giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất chuyên rau, màu phục vụ sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội - Pdf 25

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
Trí Tuệ Và Phát Triển KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
RAU, MÀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Giáo viên hướng dẫn : TS. Lê Kim Chi
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Như Ngọc
Khóa : I
Ngành : Kinh tế
Chuyên ngành : Quy hoạch phát triển HÀ NỘI – NĂM 2014
i
LỜI CAM ĐOAN

1. Lý do lựa chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6. Phương pháp nghiên cứu 3
6.1. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 3
6.2. Phương pháp bản đồ và hệ thống GIS 3
6.3. Phương pháp khảo sát thực địa 3
6.4. Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân 3
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu 4
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 5
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP 5
1.1.1. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp 5
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất nông nghiệp 7
1.1.3. Sử dụng đất nông nghiệp 8
1.1.4. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 9
1.1.5. Các quan điểm về sản xuất hàng hóa 16
1.1.6. Xu hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá 18
1.2. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA
VIỆT NAM VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA 21
1.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam 21
1.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ sản xuất hàng hóa 23
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CHUYÊN RAU MÀU
PHỤC VỤ SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI
ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 27
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HOÀI ĐỨC 27
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 27

1. Kết luận 74
2. Kiến nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV
Bảo vệ thực vật
HTX
Hợp tác xã
FAO
Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới
GTGT
Giá trị gia tăng
GTSX
Giá trị sản xuất
CPTG
Chi phí trung gian
TCP
Tổng chi phí
TNHH
Thu nhập hỗn hợp
IFAD
Quỹ Nông nghiệp và phát triển quốc tế

Lao động
LUT
Loại hình sử dụng đất
NXB
Nhà xuất bản
PĐTNH

Bảng 2.11. So sánh lượng thuốc BVTV thực tế và khuyến cáo trên cây trồng 57
Bảng 3.1. Đề xuất hướng sử dụng đất canh tác huyện Hoài Đức 63
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất năm 2012 huyện Hoài Đức(%) 33
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu các LUT canh tác huyện Hoài Đức 36
Biểu đồ 2.3. TNHH (nghìn đồng/ha) của các 38
Biểu đồ 2.4. Tỷ suất đồng vốn của các LUT vùng bãi 38
Biểu đồ 2.5. TNHH (nghìn đồng/ha) của các LUT vùng nội đồng 42
Biểu đồ 2.6. Tỷ suất đồng vốn của các LUT vùng nội đồng 42
Biểu đồ 2.7. Số lao động của các LUT vùng bãi 47
Biểu đồ 2.8. Giá trị ngày công lao động của các LUT vùng bãi 48
Biểu đồ 2.9. Số lao động của các LUT vùng bãi 51
Biểu đồ 2.10. Giá trị ngày công lao động của các LUT vùng bãi 51 DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Cảnh quan ruộng trồng cây dưa chuột ở Hoài Đức 45
Hình 2.2. Cảnh quan ruộng trồng cây cà tím ở Hoài Đức 45
Hình 2.3. Cảnh quan ruộng trồng cây đậu đũa ở Hoài Đức 46
Hình 2.4. Cảnh quan ruộng trồng cây ngô ở Hoài Đức 46
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Sử dụng đất nông nghiệp như thế nào để đảm bảo an ninh lương thực và
phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu cùng với sức ép của sự
gia tăng dân số, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang trở thành
một vấn đề vấn đề bức thiết của các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam,
việc tổ chức sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển bền vững. Cùng với tiến

