Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - Pdf 26

Trêng §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n §Ò ¸n m«n häc
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn cô: Th.S Đinh Lê Hải Hà đã hướng dẫn và
giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài viết này!
Em xin kính tặng tập thể thầy cô giáo trường Đại học Kinh Tế Quốc
Dân và cô Hải Hà bài thơ:
Lời Cảm Tạ
Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngả
Để một lần nhớ lại mái trường xưa
Lời dạy ngày xưa có tiếng thoi đưa
Có bóng nắng in dòng sông xanh thắm
Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng
Trưởng thành này có bóng dáng hôm qua
Nhớ được điều gì được dạy những ngày xa
Nước mắt thành công hòa nỗi đau đen đỏ
Bậc thềm nào dìu dắt những bước đi
Bài học đời đã học được những gì
Có nhắc bóng người đương thời năm cũ
Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ
Để cây đời có tán lá xum xuê
Bóng mát dừng chân là một chốn quê
Nơi ơn tạ là mái trường nuôi lớn
Xin phút tĩnh tâm giữa muôn điều hời hợt
Cảm tạ mái trường ơn nghĩa thầy cô!
(Sưu tầm)
Lª ThÞ Hång Hoa Líp QTKDTM-K11B
1
Trêng §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n §Ò ¸n m«n häc
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thương mại là một ngành của nền kinh tế quốc dân, là lĩnh vực trao

giúp em có thể đưa ra mục tiêu nghiên cứu của mình là: Đối với bản thân
thì em hiểu rõ thêm về tình hình nền kinh tế thị trường hiện nay nói chung
và tình hình hoạt động của các DNTM nói riêng. Từ đó em sẽ có những
kiến thức về thị trường của các DNTM. Và đồng thời việc nghiên cứu đề án
này phần nào cũng giúp các DNTM đưa ra những biện pháp và chiến lược
để thúc đẩy quá trình phát triển thị trường tại những thị trường mà DNTM
chưa đạt tới.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề án
Trong quá trình nghiên cứu do em không nghiên cứu cụ thể một
DNTM nào cả mà em nghiên cứu chung về các DNTM nên em không tiếp
xúc trực tiếp với một doanh nghiệp cụ thể nào mà chỉ tìm hiểu qua tài liệu
sách báo, thu thập thông tin qua mạng Internet, vì vậy đối tượng và phạm
vi nghiên cứu của đề án này chưa được rộng. Em tập trung nghiên cứu về
phát triển thị trường của các DNTM nói chung.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết đã học và những kiến thức thực tế ít ỏi, các
tài liệu hướng dẫn, tham khảo. Và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô:
Th.S Đinh Lê Hải Hà.
5. Kết cấu của đề án
Trong bài viết này em xin trình bày các vấn đề sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thị trường
của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường của các doanh nghiệp
thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
Chương 3: Những giải pháp phát triển thị trường của các doanh
nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
Lª ThÞ Hång Hoa Líp QTKDTM-K11B
3
Trêng §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n §Ò ¸n m«n häc
CHƯƠNG 1

DNTM là các hàng hóa, sản phẩm cụ thể, đối tượng để mua bán trao đổi.
1.1.2. Vai trò của thị trường
* Đối với nền kinh tế quốc dân
Trong nền kinh tế thị trường, thị trường có vị trí trung tâm. Thị trường
vừa là mục tiêu của người sản xuất kinh doanh vừa là môi trường của hoạt
động sản xuất và kinh doanh hàng hóa. Vì vậy nó có tác động nhiều mặt
đến sản xuất, tiêu dùng xã hội.
Một là, bảo đảm điều kiện cho sản xuất phát triển liên tục với quy mô
ngày càng mở rộng và bảo đảm hàng hóa cho người tiêu dùng phù hợp với
thị hiếu (sở thích) và sự tự do lựa chọn một cách đầy đủ, kịp thời, thuận lợi
với dịch vụ văn minh.
Hai là, nó thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu, đưa đến cho người tiêu
dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân những sản phẩm mới. Nó kích thích sản
xuất ra sản phẩm chất lượng cao và gợi mở nhu cầu hướng tới các hàng hóa
chất lượng cao văn minh và hiện đại.
Ba là, dự trữ hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng sản xuất, giảm
bớt dự trữ ở các khâu tiêu dùng, bảo đảm việc điều hòa cung cầu.
Bốn là, phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ tiêu dùng sản xuất và
tiêu dùng cá nhân ngày càng phong phú, đa dạng, văn minh. Giải phóng
con người khỏi các công việc không tưởng trong gia đình, vừa nặng nề vừa
mất thời gian. Con người được nhiều thời gian tự do hơn.
Năm là, thị trường hàng hóa dịch vụ ổn định có tác dụng to lớn để ổn
định sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân.
* Đối với doanh nghiệp thương mại
Thị trường là trung tâm của các hoạt động kinh doanh, vừa là mục tiêu
vừa là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động của
doanh nghiệp đều hướng vào thị trường.
Lª ThÞ Hång Hoa Líp QTKDTM-K11B
5
Trêng §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n §Ò ¸n m«n häc

