440 Cơ sở khoa học hình thành các mục tiêu xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 & đánh giá tính khả thi… - Pdf 26

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
CƠ SỞ KHOA HỌC HÌNH THÀNH CÁC MỤC TIÊU
XÃ HỘI TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI 2001-2010 VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH
KHẢ THI CỦA CÁC MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
MỞ ĐẦU

Chiến lược phát triển xã hội là chiến lược được tách ra từ chiến lược
phát triển kinh tế, với nội dung hướng vào sự phát triển xã hội có quan hệ
mật thiết với chiến lược phát triển kinh tế, song cũng độc lập tương đối so
với chiến lược phát triển kinh tế. Xây dựng chiến lược phát triển xã hội
đòi hỏi phải coi trọng hơn các vấn đề xã hội, quan hệ xã hội, kết cấu và
quá trình xã hội, nhận thức sâu hơn về quy luật của hoạt động xã hội cũng
như đẩy mạnh công tác quản lý của con người đối với hoạt động tự thân
và nhất là hoạt động phi kinh tế. Chiến lược phát triển xã hội có những
đặc trưng riêng, khác chiến lược phát triển kinh tế. Chiến lược phát triển
xã hội có phạm vi bao quát rộng lớn, vì vậy việc hoạch định chiến lược là
quá trình phức tạp. Do vậy để đảm bảo tính khả thi và khoa học của chiến
lược, việc hoạch định chiến lược cần coi trọng việc xác định các căn cứ
xây dựng chiến lược. Đây là bước đầu tiên khi tiến hành xây dựng chiến
lược và cũng là khâu quan trọng nhất trong tiến trình xây dựng chiến lược.
Việc xác định chính xác và phù hợp các căn cứ để xây dựng quyết định
lớn tới sự thành công hay thất bại của bản chiến lược. Trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 của Việt Nam, chiến lược đã được
coi trọng và xây dựng một cách đầy đủ. Các mục tiêu và định hướng phát
triển xã hội trong thời kỳ chiến lược đã được đề ra cụ thể và rõ hướng. Để
có những mục tiêu về phát triển xã hội trong giai đoạn 2001 -2010, các
nhà hoạch định chiến lược đã dựa trên những cơ sở khoa học nào? Đã tính
toán tới những thay đổi nào, có những ưu điểm gì và điểm gì còn hạn

lỏng lẻo. Ví dụ : giữa y tế, giáo dục, văn hoá và các phúc lợi xã
hội khác ít có quan hệ với nhau.
 Ngoài ra các vấn đề xã hội còn có tính định tính cao, do đó gây
nên những khó khăn nhất định trong hoạch định và thực hiện các
mục tiêu của chiến lược.
1.2.Mối quan hệ giữa phát triển xã hội và phát triển kinh tế :
2
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
Một câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao cùng với trình độ phát triển kinh tế
và sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật…lại cần có sự phát triển xã hội một
cách hợp lý? Bởi vì sự phát triển xã hội có quan hệ mật thiết với sự phát
triển kinh tế. Sự phát triển kinh tế là nền tảng cơ bản và là điều kiện tiên
quyết cho phát triển xã hội. Phát triển xã hội chịu sự ràng buộc của trình
độ hiện có của phát triển kinh tế, và sự phát triển toàn diện của con
người phải lấy sự trình độ phát triển kinh tế làm tiền đề vật chất. Tuy
nhiên nếu chỉ dựa vào trình độ hiện có thì chưa đủ vì phát triển kinh tế là
một quá trình động, đòi hỏi phát triển xã hội phải có bước đi tương ứng.
Vì thế khi xác định mục tiêu phát triển xã hội còn phải căn cứ vào trình
độ phát triển kinh tế dự tính trong tương lai. Có như vậy mới đảm bảo
mối quan hệ hợp lý giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Ngược lại
có phát triển xã hội tương xứng với phát triển kinh tế thì nó mới có thể
tạo được tiền đề để cho kinh tế phát triển. Chẳng hạn muốn nâng cao
trình độ nguồn lực đảm bảo cho phát triển kinh tế thì cần phải phát triển
giáo dục, y tế, khoa học - kỹ thuật… Tuy phát triển xã hội và phát triển
kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau song nó cũng có tính độc lập tương
đối. Nếu như phát triển xã hội nhằm mục tiêu phát triển của con người,
đảm bảo điều kiện sống và môi trường cho con người… thì phát triển
kinh tế lại nhằm vào mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất.

