Tiểu luận thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực việt nam - Pdf 25


1
LỜI MỞ ĐẦU
Là một nước đông dân thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, và đang được coi là thời kỳ dân số
vàng. Xét một cách tổng quát thì nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay khá là dồi dào. Tuy nhiên,
Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp vì vậy phần đa dân số là nông dân, trình độ học vấn
không cao. Bên cạnh đó, thành phần tầng lớp tri thức, lao động lành nghề là rất ít.
Xét về hiện tại nước ta đi theo hướng công nghiệp hóa. Tức là đưa nước ta trở thành một nước
công nghiệp sẽ yêu cầu người lao động phải có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật
cao.cũng vì lý do này mà nguồn lực nước ta đang là một vấn đề cấp bách cần được chú ý và giải
quyết.
I.Đặc điểm nguồn nhân lực việt nam.
Theo kết quả điều tra dân số đến tháng 12/2010, Việt Nam có gần 87 triệu người. Điều này
phản ánh nguồn nhân lực của Việt Nam đang phát triển dồi dào. Nguồn nhân lực Việt Nam được
cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các
ngành, nghề. Trong đó, nguồn nhân lực nông dân có gần 62 triệu người, chiếm hơn 70% dân số;
nguồn nhân lực công nhân là 9,5 triệu người (gần 10% dân số); nguồn nhân lực trí thức, tốt
nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, chiếm khoảng 2,15% dân số; nguồn
nhân lực từ các doanh nghiệp khoảng 2 triệu người, trong đó, khối doanh nghiệp trung ương gần
1 triệu người…. Sự xuất hiện của giới doanh nghiệp trẻ được xem như một nhân tố mới trong
nguồn nhân lực, nếu biết khai thác, bồi dưỡng, sử dụng tốt sẽ giải quyết được nhiều vấn đề quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay ở Việt Nam đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và nhân lực chất
lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất
lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái thiếu của Việt Nam hiện nay không phải là nhân lực phổ
thông, mà là nhân lực chất lượng cao. Theo số liệu thống kê năm 2010, trong số 20,1 triệu lao
động đã qua đào tạo trên tổng số 48,8 triệu lao động đang làm việc, thì chỉ có 8,4 triệu người có
bằng cấp, chứng chỉ do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Số người từ 15 tuổi trở lên được
đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chiếm khoảng 40%. Cơ cấu đào tạo hiện còn bất
hợp lý được thể hiện qua các tỷ lệ: Đại học và trên Đại học là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3
và công nhân kỹ thuật là 0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1-4-10. Theo đánh giá của

động mới qua đào tạo mới chỉ có từ 30 đến 40%; trình độ ngoại ngữ, khả năng sử dụng máy tính,
công nghệ thông tin kém….
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố năm 2011 dân số Việt Nam là 87 triệu người,
xếp thứ 13 trên thế giới về dân số. Theo tính toán của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc, đến giữa thế
kỷ XXI, dân số Việt Nam có thể đạt ngưỡng 100 triệu người. Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá
chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11
trong số 12 nước ở châu Á tham gia xếp hạng. Chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam đạt
3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133 nước được xếp
hạng. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện nay là 75.
Nguồn nhân lực từ nông dân: Nông dân Việt Nam chiếm khoảng hơn 61 triệu 433 nghìn người,
bằng khoảng 73% dân số của cả nước. Cả nước có khoảng 113.700 trang trại, 7.240 hợp tác xã
nông, lâm nghiệp, thủy sản; có 217 làng nghề, 40% sản phẩm từ các ngành, nghề của nông dân

1
được xuất khẩu đến hơn 100 nước. Như vậy, so với trước đây, nông thôn nước ta đã có những
chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong nông dân ở nước ta vẫn chưa được khai thác, chưa được tổ
chức đầy đủ. Người nông dân chẳng có ai dạy nghề trồng lúa. Họ đều tự làm. Đến lượt con cháu
họ cũng tự làm. Có người nói rằng, nghề trồng lúa là nghề dễ nhất, không cần phải hướng dẫn
cũng có thể làm được. Ở các nước phát triển, họ không nghĩ như vậy. Mọi người dân trong làng
đều được hướng dẫn tỷ mỷ về nghề trồng lúa trước khi lội xuống ruộng. Hiện có từ 80 đến 90%
lao động nông, lâm, ngư nghiệp và những cán bộ quản lý nông thôn chưa được đào tạo. Điều này
phản ánh chất lượng nguồn nhân lực trong nông dân còn rất yếu kém. Sự yếu kém này đẫ dẫn
đến tình trạng sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn còn đang trong tình trạng sản xuất nhỏ, manh
mún, sản xuất theo kiểu truyền thống, hiệu quả sản xuất thấp. Việc liên kết "bốn nhà" (nhà nước,
nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) hiện đang còn là hình thức.
Tình trạng đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, làm cho một bộ phận lao động ở nông thôn dôi ra,
không có việc làm. Từ năm 2000 đến năm 2007, mỗi năm nhà nước thu hồi khoảng 72 nghìn ha
đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp, xây dựng đô thị.
Chính vì nguồn nhân lực trong nông thôn chưa được khai thác, đào tạo, cho nên một bộ phận