Trêng §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n §Ò ¸n m«n häc
xuống khi giá cả hàng hóa, dịch vụ giảm xuống.
•Giá cả: là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Sự
tương tác giữa người mua với người mua, người bán với người bán và
người bán với người mua hình thành giá cả thị trường. Giá cả thị trường là
một đại lượng biến động do sự tương tác của cung và cầu trên thị trường
của một loại hàng hóa, ở địa điểm và thời điểm cụ thể.
•Sự cạnh tranh: cạnh tranh là sự ganh đua giữa cá nhân, doanh nghiệp
trong hoạt động kinh doanh nhằm giành giật các nguồn lực hay thị trường
tiêu thụ nhằm thu lợi nhuận. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh diễn ra liên
tục và không có đích cuối cùng. Cạnh tranh sẽ bình quân hóa các giá trị cá
biệt để hình thành giá cả thị trường. Vì vậy, cạnh tranh là động lực để thúc
đẩy các DNTM không ngừng cải tiến hoạt động kinh doanh để tồn tại và
phát triển.
1.2. Nội dung của phát triển thị trường
1.2.1. Phát triển thị trường về sản phẩm
Sản phẩm là tập hợp các yếu tố nhằm thỏa mãn nhu cầu đồng bộ của
khách hàng bao gồm cả sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình (dịch vụ).
Phát triển sản phẩm là đưa thêm ngày càng nhiều dạng sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu muôn màu muôn vẻ của
thị trường, đặc biệt là sản phẩm mới chất lượng cao. Đó chính là phương
thức kinh doanh có hiệu quả và cũng là phương thức thỏa mãn nhu cầu của
người tiêu dùng.
Có thể phát triển sản phẩm theo hai hướng sau:
•Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn:
Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn theo công năng và giá trị sử dụng,
điều này đòi hỏi trình độ kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp. Kinh doanh
sản phẩm mới đòi hỏi phải có sự đầu tư mới và đương đầu với những thách
thức mới, sản phẩm mới có thể được đưa vào thị trường mới hoặc cho thị
Lª ThÞ Hång Hoa Líp QTKDTM-K11B

Lª ThÞ Hång Hoa Líp QTKDTM-K11B
8
Trêng §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n §Ò ¸n m«n häc
Thứ nhất, phát triển về mặt số lượng khách hàng
Để phát triển số lượng khách hàng doanh nghiệp phải chú trọng hoạt
động Marketing nhằm tìm ra những phân khúc thị trường mới, khách hàng
mới thông qua kênh phân phối mới. Doanh nghiệp tăng số lượng khách
hàng thông qua lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh bằng việc hoàn
thiện sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối và dịch vụ…
Thứ hai, phát triển khách hàng về chất lượng
Tăng cường khách hàng về chất lượng thông qua tăng sức mua sản
phẩm của khách hàng thông qua tăng tần suất mua hàng và khối lượng sản
phẩm mỗi lần mua. Đồng thời chú ý tăng cường khách hàng mua với khối
lượng lớn, ổn định thường xuyên và những khách hàng có quan hệ truyền
thống với doanh nghiệp. Tỷ trọng của những khách hàng này trong tổng số
là những chỉ tiêu đánh giá chất lượng khách hàng của doanh nghiệp.
Như vậy, phát triển thị trường của doanh nghiệp trên góc độ khách
hàng là phát triển khách hàng cả về số lượng, chất lượng, phạm vi không
gian, thời gian, địa điểm, cả khách hàng bán buôn và bán lẻ, người tiêu
dùng cuối cùng và người tiêu dùng trung gian, khách hàng mới và khách
hàng truyền thống.
1.2.3. Phát triển thị trường về phạm vi địa lý (địa bàn kinh doanh)
Phát triển thị trường của doanh nghiệp không chỉ là phát triển về sản
phẩm, về khách hàng mà cả về mặt không gian (địa lý). Phát triển thị
trường về mặt không gian là mở rộng và phát triển thị trường theo lãnh thổ
bằng các biện pháp khác nhau.
Mở rộng mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp: mở rộng hệ thống các
đại lý, cửa hàng, quầy hàng…Phát triển mạng lưới bán hàng cả chiều rộng
và chiều sâu (nâng cao chất lượng phục vụ).
Tại đầu mối giao thông, nơi tập trung dân cư có thể thành lập trung

