Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng sách giáo khoa trong dạy học phần II-Sinh học tế bào, Sinh học 10 Trung học phổ thông - Pdf 25

t
ĐINH THỊ HỒNG NHUNG
RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KĨ NĂNG
SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA TRONG DẠY HỌC PHẦN II -
SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN SINH HỌC)
Mã số: 60 14 10
HÀ NỘI - 2012

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN SINH HỌC)
Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐỨC THÀNH HÀ NỘI - 2012
v
MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn
i
Danh mục viết tắt
ii
Danh mục các bảng
iii
Danh mục các biểu đồ
iv
Mục lục
v
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
6

BÀO, SINH HỌC 10, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 25
2.1. Chuẩn kiến thức kĩ năng phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10,
Trung học phổ thông

25
2.2. Các nguyên tắc rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa trong
dạy học phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, Trung học phổ thông

28
2.2.1. Nguyên tắc hình thành những kĩ năng cơ bản làm cơ sở cho
việc tổ hợp các kĩ năng sử dụng sách giáo khoa Sinh học 10

28
vi
2.2.2. Nguyên tắc rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa phù hợp
với đặc điểm nội dung và mục tiêu dạy học Sinh học 10

29
2.2.3. Nguyên tắc rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa phù hợp
với khả năng của học sinh

30
2.2.4. Nguyên tắc rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa phải phát
triển năng lực tự học

30
2.3. Hệ thống các kĩ năng sử dụng sách giáo khoa cần có trong dạy
52
2.5.1. Bài về kiến thức cấu trúc
52
2.5.2. Bài về kiến thức hoạt động sinh lí
60
2.5.3. Bài ôn tập chương
69
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
73
3.1. Mục đích thực nghiệm
73
3.2. Nội dung thực nghiệm
73
3.2.1. Nội dung của các bài dạy thực nghiệm
73
3.2.2. Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm
73
3.3. Phương pháp thực nghiệm
73
vii
3.3.1. Chọn mẫu
73
3.3.2. Phương pháp bố trí thực nghiệm
74
3.3.3. Xử lý số liệu bằng thống kê toán học
75
3.4. Kết quả thực nghiệm
77

ii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Đọc là

ĐC
Đối chứng
ĐHSP
Đại học sư phạm
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
NDNC
Nội dung nghiên cứu
SGK
Sách giáo khoa
THPT
Trung học phổ thông
TN
Thực nghiệm

39
Bảng 2.2. Quy trình rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa trong
dạy học kiến thức mới trên lớp

43
Bảng 2.3. Quy trình rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa trong
củng cố, ôn tập

47
Bảng 3.1. Thống kê tần số điểm kiểm tra từ 1 đến 10 của học sinh
qua 3 lần kiểm tra trong thực nghiệm

78
Bảng 3.2. So sánh định lượng kết quả nhóm thực nghiệm và đối
chứng qua các lần kiểm tra trong thực nghiệm

78
Bảng 3.3. Phân loại trình độ học sinh qua các lần kiểm tra trong thực
nghiệm

79
Bảng 3.4. Thống kê tần số điểm kiểm tra từ 1 đến 10 của học sinh
qua 2 lần kiểm tra sau thực nghiệm

81
Bảng 3.5. So sánh kết quả lần kiểm tra sau thực nghiệm
81
Bảng 3.6. Phân loại trình độ học sinh qua các lần kiểm tra sau thực
nghiệm
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy - học
Đất nước ta đang trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự
thách thức trước nguy cơ tụt hậu về cạnh tranh trí tuệ đòi hỏi phải đổi mới
giáo dục, trong đó có sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy và học. Luật
giáo dục công bố năm 2005, điều 28.2 có ghi “Phương pháp dạy học phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả
năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Đảng và nhà nước ta cũng rất quan tâm đến vấn đề quan trọng này.
Nghị Quyết Trung ương IV (khóa VII, 1/1993) chỉ rõ: “phải khuyến khích tự
học”, “phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho
học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Trong dạy học
có thể nói những yếu tố kiềm tỏa phương pháp dạy học để tạo kết quả dạy tốt
đó là: mục đích dạy học, nội dung dạy học và đối tượng dạy học. Việc dạy
học chỉ có thể đạt kết quả cao khi người dạy biết khơi dậy và phát huy những
tiềm năng vốn có ở mỗi người học. Nghị quyết Trung ương II khóa VII
(12/1996) tiếp tục khẳng định “phải đổi mới phương pháp giáo dục và đào
tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo

việc với sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác.
1.3. Do đặc điểm nội dung của phần Sinh học tế bào, Sinh học 10, Trung
học phổ thông
Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống. Vì vậy sinh học tế
bào là một phần đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực sinh học. Phần sinh học tế
bào giới thiệu các đặc điểm đặc trưng cơ bản của sự sống ở cấp độ tế bào.
3
Căn cứ vào đặc điểm nội dung kiến thức phần sinh học tế bào - Sinh
học 10 Trung học phổ thông bao gồm những kiến thức về cấu trúc trong đó
nặng về mô tả các thành phần cấu tạo và các kiến thức cơ chế nhưng đều được
mô hình hóa. Do đó phần sinh học tế bào là một trong những phần kiến thức
của chương trình Sinh học 10 Trung học phổ thông có khả năng rèn luyện cho
các em kĩ năng sử dụng sách giáo khoa ở các mức độ khác nhau như tự ghi
nhớ nội dung, tự tóm tắt, tự sơ đồ hóa, tự tìm ý trả lời câu hỏi, kết hợp với
cách biên soạn của sách giáo khoa theo hướng giúp học sinh tự học, tự tìm tòi
khám phá với sự trợ giúp của giáo viên.
1.4. Do thực trạng kĩ năng sử dụng sách giáo khoa lớp 10 hiện nay của học sinh
Do đa số học sinh hiện nay chỉ coi môn học là nhiệm vụ, không chịu
đầu tư thời gian vào tìm hiểu, chưa thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng về mặt
khoa học và giáo dục của môn học nên thường chỉ học với thái độ đối phó mà
không thực sự hứng thú, say mê môn học. Một số ít học sinh có ý thức tự giác
với môn học nhưng đa số không có kĩ năng sử dụng sách giáo khoa do đó
chưa khai thác triệt để nội dung sách giáo khoa một cách chủ động, sáng tạo.
Xuất phát từ những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Rèn luyện cho
học sinh kĩ năng sử dụng sách giáo khoa trong dạy học phần II - Sinh học
tế bào, Sinh học 10, Trung học phổ thông.”
2. Mục đích nghiên cứu
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng sách giáo khoa trong dạy học
phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, Trung học phổ thông, nhằm phát triển
năng lực tự học và nắm vững kiến thức.

giáo khoa trong học tập qua phiếu điều tra.
5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Mục đích thực nghiệm sư phạm: nhằm xác định hiệu quả của các biện
pháp đã đề xuất.
5
- Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng thống kê toán học để xác định kết
quả định lượng.
- Phân tích định tính: kết quả rèn luyện các kĩ năng sử dụng sách giáo
khoa đã hình thành.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng sách giáo khoa
trong dạy học phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, Trung học phổ thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Thế giới

