Liên hệ thực tế việc áp dụng học thuyết quản trị nhân lực phương tây vào HONDA - Pdf 24

Trường Đại học Thương Mại
ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
STT Họ và tên Mã sinh viên Tự đánh giá Nhóm đánh giá
1 Vũ Thị Thu 11D210
2 Nguyễn Thị Minh Thư 11D210
3 Bùi Thị Thuận 11D210
4 Vũ Thị Thùy 11D210047
5 Đỗ Thị Phương Thùy 11D210164
6 Ngô Thị Thu Thủy 11D210165
7 Nguyễn Ngọc Thủy 11D200107
8 Trần Thị Thu Thủy 11D210
9 Nguyễn Đa Tiến 11D210050
10 Phạm Văn Tiến 11D210285
1
Trường Đại học Thương Mại
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm quản trị nhân lực
1.2 Các học thuyết quản trị nhân lực phương Tây
1.2.1 Học thuyết X
1.2.2 Học thuyết Y
1.2.3 Học thuyết Z
II. LIÊN HỆ THỰC TẾ VIỆC ÁP DỤNG HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ NHÂN
LỰC PHƯƠNG TÂY VÀO HONDA
2.1 Giới thiệu về tập đoàn Honda và công ty Honda Việt Nam
2.1.1 Tập đoàn Honda
2.1.2 Công ty Honda Việt Nam
2.2 Lĩnh vực hoạt động của tập đoàn Honda
2.3 Phân tích hoạt động quản trị nhân lực của Honda việc vận dụng học thuyết
qua các bước

Các học thuyết phương Đông được hình thành từ rất sớm là “Đức trị” của Khổng
Tử và “Pháp trị” của Hàn Phi Tử. Còn học thuyết quản trị Phương Tây nói về các
học thuyết X và Y được Douglas Mc Gregor tổng hợp từ các lý thuyết quản trị
nhân lực được áp dụng trong các xí nghiệp phương Tây. Học thuyết Z được
W.Ouchi, một kiều dân Nhật ở Mỹ nghiên cứu phương thức quản lý trong các
doanh nghiệp Nhật.
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như Công ty Honda Việt
Nam nói riêng cũng đang áp dụng các học thuyết phương Tây vào công tác quản trị
nhằm nâng cao chất lượng sử dụng nhân lực trong doanh nghiệp.
Sau đây nhóm 11 chúng tôi xin trình bày đề tài “Nghiên cứu sự vận dụng các
học thuyết quản trị nhân lực phương Tây vào trong một doanh nghiệp thực tế”.
4
Trường Đại học Thương Mại
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm quản trị nhân lực
Để đáp ứng yêu cầu của quản trị là “Đạt mục tiêu thông qua nỗ lực của những
người khác” các nhà quản trị cần hiểu rõ tiềm năng của con người, rồi từ đó xây
dựng đội ngũ nguồn nhân lực, sử dụng và kích thích họ làm việc có hiệu quả. Đây
chính là nền tảng của công tác quản trị nhân lực.
Quản trị nhân lực là tổng hợp những hoạt động quản trị liên quan đến việc tạo
ra, duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả yếu tố con người trong tổ chức nhằm
đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Từ khái niệm này có thể thấy:
Một là, quản trị nhân lực là một lĩnh vực cụ thể của quản trị, vì vậy nó cần phải
thực hiện thông qua các chức năng quản trị như hoạch định, tổ chức, lãnh đạo,
kiểm soát một cách đồng bộ và phối hợp chặt chẽ.
Hai là, quản trị nhân lực phải được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với
các lĩnh vực quản trị khác như: Quản trị chiến lược, quản trị bán hang, mua hàng,
quản trị tài chính…Với phương diện là hoạt động hỗ trợ, quản trị nhân lực phải
phục vụ cho các hoạt động quản trị tác nghiệp khác, bởi các lĩnh vực quản trị này

