền kinh tế đã hồi phục mà vẫn trong trạng thái tiếp tục được kích
thích thì sẽ dẫn tới kinh tế mở rộng quá mức, lạm phát tăng lên. Điều này càng được chú
ý nếu ngân sách nhà nước và dự trữ ngoại hối nhà nước không dư dật.
Trúng đích tức là hướng tới những chủ thể kinh tế nào tiêu dùng nhanh hơn khoản
tài chính được hưởng, do đó sớm gây ra tác động tới tổng cầu hơn; đồng thời hướng tới
những chủ thể kinh tế bị tác động bất lợi hơn cả bởi suy thoái kinh tế (thường là những
người có thu nhập thấp hơn), sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa, kích thích doanh nghiệp mở rộng
sản xuất và thuê mướn thêm lao động. Để kích cầu trúng đích, các nhà hoạch định chính
sách thường dựa vào các mô hình kinh tế lượng để mô phỏng hiệu quả của gói kích cầu
qua các kịch bản khác nhau tương ướng với các mục tiêu khác nhau, từ đó tìm ra mục
tiêu hợp lý nhất.
Ngoài ra, có hai điều kiện cần để chính sách kích cầu phát huy tác dụng. Thứ nhất,
chính sách phải tạo được đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp; thứ hai, ngân sách kích
cầu phải được sử dụng một cách hiệu quả.
II. THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP KÍCH
CẦU Ở VIỆT NAM TRONG NĂM 2008
1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua:
Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009, ngoài nội
dung tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, có nội dung mới là chủ động

2009 trong thời gian 9 tháng đối với một số ngành, lĩnh vực kinh tế; giãn thời hạn nộp
thuế thu nhập cá nhân đến tháng 5-2009. Chính phủ cũng đã quyết định giảm 50% thuế
suất thuế giá trị gia tăng từ 1-2 đến 31-12-2009 đối với một số hàng hóa, dịch vụ; tạm
hoàn 90% thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa thực xuất và hoàn tiếp 10% khi có chứng
từ thanh toán, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp trong quý 4/2008 và cả năm 2009.
Ngoài ra còn có các chính sách giãn thời gian ân hạn nộp thuế; giảm thuế suất thuế xuất
khẩu và thuế nhập khẩu một số mặt hàng quan trọng.
Về tài chính có các chính sách bảo lãnh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng nhiều
lao động vay vốn các ngân hàng thương mại để thực hiện dự án đầu tư phát triển sản
xuất, kinh doanh (quy mô dự án tối thiểu là 100 triệu đồng).
Đối với chính sách tiền tệ thì ngoài hạ lãi suất cơ bản xuống 7%, áp dụng từ 1-2,
Chính phủ cũng dành khoản tiền trị giá 1 tỉ đô la Mỹ (tương đương 17.000 tỉ đồng) hỗ
trợ lãi suất 4% cho các khoản vay sử dùng làm vốn lưu động của doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Dự kiến, khoản tiền này sẽ đem về khoảng 420.000 tỉ đồng giá trị các khoản vay
được hỗ trợ lãi suất.
Ngoài ra, có thể tính đến khoản 36.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ và hàng loạt các
chính sách an sinh xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn khác. Như vậy, tổng số tiền
sử dụng cho gói kích cầu như nói ở trên, theo một số công bố của thành viên Chính phủ,
tổng cộng có thể lên đến trên 120.000 tỉ đồng, tương đương khoảng 24% tổng dự toán
chi ngân sách của năm 2009. Đây là khoản tiền rất lớn so với nhiệm vụ chi thường
xuyên hàng năm của Chính phủ.
3. Tác động và những nhận định đánh giá về các giải pháp kích cầu
a) Tác động hiện tại
Các thành viên Chính phủ thừa nhận, công tác thống kê hiện nay yếu, dẫn đến việc
triển khai các chủ trương chính sách chậm và không sát với điều kiện thực tiễn, do vậy,
mỗi bộ ngành phải chịu trách nhiệm về công tác dự báo thống kê của ngành mình. Việc
chi ra 1 tỉ đô la nói trên là hết sức cần thiết nhưng cũng cần hiểu gói chi tiêu này trong
dự kiến của Chính phủ không nhằm mục đích thay thế toàn bộ sự giảm sút của tổng cầu
trong nền kinh tế thời điểm hiện nay. Đây chỉ là một giải pháp để bù đắp một phần sự
giảm sút của tổng cầu. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, việc quản lý đang gặp khó


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status