quan trọng nhất. Nhóm xây dựng sách giáo khoa Viện tâm lí đang nghiên cứu
vấn đề thay đổi chức năng sách giáo khoa. Sách trước hết quy định 2 chức
năng: thông báo - củng cố kiến thức thu thập ở lớp và luyện tập. Quan niệm
đó tồn tại cho đến nay như sách giáo khoa gồm những tài liệu để giáo viên sử
dụng các biện pháp dạy học thuyết giảng tại lớp, dùng những bài tập để củng
cố kiến thức và hình thành một số kĩ năng xác định. Nhưng nay sách giáo khoa
cần đổi mới, phải giúp giáo viên hình thành và phát triển các hoạt động tâm lí
học sinh như quan sát, chú ý, biểu tượng, sự tự kiểm tra, tư duy, trí nhớ kích
thích và trợ giúp hứng thú nhận thức của các em, đặc biệt coi trọng vấn đề học
sinh làm việc với sách trên lớp. Sách có hai bước giới thiệu tài liệu: bắt đầu là
đặt vấn đề, tiếp đó là giải thích minh họa nhưng phải chọn lọc, không quá tải.
Bởi vậy sách phải đa dạng, đa chức năng, sinh động, linh hoạt, chú ý đưa yếu
tố học tập cá thể hóa để học sinh tự tìm kiếm kiến thức”.
Từ năm 1990 ở Mỹ việc rèn luyện “Kĩ năng đọc nghiên cứu” đã trở
thành một trong những nhiệm vụ đào tạo cực kì quan trọng trong nhà trường
phổ thông. Trong các kì nghỉ hè và công tác hỗ trợ học tập, người ta thường
thành lập rất nhiều trung tâm “Kĩ năng đọc nghiên cứu”. Ai đã từng tham gia
các trung tâm ấy đều khẳng định đó là nơi học sinh được học tập nhiều cách
thức đọc khác nhau. Đó là nền tảng để phát triển việc đọc có tính chất nghiên
cứu thông qua việc đọc đúng, đọc làm nổi bật từng cấp độ ý nghĩa.
1.1.2. Việt Nam
Ở Việt Nam, từ khi nền giáo dục cách mạng ra đời (1945), Chủ tịch Hồ
Chí Minh - người khởi xướng, tấm gương sáng về tinh thần và phương pháp
tự học đã dạy: “về cách học, phải lấy tự học làm cốt”.
8
Việc nghiên cứu lý luận về các phương pháp dạy học để phát huy tính
tích cực của học sinh nói chung, về vấn đề sử dụng sách giáo khoa nói riêng,
đã được nhiều nhà khoa học sư phạm quan tâm nghiên cứu từ lâu, đặc biệt
một số tác giả đã áp dụng lý luận đó vào nghiên cứu thực tiễn dạy học.
Trong nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách Giáo dục (11/1/1979) đã

sức cần thiết.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Khái niệm về kĩ năng
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về kĩ năng. Khi thì kĩ năng được xem xét
ở khía cạnh kĩ thuật của hành động, có khi kĩ năng được xem xét ở bình diện
năng lực thực hiện hành động và kĩ năng còn được xem xét ở khả năng thực
hiện đúng hành động nhất định.
Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam - tác giả Nguyễn Lân (2000), kĩ năng
là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn.
Theo Trần Bá Hoành - Tài liệu tham khảo “Đổi mới phương pháp đào tạo
ở các trường CĐSP ngành sinh học” - Hà Nội 6/2005, kĩ năng là khả năng vận
dụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn.
Theo Từ điển tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê (2000), Khả năng được
hiểu là “tính chất của người có những điều kiện tự nhiên hoặc do hoàn thiện,
học tập hay kinh nghiệm tạo ra để làm được hoặc làm tốt việc gì”.
Như vậy khả năng là một khái niệm rộng. Khả năng không chỉ bao gồm
những điều kiện cho phép cá nhân thực hiện được hành động (như kiến thức
về kĩ năng, những kĩ năng đã được hình thành trước đấy làm nền tảng để hình
thành các kĩ năng mới, những tố chất phù hợp với hành động), sự nhận thức
về mục tiêu của hành động mà cá nhân đạt đến, mà còn bao hàm cả các mức
độ thực hiện hành động - các mức độ của kĩ năng.
10
Từ cách hiểu trên, chúng tôi rút ra hai nhận xét sau:
- Kĩ năng là từ dùng để chỉ mức độ nhất định của khả năng thực hiện có
hiệu quả những yêu cầu của một hoạt động nhất định. Trong một kĩ năng cụ
thể lại bao gồm nhiều kĩ năng nhỏ hơn - các kĩ năng bộ phận.
- Kĩ năng có thể và hoàn toàn có thể hình thành nhờ tác động của dạy
học. Nhờ học tập và rèn luyện mà cá nhân có được kĩ năng của một hoạt động
nhất định. Điều này thực sự có ý nghĩa với việc hình thành và hoàn thiện kĩ
năng sử dụng sách giáo khoa của học sinh.