Cụ thể học thuyết được khái quát theo ba quan điểm:
• Nhà quản trị chịu trách nhiệm tổ chức các doanh nghiệp hoạt động nhằm đạt
được những mục tiêu về kinh tế trên cơ sở các yếu tố như: tiền, vật tư, thiết
bị, con người.
• Đối với nhân viên, cần chỉ huy họ, kiểm tra, điều chỉnh hành vi của họ để
đáp ứng nhu cầu của tổ chức.
6
Trường Đại học Thương Mại
• Dùng biện pháp thuyết phục, khen thưởng, trừng phạt để tránh biểu hiện tiêu
cực hoặc chống đối của người lao động đối với tổ chức.
Có thể nói, khi mới ra đời, phương thức quản lý dùng “kẹo ngọt và roi da” của
học thuyết X có tác dụng kích thích nhiệt tình của nhân viên rất tốt vì nó nhằm vào
sự thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của con người như nhu cầu sinh lý và nhu cầu
an toàn. Tuy nhiên trong điều kiện xã hội hiện đại, cùng với sự phát triển của khoa
học – kỹ thuật, các nhu cầu này được thỏa mãn ở mức tương đối và nhân viên
không còn nhiệt tình thực hiện công việc nếu nhà quản trị chỉ biết thuyết phục,
khen thưởng, trừng phạt, kiểm tra hay chỉ huy hành động của họ. Do vậy học
thuyết Y đã ra đời với những giả thuyết thỏa đáng hơn về bản tính con người và
động cơ làm việc của họ.
1.2.2 Học thuyết Y
Học thuyết Y được Douglas Mc Gregor đưa ra vào những năm 1960, có thể coi
học thuyết Y là sự “sửa sai” hay tiến bộ hơn về lý thuyết quản trị nhân lực.
Xuất phát từ việc nhìn nhận được những chỗ sai lầm trong học thuyết X, học
thuyết Y đã đưa ra những giả thuyết tích cực hơn về bản chất con người, đó là:
• Lười nhác không phải là bản tính bẩm sinh của con người nói chung. Lao
động trí óc, lao động chân tay cũng như nghỉ ngơi, giải trí đều là hiện tượng
của con người.
• Điều kiện và đe dọa không phải là biện pháp duy nhất thúc đẩy con người
thực hiện mục tiêu của tổ chức.
• Tài năng con người luôn tiềm ẩn vấn đề là làm sao để khơi gợi dậy được

thuyết X ở chỗ nó nhìn đúng bản chất con người hơn. Nó phát hiện ra rằng con
người không phải là những cố máy, sự khích lệ với con người nằm trong chính bản
8
Trường Đại học Thương Mại
thân họ. Nhà quản trị cần cung cấp cho họ một môi trường làm việc tốt thì nhà
quản trị phải khéo léo kết hợp mục tiêu cá nhân vào mục tiêu tổ chức. Tức là làm
cho nhân viên hiểu rằng để thỏa mãn mục tiêu của mình thì cần phải thực hiện tốt
mục tiêu của tổ chức. Việc đánh giá nhân viên theo học thuyết Y này hết sức linh
động, các nhà quản trị để cho nhân viên tự đặt ra mục tiêu, tự đánh giá thành tích
công việc của mình, khiến cho nhân viên cảm thấy họ thực sự được tham gia vào
hoạt động của tổ chức từ đó họ có trách nhiệm và nhiệt tình hơn. Tuy có những
điểm tiến bộ như trên, học thuyết Y cũng có những hạn chế đó là việc tuân theo
học thuyết Y có thể dẫn đến sự buông lỏng trong quản lý hoặc trình độ của tổ chức
chưa phù hợp để áp dụng học thuyết này. Vì vậy học thuyết Y chỉ được phát huy
trong tổ chức có trình độ phát triển cao và yêu cầu sự sáng tạo như các tập đoàn
kinh tế lớn như Microsoft, Unilever, P & G… và cũng như học thuyết X, học
thuyết Y cũng đã được coi là học thuyết kinh điển trong quản trị nhân lực, được
đưa vào giảng dạy trong các khối kinh tế.
1.2.3 Học thuyết Z
Học thuết Z được tiến sỹ W.Ouchi đưa ra vào những năm 70 của thế kỷ trước,
học thuyết này được xây dựng dựa trên thực tiễn và lý luận. Học thuyết Z còn có
một cái tên khác đó là “Quản lý kiểu Nhật” vì học thuyết này là kết quả của việc
nghiên cứu phương thức quản lý trong các doanh nghiệp Nhật Bản từ năm 1773.
Sau này học thuyết Z được phổ biến khắp Thế giới vào thời kỳ bùng nổ kinh tế
của các nước châu Á vào thập niên 1980. Nếu như học thuyết X có cách nhìn tiêu
cực về người lao động thì thuyết Z lại chú trọng vào việc gia tăng sự trung thành
của người lao động với công ty bằng cách tạo sự an tâm, mãn nguyện, tôn trọng
người lao động cả trong và ngoài công việc. Cốt lõi của thuyết này là làm thỏa mãn
và gia tăng tinh thần của người lao động để từ đó họ đạt được năng suất chất lượng
9