nghiệp phụ thuộc lớn vào quá trình trên. Tuy nhiên điều này đòi hỏi các
doanh nghiệp luôn chủ động, cẩn thận để có những kế hoạch hợp lý.
Lª ThÞ Hång Hoa Líp QTKDTM-K11B
10
Trêng §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n §Ò ¸n m«n häc
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là tất yếu, thị trường được chia sẻ
cho nhiều doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào giữ vững và phát triển được thị
trường doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và phát triển, ngược lại sẽ dẫn đến đình
trệ phá sản. Bởi vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng tìm kiếm
cơ hội mở rộng và phát triển thị trường.
Lª ThÞ Hång Hoa Líp QTKDTM-K11B
11
Trêng §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n §Ò ¸n m«n häc
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP
2.1. Đặc điểm thị trường của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam
Thị trường của các doanh nghiệp thương mại dựa trên cơ sở nền kinh
tế nhiều thành phần. Cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều thành phần đó
là do còn nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Đại hội
Đảng XI đã khẳng định tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách kinh tế
nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi
để doanh nghiệp và công dân đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, tập
trung sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật, đổi mới công tác chỉ
đạo thực hiện để bảo đảm các thành phần kinh tế đều được khuyến khích
phát triển lâu dài, hợp tác cạnh tranh lành mạnh đó là kinh tế nhà nước,
kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài.
Thị trường của các doanh nghiệp thương mại có sự quản lý, điều

thể hiện qua các số liệu dưới đây:
Về số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại dịch vụ:
trong 10 năm qua số lượng doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trong nền
kinh tế nước ta có bước phát triển chưa từng có. Tỷ lệ doanh nghiệp
thương mại, dịch vụ trong tổng số doanh nghiệp của cả nước tăng lên
nhanh chóng, bình quân mỗi năm có 66,3 ngàn doanh nghiệp được thành
lập, tốc độ tăng bình quân mỗi năm đạt 18%/năm. Số điểm bán hàng hóa
và kinh doanh các dịch vụ phục vụ đời sống cũng tăng lên đáng kể. Nếu kể
cả hộ kinh doanh thì con số này còn lớn hơn nhiều.
Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, hội chợ và triển lãm hàng
hóa cũng được hình thành và phát triển. Tại các tỉnh và thành phố lớn như
Lª ThÞ Hång Hoa Líp QTKDTM-K11B
13
Trêng §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n §Ò ¸n m«n häc
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng loại hình phục vụ
mới, văn minh, lịch sự và hiện đại đang trở nên phổ biến. So với mức tăng
chung của ngành bán lẻ cả nước là 23%, thì mức tăng trưởng của các siêu
thị đang phản ánh xu thế phát triển của kênh bán lẻ hiện đại ngày càng lấn
át truyền thống, và cũng bộc lộ sự vội vã chiếm lấy cơ hội và thị phần ở
những tỉnh thành khác trên cả nước.
2.2.1.2. Các loại hình dịch vụ gắn liền với lưu thông hàng hóa
phát triển mạnh.
Trong những năm gần đây các doanh nghiệp thương mại đã tăng cả về
số lượng, chất lượng phục vụ do áp dụng nhiều hình thức dịch vụ thương
mại cả trước, trong và sau khi bán hàng và đã phục vụ mọi nhu cầu của
khách hàng, chiếm lĩnh được thị trường nội địa, là thị trường quan trọng
của doanh nghiệp thương mại nước ta.
Nhiều hình thức dịch vụ thương mại tiến bộ trên thế giới được các
doanh nghiệp thương mại vận dụng như việc tổ chức các hội chợ, quảng
cáo, tiếp thị, khuyến mại, bán hàng qua điện thoại, fax, bán và chuyển hàng

