Nghiên cứu một số đặc điểm của người cho máu tại Viện huyết học - truyền máu trung ương giai đoạn 2006 - 2008 - Pdf 25

B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI

PHM TH THU NHUNG NGHIÊN Cứu một số đặc điểm của ngời CHO máu
tại Viện huyết học - truyền máu trung ơng
GIAI ĐOạN 2006 - 2008Chuyờn ngnh: Huyt hc - Truyn mỏu
Mó s: 60.72.25. LUN VN THC S Y HC Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS. PHM QUANG VINH

H NI - 2008
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn :
- Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học.
- Bộ môn Huyết học – Truyền máu trường Đại Học Y Hà Nội.
- Ban lãnh đạo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
- Sở Y tế, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng và trung tâm
Huyết học – Truyền máu bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng đã quan
tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong học tập và nghiên cứu.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành tới PGS – TS Nguyễn Anh Trí – Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền
máu Trung ương, người thầy luôn quan tâm, động viên và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới GS – TSKH Đỗ Trung Phấn – Nguyên Viện
trưởng Viện HH – TM TW – Người thầy ân cần, tận tình giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Phạm Quang
Vinh – Chủ nhiệm bộ môn Huyết học – Truyền máu trường Đại học Y Hà
Nội. Người thầy tận tâm, trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt tôi từng bước trưởng
thành trên con đường học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Đỗ Thị Minh Cầm, cô Bùi Thị Mai An,
thầy Nguyễn Hà Thanh đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ và đóng góp những ý
kiến quý báu cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể nhân viên khoa thu gom máu – Viện
Huyết học – Truyền máu Trung ương, phòng Công nghệ thông tin, các anh
chị đồng nghiệp đi trước và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong học tập
và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin dành tất cả tình yêu thương và lòng biết ơn sâu sắc
nhất cho ba mẹ và những người thân trong gia đình – những người luôn bên

1.5. TÌNH HÌNH LÂY NHIỄM CÁC BỆNH QUA ĐƯỜNG
TRUYỀN MÁU 13
1.5.1. Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) 13
1.5.2. Virus viêm gan B (HBV) 15
1.5.3. Virus viêm gan C (HCV) 16
1.5.4. Giang mai 17
i1.5.5. Sốt rét 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 20
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 20
2.2.1. Nghiên cứu cơ cấu NHM năm 2006 – 2007 20
2.2.2. Nghiên cứu một số thông số sức khoẻ của NHM năm 2008 20
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.3.1. Nghiên cứu cơ cấu NHM năm 2006 – 2007 20
2.3.2. Nghiên cứu một số thông số sức khoẻ của NHM năm 2008 21
2.3.3. Các kỹ thuật cụ thể áp dụng trong nghiên cứu 23
2.4. XỬ LÝ SÔ LIỆU 25
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1. CƠ CẤU NHM TRONG NĂM 2006 – 2007 25
3.2. MỘT SỐ THÔNG SỐ SỨC KHOẺ CỦA NHM 42
Chương 4: BÀN LUẬN 49
4.1. CƠ CẤU NHM TRONG NĂM 2006 – 2007 49
4.2. MỘT SỐ THÔNG SỐ SỨC KHOẺ CỦA NHM 60
KẾT LUẬN 67
KIẾN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

HMNĐ Hiến máu nhân đạo
HS – SV Học sinh – Sinh viên
HST Huyết sắc tố
LLVT Lực lượng vũ trang
NT Nhiễm trùng
PCR Polymerase Chain Reaction
RNA Ribonucleic acid
SL Số lượng
SLBC Số lượng bạch cầu
SLHC Số lượng hồng cầu
SLTC Số lượng tiểu cầu
V Thể tích
WHO World Health Organization
1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Truyền máu là một phần cơ bản của công tác chăm sóc sức khỏe hiện
đại, là biện pháp tích cực để cấp cứu, điều trị cho người bệnh bị thiếu một
hay nhiều thành phần của máu – một đặc phẩm vô cùng quý giá, vẫn phải
lấy từ người. Chính vì vậy công tác truyền máu trở thành lĩnh vực quan
trọng của chính sách y tế quốc gia.
Hàng năm toàn thế giới thu gom được 80 triệu đơn vị máu (1 đơn vị =
450ml). Tại các nước đang phát triển chỉ thu gom được 38% lượng máu trên
(vào khoảng 30.400.000 đơn vị), trong khi đó dân số những nước này chiếm
82% dân số toàn cầu.
Theo WHO ở các nước đang phát triển nhu cầu số lượng đơn vị máu
hàng năm bằng khoảng 2% dân số. Như vậy ở nước ta với số dân khoảng 83