đến là người Nhật nói riêng và người phương Đông nói chung rất coi trọng lòng
trung thành và lòng tự trọng hay cái “tôi” cá nhân. Họ coi trọng điều đó hơn là tiền
bạc trong nhiều trường hợp. Người Nhật đã vận dụng được điều đó để đưa vào
phương pháp quản trị của mình. Bên cạnh đó người phương Đông luôn cố gắng
hướng đến sự hòa hợp, trong học thuyết Z ta thấy sự hòa hợp của ba yếu tố đó là
năng suất lao động, sự tin cậy và sự khôn khéo trong quan hệ giữa người với
người. Đó là những điểm làm nên sự khác biệt cũng như thành công của học thuyết
Z.
Tuy nhiên cũng như hai học thuyết X, Y học thuyết Z cũng có những nhược
điểm đó là tạo ra sức ỳ lớn trong nhân viên.
Khi so sánh ba học thuyết X, Y, Z ta thấy chúng không hề phủ nhận nhau mà sự
ra đời của học thuyết sau là sự khắc phục những mặt còn yếu kém của các thuyết
trước:
• Thuyết X thì nhìn theo thiên hướng tiêu cực về con người nhưng nó đưa ra
phương pháp quản ký chặt chẽ.
• Thuyết Y nhìn nhận con người hơi quá lạc quan nhưng nó cũng đưa ra cách
quản lý linh động phù hợp với một số lĩnh vực có tri thức cao và đòi hỏi sự
sáng tạo của nhân viên.
• Thuyết Z còn có nhược điểm tạo sức ỳ trong nhân viên nhưng nó đưa ra
phương pháp quản lý hiệu quả dẫn đến sự thành công cho nhiều công ty và
trở thành thuyết quản trị nhân lực kinh điển mà đến nay vẫn được sử dụng
trong nhiều doanh nghiệp.
Và nếu nhìn tổng quan hơn ta thấy từ học thuyết X đến học thuyết Z, đó là một
quá trình tự hoàn chỉnh về tri thức trong khoa học quản trị mà cụ thể là quản trị
nhân lực. Điều đó thể hiện ước muốn của con người là đạt tới một trình độ quản lý
11
Trường Đại học Thương Mại
nhân sự ưu việt nhằm đem lại những lợi ích thiết thực cho người lao động, cho
doanh nghiệp và cho xã hội.
Qua sự phân tích các học thuyết phương Tây X, Y, Z ta thêm hiểu hơn về tri

