Tìm hiểu tình hình và các yếu tố liên quan bệnh U nang buồng trứng tại Khoa Phụ sản Bệnh viện Trung Ương Huế - Pdf 25

ĐẶT VẤN ĐỀ
U nang buồng trứng (UNBT) chiếm tỷ lệ khoảng 80% các khối u buồng
trứng nói chung, là loại khối u rất hay gặp ở phụ nữ, đặc biệt phụ nữ trong lứa tuổi
sinh đẻ, đại đa số là u lành tính, chỉ có một tỷ lệ nhỏ có biến chứng ung thư hóa.
Khi phát hiện UNBT nên được điều trị sớm để tránh trường hợp bỏ sót ung thư
buồng trứng - một trong những nguy cơ gây tử vong cao cho phụ nữ [3].
UNBT thường không có dấu hiệu lâm sàng điển hình nhưng rất dễ dẫn đến
các biến chứng đòi hỏi phải can thiệp như xoắn nang, vì nang Ngày nay với sự
trợ giúp của các phương pháp cận lâm sàng, đặc biệt là siêu âm, việc chẩn đoán
UNBT trở nên dễ dàng hơn; tuy nhiên thái độ xử trí trên từng trường hợp cần xem
xét kỹ, đặc biệt với phụ nữ trẻ, phụ nữ chưa có con nhằm đảm bảo tối đa sự cân
bằng nội tiết và quyền lợi sinh sản của người phụ nữ [3], [4]. Việc loại trừ UNBT
được thực hiện với nhiều giải pháp khác nhau, can thiệp kinh điển là phẫu thuật mở
bụng để cắt hoặc bóc tách khối u bảo tồn phần nhu mô lành buồng trứng, còn có thể
chọc hót nang dưới sự hướng dẫn của siêu âm Với sự phát triển của công nghệ, sự
tiến bộ về kỹ năng của thầy thuốc, phẫu thuật nội soi trong điều trị UNBT được áp
dụng rộng rãi, 80% bệnh nhân UNBT lành tính được điều trị bằng phẫu thuật nội
soi [2].
Các biến chứng của UNBT có thể xuất hiện sớm hay muộn tuỳ từng bệnh
nhân, như: xoắn u, vì u, nhiễm khuẩn u, chèn tiểu khung, ung thư hoá và một số
biến chứng khác. U buồng trứng có thể gây vô sinh, gây sảy thai, doạ đẻ non, có thể
trở thành u tiền đạo ở phụ nữ có thai gây đẻ khó… Nhiều bệnh nhân UNBT vào
viện với lý do đau bụng cấp cần chẩn đoán phân biệt với một số cấp cứu ổ bụng
khác như: tắc ruột, chửa ngoài tử cung, viêm tiểu khung… Do đó việc chẩn đoán
thường khó khăn, nếu xử trí muộn không những đe doạ tính mạng bệnh nhân mà
còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và hoạt động sinh dục. Vì vậy, đề phòng biến
1
chứng của UNBT là mục tiêu quan trọng. Kết quả điều trị UNBT và việc dự phòng
các biến chứng phụ thuộc nhiều vào trình độ của cán bộ y tế, cơ sở vật chất, trang
thiết bị của khoa sản nói riêng và bệnh viện nói chung.
Với xu hướng chăm sóc sức khỏe hiện nay, người bệnh nên thăm khám sức

trước, màu hồng nhạt, khi có kinh
màu đỏ tím.
Trước tuổi dậy thì, buồng trứng
nhẵn đều. Đến tuổi dậy thì, buồng
trứng không nhẵn nữa vì hàng tháng
3
Vòi tử cung Tử cung
Buồng trứng
H×nh 1.1. C¬ quan sinh dôc n÷
có nang De Graaf vì ra, giải phóng noãn rồi tạo thành sẹo. Sau tuổi mãn kinh,
buồng trứng trở lại nhẵn bóng [1], [2].
1.2. KHÁI NIỆM U NANG BUỒNG TRỨNG
U nang buồng trứng là tên thường gọi để chỉ một khối phát triển bất thường
trên buồng trứng. Khối này có thể là tổ chức (mô) mới khác với tổ chức buồng
trứng bình thường (tổ chức/mô tân sinh) hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang
trên buồng trứng. U nang buồng trứng có thể phát triển từ các mô của buồng trứng
hay từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể.
Hình 1.2. Phẩu thuật u nang buồng trứng
1.2.1. Phân loại khối u buồng trứng
U nang buồng trứng được phân loại dựa theo 3 đặc tính:
* Theo tích chất khối u
Khối u đặc hay u chứa dịch (dịch trong hoặc dịch nhày…). Siêu âm có thể cho
biết được điều này.
* Theo kích thước hay hình dạng khối u:
4
Một khối u nhỏ thường gợi ý là do cơ năng (nghĩa là do thay đổi sinh lý trong
cơ thể) nên cơ thể sẽ tự điều chỉnh. U nang buồng trứng cơ năng còn được gọi là
nang cơ năng buồng trứng.
* Theo bản chất lành hay ác tính:
U ác tính ý chỉ ung thư buồng trứng, loại này có thể phát triển từ mô buồng