khoa học và tính khả thi của chiến lược thì việc hoạch định chiến lược
cần dựa vào các căn cứ sau đây :
 Trình độ tăng trưởng kinh tế đã đạt được và dự tính trong tương
lai. Có như vậy mới đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa phát triển
kinh tế và phát triển xã hội. Mặt khác phát triển kinh tế cũng đặt
ra những yêu cầu đối với phát triển xã hội, chẳng hạn yêu cầu về
nâng cao trình độ nguồn lực liên quan đến sự phát triển của giáo
dục, y tế, khoa học - kỹ thuật… Do đó chiến lược phát triển xã
hội phải thực hiện được đầy đủ nội dung để thoả mãn yêu cầu
phát triển kinh tế.
 Trình độ tiến bộ của khoa học - kỹ thuật :
Đặc điểm phát triển của xã hội hiện đại là tiến bộ khoa học -
công nghệ ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt của đời
sống xã hội. Một mặt nó thúc đẩy kết cấu xã hội thay đổi và phát
triển, mặt khác làm cho hình thức và nội dung của hoạt động xã
hội được đổi mới, làm thay đổi đời sống tinh thần của xã hội, các
quan niệm xã hội và các khái niệm xã hội khác. Do đó khi hoạch
định chiến lược phát triển xã hội phải tính đến những yêu cầu của
tiến bộ khoa học - công nghệ và sự tác động của nó đến những
biến đổi xã hội.
 Quy luật phát triển nội bộ của hoạt động xã hội :
Quy luật xã hội tồn tại một cách khách quan, không phụ
thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Nếu dùng ý chí chủ
quan để hoạch định các vấn đề xã hội thì nó sẽ không có sự phối
4
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
hợp nhịp nhàng, cân đối giữa các vấn đề xã hội, và đặc biệt là
không tương xứng với trình độ phát triển kinh tế, gây nên sự rối

tăng trưởng kinh tế nội sinh. Đồng thời phát triển xã hội đã hình
thành những lĩnh vực tương đối độc lập, xuất hiện những ngành
5
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
và lĩnh vực hoạt động mới tiêu biểu cho tương lai phát triển xã
hội và sẽ trở thành trọng điểm phát triển của xã hội.
Ở Việt Nam trình độ phát triển còn ở giai đoạn đầu của công nghiệp
hoá, do vậy trọng điểm phát triển xã hội cần hướng vào 2 lĩnh vực : giáo
dục và khoa học - kỹ thuật. Tiếp đó từng bước phát triển các ngành hoạt
động y tế, xoá đói giảm nghèo…
II. PHÂN TÍCH CƠ SỞ XÂY DỰNG CÁC MỤC TIÊU XÃ HỘI
TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 2001 -
2010 :
1. Các mục tiêu phát triển XH trong chiến lược phát triển KT-XH
2001-2010 :
- Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta. Tốc
độ tăng dân số đến năm 2010 còn 1,1%. Xoá hộ đói, giảm nhanh hộ
nghèo. Giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn (thất nghiệp ở
thành thị dưới 5%, quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn
khoảng 80-85%); nâng tỷ lệ người lao động được đào tạo nghề lên
khoảng 40%. Trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường; hoàn thành
phổ cập trung học cơ sở trong cả nước. Người có bệnh được chữa trị;
giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng xuống khoảng 20%;
tăng tuổi thọ trung bình lên 71 tuổi. Chất lượng đời sống vật chất, văn
hoá, tinh thần được nâng lên rõ rệt trong môi trường xã hội an toàn,
lành mạnh; môi trường tự nhiên được bảo vệ và cải thiện.
- Năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ đủ khả năng ứng dụng các
công nghệ hiện đại, tiếp cận trình độ thế giới và tự phát triển trên một

- Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường
- Tăng nhanh năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, nâng cao chất
lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh việc ứng dụng có hiệu quả các công nghệ
nhập khẩu. Đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những ngành và lĩnh
vực then chốt để tạo bước nhảy vọt về công nghệ và kinh tế, tạo tốc độ
tăng trưởng vượt trội ở những sản phẩm và dịch vụ chủ lực. Công
nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa ngay từ đầu và trong suốt các giai đoạn
phát triển. Nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển
kinh tế - xã hội, từng bước phát triển kinh tế tri thức ở nước ta.
- Nâng cao năng lực và tạo cơ hội cho mọi người đều có thể phát huy hết
tài năng, tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả phát
triển, đồng thời nâng cao trách nhiệm của mỗi người góp sức thực hiện
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, giữ gìn và
phát triển nền văn hóa dân tộc, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Nâng cao chất
lượng cuộc sống của nhân dân về ăn, mặc, ở, đi lại, phòng và chữa
7
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
bệnh, học tập, làm việc, tiếp nhận thông tin, sinh hoạt văn hóa. Khuyến
khích làm giàu hợp pháp, đồng thời ra sức xóa đói, giảm nghèo, tạo
điều kiện về hạ tầng và năng lực sản xuất để các vùng, các cộng đồng
đều có thể tự phát triển, tiến tới thu hẹp khoảng cách về trình độ phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thiết thực chăm lo sự bình đẳng về giới,
sự tiến bộ của phụ nữ; đặc biệt chăm lo sự phát triển và tiến bộ của trẻ
em.
- Phát triển mạnh nguồn lực con người Việt Nam với yêu cầu ngày càng
cao.

: 6.280.688
lượng cuộc sống của nhân dân về ăn, mặc, ở, đi lại, phòng và chữa
bệnh, học tập, làm việc, tiếp nhận thông tin, sinh hoạt văn hóa. Khuyến
khích làm giàu hợp pháp, đồng thời ra sức xóa đói, giảm nghèo, tạo
điều kiện về hạ tầng và năng lực sản xuất để các vùng, các cộng đồng
đều có thể tự phát triển, tiến tới thu hẹp khoảng cách về trình độ phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thiết thực chăm lo sự bình đẳng về giới,
sự tiến bộ của phụ nữ; đặc biệt chăm lo sự phát triển và tiến bộ của trẻ
em.
- Phát triển mạnh nguồn lực con người Việt Nam với yêu cầu ngày càng
cao.

2. Cơ sở khoa học (căn cứ) xây dựng các mục tiêu chiến lược :
2.1. Trình độ phát triển kinh tế :
2.1.1. Trình độ phát triển kinh tế đã đạt được :
Mười năm thực hiện chiến lược do Đại hội IIV đề ra (từ 1991-2000)
chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn tạo ra những chuyển biến
tích cực và quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Tổng
sản phẩm trong nước sau 10 năm tăng hơn gấp đôi (2,07 lần).
Bảng tăng trưởng GDP (%) thời kì 1991-1999
1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
5.9 8.7 8.1 8.8 9.5 9.3 8.2 5.8 4.8
Trong 10 năm qua, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân
hàng năm là 7,5% (mục tiêu chiến lược đề ra là 6,9 –7,5%). Từ tình trạng
mọi thứ hàng hoá đều khan hiếm, sản xuất không đáp ứng nhu cầu thiết
yếu, hiện nay chúng ta đã đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, nhiều loại
hàng hoá tiêu dùng, có dự trữ và xuất khẩu ngày càng tăng; cung cấp đầy
đủ năng lượng và phần lớn vật liệu xây dựng. Do sự phát triển mạnh mẽ
về kinh tế sức sản xuất của toàn xã hội đã nâng lên một bước, đã kết thúc
tình trạng khan hiếm hàng hoá, đất nước thoát khỏi tình trạng khủng

