Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng sách giáo khoa trong dạy học phần II sinh học tế bào sinh học 10 trung học phổ thông - Pdf 10

1

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng sách giáo
khoa trong dạy học phần II - Sinh học tế bào - Sinh
học 10 Trung học phổ thông
Equipping students with the skills of using biology textbook grade 10 in
teaching term 2 Cell Biology
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 102 tr. + Đinh Thị Hồng Nhung Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Sư phạm Sinh học; Mã số: 60.14.10
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Thành
Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kĩ năng sử dụng sách giáo khoa. Xác định thực trạng
sử dụng sách giáo khoa của học sinh trong dạy học phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, Trung
học phổ thông. Phân tích cấu trúc nội dung phần Sinh học tế bào, Sinh học 10, Trung học phổ
thông làm cơ sở để xác định các kĩ năng sử dụng sách giáo khoa cần có và các biện pháp rèn
luyện cho học sinh. Xác định hệ thống kĩ năng sử dụng sách giáo khoa cần có để học phần Sinh
học Tế bào, Sinh học 10, Trung học phổ thông. Xây dựng biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng
sách giáo khoa trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10, Trung học phổ thông nói riêng,
trong dạy học Sinh học nói chung. Thực nghiệm sư phạm nhằm chứng minh tính đúng đắn của
giả thuyết khoa học đã đề ra

Keywords: Sinh học; Phương pháp dạy học; Rèn luyện kỹ năng; Sinh học tế bào; Sách giáo khoa


5.1. Nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu liên quan để làm cơ sở lý luận cho đề tài như: Các Nghị quyết, các văn
bản chỉ đạo của ngành, các công trình nghiên cứu về sử dụng sách giáo khoa.
5.2. Phương pháp điều tra sư phạm
Điều tra trực tiếp bằng cách dự giờ, phỏng vấn, phiếu điều tra về biện pháp dạy học mà giáo viên thường
sử dụng hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa tự học trong dạy học Sinh học tế bào, Sinh học 10, Trung học
phổ thông.
Tìm hiểu phương pháp học tập của học sinh và thực trạng sử dụng sách giáo khoa trong học tập
qua phiếu điều tra.
5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Mục đích thực nghiệm sư phạm: nhằm xác định hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.
- Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng thống kê toán học để xác định kết quả định lượng.
- Phân tích định tính: kết quả rèn luyện các kĩ năng sử dụng sách giáo khoa đã hình thành.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến được
trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng sách giáo khoa trong dạy học phần Sinh học
Tế bào, Sinh học 10, Trung học phổ thông
3

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Thế giới
1.1.2. Việt Nam
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Khái niệm về kĩ năng
Kĩ năng có thể hiểu là khả năng thực hiện thành thạo, linh hoạt và có kết quả một hành động nào

- Học sinh có kĩ năng sử dụng sách giáo khoa sẽ có thể tra cứu được tư liệu, tự lĩnh hội tri thức
khoa học.
- Học sinh có kĩ năng sử dụng sách giáo khoa sẽ có thể tự ôn tập, hệ thống hóa kiến thức, khái
quát hóa nội dung.
Vì vậy, kĩ năng sử dụng sách giáo khoa là một yếu tố vô cùng quan trọng trong năng lực tự học.
Dạy tự học thực chất là rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa.
1.2.4. Khả năng hình thành cho học sinh kĩ năng sử dụng sách giáo khoa trong dạy học phần Sinh
học Tế bào, Sinh học 10, Trung học phổ thông
1.2.4.1. Đặc điểm nội dung Sinh học 10 Trung học phổ thông
- Tế bào được nghiên cứu từ cấu trúc đến cơ chế hoạt động của các bào quan. Hệ thống các phần,
các bài, các chương tương đối hợp lí, đảm bảo nguyên tắc hệ thống, đi từ đơn giản đến phức tạp, từ các
thành phần nhỏ đến cái khái quát giúp cho HS có một cái nhìn tổng thể, có thể tự nghiên cứu sách giáo
khoa để nắm được kiến thức.
- Trong sách giáo khoa Sinh 10, thông tin cung cấp cho học sinh không chỉ có kênh chữ mà còn
có thông tin từ kênh hình, kênh số, sơ đồ nhằm làm sáng tỏ kiến thức giúp HS tiếp cận thông tin thuận
lợi hơn. Các hình ảnh được in màu, dễ quan sát, có tính thẩm mĩ cao, tăng tính hấp dẫn của môn học góp
phần giúp HS học tốt hơn. Sách giáo khoa Sinh học 10 THPT còn có các kí hiệu tam giác là các lệnh
hướng dẫn tìm kiếm thông tin để học sinh nắm được những vấn đề cơ bản, mấu chốt. Cuối mỗi bài học
có khung tóm tắt nội dung bài học để học sinh học được cách thức chọn lọc kiến thức trọng tâm và tóm
tắt được nội dung bài.
Như vậy với mục tiêu cần phải nắm được của phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 THPT, sách giáo
khoa đã trình bày khá rõ ràng và logic các nội dung kiến thức. Nếu có kĩ năng đọc sách giáo khoa thì tự
HS sẽ nắm vững được các mục tiêu kiến thức.
Do đó phần sinh học tế bào là một trong những phần kiến thức của chương trình Sinh học 10,
Trung học phổ thông có khả năng rèn luyện cho các em kĩ năng sử dụng sách giáo khoa ở các mức độ
khác nhau với sự trợ giúp của giáo viên.
1.2.4.2. Đặc điểm học sinh lớp 10
Lứa tuổi học sinh lớp 10 là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên, một số phẩm chất cơ bản của nhân
cách đã được định hình. Điều này thể hiện trước hết ở sự phát triển tính độc lập và lòng khao khát tự
khẳng định mình, tự chịu trách nhiệm về cái “tôi” của mình bằng khả năng quan sát, phân tích, so sánh,