bày một cách ngắn gọn, súc tích, rõ ràng nhất để học sinh dựa vào đó chiếm
lĩnh mục tiêu chương trình môn học. Nói cách khác, sách giáo khoa là nguồn
cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh trong dạy học.
- Sách giáo khoa cung cấp thông tin bao gồm những sự vật hiện tượng
cụ thể, những khái niệm, định luật, quy tắc, luận thuyết về tự nhiên và xã hội
của môn học và khoa học tương ứng giúp học sinh tra cứu chính xác số liệu,
định lý, định nghĩa, công thức hay các sự kiện trong quá trình tự học.
- Sách giáo khoa phát triển những kĩ năng làm bài tập thực hành thí
nghiệm, kĩ năng lao động Hình thành và phát triển ở học sinh phương pháp
học tập nghiên cứu khoa học và thu thập, xử lý thông tin.
- Sách giáo khoa giúp cho học sinh có thể tự kiểm tra, tự đánh giá được
kết quả học tập của mình. Từ đó có biện pháp cụ thể để bổ sung kiến thức và
kĩ năng cho bản thân.
- Sách giáo khoa chỉ ra mục đích học, giúp học sinh hiểu sâu những tri
thức lĩnh hội, bồi dưỡng kĩ năng tư duy logic, hứng thú học tập, yêu thích
môn học và có thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh cũng như với bản
thân mình.
Đối với giáo viên:
- Sách giáo khoa gợi ra phạm vi, mức độ kiến thức, kĩ năng mà người
dạy cần hình thành ở học sinh.
12
- Sách giáo khoa gợi cho giáo viên về phương pháp tổ chức hoạt động
nhận thức phù hợp giúp học sinh chiếm lĩnh nội dung học tập và phát huy khả
năng tự học của học sinh.
- Sách giáo khoa hỗ trợ rất đắc lực cho giáo viên trong hoạt động dạy
trên lớp, giáo viên không thể giảng hết mọi điều mà đối với những vấn đề
không quá khó thì giáo viên hướng dẫn HS để họ về nhà hoàn thành các
nhiệm vụ học tập thông qua làm việc độc lập với sách giáo khoa.
- Sách giáo khoa là công cụ hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình soạn
giáo án, tiến hành bài dạy, tổ chức điều khiển lớp.

20%; nếu được làm thí nghiệm, thảo luận và tái hiện thì thu được 75% kiến
thức, nhưng nếu giảng lại cho người khác, vận dụng kiến thức thì thu nhận
thông tin tối đa 90% kiến thức. Như vậy nếu tự lực tìm kiếm kiến thức qua
nguồn thông tin từ sách giáo khoa và được trao đổi cùng bạn, cùng thầy thì
kết quả học tập sẽ cao.
- Học sinh có kĩ năng sử dụng sách giáo khoa sẽ có thể tra cứu được tư
liệu, tự lĩnh hội tri thức khoa học. Sách là do một ông thầy nào đó viết ra. Học
với sách là học với ông thầy là tác giả của sách. Nhưng người học cũng cần
động não mới biết rằng mình đang đọc loại sách gì, sách nào cần phải đọc,
nếu cần thì tìm loại sách đó ở đâu, làm sao mà tìm được. Tìm được sách rồi
lại phải chọn những chương nào, trang nào trong đó để đọc. Trong lúc đọc lại
thấy cần phải đọc thêm một sách khác nữa. Biết tìm sách mà đọc, biết độc lập
làm việc với sách chính là biết “hỏi sách”. Cần phải biết “hỏi sách” vì đây là
điều kiện không thể thiếu để tự học hoàn toàn, tự học suốt đời. Đây là một
hoạt động đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao thì mới
đạt được kết quả.
- Học sinh có kĩ năng sử dụng sách giáo khoa sẽ có thể tự ôn tập, hệ
thống hóa kiến thức, khái quát hóa nội dung.
14
Vì vậy, kĩ năng sử dụng sách giáo khoa là một yếu tố vô cùng quan
trọng trong năng lực tự học. Dạy tự học thực chất là rèn luyện kĩ năng sử
dụng sách giáo khoa.
1.2.4. Khả năng hình thành cho học sinh kĩ năng sử dụng sách giáo khoa
trong dạy học phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, Trung học phổ thông
1.2.4.1. Đặc điểm nội dung Sinh học 10 Trung học phổ thông
Chương trình sách giáo khoa Sinh học 10 hiện nay được viết theo
chương trình đổi mới, gồm 3 phần:
- Phần I: Giới thiệu chung về thế giới sống.
- Phần II: Sinh học tế bào
- Phần III: Sinh học vi sinh vật.