cờ khi siêu âm bụng kiểm tra hay khi khám phụ khoa định kỳ.
Các triệu chứng có thể gặp:
- Sờ thấy khối u trên bụng.
- Đau bụng.
- Rối loạn kinh nguyệt.
- Rối loạn đi tiêu hay đi tiểu.
Các triệu chứng này có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác như bệnh
phụ khoa (viêm nhiễm, u xơ tử cung) hoặc khối u của một bệnh lý khác ở vùng
bụng.
U nang buồng trứng có thể dẫn tới biến chứng xoắn u với các triệu chứng
như đau quặn bụng cấp tính, đau thành từng cơn, diễn tiến ngày càng dồn dập và
gia tăng về cường độ, thường kèm nôn ói, nhiều khi trầm trọng dẫn đến mất nước
và các chất điện giải hoặc dẫn tới suy thận.
Khám phụ khoa định kì có thể giúp phát hiện được khối u buồng trứng, kết
hợp với siêu âm bụng sẽ cho biết thêm tính chất khối u. Ngoài ra, có thể làm thêm
một số xét nghiệm máu để giúp định hướng tính chất lành hay ác của khối u như
xét nghiệm máu đo lượng chất Alpha Feto Protein (CA 125).
1.2.4. Điều trị U nang buồng trứng
Nếu là khối u cơ năng thì nên chờ vài tháng để có chẩn đoán rõ ràng trong
khi một khối u thực thể (do bệnh lý) thì cần được xử trí sớm nhằm xác định rõ tính
chất lành hay ác, cũng như tránh các biến chứng có thể xảy ra. Một khối u nếu để
6
quá to sẽ gây khó khăn cho phẫu thuật, gây mất nhiều máu và có nhiều nguy cơ tổn
thương đến các cơ quan lân cận [1], [2], [3].
Phương pháp điều trị chủ yếu đối với U nang buồng trứng là phẫu thuật. Có
thể phẫu thuật qua nội soi ổ bụng hay mổ bụng hở tùy theo kích thước và tính chất
của khối u. Thuốc men chỉ được dùng trong một vài trường hợp đặc biệt hoặc trong
thời gian chờ đợi làm phẫu thuật đối với các trường hợp đã có chỉ định mổ.
1.2.4. Dạng đặc biệt thường gặp U nang buồng trứng
* Nang lạc tuyến buồng trứng

Ung thư buồng trứng cũng được xếp vào trong các dạng đặc biệt của u nang vì
tính chất ung thư chỉ biết được sau khi phẫu thuật, còn trước đó, khi thăm khám vẫn
chẩn đoán là u nang. Ung thư buồng trứng có thể phát triển trên mọi độ tuổi và
thường được phát hiện trễ do triệu chứng của khối u buồng trứng thường rất mơ hồ.
Hơn nữa, vị trí của buồng trứng tiếp xúc nhiều với ổ bụng, do đó thường có di căn
xa từ rất sớm. Điều trị ung thư buồng trứng gồm phẫu thuật và hóa trị bổ sung sau
đó. Tùy theo mức độ bệnh, có khi đòi hỏi phẫu thuật lấy hết cả 2 buồng trứng và cả
tử cung, dù tuổi đời bệnh nhân còn rất trẻ.
Kết luận
U nang buồng trứng là một bệnh hay gặp của phụ nữ. Có thể đây chỉ là khối
u cơ năng do hoạt động nội tiết của cơ thể hoặc cũng có thể đây là khối ung thư cần
được phát hiện sớm và xử trí kịp thời nhằm bảo toàn mạng sống và duy trì chức
năng cho người phụ nữ. Việc khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm bệnh.
Những trường hợp phụ nữ độc thân, ngại thăm khám phụ khoa, có thể dùng siêu âm
bụng để thay thế như một phương tiện tìm bệnh. Cuối cùng, khi phát hiện u nang
buồng trứng, nên được điều trị sớm để tránh trường hợp bỏ sót ung thư buồng
trứng. [2].
8
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là 35 bệnh nhân có bệnh án được chẩn đoán là u
nang buồng trứng, đang được điều trị nội trú tại Khoa Phụ sản bệnh viện trung
ương Huế từ ngày 09/4 đến 18/4/2012.
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Địa điểm: Khoa Phụ sản bệnh viện trung ương Huế.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 09/4 đến 26/4/2012
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Các bước tiến hành nghiên cứu