- Những biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa Sinh học 10
- Học sinh sử dụng sách giáo khoa Sinh học 10 trong học tập.
1.3.3. Kết quả
Kết quả điều tra có thể được tóm tắt như sau:
1.3.3.1. Nhận thức của giáo viên
Đa số GV đều có nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sử dụng sách giáo
khoa cho học sinh trong dạy học Sinh học (81,8%). Đa số giáo viên cho rằng đối với HS THPT hiện nay
thì sách giáo khoa vẫn được coi là nguồn tài liệu quan trọng trong quá trình học tập nói chung và tự học
6

nói riêng của mỗi HS (75,7%). Bên cạnh đó phần lớn GV cũng cho rằng người thầy đóng một vai trò
quan trọng trong quá trình hướng dẫn HS tự học (87,8%). Tuy nhiên mức độ sử dụng thường xuyên
phương pháp “Làm việc với sách giáo khoa, tài liệu tham khảo” trong dạy học Sinh học của giáo viên
còn thấp (27,3%).
Qua điều tra có 54,5% GV cho rằng với những HS có học lực từ trung bình trở lên đều có khả
năng tự học. Ngoài ra 30,3% GV cho rằng bất cứ HS nào cũng có khả năng tự học qua sách giáo khoa ở
các mức độ nhất định. Như vậy có thể khẳng định khả năng học qua sách giáo khoa là khả năng tiềm ẩn
trong mỗi người, bất kì ai cũng có khả năng tự học nếu được rèn luyện tốt.
Tuy nhiên kết quả điều tra việc GV tổ chức hướng dẫn HS đọc SGK trên lớp cho thấy rất hiếm
khi GV chuẩn bị cho HS một hệ thống câu hỏi, bài tập để hướng dẫn HS cách tự nghiên cứu trước nội
dung bài mới. Trên lớp, khi tổ chức hướng dẫn HS đọc SGK 81,8% thầy cô nhằm mục đích để HS tự học
các kiến thức đơn giản, tóm tắt nội dung kiến thức hay trả lời được các câu hỏi, bài tập có trong tài liệu.
Sách giáo khoa ít được sử dụng để tái hiện kiến thức cũ hay việc yêu cầu HS gia công, xử lý thông tin
trong SGK như phân tích số liệu, sơ đồ, hình vẽ, trả lời các câu hỏi, bài tập do GV thiết kế theo ý đồ dạy
học.
1.3.3.2. Việc học của học sinh
Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu tại 2 trường ở thành phố Hải Phòng: THPT Phan
Đăng Lưu (250 HS) và THPT Tân An (238 HS). Tổng số 488 học sinh. Qua kết quả khảo sát cho thấy đa
số HS (72.9%) chỉ coi môn học là nhiệm vụ, không chịu đầu tư thời gian, công sức vào tìm hiểu, chưa
thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng về mặt khoa học và giáo dục của môn học nên thường chỉ học với thái