2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng sử dụng đất chuyên rau màu huyện Hoài Đức trong
giai đoạn vừa qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
đất đất chuyên rau màu phục vụ sản xuất hàng hóa tại huyện Hoài Đức –
thành phố Hà Nội.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đối tượng là hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu
quả môi trường của việc sử dụng đất chuyên rau màu phục vụ sản xuất hàng
hóa ở huyện Hoài Đức.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu : tập trung nghiên cứu thực trạng của việc sử
dụng đất rau, màu trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Về không gian nghiên cứu : địa bàn huyện Hoài Đức – thành phố Hà
Nội, bao gồm 19 xã: Đức Thượng, Minh Khai, Dương Liễu, Di Trạch, Đức
Giang, Cát Quế, Kim Chung, Yên Sở, Sơn Đồng, Vân Canh, Đắc Sở, Lại Yên,
Tiền Yên, Song Phương, An Khánh, An Thượng, Vân Côn, La Phù, Đông La.
Về thời gian nghiên cứu : đề tài nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất rau
màu trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 2005 – 2020.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp và đất nông nghiệp phục vụ sản xuất hàng hóa;
3
Phân tích hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của
đất chuyên rau màu phục vụ sản xuất hàng hóa tại huyện Hoài Đức;
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
đất chuyên rau màu phục vụ sản xuất hàng hóa tại huyện Hoài Đức.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Các tài liệu, số liệu thống kê về thực trạng sử dụng đất rau màu trong
thời gian qua rất nhiều và dàn trải, nên việc chọn lọc, tính toán và xử lý số

Ngoài phần mở đầu, kết luận và hệ thống các bảng biểu đi kèm, cấu trúc
đề tài khóa luận gồm 03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp
Chương 2: Thực trạng sử dụng đất chuyên rau màu phục vụ sản xuất
hàng hóa trên địa bàn huyện Hoài Đức
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất
chuyên rau màu phục vụ sản xuất hàng hóa huyện Hoài Đức đến năm 2020.
5
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp
1.1.1.1. Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất
nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu
thí nghiệm về nông nghiệp. [10]
Đất nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia, nó tham gia vào quá trình sản xuất và làm ra sản
phẩm cần thiết nuôi sống con người;
Theo Điều 13 Luật Đất đai Việt Nam năm 2003, đất đai được chia thành 3
nhóm lớn là: nhóm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng;
Trong nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp (đất
trồng cây hàng năm hay đất canh tác, đất trồng cây lâu năm), đất lâm nghiệp,
đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. [11]
1.1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp
a. Đất sản xuất nông nghiệp (SXN):

rừng mới); bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
c. Đất nuôi trồng thuỷ sản (NTS):
Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thuỷ sản; bao
gồm đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản
nước ngọt.
d. Đất nông nghiệp khác (NKH):
Là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà
khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực
7
tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại
động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí
nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở
ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân
để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản
xuất nông nghiệp. [11]
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất nông nghiệp
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của
động - thực vật và con người trên trái đất. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để
con người tồn tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Đất
đai tham gia vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội. Tuy vậy, đối với từng
ngành cụ thể đất đai có vị trí khác nhau.
Trong nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, đất đai có
vị trí đặc biệt. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay
thế. Đặc biệt vì đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Đất
đai là đối tượng lao động vì đất đai chịu sự tác động của con người trong quá
trình sản xuất như: cày, bừa, xới, để có môi trường tốt cho sinh vật phát
triển. Đất đai là tư liệu lao động vì đất đai phát huy tác dụng như một công cụ
lao động. Con người sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi. Không có đất
đai thì không có sản xuất nông nghiệp. Với sinh vật, đất đai không chỉ là môi
trường sống, mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất

kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử
dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự
nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố cơ bản của sản xuất, các nhiệm vụ và
nội dung sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không
gian sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng,
hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
9
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô
kinh tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai
một cách kinh tế, tập trung, thâm canh. [5]
1.1.3.2. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
- Đất nông nghiệp cần được sử dụng đầy đủ và hợp lý
Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất nông nghiệp có nghĩa là đất nông nghiệp
cần được sử dụng hết và mọi diện tích đất nông nghiệp đều được bố trí sử dụng
phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại đất để vừa nâng cao năng
suất cây trồng, vật nuôi vừa duy trì được độ phì nhiêu của đất.
- Đất nông nghiệp cần được sử dụng có hiệu quả kinh tế cao
Đây là kết quả của nguyên tắc thứ nhất trong sử dụng đất nông nghiệp.
Nguyên tắc chung là đầu tư vào đất nông nghiệp đến khi mức sản phẩm thu
thêm trên một đơn vị diện tích bằng mức chi phí tăng thêm trên một đơn vị
diện tích đó.
- Đất nông nghiệp cần được quản lý và sử dụng một cách bền vững
Sự bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa là cả số lượng và
chất lượng đất nông nghiệp phải được bảo tồn không những để đáp ứng mục
đích trước mắt của thế hệ hiện tại mà còn phải đáp ứng được cả nhu cầu ngày
càng tăng của các thế hệ mai sau. Sự bền vững của đất nông nghiệp gắn liền
với điều kiện sinh thái môi trường.