Tổng mức
LCNT
111326 143399 127045 156993
Xuất khẩu 48561 62685 57096 72192
Nhập khẩu 62765 80714 69949 84801
Cân đối TM -14204 -18029 -12853 -12909

(Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng cục Thống Kê)
Tổng mức lưu chuyển ngoại thương năm 2010 ước tính đạt 156993
triệu USD. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bình quân mỗi
năm 16,7%.
Số lượng đơn vị tham gia xuất nhập khẩu đã tăng lên nhanh chóng qua
các thời kỳ. Năm 1985 chỉ có 40 đơn vị do Nhà nước quản lý trực tiếp xuất
nhập khẩu, năm 1990 có 270 đơn vị nhưng đến nay đã có trên 12000 đơn vị
thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia, trong đó có cả các doanh nghiệp tư
nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Lª ThÞ Hång Hoa Líp QTKDTM-K11B
15
Trêng §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n §Ò ¸n m«n häc
Quan hệ quốc tế của Việt Nam những năm vừa qua đã có những thay
đổi thông qua việc tham gia tổ chức quốc tế và khu vực như hiệp hội các
nước Đông Nam Á (ASEAN-1995). Diễn đàn Kinh tế các nước Châu Á -
Thái Bình Dương (APEC-1998), nối lại quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và
ký hiệp định thương mại với 61 nước trong đó có Mỹ (tháng 7/2000), là
thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2006.
Quan hệ thương mại ngày càng mở rộng tới các Châu lục, các khối
kinh tế khu vực và quốc tế.
2.2.2.2. Thị trường xuất khẩu được mở rộng theo hướng đa dạng
hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế.
Kết quả nổi bật của hoạt động xuất khẩu những năm vừa qua thể hiện

xuất khẩu hàng hóa thuận lợi hơn.
Vấn đề này liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.
Nhưng nguyên nhân chính là quan hệ kinh tế giữa sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp và thương mại chưa được giải quyết tốt. Thiết bị máy móc sản
xuất công nghiệp lạc hậu so với thế giới từ 4 - 5 thế hệ do trình độ sản xuất
của nước ta còn kém dẫn đến chất lượng hàng hóa thấp, giá cao và chi phí
lớn. Công nghiệp chế biến nông sản yếu kém, không tạo được hàng hóa có
giá trị cao từ sản phẩm nông nghiệp, công tác bảo quản không đạt yêu cầu.
Do đó hàng hóa đưa vào lưu thông trên thị trường không thể có sức cạnh
tranh cao, thiếu thị trường tiêu thụ là điều dễ hiểu.
Yêu cầu của DNTM là bán hàng hóa phải có lãi. Vì vậy các DNTM sẽ
chuyển sang kinh doanh các hàng hóa dễ tiêu thụ hơn. Vì vậy các doanh
nghiệp sản xuất cần tạo ra hàng hóa có sức cạnh tranh cao là yêu cầu cấp
bách hiện nay.
Lª ThÞ Hång Hoa Líp QTKDTM-K11B
17
Trêng §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n §Ò ¸n m«n häc
2.3.2. Các DNTM chưa làm tốt vai trò hướng dẫn tiêu dùng và tổ
chức thông tin thị trường để định hướng cho sản xuất.
Các DNTM muốn có một thị trường hàng hóa ổn định thì cần phải
nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, hướng dẫn tốt tiêu dùng. Tức là
DNTM phải phân tích cho người tiêu dùng biết được lợi ích của hàng hóa
này so với hàng hóa khác về chất lượng, giá cả hoặc được bảo hành sau khi
bán sẽ tạo niềm tin cho khách hàng. Các DNTM nước ta chưa làm tốt vai
trò này nên chưa phát huy hết tiềm năng của thị trường. Cụ thể là nhiều
người tiêu dùng ham rẻ mua phải hàng lậu, hàng kém chất lượng dễ hỏng.
Mặt khác các DNTM còn chưa tổ chức tốt thông tin thị trường để định
hướng cho sản xuất nên dẫn đến tình trạng sản xuất thừa, hàng hóa khó tiêu
thụ vì cung vượt cầu.
2.3.3. Thị trường nước ngoài mới phát triển được bề rộng chưa