- Dạy HS kĩ năng soạn đề cương
- Dạy kĩ năng tóm tắt tài liệu đọc được
- Dạy kĩ năng đọc và phân tích bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ trong SGK.
2.2.2. Nguyên tắc rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa phù hợp với đặc điểm nội dung và mục
tiêu dạy học Sinh học 10
Trong khi hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa để chiếm lĩnh tri thức, dễ xảy ra hiện
tượng giáo viên hạ thấp yêu cầu với học sinh. Do vậy, việc rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa
phải đảm bảo tôn trọng logic nội dung, bám sát mục tiêu bài học và cấu trúc chương trình được nhà nước
quy định. Từ đó hình thành các biện pháp rèn luyện kĩ năng phù hợp với nội dung bài học.
2.2.3. Nguyên tắc rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa phù hợp với khả năng của học sinh
Dạy học các bộ môn nói chung và Sinh học nói riêng ở trường THPT phải giải quyết mâu thuẫn
giữa khối lượng tri thức mà thời đại thông tin mang lại và năng lực, trình độ có hạn của học sinh, đó
chính là tính vừa sức.
Mục tiêu của hoạt động giáo dục là phát triển nhận thức cho học sinh, do đó việc rèn luyện kĩ
năng sử dụng sách giáo khoa phải phù hợp với khả năng của học sinh, và phải đảm bảo có thể thực hiện
được một cách phổ biến, có hiệu quả ở nhiều vùng khác nhau.
2.2.4. Nguyên tắc rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa phải phát triển năng lực tự học
Năng lực tự học biểu hiện ở mặt kỹ thuật của hành động tự học và năng lực tự học của mỗi cá
nhân, bao gồm:
- Năng lực kế hoạch hóa hoạt động tự học, như xác định mục tiêu tự học, nội dung tự học, xác
định thứ tự các công việc cần làm, sắp xếp thời gian cho từng công việc một cách hợp lý, phù hợp với
điều kiện và phương tiện vật chất hiện có.
8

- Năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch, như: thu nhận, xử lí thông tin, diễn đạt kết quả, phối hợp
nhóm để giải quyết vấn đề học tập, tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm học. Như vậy người học cần sử dụng
tài liệu trong đó chủ yếu là sách giáo khoa để tự lực nắm vững kiến thức.
- Năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá, như: Năng lực trình bày diễn đạt thông tin đã thu nhận được
trước tập thể; Học sinh tự nhận ra và sửa lại những nội dung thiếu, sai của mình.
2.3. Hệ thống các kĩ năng sử dụng sách giáo khoa cần có trong dạy học phần Sinh học Tế bào, Sinh

bằng những kí hiệu tượng trưng, ước lệ. Nếu trình bày dưới dạng bảng biểu, sơ đồ, đồ thị cần có hệ
thống, khái quát và có ví dụ minh họa rõ ràng.
2.4. Quy trình rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa trong dạy học phần Sinh học Tế bào, Sinh
học 10, Trung học phổ thông
2.4.1. Quy trình rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa trong dạy học kiến thức mới - khâu chuẩn
bị bài ở nhà
2.4.1.1. Quy trình chung
Bảng 2.1. Quy trình rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa
trong dạy học kiến thức mới - khâu chuẩn bị bài ở nhà
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1
Hướng dẫn học sinh định hướng thông
tin thu nhận bằng cách đưa ra câu hỏi,
bài tập.
Phân tích câu hỏi, bài tập được giao,
tìm điều cần kết luận
Bước 2
Hướng dẫn học sinh tìm ý phù hợp với
câu hỏi, bài tập.
Đọc SGK tìm tư liệu cần có để trả lời
Bước 3
Hướng dẫn HS cách xử lý thông tin thu
được từ SGK.
Lựa chọn, sắp xếp ý trả lời
Bước 4
Hướng dẫn HS cách trình bày nội dung
thông tin thu nhận được
Diễn đạt ý trả lời bằng hình thức phù

Nguyên tố đại diện
Tỉ lệ trong tế bào
Chức năng

2.4.2. Quy trình rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa trong dạy học kiến thức mới trên lớp
2.4.2.1. Quy trình chung
Bảng 2.2. Quy trình rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa
trong dạy học kiến thức mới trên lớp
Các
bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1
Nêu nhiệm vụ học tập.
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
Bước 2
Nêu chủ đề thảo luận và tổ
chức nhóm thảo luận

Trao đổi nhóm những kết quả chuẩn bị ở nhà. Thống
nhất nội dung nhóm trình bày.