phần giúp HS học tốt hơn.
- Sách giáo khoa Sinh học 10 THPT còn có các kí hiệu tam giác là các
lệnh hướng dẫn tìm kiếm thông tin để học sinh nắm được những vấn đề cơ
bản, mấu chốt. Cuối mỗi bài học có khung tóm tắt nội dung bài học để học
sinh học được cách thức chọn lọc kiến thức trọng tâm và tóm tắt được nội
dung bài. Trong sách giáo khoa còn có mục “Em có biết” để cung cấp thêm
cho học sinh các thông tin lí thú và hấp dẫn, biết thêm các thành tựu mới nhất
của sinh học, tăng hứng thú tìm hiểu kiến thức môn học cho học sinh.
- Những vấn đề khó như thành phần cấu tạo của các bào quan và các
kiến thức cơ chế nhưng đều được mô hình hóa và có những sơ đồ làm sáng tỏ
ở kênh hình. Ví dụ ở bài hô hấp tế bào, SGK trình bày 3 quá trình Đường
phân, chu trình Krep và Chuỗi truyền điện tử. Đây là những kiến thức mới và
khó. Nếu HS chỉ làm việc với kênh chữ thì khó có thể hình dung được. Nhờ
có kết hợp tìm hiểu 2 sơ đồ hình 16.2 và 16.3 ( trang 64, 65 - SGK Sinh học
10) mà năng lực cụ thể hóa kiến thức dễ được hình thành.
Như vậy với mục tiêu cần phải nắm được của phần Sinh học tế bào,
Sinh học 10 THPT, sách giáo khoa đã trình bày khá rõ ràng và logic các nội
16
dung kiến thức. Nếu có kĩ năng đọc sách giáo khoa thì tự HS sẽ nắm vững
được các mục tiêu kiến thức.
Do đó phần sinh học tế bào là một trong những phần kiến thức của
chương trình Sinh học 10, Trung học phổ thông có khả năng rèn luyện cho
các em kĩ năng sử dụng sách giáo khoa ở các mức độ khác nhau như tự ghi
nhớ nội dung, tự tóm tắt, tự sơ đồ hóa, tự tìm ý trả lời câu hỏi, kết hợp với
cách biên soạn của sách giáo khoa theo hướng giúp học sinh tự học, tự tìm tòi
khám phá với sự trợ giúp của giáo viên.
1.2.4.2. Đặc điểm học sinh lớp 10
Lứa tuổi học sinh lớp 10 là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên, một số
phẩm chất cơ bản của nhân cách đã được định hình. Điều này thể hiện trước
hết ở sự phát triển tính độc lập và lòng khao khát tự khẳng định mình, tự chịu

Chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu trên đối tượng là học sinh khối 10
của 2 trường: THPT Tân An và THPT Phan Đăng Lưu, thành phố Hải Phòng.
Chúng tôi đã thiết kế và sử dụng 3 phiếu khảo sát. Trong đó phiếu số 1
và 2 dành cho giáo viên, phiếu số 3 dành cho học sinh.
Phiếu số 1: Khảo sát nhận thức của giáo viên về việc rèn kĩ năng sử
dụng sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học sinh học (xem phụ lục 1)
Phiếu số 2: Khảo sát tình hình hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo
khoa trong dạy học Sinh học của giáo viên (xem phụ lục 1)
Phiếu số 3: Khảo sát về ý thức học tập, tình hình sử dụng sách giáo
khoa Sinh học của học sinh (xem phụ lục 1)
- Quan sát qua dự giờ
Chúng tôi đã tham gia dự giờ của giáo viên dạy Sinh học ở cả 2 trường,
tổng số dự được 17 giờ. Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành trao đổi, tham khảo
bài soạn với giáo viên bộ môn ở cả 2 trường thực nghiệm THPT Tân An và
THPT Phan Đăng Lưu, thành phố Hải Phòng.

Trích đoạn Quy trỡnh rốn luyện kĩ năng sử dụng sỏch giỏo khoa trong củng Bài ụn tập chương
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status