Đây là các nước có điều kiện kinh tế xã hội tương tự như Việt Nam
nên chúng ta có thể sử dụng số liệu tăng trưởng của các nước này để dự
báo tốc đọ tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn mới.
• Mô phỏng hạch toán tăng trưởng:
Để tính toán cho các nước đang phát triển, các chuyên gia quốc tế
thường ước tính đối với các yếu tố đầu vào:
Vốn đóng vai trò lớn từ 60%-70%
Lao động đóng vai trò nhỏ hơn từ 30%-40%.
Khảo sát tình hình tăng trưởng của các nước trong khu vực tròng
vòng 30 năm qua cho thấy có thể lấy mức đóng góp của lao động là 35%
và của vốn là 65% và TFP trong khoảng từ 2%-2,5% để mo phỏng cho
VIệt Nam trong giai đoạn 2001-2010. Kết quả mô phỏng dưới đây cho
thấy về trung bình mức tăng trưởng 7%-8%/năm cho giai đoạn 2001-
2010 đối với Việt Nam có thể coi là mức cơ sở.
Bảng kết quả mô phỏng tăng trưởng cho giai đoạn 2001-2010
10
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
Tăng trưởng
vốn (1)
Tăng trưởng
lao động (2)
Tăng trưởng
TFP (3)
Tăng trưởng GDP
= 0,65 x (1)+0,35 x (2)+(3)
6 2 2 6.6
7 2 2 7.2
8 2 2 7.9

11
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
những năm đầu ở mức 40% và không tăng nhiều đối với các nước có tỉ
trọng dịch vụ những năm đầu ở mức 50%.
2.1.3. Các nhân tố tích cực thúc đẩy tăng trưởng cao của đất nước
Thực tiễn 10 năm qua khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi
mới do Dảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng. Tiếp tục đổi mới đường
lối một cách sâu rộng sẽ là một tiền đề quan trọng cho phát triển đất
nước ta trong thập kỉ tới.
Xem xét các yếu tố sản xuất có thể thấy, yếu tố thúc đẩy tăng trưởng
cao trong giai đoạn 1991-1997 là vốn đầu tư. Yếu tố lao động (không tay
nghề) đóng góp chủ yếu ở khu vực nông nghiệp và dịch vụ. Hàm lượng
khoa học kĩ thuật trong tăng trưởng chưa cao, néu có chính sách đầu tư
đúng để nâng cao hàm lượng này thì đây là một yếu tố tích cực tác động
tới tăng trưởng cao trong thập kỉ tới.
Tiềm lực khu vực dịch vụ, đặc biệt các dịch vụ sản xuất vẫn còn to
lớn.
Tạo được sự bổ sung lẫn nhau giữa các thành phần kinh tế.
Từ thực tiễn 10 năm qua và với điều kiện hiện nay, trên cơ sở cân đối
các nguồn lực và với quyết tâm thực hiện tốt các khâu đột phá mà Đại
hội IX đã đề ra, khả năng đạt tốc độ tăng trưởng ít nhất 7,2%/năm giai
đoạn 2001-2010 là hoàn toàn có tính hiện thực. Đây chính là một yếu tố
quyết định đối với việc đề ra các mục tiêu xã hội của chiến lược 2001-
2010.
2.2. Thực trạng các vấn đề xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 1991-
2000.
(1). Các hoạt động Văn hoá - Thông tin đã và đang hướng vào việc
xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phục vụ có hiệu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status