Cấu trúc
Chức năng
 GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.
 Các nhóm thảo luận đưa ra đáp án. Mỗi nhóm cử một bạn đại diện trình bày kết quả thảo luận
của nhóm mình.
 Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
 GV đưa ra thang điểm: làm đúng dòng thứ nhất (đại diện các loại cacbohiđrat): 3 điểm, làm
đúng dòng thứ hai (cấu trúc các loại cacbohiđrat): 3 điểm, làm đúng dòng thứ ba (chức năng các loại
cacbohiđrat): 4 điểm
 GV đưa ra đáp án đúng cho các nhóm tự đánh giá kết quả bài của nhóm mình.
Cuối cùng, GV nhận xét đánh giá các nhóm.
2.4.3. Quy trình rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa trong củng cố, ôn tập
2.4.3.1. Quy trình chung
Bảng 2.3. Quy trình rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa
trong củng cố, ôn tập
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1
Nêu yêu cầu nội dung cần củng cố,
ôn tập bằng câu hỏi.

HS phải xác định được nhiệm vụ của mình là nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc tế bào nhân sơ và
tế bào nhân thực, xây dựng được bảng hệ thống đối chiếu, so sánh sự giống và khác nhau giữa hai loại tế
bào này. HS nghiên cứu SGK để đưa ra các tiêu chí so sánh cấu trúc 2 loại tế bào này.
GV hướng dẫn HS cách xác định mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức, từ đó xác định cấu
trúc cột ngang, cột dọc, các tiêu chí của bảng: Hàng dọc sẽ có 3 cột: tiêu chí, tế bào nhân sơ, tế bào nhân
thực. Hàng ngang có 3 dòng chính: Giống nhau, khác nhau, kết luận. Trong đó khác nhau giữa cấu trúc
tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực phải chia ra 11 dòng để so sánh về: khái niệm, kích thước tế bào,
màng tế bào, khung tế bào, tế bào chất, nhân, ribôxôm, hệ thống nội màng, bộ máy gôngi, ti thể, lạp thể.
Từ các tiêu chí đó, HS lập bảng so sánh:
Tiêu chí
Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân thực
Giống nhau

Khác nhau 1. Khái niệm 2. Kích thước tế bào 3. Màng tế bào 4. Khung tế bào 5. Tế bào chất 13

CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Đánh giá hiệu quả của biện pháp đã đề xuất nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng sách
giáo khoa trong dạy học phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10, Trung học phổ thông.
3.2. Nội dung thực nghiệm
3.2.1. Nội dung của các bài dạy thực nghiệm
Chương 1: Bài 5 - 6; Chương 2: Bài 7 - 8 - 9 - 10
3.2.2. Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm
- Khả năng thu nhận kiến thức cần lĩnh hội: thông qua kết quả học tập.
- Kĩ năng tìm ý trả lời câu hỏi dựa vào sách giáo khoa.
- Kĩ năng tách nội dung chính, bản chất từ sách giáo khoa.
- Kĩ năng xác định mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức.
- Kĩ năng diễn đạt những kiến thức thu nhận được.
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm
3.3.1. Chọn mẫu
Tiến hành thực nghiệm trên đối tượng là học sinh lớp 10 Trung học phổ thông ở trường Trường
THPT Tân An - thành phố Hải Phòng, 2 lớp thực nghiệm là: 10C1 - 10C2; hai lớp đối chứng là 10C3 -
10C4. Hai lớp đối chứng (ĐC) và hai lớp thực nghiệm (TN) tương đối đồng đều nhau về số lượng cũng
như chất lượng học sinh.
3.3.2. Phương pháp bố trí thực nghiệm
- Các lớp thực nghiệm: Bài học được thiết kế có sử dụng các biện pháp rèn luyện cho học sinh kĩ
năng sử dụng sách giáo khoa. Nhóm này với tổng số 90 học sinh.
- Các lớp đối chứng: Bài học được thiết kế như hướng dẫn ở sách giáo viên. Nhóm này với tổng