cường các nguồn nhân lực sẵn có phục vụ lợi ích của con người [24]
Hiệu quả kinh tế là tiêu chí được quan tâm hàng đầu, là khâu trung tâm
để đạt được các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế có khả năng lượng hóa
bằng các chỉ tiêu kinh tế, tài chính. [23]
*) Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa con người với con
người, có tác động tới hiệu quả kinh tế [6]. Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất
hiện nay là phải thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống nhân dân, góp
11
phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phương được
phát huy, đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về ăn, mặc và nhu cầu sống khác.
Sử dụng đất phù hợp với tập quán, nền văn hóa của địa phương thì việc sử
dụng đất đó bền vững hơn, được sự ủng hộ nhiều hơn của người dân.
Theo ông Nguyễn Duy Tính [16] hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất
nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện
tích đất nông nghiệp.
*) Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường đảm bảo tính bền vững cho hiệu quả kinh tế và
hiệu quả xã hội. Hiệu quả môi trường đang là vấn đề được cả nhân loại quan
tâm và được phản ánh bằng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật.
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: loại hình sử dụng đất phải
bảo vệ được độ mầu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hóa đất, bảo vệ
môi trường sinh thái, độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái
(>35%), đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững
hơn độc canh ).
1.1.4.2. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
*) Sử dụng đất bền vững
Ngày nay, sử dụng đất nông nghiệp bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả
trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối
với sự tồn tại và phát triển của nhân loại [24]

*) Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp: Về kinh tế: đảm bảo
được hiệu quả cao và lâu bền; Về xã hội: không tạo khoảng cách lớn giữa
giàu nghèo, không làm bần cùng hóa nông dân và gây ra những tệ nạn xã hội
nghiêm trọng; Về tài nguyên môi trường: không làm cạn kiệt tài nguyên,
không làm suy thoái và hủy hoại môi trường; Về văn hóa: quan tâm đến việc
bảo tồn và phát huy bản sắc nền văn hóa dân tộc. [12]
Theo tổ chức nông lương thế giới, FAO (1989, 1991), hệ thống nông
13
nghiệp bền vững là hệ thống quản lý thành công các nguồn lợi phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp, để thỏa mãn những nhu cầu của con người, trong khi
duy trì hoặc nâng cao chất lượng môi trường và bảo vệ các nguồn lợi thiên
nhiên. Hệ thống đó bao gồm sự quản lý, bảo vệ các nguồn lợi thiên nhiên một
cách hợp lý và phải có phương hướng thay đổi công nghệ và thể chế để đảm
bảo duy trì và thoải mãn liên tục những nhu cầu của con người ở hiện tại và
trong tương lai. Sự phát triển như vậy phải gắn liền với việc bảo vệ đất, nước,
các nguồn gen cây trồng, vật nuôi và đảm bảo lợi ích kinh tế và sự chấp nhận
xã hội. [26]
Eckngert và Breitchuh (1994) cho rằng, nông nghiệp bền vững là sự
quản lý và sử dụng hệ sinh thái nông nghiệp bằng cách duy trì tính đa dạng
sinh học, năng suất, khả năng tái sinh và hoạt động của nó, để nó có thể hoàn
thành những chức năng kinh tế, xã hội và sinh thái ở hiện tại và tương lại trên
phạm vi địa phương, quốc gia và toàn cầu mà không làm tổn hại đến các hệ
sinh thái khác. [26]
Các quan điểm trên có nhiều cách biểu thị khác nhau, song về nội dung
thường bao gồm 3 thành phần cơ bản:
- Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống
nông nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường;
- Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong
mối quan hệ con người hiện tại và cả cho đời sau;

- Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất nông nghiệp, đến hệ thống môi trường, đến những người lao động ngành
nông nghiệp;
**) Hiệu quả kinh tế:
+ Giá trị sản xuất (GTSX): Là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong
kỳ sử dụng đất (một vụ, một năm, tính cho từng cây trồng và có thể tính cho
cả công thức luân canh hay hệ thống sử dụng đất);
+ Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sản
15
xuất quy ra tiền sử dụng trực tiếp cho quá trình sử dụng đất (giống, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật…);
+ Giá trị gia tăng (GTGT): Là giá trị sản phẩm vật chất mới tạo ra trong
quá trình sản xuất, trong một năm hoặc một chu kỳ sản xuất, được xác định
bằng giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian.
GTGT = GTSX – CPTG
GTGT thường tính toán ở 3 góc độ hiệu quả:
 GTGT/1 ha đất nông nghiệp
 GTGT/1 đơn vị chi phí (đồng, USD…)
 GTGT/1 công lao động
+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): Là thu nhập sau khi đã trừ các khoản chi
phí trung gian, thuế, khấu hao tài sản cố định, chi phí lao động thuê ngoài.
TNHH tính trên 3 góc độ hiệu quả:
 TNHH/1 ha đất nông nghiệp
 TNHH/1 đơn vị chi phí (đồng, USD…)
 TNHH/1 công lao động
**) Hiệu quả xã hội:
Hiệu quả xã hội chính là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội
(kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra. Trong phạm vi nghiên cứu
đề tài, tôi xin phép chỉ đề cập đến các nội dung sau:
+ Mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm (công/ha);

nếu trên 50% thì gọi là hệ thống trồng trọt thương mại hóa (sản xuất theo
hướng hàng hóa). [3]
Đối với hộ nông dân, những sản phẩm được đưa ra bán thì gọi là sản
phẩm hàng hóa [22]
*) Vai trò của sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường:
Hệ thống kinh tế nông nghiệp theo định hướng XHCN mà chúng ta
nhằm xây dựng ở Việt Nam là một hệ thống kinh tế mang tính hỗn hợp, đa
dạng và đan xen nhiều hình thức sở hữu, nhiều khu vực sản xuất và dịch vụ,
nhiều thành phần kinh tế cùng bình đẳng tồn tại và phát triển trong mối quan
17
hệ hợp tác, liên kết và cạnh tranh phù hợp với pháp luật Nhà nước, được pháp
luật bảo vệ, trong đó sở hữu Nhà nước, thành phần kinh tế Nhà nước là lực
lượng định hướng XHCN chủ yếu của hệ thống. Dưới sự quản lý vĩ mô của
Nhà nước, hệ thống kinh tế nông nghiệp nhiều thành phần phát triển trong sự
chi phối ngày càng hoàn hảo của cơ chế thị trường. Thị trường và các quan hệ
thị trường ngày càng đóng vai trò quyết định trong việc phân phối các tài
nguyên quốc gia vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhằm thúc đẩy sự hài
hòa giữa sản xuất và nhu cầu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. [9]
Sản xuất hàng hóa là một tất yếu khách quan, một thuộc tính bên trong lâu
dài của chính sự phát triển nền nông nghiệp nước ta theo định hướng XHCN.
Phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng quan hệ hàng hóa – tiền tệ trong lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa to lớn về kinh tế xã hội:
- Sản xuất hàng hóa thúc đẩy nhanh chóng quá trình phân công lao động
trong sản xuất nông nghiệp, góp phần chuyển nền nông nghiệp từ độc canh
lương thực sang phát triển toàn diện trên cơ sở chuyên môn hóa kết hợp với
kinh doanh tổng hợp, tạo ra những vùng chuyên môn hóa tập trung, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hợp lý;
- Tạo tiền đề trong việc nâng cao phúc lợi, cải thiện đời sống nông dân
và bộ mặt nông thôn;
- Thông qua quan hệ cạnh tranh và hợp tác, quan hệ trao đổi bình đẳng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status