3.1.3. Tiền sử kinh nguyệt
Bảng 3.2. Tiền sử kinh nguyệt
11
Tiền sử kinh nguyệt n Tỷ lệ %
Đều, đúng chu kỳ
9 25,72
Có rối loạn kinh nguyệt
24 68,57
Khác
2 5,71
Tổng
35 100,00
Bệnh nhân UNBT có tiền sử rối loạn kinh nguyệt chiếm tỷ lệ cao nhất
68,57%.
3.1.4. Tiền sử gia đình u nang buồng trứng
Bảng 3.3. Tiền sử gia đình u nang buồng trứng
Tiền sử gia đình u nang buồng trứng n Tỷ lệ %
Có 5 14,29
Không 30 85,71
Tổng 35 100,00
Bệnh nhân UNBT trong gia đình không có người bị UNBT chiếm 85,71%,
có 14,25% bệnh nhân có người trong gia đình bị UNBT.
3.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN BỆNH U NANG BUỒNG TRỨNG
3.2.1. Biện pháp kế hoạch gia đình
12
Bảng 3.4. Biện pháp tránh thai (kế hoạch gia đình)
Biện pháp KHHGĐ n Tỷ lệ %
Thuốc ngừa thai 5 14,29
DCTC 17 48,57
Bao cao su 13 37,14

9
25,71
Bệnh nhân UNBT có dấu hiệu tức năng bụng dưới chiếm tỷ lệ 68,57%; tiểu
khó (45,71%), táo bón (34,29%).
3.2.4. Biến chứng
14
Bảng 3.7. Biến chứng hiện tại
Biến chứng hiện tại n Tỷ lệ %
Đau bụng nhiều hoặc âm ỉ 5 14,29
Ra máu âm đạo 3 8,57
Không có dấu hiệu trên 31 88,57
Biểu đồ 3.4. Triệu chứng hiện tại
Bệnh nhân không có dấu hiệu các biến chứng chiếm tỷ lệ cao nhất 88,57%.,
đau bụng âm ỉ (14,29%), ra máu âm đạo (8,57%).
3.2.5. Ngoại hình bệnh nhân
Bảng 3.8. Ngoại hình bệnh nhân
Ngoại hình bệnh nhân n Tỷ lệ %
Béo phì 0 0,00
Cân đối 3 8,57
Gầy yếu 32 91,43
Tổng 35 100,00
Có 32 bệnh nhân UNBT gầy yếu chiếm 91,43%.
Chương 4
BÀN LUẬN
15
Tỷ lệ %
Biến
chứng
Qua khảo sát, nghiên cứu 35 bệnh nhân UNBT tại Khoa sản – Bệnh viện
trung ương Huế, chúng tôi có nhận xét như sau:

người bị UNBT là những người đang có kinh, trong đó phụ nữ rối loạn kinh nguyệt
chiếm tỷ lệ cao 68,57%, bệnh nhân có kinh nguyệt đều, đúng chu kỳ chiếm
25,72%.
Như vậy, việc khám sức khoẻ định kỳ cho những người trong độ tuổi sinh
sản là cần thiết, đặc biệt những người có kinh nguyệt không đều để phát hiện sớm
các trường hợp UNBT khi nó chưa có biến chứng. Một số tác giả khác lại nhận
thấy các bệnh nhân bị UNBT, tỷ lệ rối loạn kinh nguyệt không cao. Theo Nguyễn
Thị Ngọc Phượng rối loạn kinh nguyệt ở bệnh nhân u nang buồng trứng lành tính tỷ
lệ chỉ là 10%.[5].
Qua bảng 3.3 cho thấy bệnh nhân UNBT trong gia đình không có người bị
UNBT chiếm 85,71%, có 14,25% bệnh nhân có người trong gia đình bị UNBT.
Điều này cho thấy chưa thấy yếu tố di truyền hay gia đình có liên quan đến u nang
buồng trứng. Như vậy, trong gia đình có người bị u nang chưa phải là có tăng khả
năng mắc bệnh với những người còn lại.
4.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN BỆNH U NANG BUỒNG TRỨNG
* Biện pháp KHHGĐ và tình hình sinh đẻ với UNBT
Qua bảng 3.4. cho thấy với các bệnh nhân UNBT có biện pháp tránh thai là
DCTC chiếm tỷ lệ cao nhất 42,86%, tiếp đến dùng bao cao su (34,29%) và dùng
thuốc ngừa thai là 14,29%. Kết quả này có thể lý giải rằng do các phụ nữ thường
sử dụng các biện pháp tránh thai theo tỷ lệ thứ tự như trên: DCTC, bao cao su,
thuốc ngừa thai nên bệnh nhân UNBT có tỷ lệ tương ứng. Tuy nhiên, kêt quả trên
cho thấy nhưng người dùng thuốc ngừa thai có tỷ lệ UNBT thấp (14,29%). Phải
17
chăng thuốc ngừa thai sẽ có tác dụng ức chế phóng noãn buồng trứng ít hoạt động
nên khả năng tạo thành nang thấp hơn.
Qua bảng 3.5 cho thấy trong 5 người dùng thuốc tránh thai (14,29%) có 1
người dùng thuốc tiêm chứa 2,86%, dùng viên uống đơn thuần (8,57%), viên uống
kết hợp (2,86%).
Qua biểu 3.2. cho thấy các bệnh nhân UNBT có con 1-2 chiếm tỷ lệ cao nhất
(57,14%). Số con ≥ 3 con chiếm 17,14% và không sinh đẻ chiếm 25,71%.

Qua bảng 3.8 cho thấy những bệnh nhân UNBT có ngoại hình gầy yếu
chiếm tỷ lệ cao nhất 91,43%. Không có ai béo phì.
19
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu, khảo sát 35 bệnh nhân UNBT tại Khoa sản – Bệnh viện
trung ương Huế, chúng tôi có kết luận như sau:
- U nang buồng trứng thường gặp ở nhóm tuổi 18-35 chiếm tỷ lệ 42,86%.
- Phát hiện bệnh UNBT do khám định kỳ hay tình cờ siêu âm chiếm 71,43%.
- 68,57% bệnh nhân UNBT có rối loạn kinh nguyệt
- Bệnh nhân có tiền sử gia đình u nang buồng trứng chiếm 14,29%.
- Nhóm phụ nữ sử dụng thuốc ngừa thai ít bị UNBT chiếm (14,29%) hơn
nhóm sử dụng biện pháp ngừa thai khác.
- Uống viên đơn thuần (8,57%), viên uống kết hợp (2,86% ), thuốc tiêm
(2,86%)
- Có 57,14% bệnh UNBT gặp ở những người sinh con có 1-2 con.
- Bệnh nhân UNBT có triệu chứng tức nặng bụng dưới chiếm 54,29%.
- Bệnh nhân UNBT không có dấu hiệu biến chứng hiện tại chiếm 85,71%.
- bệnh nhân UNBT có ngoại hình gầy yếu chiếm 91,43%.
KIẾN NGHỊ
20
- Cần tổ chức khám phụ khoa định kỳ kết hợp khám lâm sàng và siêu âm
cho các phụ nữ thường xuyên để phát hiện bệnh UNBT sớm.
- Khi phát hiện u nang buồng trứng, nên được điều trị sớm để tránh hợp
bỏ sót ung thư buồng trứng - một trong những nguy cơ gây tử vong cao cho
người phụ nữ.
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Giải phẫu bệnh (2000), "Bệnh của buồng trứng”, Giải phẫu bệnh
học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 390-408.
2. Bộ môn Phụ sản (2002), Trường Đại học Y Hà Nội, Bài giảng sản phụ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status