lượt là: 21,37; 21,27; 19,37 chứng tỏ nhóm TN ít dao động hơn, độ tin cậy cao hơn.
- Độ tin cậy t
d
ở cả 3 lần kiểm tra trong thực nghiệm lần lượt là: 6,22; 6,66; 7,21 và tổng hợp là
11,53: đều >

t
= 1,96, chứng tỏ kết quả lĩnh hội tri thức của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là đáng tin cậy
và sự sai khác về kết quả giữa 2 nhóm là có ý nghĩa.
Sau 3 bài kiểm tra tỉ lệ % điểm khá, điểm giỏi của nhóm TN đều cao hơn nhóm ĐC ; tỉ lệ % điểm
yếu, kém và trung bình của nhóm TN lại thấp hơn nhóm ĐC. Điều này thêm một lần nữa khẳng định ở
nhóm TN kết quả đạt được trong thực nghiệm cao hơn nhóm ĐC.
3.4.1.2. Phân tích kết quả sau thực nghiệm
Sau thực nghiệm, mức độ bền vững kiến thức ở nhóm TN cao hơn hẳn nhóm ĐC, thể hiện ở:
- Hiệu số d
TN- ĐC
sau mỗi lần kiểm tra là đáng kể (từ 1,25 đến 1,40)
- Điểm trung bình cộng ở các lần kiểm tra sau thực nghiệm (là 7,14) ở các lớp TN ít biến động hơn
so với trong thực nghiệm (7,12); còn ở các lớp ĐC thì biến động mạnh hơn, cụ thể là: sau thực nghiệm là
5,74 so với trước thực nghiệm là 5,87.
15

- Độ lệch chuẩn (S) sau mỗi lần kiểm tra ở nhóm TN thấp hơn nhóm ĐC (ở lần kiểm tra 4, lớp TN
là 1,19; lớp ĐC là 1,25 ; ở lần kiểm tra 5, lớp TN là 1,17; lớp ĐC là 1,25). Độ biến thiên (Cv) sau mỗi
lần kiểm tra ở nhóm TN thấp hơn nhóm ĐC (ở lần kiểm tra 4, lớp TN là 16,88; lớp ĐC là 22,07 ; ở lần
kiểm tra 5, lớp TN là 16,11; lớp ĐC là 21,51). Điều này khẳng định đồ bền kiến thức của nhóm TN tốt
hơn nhóm ĐC.
- Các giá trị t
d
ở các lần kiểm tra đều >


- Về kĩ năng xác định mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức: Học sinh cũng dần biết tự thiết
lập các tiêu chí trong cột của bảng, lập bản đồ khái niệm. Tuy các loại bảng hệ thống kiến thức còn đơn
giản song học sinh đã có thói quen sử dụng các bảng, sơ đồ để diễn đạt các kiến thức thu nhận được.
- Kĩ năng diễn đạt những kiến thức thu nhận được:
+ Ban đầu học sinh còn chưa quen với việc tự nghiên cứu SGK theo hướng dẫn, thể hiện ở chất
lượng trả lời các câu hỏi, bài tập thầy cô cho về nhà chuẩn bị chưa cao; một số học sinh chưa thực hiện
chuẩn bị bài đầy đủ. Trong các giờ thảo luận nhóm trên lớp học sinh còn chưa mạnh dạn trao đổi với
nhau, chưa chủ động trình bày nội dung tự học ở nhà trước các bạn và thầy cô. Sau những lần kiểm tra,
nhắc nhở, động viên, khuyến khích, học sinh đã có nhiều chuyển biến.
+ Trong quá trình học tập, học sinh được học qua các bạn cùng nhóm, lớp và các hướng dẫn của
giáo viên trên lớp, sự tích lũy kinh nghiệm của học sinh tốt hơn, thể hiện ở khả năng làm việc độc lập với
sách giáo khoa, học sinh đã xử lý thông tin tốt hơn: ban đầu học sinh ghi chép và trình bày kiến thức chủ
yếu dưới dạng chép y nguyên đoạn văn trong sách giáo khoa để trả lời câu hỏi, bài tập, nhưng dần dần
học sinh đã biết lựa chọn kiến thức, tóm tắt lập dàn ý, đề cương, phân tích và lập bảng hệ thống, sơ đồ
hóa cho nội dung trả lời các câu hỏi, bài tập. Sách giáo khoa được học sinh sử dụng một cách thường
xuyên và có hiệu quả. Học sinh ngày càng hứng thú và tích cực tham gia các hoạt động học tập ở nhà
cũng như trên lớp.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Học thực chất là tự học, trong đó tự học sách giáo khoa là yêu cầu cơ bản trong quá trình học
tập ở trường. Việc nghiên cứu các biện pháp phù hợp tổ chức rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng
sách giáo khoa hiện nay là một việc vô cùng cấp thiết, vì năng lực tự lực nghiên cứu sách giáo khoa là
một trong những yếu tố quyết định chất lượng học tập.
1.2. Để có được biện pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng sách giáo khoa, cần thiết phải
xác định được các kĩ năng sử dụng sách giáo khoa cần có ở học sinh vì việc xác định đúng kĩ năng học
tập cần có ở học sinh vừa là chỉ tiêu để đo được hiệu quả của biện pháp rèn luyện, cũng là nội dung để
rèn luyện, chính những kĩ năng đó tạo ra phương pháp học tốt.
1.3. Qua điều tra thực trạng và thực nghiệm sư phạm cho thấy, nếu có chủ đích và có kế hoạch
rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng sách giáo khoa thì ngay từ lớp 10, nhiều nội dung khó nhưng