Truyền máu trung ương năm 2006 – 2007 .
- Nghiên cứu một số thông số sức khỏe của người hiến máu tại
Viện Huyết học - Truyền máu trung ương năm 2008.
3
Chương 1
TỔNG QUAN1.1. LỊCH SỬ TRUYỀN MÁU.
1.1.1. Lịch sử truyền máu thế giới.
Tất cả các thành công của truyền máu đều bắt đầu ở thế kỷ XIX và
phát triển mạnh ở thế kỷ XX. Bắt đầu từ thế kỷ XVII, khởi đầu bằng lời kêu
cứu truyền máu của Florentin ở Francisco – 1654 [24].
Năm 1662, nhóm nghiên cứu của Richard Lower (Oxford, Mỹ) đã thí
nghiệm truyền máu lấy từ hai con chó cho một con chó nhỏ hơn, bằng cách

Từ năm 1927 – 1947 Landsteiner và học trò phát hiện thêm các hệ
nhóm máu ngoài ABO, đó là M, N, P… và vào năm 1940 phát hiện hệ Rh
[24].
Tới năm 1943, Loutit đã chỉnh lý dung dịch chống đông ACD để
chống đông lượng máu lớn và có thể bảo quản ở nhiệt độ 4
0
C với thời gian
dài hơn [24].
Năm 1981 một bệnh mới (AIDS) được khám phá, đây là bệnh lây
truyền qua đường máu, nó đã gây nên một khó khăn lớn trong vấn đề an
toàn truyền máu. Năm 1983 người ta đã phân lập được HIV. Năm 1985 việc
phát hiện anti – HIV đã được áp dụng để sàng lọc HIV/AIDS.
Năm 1988 con người đã xác định được bản chất của HCV và năm
1992 sàng lọc HCV ở người hiến máu đã trở thành nguyên tắc bảo đảm an
toàn truyền máu.
Trong thập kỷ cuối của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI vai
trò bạch cầu trong an toàn truyền máu và vấn đề tế bào gốc ứng dụng trong
điều trị bệnh đã được đề cập. Vấn đề tế bào gốc trong điều trị không chỉ
dừng ở ghép tuỷ tế bào gốc sinh máu mà còn phát triển rộng hơn như ghép
5
tế bào gốc cho bệnh nhân bị bệnh tim, bệnh não, bệnh đái tháo đường…
cũng có các kết quả bước đầu [29].
1.1.2. Lịch sử truyền máu Việt Nam.
Trước năm 1954 ở Việt Nam, ngân hàng máu do quân đội Pháp thành
lập, tổ chức đầu tiên tại bệnh viện Đồn Thủy (Quân y viện 108 hiện nay)
cung cấp máu cho quân đội Pháp. Sau đó là một vài bệnh viện ở Sài Gòn
cũng do quân đội Pháp tổ chức và quản lý.

- Italia: hội những người hiến máu tình nguyện Italia.
- Thế giới: liên hiệp quốc tế các tổ chức người hiến máu [37].
Hiện nay, có rất nhiều nước làm tốt công tác vận động HMNĐ và hiến
máu nhắc lại.
1.2.2. Lịch sử phong trào hiến máu nhân đạo Việt Nam.
Việt Nam đang là một trong số ít nước còn tồn tại hình thức cho máu
lấy tiền.
Đã từ lâu (1986) ngành truyền máu nước ta đã chủ trương tuyên
truyền vận động và phát động phong trào HMNĐ tình nguyện cứu người,
hy vọng thay dần những NCMCN mà bước đầu dựa vào chiến lược thuyết
phục người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Song tới năm 1994 lượng máu này
cũng chỉ đạt được 12 – 13% so với tổng số máu truyền trong toàn quốc [24].
Năm 1994 giáo sư Đỗ Trung Phấn – Viện trưởng Viện HH – TM TW
đã khởi xướng và tổ chức phong trào hiến máu tình nguyện ở nước ta. Mở
đầu là ngày hiến máu tình nguyện của sinh viên Đại học Y Hà Nội – ngày
24/1/1994 tại Viện HH – TM TW với sự tham gia của ban Khoa giáo Trung
ương, các giáo sư của ngành HH – TM, đại diện của các sứ quán Pháp, Úc,
Hà Lan…và đông đảo các nhà báo, phóng viên báo chí. Tháng 1/1995 Bộ Y
7
tế đã quy định lấy ngày 6 tháng 1 (ngày bầu cử khóa quốc hội đầu tiên năm
1946 của nước CHXHCN Việt Nam) làm ngày HMNĐ toàn quốc. Đến năm
2000 chính phủ quy định lấy ngày 7 tháng 4 (ngày HMNĐ toàn thế giới)
thay cho ngày 6 tháng 1 làm ngày HMNĐ toàn quốc. Kể từ đó phong trào
hiến máu tình nguyện ở nước ta ngày càng phát triển, số lượng máu thu gom
và tỷ lệ NHMTN ngày càng tăng. Đến năm 2003 đã có 59/61 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có Ban chỉ đạo cuộc vận động HMNĐ. Ở nhiều địa
phương hệ thống Ban chỉ đạo đã được phát triển tới tận phường, xã, cơ