Hãng bắt đầu sản xuất xe hơi vào năm 1960 với dự định dành cho thị trường
Nhật Bản là chủ yếu. Dù đã tham dự nhiều cuộc đua xe máy quốc tế nhưng xe hơi
của hãng vẫn rất khó bán được ở Mỹ. Vì xe được thiết kế cho người tiêu dùng Nhật
nên nó không thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng Mỹ.
Honda rồi cũng có chân trong thị trường xe hơi Mỹ vào năm 1972 khi giới họ
thiệu xe Civic – lớn hơn những kiểu xe trước đó nhưng vẫn nhỏ hơn những loại xe
theo tiêu chuẩn Mỹ - trong khi cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 70 ảnh hưởng
đến nền kinh tế trên toàn Thế giới . Luật mới về chất thải ở Mỹ yêu cầu các nhà sản
xuất xe hơi Mỹ phải gắn thêm bộ phận chuyển đổi chất xúc tác đắt tiền vào hệ
thống xả, điều này làm giá xe tăng. Tuy nhiên khi Honda giới thiệu chiếc Civic đời
13
Trường Đại học Thương Mại
1975 với động cơ CVCC (Compound Vortex Controlled Combustion). Động cơ
này đáp ứng được yêu cầu về khí thải, nên nó không cần lắp bộ phận xúc tác khí
thải nữa, đây chính là yếu tố cạnh tranh của Honda Civic.
Honda là nhà sản xuất tự động đầu tiên của Nhật giới thiệu nhiều dòng xe sang
trọng riêng biệt. Dòng xe Accura ra đời vào năm 1986 đã tạo nên nhiều kiểu xe
Honda mạnh hơn và mang tính thể thao hơn so với những loại xe Honda khác.
Năm 1989, Honda đã đưa hệ thống VTEC động cơ piston tự động vào sản xuất,
hệ thống này đã làm tăng năng suất và hiệu suất động cơ đồng thời giúp động cơ
vận hành với vận tốc lớn hơn. Một trong những động cơ mới này dùng tốt cho xe
chở khách, nó hoạt động dựa trên giả thuyết điều chỉnh từ một động cơ vận hành ở
2 chế độ khác nhau tùy thuộc vào trọng tải. Đối với người lái xe thường thì dùng
thùy “cam” ngắn hơn sẽ làm tăng năng suất động cơ. “Cam” vận hành mạnh trong
thời gian dài được gắn vào khi động cơ RPM tăng đến mức quy định làm tăng năng
suất khi tăng tốc.
Từ năm 2004 hãng bắt đầu chế tạo mô tơ chạy diesel vừa êm vừa không cần bộ
lọc nhằm đáp ứng tiêu chuẩn ô nhiễm. Tuy nhiên, có thể tranh cãi rằng nền của sự
thành công của công ty này là phần làm xe máy.
Cho kiểu xe năm 2007, Honda dự định tăng độ an toàn của xe bằng cách thêm

cho ý định đầu tư nghiêm túc và lâu dài của Honda tại thị trường Việt Nam.
1. Thành lập: Năm 1998
2. Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
3. Vốn đầu tư: 290.427.084 USD
4. Lao động: 3.560 người
5. Công suất: 1 triệu xe/năm
Công ty Honda Việt Nam (HVN) là công ty liên doanh gồm ba đối tác:
1. Công ty Honda Motor (Nhật Bản – 42%)
2. Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan – 28%)
3. Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam – 30%)
Nhà máy xe máy thứ hai: Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của
khách hàng Việt Nam, Honda Việt Nam quyết định đầu tư mở rộng sản xuất, nâng
cao sản lượng tại thị trường Việt Nam. Tháng 8 năm 2008, nhà máy xe máy thứ hai
chuyên sản xuất xe tay ga và xe số cao cấp với công suất 500.000 xe/năm đã được
16
Trường Đại học Thương Mại
khánh thành tại Viêt Nam. Điều đặc biệt của nhà máy xe máy thứ hai chính là yếu
tố “thân thiện với môi trường và con người”. Theo đó, nhà máy này được xây dựng
dựa trên sự kết hợp hài hòa và hợp lý nhất các nguồn năng lượng tự nhiên là: gió,
ánh sáng và nước.
1. Năm thành lập: Năm 2008
2. Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
3. Vốn đầu tư: 65 triệu USD
4. Lao động: 1.375 người
5. Công suất: 500.000 xe/năm
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng công suất sản xuất của cả hai nhà máy xe máy
là 1,5 triệu xe/năm, đưa Honda Việt Nam trở thành một trong những nhà máy sản
xuất xe máy lớn nhất tại khu vực và trên toàn Thế giới .
Ô tô
Tháng 3 năm 2005, Honda Việt Nam chính thức nhận được giấy phép của Bộ