5. Gôlan.E.I, Những phương pháp dạy học trong nhà trường Xô Viết. NXB Matxcơva, 1957.
6. Nguyễn Nhƣ Hiền, Tế bào học. NXB Giáo dục Việt Nam, 2000.
7. Trần Bá Hoành - Trịnh Nguyên Giao, Đại cương phương pháp dạy học Sinh học. NXB Giáo dục,
2002.
8. Hoàng Phồn Hƣng, Sử dụng câu hỏi để tổ chức học sinh làm việc với sách giáo khoa Sinh học 11 khi
dạy các quy luật di truyền. Luận văn thạc sĩ giáo dục, Trường ĐHSP Huế, 2003.
9. Nguyễn Thị Khiên (2009), “Quy trình sử dụng câu hỏi tình huống có vấn đề giúp học sinh tự lực
nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học phần tiến hóa - Sinh học 12”, Tạp chí giáo dục (216), tr. 47 -
49.
10. Hà Thị Thanh Nhàn, Xây dựng và sử dụng các biện pháp tổ chức học sinh nghiên cứu sách giáo
khoa trong dạy học kiến thức mới phần sinh học tế bào Sinh học 10 Trung học Phổ thông. Luận văn thạc
sỹ, ĐHSP, 2010.
18

11. Lê Thanh Oai(2011), “Rèn luyện kĩ năng đọc sách giáo khoa cho học sinh trong quá trình chuẩn bị
bài học môn Sinh học ở phổ thông”, Tạp chí giáo dục (261), tr. 54 - 56.
12. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên), Giáo trình giáo dục học (Dành cho sinh viên Đại học sư phạm -
Tập 1). NXB Đại học sư phạm, 2005.
13. Hoàng Phê (Chủ biên), Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng, 2000.
14. Bùi Thúy Phƣợng, Sử dụng câu hỏi, bài tập để tổ chức học sinh tự lực nghiên cứu sách giáo khoa
trong giảng dạy Sinh thái học 11. Luận văn thạc sỹ, ĐHSP Hà Nội, 2001.
15. Hà Khánh Quỳnh, Rèn luyện năng lực tự học sách giáo khoa cho học sinh qua dạy học phần Sinh
học tế bào Sinh học 10 Trung học Phổ thông. Luận văn thạc sỹ, ĐHSP, 2007.
16. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Học và dạy cách học. NXB Đại học sư phạm, 2004.
17. Lê Thị Hồng Thu, Xác định năng lực tự học sách giáo khoa của học sinh trong dạy học sinh học
10. Luận văn thạc sỹ, ĐHSP, 2008.
18. Đặng Thị Dạ Thủy, Sử dụng công tác độc lập với sách giáo khoa để phát huy tính tích cực của học
sinh trong khâu nghiên cứu tài liệu mới phần Sinh thái học lớp 11 cải cách giáo dục. Luận văn thạc sĩ
khoa học sư phạm - tâm lý, Trường ĐHSP, 1997.
19. Hồ Thị Hồng Vân, Rèn luyện học sinh kỹ năng lập bảng hệ thống trong dạy học sinh học 10 Trung


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status