Thực trạng của hệ thống thể chế được nhiều doanh nghiệp gọi là "5
không": không minh bạch, không đồng bộ, không nhất quán, không sát
thực tế và không thống nhất. Môi trường pháp lý ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động kinh doanh của DNTM, đặc biệt là đối với DNTM xuất nhập
khẩu. Cần có một thể chế kinh tế thị trường rõ ràng hơn, cụ thể hơn, đồng
bộ, nhất quán, thực tế, nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất để các DNTM tổ
chức tốt lưu thông hàng hóa và phát triển thị trường hàng hóa của mình.
Công tác quản lý nhà nước về thương mại, ban hành các văn bản pháp
luật, cơ chế, chính sách, hướng dẫn và quản lý hoạt động thương mại, dịch
vụ còn yếu kém và hiệu quả thấp. Do thiếu nhiều văn bản hướng dẫn thực
hiện cụ thể trong lĩnh vực thương mại đã làm hạn chế hiệu lực của các
văn bản pháp quy, hệ thống pháp luật, Luật thương mại khó đi vào thực
tiễn cuộc sống.
Lª ThÞ Hång Hoa Líp QTKDTM-K11B
19
Trêng §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n §Ò ¸n m«n häc
CHƯƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường của các
DNTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
3.1.1. Nhân tố cầu.
Cầu là nhu cầu con người có khả năng thanh toán. Khi nói đến hoạt
động thị trường người ta đặc biệt quan tâm đến câu hỏi trong cơ chế thị
trường cứ ở đâu có cầu là ở đó có cung. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu
của con người ngày càng cao hơn. Nếu như nhu cầu về một loại hàng hóa
hay dịch vụ nào đó là cao thì doanh nghiệp thương mại sẽ có cơ hội mở
rộng và phát triển thị trường của mình.
3.1.2. Nhân tố cạnh tranh.

người mua. Khi thực hiện việc giảm giá đột ngột tức thời một sản phẩm
nào đó thì nó dẫn đến một sự gia tăng rõ rệt cầu của khách hàng đối với
hàng hóa đó. Một chiến lược giảm giá liên tục có suy tính rõ ràng sẽ có khả
năng mở rộng và phát triển thị trường ngay cả khi sức mua trung bình bị
giới hạn.
3.1.4. Nhân tố pháp luật.
Kinh tế và pháp luật luôn luôn đi kèm với nhau. Làm kinh doanh thì phải
hiểu biết pháp luật của nhà nước quy định đối với lĩnh vực hoạt động của mình.
Thông qua luật pháp nhà nước điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, điều tiết cung cầu. Công cụ pháp luật chủ yếu mà nhà nước sử dụng đối
với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thuế.
Trên thực tế, nhân tố pháp luật ổn định, rõ ràng có thể tạo ra những cơ
hội hoặc nguy cơ cho các DNTM, đặc biệt là những thay đổi liên tục,
nhanh chóng, không thể dự báo trước.
Lª ThÞ Hång Hoa Líp QTKDTM-K11B
21
Trêng §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n §Ò ¸n m«n häc
3.1.5. Nhân tố tiềm năng của doanh nghiệp.
Tiềm năng của DNTM là khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường
của doanh nghiệp. Tiềm năng của DNTM bao gồm tiềm năng vô hình và
tiềm năng hữu hình.
•Tiềm năng vô hình
Uy tín của doanh nghiệp thương mại trên thị trường: nếu doanh
nghiệp có niềm tin với khách hàng thì khách hàng đến với doanh nghiệp
ngày càng nhiều hơn. Và từ đó phát triển thị trường dễ dàng hơn.
Thế lực của doanh nghiệp thương mại: Thế lực trong kinh doanh của
doanh nghiệp thương mại được thể hiện là sự tăng trưởng của số lượng
hàng hóa (tính bằng doanh số) bán trên thị trường, số đoạn thị trường mà
doanh nghiệp có khả năng thỏa mãn được, mức độ tích tụ và tập trung của
doanh nghiệp thương mại, khả năng liên doanh liên kết, mức độ phụ thuộc