Việt Nam. Tại nhà máy xe thứ nhất, tháng 11 năm 2006, Công ty đã đồng bộ hiện
đại hóa, nâng cấp và đưa vào nhiều loại máy móc mới đáp ứng cho việc tăng công
suất sản xuất từ 800.000 xe/năm lên 1 triệu xe/năm.
Dây chuyền sản xuất của tập đoàn Honda
18
Trường Đại học Thương Mại
Tiếp theo, đến tháng 7 năm 2007, Honda Việt Nam chính thức công bố mở rộng
đầu tư, xây dựng thêm nhà máy xe máy thứ hai tại Việt Nam, tập trung vào việc
sản xuất xe tay ga và xe số cao cấp. Thực hiện những dự án này, Honda Việt Nam
luôn mong muốn được đầu tư lâu dài và bền vững tại thị trường Việt Nam. Và đến
ngày 29 tháng 8 năm 2008, tại Vĩnh Phúc, Công ty Honda Việt Nam đã tổ chức lễ
khánh thành nhà máy xe máy thứ hai có diện tích 300.000 m
2
. Với số vốn đầu tư
65 triệu USD, công suất 500.000 xe/năm, sản xuất xe tay ga và xe số cao cấp, nhà
máy sẽ tạo thêm việc làm cho 1.400 lao động.
Đặc biệt, nhà máy này áp dụng công nghệ tiên tiến nhất của Honda – là nhà
máy rất thân thiện với môi trường, kết hợp hài hòa ba yếu tố “gió – ánh sáng –
nước”.
Như vậy, cộng với công suất của nhà máy hiện tại là 1 triệu xe/năm, công suất
của Honda Việt Nam sẽ lên tới 1,5 triệu xe/năm.
Và tổng kết lại, việc Honda đang ngày càng chiếm vị thế dẫn đầu trên thị
trường xe máy của Việt Nam là điều không thể phủ nhận được, bởi tính từ ngày 13
tháng 8 năm 2008, Công ty Honda Việt Nam đã nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 81%
nhằm đáp ứng nhu cầu của người Việt Nam. Số lượng sản phẩn xuất khẩu trong
quý II năm 2008 sang các nước Phi – lip – pin, Cam – pu – chia, Lào là 40.900 xe,
nâng tổng số xe xuất khẩu ra thị trường nước ngoài là 97.285 xe.
Riêng lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ô tô thì trong quý II, công ty đã sản xuất
được 2.070 xe và tiêu thụ được 2.081 xe nâng tổng sản phẩm bán ra trong 6 tháng
đầu năm là 3.606 xe, hiện tại công ty sản xuất các mẫu xe như Honda Civic 1.8AT,