2006) [55].
Ở Pakistan có tới 90% là người hiến máu tình nguyện, trong đó sinh
viên chiếm 70%, công nhân viên chức chiếm 20%, chỉ còn 10% là người
cho máu chuyên nghiệp. Đặc biệt họ rất chú trọng tới đội ngũ sinh viên, ưu
tiên họ vì biết rằng đấy là lực lượng trẻ, giàu nhiệt tình và lòng dũng cảm
[45].
Tại Đức hơn 4,5 triệu đơn vị máu được thu gom mỗi năm (với dân số
Đức là 82 triệu người) trong đó 3,3 % dân số là người hiến máu tình nguyện
[71].
Ở Mỹ, hơn 13 triệu đơn vị máu được thu gom từ khoảng 10 triệu
người hiến máu, tất cả họ đều là người hiến máu tình nguyện, xấp xỉ 11,5
triệu lít huyết tương được thu gom mà phần lớn qua máy gạn tách huyết
tương [54].
Việc cho máu lấy tiền, cho máu thay thế từ người thân trong gia đình
thực ra chỉ phổ biến ở những nước mà ở đó công tác truyền máu kém phát
triển hoặc phát triển không đầy đủ.
Theo WHO năm 2006
đã thống kê các hình thức hiến máu ở các
nước theo HDI (chỉ số phát triển con người). Những nước có chỉ số HDI
9
thấp (gồm 550 triệu người) có tỷ lệ người hiến máu tình nguyện là 34%, gia
đình cho máu là 63%, người cho máu được trả tiền là 3%. Trong khi đó
những nước có chỉ số HDI trung bình (gồm 4.041 triệu người) các tỷ lệ đó là
60%, 36%, 4%. Những nước có chỉ số HDI cao (gồm 1.057 triệu người) các
tỷ lệ đó là 94%, 4%, 2% [73].
Trước năm 1998 tại Trung Quốc máu được thu gom từ: người hiến
máu được trả tiền (78%) và người hiến máu không được trả tiền (gồm người

nguồn máu được lấy từ họ có thể bảo đảm chất lượng và an toàn. Song thực
tế vì cần tiền họ đi bán máu ở nhiều nơi với nhiều tên khác nhau, họ cho
máu nhiều lần trong vòng 12 tuần, thường giấu bệnh tật nên chất lượng máu
không bảo đảm [40].
NCMCN là người cho máu không an toàn. Vì vậy mỗi quốc gia đều
cần phải có chiến lược để giảm dần tỷ lệ NCMCN, không dùng bất cứ sự
khuyến khích nào về vật chất để thu hút NHM. Theo thống kê trên toàn quốc
năm 2006, tỷ lệ NCMCN là 32% [61].
- NNCM: là người thân của người bệnh cho máu khi bệnh viện yêu
cầu. Tỷ lệ NNCM theo thống kê trên là 8% [61].
Loại hình này cũng có những hạn chế như: khi cấp cứu ngân hàng
máu không thể tiến hành tất cả các xét nghiệm theo yêu cầu, nhiều trường
hợp người thân và người trong gia đình khi được xét nghiệm tỷ lệ lây nhiễm
các virus qua đường truyền máu cao như HBV, bên cạnh đó do mong muốn
người thân được cứu sống trong khi bản thân họ khá mệt mỏi vì phải chăm
sóc cho người bệnh nên hầu hết họ đều chịu một sức ép khi cho máu. Một số
trường hợp khi các cơ sở truyền máu yêu cầu người thân của người bệnh cho
máu thì diễn ra phổ biến tình trạng “mua người nhà” tức là gia đình của
11
người bệnh trả tiền để có NHM và nhận họ là “người nhà”. Do vậy trong các
đối tượng NHM thì NNCM có tỷ lệ nhiễm HIV, HBV cao nhất.
- Người cho máu tự thân: đây là loại hình cho máu an toàn nhất, nhất
là các nước đang phát triển số người hiến máu còn ít, số lượng máu đáp ứng
chưa đủ. Cho máu tự thân được áp dụng trong các trường hợp: phẫu thuật có
chuẩn bị đối với thể trạng bệnh nhân cho phép, pha loãng máu trong phẫu
thuật, thu gom máu trong phẫu thuật…
Tuy nhiên hầu hết các bệnh nhân cần truyền máu không có đủ điều