nghiệp sản xuất cần đầu tư, áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất hàng
hóa để cải thiện chất lượng hàng hóa, giảm giá thành sản phẩm nhằm tạo
nguồn hàng tốt cho các doanh nghiệp thương mại.
Thực tế các DNTM không cần quan tâm đến việc sản xuất hàng hóa.
Đó là trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất. Nhưng để có được sản phẩm
tốt, dễ tiêu thụ thì cần có vốn để đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất, cải tiến
kỹ thuật. DNTM có thể liên kết với doanh nghiệp sản xuất, góp vốn để sản
xuất ra hàng hóa và DNTM thực hiện việc tiêu thụ hàng hóa đó tốt hơn.
Giải quyết tốt vấn đề này là giải quyết được việc hoàn thiện mối quan
hệ kinh tế ổn định và lâu dài giữa các DNTM với các doanh nghiệp sản
xuất. Giới sản xuất và kinh doanh phải đề cao trách nhiệm và phối hợp
trong việc tìm kiếm giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản
phẩm Việt Nam trên thị trường, coi chữ tín trong sản xuất - kinh doanh là
vấn đề sống còn để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.
Lª ThÞ Hång Hoa Líp QTKDTM-K11B
23
Trêng §¹i Häc Kinh TÕ Quèc D©n §Ò ¸n m«n häc
3.2.2. Tổ chức mạng lưới thu mua hợp lý.
Tổ chức mạng lưới thu mua hợp lý là vấn đề hết sức quan trọng để
nguồn hàng được mua đầy đủ, kịp thời, đúng số lượng, chất lượng và thời
gian cần hàng. Mạng lưới thu mua trực tiếp đến tận nơi được tổ chức ở
những nơi tập trung nguồn hàng, ở những thị trường nguồn hàng chính,
hoặc vào thời gian thu hoạch có thể đặt các đại lý thu mua ở những nơi
nguồn hàng phân tán hoặc có phương thức kết hợp giảm phí tổn thu mua.
Để khuyến khích hoạt động tạo nguồn hàng và thu mua hàng hóa được
đúng yêu cầu về chất lượng, số lượng, giá cả, thời gian và địa điểm giao
nhận DNTM cần áp dụng các hình thức như: khoán theo doanh số mua
hàng, bán hàng có thưởng, phân bổ lợi nhuận hợp lý giữa đơn vị nguồn
hàng và DNTM.
Tổ chức mạng lưới thu mua hợp lý sẽ giảm được chi phí cho DNTM,

phận nhằm thực hiện mục tiêu. Thiếu tổ chức sẽ tạo ra sự manh mún, cục
bộ, gây khó khăn cho thành công trong quản trị. Biện pháp tổ chức có vai
trò to lớn trong việc hình thành các biện pháp cụ thể nhằm phòng ngừa, hạn
chế rủi ro, tổn thất xảy ra, đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi của những
phương án được xây dựng cho mục đích phòng chống, hạn chế rủi ro
nhằm thực hiện kế hoạch về quản lý rủi ro một cách thống nhất, đồng bộ
trên cơ sở phối hợp nhịp nhàng giữa Trung ương và địa phương, giữa các
cơ quan quản lý rủi ro và các doanh nghiệp.
Phát triển hoàn hiện hệ thống kỹ thuật an toàn. Biện pháp hạn chế rủi
ro đều có những đặc trưng mang tính kỹ thuật nhất định. Phát triển, hoàn
thiện hệ thống kỹ thuật là không ngừng xác lập, cải tiến quy trình kỹ thuật
nhằm bảo đảm thực hiện một cách có hiệu quả trong công tác phòng ngừa,
hạn chế rủi ro, tổn thất trong kinh doanh.
Hoàn thiện các biện pháp hạn chế rủi ro, tổn thất được tiến hành đồng
thời với các biện pháp phát triển kinh doanh. Các biện pháp phát triển kinh
doanh và hạn chế rủi ro có quan hệ tương hỗ, biện chứng qua lại lẫn nhau.
Lª ThÞ Hång Hoa Líp QTKDTM-K11B
25

Trích đoạn Thị trường EU. Thị trường Trung Quốc. Thị trường Mỹ.
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status