20
Trường Đại học Thương Mại
viên không thành công” từ đó tâm lý bất hợp tác, mất đoàn kết, khó làm
việc…
* Nguồn bên ngoài doanh nghiệp
Với thương hiệu nổi tiếng khắp Thế giới , môi trường làm việc chuyên nghiệp
cũng như các chế độ đãi ngộ hợp lý, công ty Honda luôn có sức hút rất lớn đến thị
trường lao động. Được làm việc cho công ty Honda là ước mơ của rất nhiều người
trên Thế giới . Cũng chính vì vậy mà công ty Honda luôn tìm được cho mình
nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài. Các đối tượng mà công ty Honda có
thể tìm thấy bên ngoài là:
• Người lao động đã được đào tạo
• Người lao động chưa được đào tạo
• Người hiện không có việc làm
• Hệ thống cơ sở đào tạo
• Sự giới thiệu của nhân viên
• Các cơ quan tuyển dụng
• Các ứng viên tự nộp đơn xin việc
Với đội ngũ chuyên gia tuyển dụng làm việc lâu năm vì vậy hang năm công ty
Honda luôn tuyển được nhân lực chất lượng cao giúp công ty phát triển ngày càng
mạnh mẽ.
2.3.1.2 Thông báo tuyển dụng của công ty Honda
Ví dụ về một thông báo tuyển dụng của Honda:
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
Công ty Honda là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy tại
Việt Nam. Để đáp ứng sự tín nhiệm của khách hàng, công ty đang có kế hoạch mở
21
Trường Đại học Thương Mại
rộng sản xuất. Tháng 7 năm 2007, công ty đã khởi công xây dựng nhà máy sản
xuất thứ 2 tại phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Địa điểm: Công ty Honda Việt Nam
Thời gian nộp hồ sơ: trước ngày 19/05/2009
Địa điểm nộp hồ sơ: Ứng viên đến nộp trực tiếp hồ sơ tại:
Quầy lễ tân tầng 1 – Phòng trưng bày sản phẩm Công ty Honda Việt Nam
Hoặc: Nộp hồ sơ qua đường bưu điện tới:
Phòng Hành Chính – Công ty Honda Việt Nam
Phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Chế độ quyền lợi:
Thu nhập > 1.800.000VNĐ/tháng
Bao gồm:
 Lương cơ bản: 1.330.000VNĐ/tháng.
 Phụ cấp ca: 100.000VNĐ/tháng (đối với những trường hợp đi làm ca).
 Phụ cấp ăn trưa: 312.000VNĐ/tháng.
 Phụ cấp đi làm đủ: 120.000VNĐ/tháng.
 Phụ cấp làm thêm.
 Thưởng và các chế độ phúc lợi theo quy định của Công ty Honda.
 Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật lao động.
*Lưu ý: Ứng viên không phải nộp bất cứ một khoản lệ phí nào khi tham gia
tuyển dụng.
Ứng dụng quản trị nhân lực phương Tây của Công ty Honda vào công tác
tuyển dụng
23
Trường Đại học Thương Mại
Cũng giống như các công ty khác của Nhật Bản, Honda đã ứng dụng học thuyết
Z của tiến sĩ W.Ouchi vào quản trị nhân lực nói chung và tuyển dụng nhân lực nói
riêng. Coi trọng sự trung thành và lòng tự trọng hay cái “tôi” cá nhân, đảm bảo chế
độ lâu dài…
Một đặc trưng của công ty Honda đó là chế độ tuyển dụng suốt đời. Đó là bắt
nguồn đặc trưng của các công ty Nhật Bản.
Chế độ thuê mướn nhân viên suốt đời của Nhật Bản là một sự đổi mới của thế

trong lịch sử và cho tới bây giờ Honda vẫn là công ty hàng đầu Thế giới nhờ đội
ngũ nhân viên chất lượng cao và tuyệt đối trung thành với công ty.
2.3.2 Chính sách bố trí và sử dụng nhân lực
Honda không bao giờ đề bạt nhân viên theo thâm niên mà xét theo khả năng và
thái độ với công việc được giao, tạo ra sự cạnh tranh công bằng mọi nhân viên với
nhau để mọi người cùng cố gắng trong công việc. Đó cũng chính là động lực thúc
đẩy các nhân viên phấn đấu hết mình, phát huy hết khả năng của bản thân. Thông
qua việc đề cao những người có tài đã thu hút được những người tài giỏi về công ty
của mình và tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh cho nhân viên.
Công ty còn thành lập hẳn một ủy ban đặc biệt đánh giá nhân viên trong công
ty. Ủy ban có trách nhiệm hàng năm đi khắp các nhà máy của công ty để đánh giá,
theo dõi , xem xét cụ thể trình độ chuyên môn, khả năng của từng nhân viên trong
công ty để xét duyệt nâng cấp hay hạ đối với họ. Với ủy ban đặc biệt này có thể
biết được nhanh chóng và chính xác, khách quan năng lực của nhân viên trong
công ty, thấu hiểu hoàn cảnh sinh sống của từng nhân viên.
2.3.3 Chính sách đào tạo và phát triển nhân sự
25

Trích đoạn Chính sách đào tạo và phát triển nhân sự Giải pháp cho công tác Quản trị nhân lực tại Honda Việt Nam BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status