Việt Nam, việc làm và đời sống của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện. Bên cạnh đó,
sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng, kỹ
năng nghề nghiệp; thiếu nhiều các chuyên gia kỹ thuật, công nhân lành nghề; tác phong công
nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; phần lớn công nhân xuất thân từ nông dân, chưa
được đào tạo cơ bản và có hệ thống. "Địa vị chính trị của giai cấp công nhân chưa thể hiện đầy
đủ"
1
.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình đổi
mới đã mở ra một giai đoạn lịch sử mới trong sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam.
Bên cạnh đó, những hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến
việc làm, đời sống, tâm tư, tình cảm của công nhân; những chính sách về giai cấp công nhân tuy
đã ban hành, nhưng chưa sát hợp với tình hình thực tế của giai cấp công nhân. Trong các doanh
nghiệp và người sử dụng lao động, không ít trường hợp còn vi phạm chính sách đối với công
nhân và người lao động.
Nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức: Nếu tính sinh viên đại học và cao đẳng trở lên
được xem là trí thức, thì đội ngũ trí thức Việt Nam trong những năm gần đây tăng nhanh. Riêng
sinh viên đại học và cao đẳng phát triển nhanh: năm 2000, cả nước có 899,5 nghìn người; năm
2002: 1.020,7 nghìn người; năm 2003: 1.131 nghìn người; năm 2004: 1.319,8 nghìn người. Năm
2005: 1,387,1 nghìn người; năm 2006 (mới tính sơ bộ: prel): 1,666, 2 nghìn người,… Cả nước có
khoảng 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; 1.131 giáo sư; 5.253 phó giáo sư; 16 nghìn người có
trình độ thạc sĩ; 30 nghìn cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ; 52.129 giảng viên đại học,
cao đẳng, trong đó có 49% của số 47.700 có trình độ thạc sĩ trở lên, gần 14 nghìn giáo viên trung
cấp chuyên nghiệp, 11.200 giáo viên dạy nghề và 925 nghìn giáo viên hệ phổ thông; gần 9.000
tiến sĩ được điều tra, thì có khoảng 70% giữ chức vụ quản lý và 30% thực sự làm chuyên môn.
Đội ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngoài, hiện có khoảng 300 nghìn người trong tổng số gần 3

1
triệu Việt kiều, trong đó có khoảng 200 giáo sư, tiến sĩ đang giảng dạy tại một số trường đại học
trên thế giới.

Đội ngũ công chức, viên chức của ngành thuế Việt Nam hiện có gần 39 nghìn người; ngành hải
quan của Việt Nam là 7.800 người, ngành kho bạc là 13.536 người.
Tính đến tháng 6-2005, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách pháp luật của các cơ
quan trung ương là 824 người, trong đó có 43 tiến sĩ luật (chiếm 5,22%), 35 tiến sĩ khác (chiếm
4,25%), 89 thạc sĩ luật (chiếm 10,08%), 43 thạc sĩ khác (chiếm 5,22%), 459 đại học luật (chiếm

1
55,70%), 223 đại học khác (chiếm 27,06%), 64 người có 2 bằng vừa chuyên môn luật, vừa
chuyên môn khác (chiếm 7,77%),… Cả nước có 4.000 luật sư (tính ra cứ 1 luật sư trên 24 nghìn
người dân).
Trí thức, công chức, viên chức trong các ngành nghề khác của các cơ quan trung ương và địa
phương cũng tăng nhanh.
Tổng nhân lực các hội, liên hiệp hội, viện, trung tâm (NGO) hiện có 52,893 người.
Bên cạnh sự tăng nhanh từ nguồn nhân lực trí thức, công chức, viên chức đã dẫn ra trên đây, thấy
rằng, ở Việt Nam hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức còn yếu
kém và bất cập. Đa số công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan công quyền chưa hội đủ
những tiêu chuẩn của một công chức, viên chức như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ,
tin học, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc. Có 63% tổng số sinh viên tốt nghiệp ra
trường chưa có việc làm; không ít đơn vị nhận người vào làm, phải mất 1-2 năm đào tạo lại.
Trong số 37% sinh viên có việc làm, thì cũng không đáp ứng được công việc. Bằng cấp đào tạo ở
Việt Nam chưa được thị trường lao động quốc tế thừa nhận. Năm 2007, số sinh viên tốt nghiệp
đại học là 161.411 người. Theo ước tính, mỗi tấm bằng đại học, người dân bỏ ra 40 triệu đồng,
còn nhà nước đầu tư khoảng 30 triệu đồng. Như vậy, với tỷ lệ 63% số sinh viên ra trường chưa
có việc làm, cho thấy kinh phí đầu tư của sinh viên thất nghiệp (161.411 sinh viên x 63% x 70
triệu), ít nhất thất thoát 7.117 tỷ đồng (trong đó, 4.067 tỷ đồng của dân và 3.050 tỷ đồng của nhà
nước).
Việt Nam có khoảng 2,6 triệu người có trình độ đại học trở lên. Con số này có thể nói tương
đương với 2,6 triệu trí thức nước nhà.
Từ những đặc điểm trên đây, có thể rút ra những điểm chính về thực trạng của nguồn nhân lực
việt nam hiện nay như sau:

phương diện toàn cầu. Đây là nhiệm vụ của toàn xã hội, mang tính xã hội; là trách nhiệm của các
cấp lãnh đạo, quản lý, của nhà trường, của doanh nghiệp, của gia đình cũng như của bản thân
mỗi người lao động. "Đây chính là thể hiện quan điểm phát triển con người, phát triển kinh tế -
xã hội vì con người và do con người, là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền
vững"
3
.

Thứ hai: xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 19/4/2011, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 579/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển nhân
lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 trong đó nêu rõ mỗi bộ, ngành và địa phương phải xây dựng
quy hoạch phát triển nhân lực đồng bộ với chiến lược, kế hoạch phát triển chung của mình. Vấn
đề hiện nay là cần hiện thực hóa Chiến lược bằng các biện pháp, hành động cụ thể. Kinh nghiệm
của nhiều nước cho thấy rõ, coi trọng và quyết tâm thực thi chính sách giáo dục - đào tạo phù
hợp là nhân tố quyết định tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển nhanh và bền
vững.
Thứ ba, song song với việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân
lực cần đi đôi với xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của con người trong thời đại hiện nay
như trách nhiệm công dân, tinh thần học tập, trau dồi tri thức; có ý thức và năng lực làm chủ bản
thân, làm chủ xã hội; sống có nghĩa tình, có văn hóa, có lý tưởng. Đây cũng là những giá trị

1
truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, rất cần được tiếp tục phát huy trong bối cảnh hội
nhập quốc tế, nhất là đối với thế hệ trẻ.
Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực phải gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người
dân, chính sách lương - thưởng, bảo đảm an sinh xã hội. Đại hội XI đã đề cập tới việc cụ thể hóa
những hoạt động của lĩnh vực này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe
nhân dân, đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế
tri thức trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt và yêu cầu cường độ lao động cao.

quốc tế.
Thứ mười ba: Đổi mới quản lý nhà nước về đào tạo và dạy nghề từ trung ương đến địa phương;
tổ chức hợp lý hệ thống cấp bậc đào tạo; thực hiện phân cấp quản lý đào tạo giữa bộ, ngành, địa
phương; quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy
nghề. Khuyến khích thành lập các trường đại học, cao đẳng tư thục tại các nơi có điều kiện, góp
phần đẩy nhanh số lượng và chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo.
Thứ mười bốn: Đổi mới cách xây dựng nền giáo dục, đào tạo phục vụ nhu cầu xã hội; thực hiện
đúng yêu cầu học để làm việc, giúp nước, giúp dân; xây dựng cơ sở đào tạo theo hướng đào tạo
đến đâu sử dụng đến đó.
Thứ mười năm: Xây dựng hệ thống quốc gia để kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục và đào
tạo; xử lý việc thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực trên phạm vi cả nước, bảo đảm phát triển
hài hòa, cân đối.
Thứ mười sáu: Bảo đảm và huy động nguồn vốn cho phát triển nhân lực; đẩy mạnh xã hội hóa
để tăng cường các nguồn vốn cho phát triển nhân lực.
Thứ mười bảy: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực và chuyên giao công
nghệ hiện đại về Việt Nam.
Thứ mười tám: Nâng cao hơn nữa đến chất lượng con người và chất lượng cuộc sống. Chất
lượng con người, trước hết, phải tính đến vấn đề chất lượng sinh nở. Ngành y tế phải có những
quy định cụ thể về chất lượng sinh nở như kiểm tra sức khỏe, bệnh tật, tính di truyền và vợ
chồng quan hệ để sinh con,…, trước khi chính quyền cấp giấy đăng ký giá thú. Hiện nay, tại Việt
Nam, đang có tình trạng đẻ vô tội vạ, đẻ không tính toán, cân nhắc, nhất là ở nông thôn, làm cho
những đứa con sinh ra bị còi cọc, không phát triển được trí tuệ. Thậm chí có những người bị
nhiễm chất độc da cam mà vẫn đẻ ra những đứa con dị tật. Có người tính rằng, tại Việt Nam, cứ
10 đứa trẻ sinh ra, có 1 người bị dị tật bẩm sinh. Vì vậy, phải tăng cường chất lượng hoạt động
của các cơ quan chức năng.Khi có chất lượng con người, phải tính đến chất lượng cuộc sống, có
nghĩa là phải nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần của con người sinh ra, bảo đảm cho họ có thể
lực dồi dào, trí tuệ minh mẫn. Về vấn đề này, Việt Nam còn kém xa so với nhiều nước.
Thứ mười chín: Nhà nước xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xác định thật rõ xây dựng nguồn nhân
lực là trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách, trách


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status