bàn hiến máu ngày càng rộng. Năm 2007 lượng máu thu gom được là
78.214 đơn vị, trong đó lượng máu thu gom ngoại viện là 52.739 đơn vị.
Trong những năm vừa qua Viện HH – TM TW đã xây dựng và tổ chức các
ĐHM tình nguyện bao gồm:
- Điểm hiến máu cố định: là điểm hiến máu được tổ chức thường
xuyên hàng tuần, hàng tháng đặt tại các địa điểm cố định và đối tượng tham
gia hiến máu chủ yếu đã được xác định.
- Điểm hiến máu lưu động: là các điểm hiến máu tại các cơ quan,
trường học, địa phương, khu công nghiệp… một cách không thường xuyên
liên tục hàng tuần, hàng tháng và thường gắn liền với các đợt hoặc chiến
dịch truyền thông hay sự kiện tại đơn vị, địa phương tổ chức hiến máu.
- Điểm hiến máu bằng xe ôtô chuyên dụng: là điểm hiến máu mà các
hoạt động thu gom máu được diễn ra chủ yếu trên xe ôtô chuyên dụng. Loại
điểm hiến máu này có thể được đặt cố định tại một địa điểm cố định hoặc di
chuyển đến những nơi có các sự kiện, nơi đông người hay các cơ quan,
trường học, địa phương [35]. Hình thức thu gom máu bằng xe chuyên dụng
bắt đầu triển khai năm 2006 và đến năm 2007 lượng máu thu gom được là
8.008 đơn vị, chiếm 10,2% tổng lượng máu thu gom. Điều này khẳng định
đây là một hình thức thu gom mới có nhiều triển vọng.
13
- Điểm hiến máu tại ngân hàng máu.
1.5. TÌNH HÌNH LÂY NHIỄM CÁC BỆNH QUA ĐƯỜNG TRUYỀN
MÁU.
1.5.1. Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS) được mô tả
đầu tiên vào tháng 5/1981 ở Los – Angeles. Đó là những trường hợp viêm

[24]. Theo tác giả Tadateru: ở Nhật Bản vẫn có 2 trường hợp bệnh nhân bị
nhiễm HIV qua đường truyền máu (1999), tại Myanmar có 0,45% bệnh
nhân bị nhiễm HIV qua đường truyền máu (2000) [69].
Bảng 1: Tình hình nhiễm HIV trong truyền máu do lấy máu ở giai đoạn cửa
sổ ở một số nước trên thế giới.
Nước Năm Tỷ lệ nhiễm HIV do lấy máu trong giai đoạn cửa sổ
Zambia
Cotdivoa
Namibia
Thái lan
Nam Phi
Mỹ (19vùng)
Đức
Nhật Bản
1995
1993
1993
1993
1994
1995
1994
1996
1/94 lần hiến máu
1/917 lần hiến máu
1/1527 lần hiến máu
1/4242 lần hiến máu
1/45.455 lần hiến máu
1/360.000 lần hiến máu
0/200.000 lần hiến máu
1/1.000.000 lần hiến máu

gan nguyên phát và xơ gan, 80% người ung thư gan có liên quan đến nhiễm
HBV [63].
Việt Nam là vùng có tỷ lệ nhiễm HBV rất cao từ 10 – 15% [22].
Dưới đây là tỷ lệ HBsAg dương tính ở một số nhóm người khỏe mạnh
[2], [19], [24]. 16
Bảng 3: Tỷ lệ HBsAg dương tính ở một số nhóm người khỏe mạnh
Nhóm người Tỷ lệ %
Nhân viên bệnh viện (Thành phố Hồ Chí Minh)
Người khỏe mạnh (Thành phố Hồ Chí Minh)
Người khỏe mạnh (Khánh Hoà)
NCMCN
NNCM
NHMTN
26,20
11,30
15,48
2,50
10,70
9,40
1.5.3. Virus viêm gan C (HCV).
HCV thuộc nhóm virus có nhân RNA thuộc họ Flaviridae gồm vỏ,
nhân và genome. Năm 1995 với sự phát triển của kỹ thuật khuếch đại gen
(PCR) đã cho phép phát hiện được genome của virus, do đó có thể chẩn
đoán chính xác HCV [14], [24], [46], [63]. Đường truyền máu là đường lây


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status