Vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này - Pdf 26

A. LỜI MỞ ĐẦU
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ( ĐCGQVADS ) là việc Tòa án quyết định chấm dứt
giải quyết vụ án dân sự (VADS) nếu sau khi thụ lý vụ án mà phát hiện ra một trong số các
căn cứ pháp luật quy định. Việc đình chỉ giải quyết một VADS đúng đắn sẽ sớm chấm dứt
được việc giải quyết vụ án, tiết kiệm được thời gian, tiền bạc của các đương sự và Nhà nước.
Tuy nhiên, nếu giải quyết không đúng sẽ không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của
các đương sự. Vì vậy, việc xác định rõ được các căn cứ và hậu quả của ĐCGQVADS có tầm
quan trọng đặc biệt.
Trong thực tiễn xây dựng các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự (TTDS) của nước
ta, vấn đề ĐCGQVADS đã được đề cập song các quy định này vẫn còn tạo ra nhiều cách
hiểu khác nhau, dẫn đến việc áp dụng không thống nhất giữa các Tòa án. Trong giới hạn của
bài viết này, người viết xin được đi sâu tìm hiểu vấn đề : “Vấn đề ĐCGQVADS ở tòa án cấp
sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Những vấn đề chung về ĐCGQVADS
1.1. Khái niệm:
Có rất nhiều quan điểm xoay quanh khái niệm ĐCGQVADS. Theo từ điển tiếng Việt,
“đình chỉ” là việc ngừng hẳn việc thực hiện một hoạt động, một công việc đã làm trước đó.
Trong TTDS thì ĐCGQVADS là việc Tòa án ngừng việc giải quyết vụ án đã thụ lý. Theo tác
giả Nguyễn Công Bình, ĐCGQVADS là việc:“ (Tòa án)ngừng việc giải quyết VADS đã thụ
lý… Việc ĐCGQVA có thể được tiến hành ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm,
tái thẩm”. Còn Tiến sỹ Hoàng Ngọc Thỉnh cho rằng: “ ĐCGQVADS là việc Tòa án quyết
định ngừng việc giải quyết VADS khi có những căn cứ do pháp luật quy định”…. Từ những
quan điểm trên, có thể đưa ra khái niệm về ĐCGQVADS như sau: “ ĐCGQVADS là việc
Tòa án quyết định ngừng hẳn việc giải quyết VADS hoặc việc dân sự đã thụ lý khi có
những căn cứ do pháp luật quy định và sau khi quyết định ĐCGQVADS có hiệu lực pháp
luật thì đương sự không có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc đó nữ,
trừ những trường hợp đặc biệt mà pháp luật có quy định khác”.
1.2. Đặc điểm:
Thứ nhất, việc ĐCGQVADS phải dựa trên những căn cứ mà pháp luật đã quy định
trươc chứ không được tiến hành tùy tiện theo ý chí chủ quan của Tòa án.

chấm dứt việc giải quyết vụ việc. Trong những trường hợp này Tòa án chỉ đình chỉ giải
quyết yêu cầu đối với quan hệ nhân thân chứ không đình chỉ việc giải quyết vụ án.
2.1.2. Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ
quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của các cơ quan, tổ chức đó ( điểm b
khoản 1 điều 192 ).
Khác với trường hợp tạm ĐCGQVA tại khoản 1 điều 189 thường là các trường hợp
chuyển đổi hình thức tổ chức ( sáp nhập, chia tách). Trong trường hợp này, các cơ quan, tổ
chức đang tham gia tố tụng (TGTT) với tư cách là nguyên đơn, bị đơn chấm dứt hoạt động
trên thực tế. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản vẫn nằm ở hai thuật ngữ là “chưa có” cá
nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng và “không có” cơ quan, tổ chức kế
thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng. Sự khác biệt ở căn cứ này quyết định việc Tòa án sẽ tạm
đình chỉ hay ĐCGQVA. Có nghĩa là cơ quan, tổ chức đã và đang tham gia vào quá trình giải
quyết VADS thì bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản. Mặt khác, theo pháp luật quy định khi
đã giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản thì hoạt động cũng như các quyền và nghĩa vụ tố tụng
của chủ thể này đều chấm dứt theo. Nếu không có cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền và
2
nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đang TGTT bị giải thể, bị tuyên bố phá sản thì Tòa án
sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết VADS, không xem xét quyền và nghĩa vụ của chủ
thể này nữa.
2.1.3. Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện
không có quyền khởi kiện
- Về việc người rút đơn khởi kiện ở tòa án cấp sơ thẩm được hướng dẫn thực hiện tại Phần
II mục 10 và Phần II mục 7 của Nghị quyết 02/2006.
- Đối với trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện ở Tòa án cấp phúc thẩm được quy
định tại khoản 1 điều 269, trường hợp này cần phải có sự đồng ý của bị đơn mới có thể đình
chỉ giải quyết vụ án.
2.1.4. Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc
nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án
Quy định này được áp dụng trong trường hợp cơ quan, tổ chức đã khởi kiện vì quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác. Do đó đây chỉ là những người đại diện đương nhiên của

Điều 260 quy định các căn cứ sau để Tòa cấp phúc thẩm ra quyết định ĐCGQVA:
- Trong các trường hợp quy định tạo điểm a và b k1- đ192 của Bộ luật này.
- Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc VKS rút toàn bộ kháng nghị.
- Người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc VKS rút một phần kháng nghị
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
III. Thẩm quyền ra quyết định ĐCVADS và hậu quả của việc đình chỉ giải quyết VADS
Thẩm quyền ra quyết định ĐCVADS được quy định tại điều 194; theo đó, Thẩm quyền
này thuộc về Thẩm phán và trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ra quyết định ĐCGQVADS,
Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự và VKS cùng cấp.
Hậu quả của việc ĐCGQVADS được quy định tại điều 193 BLTTDS sửa đổi, bổ sung
năm 2011. Theo đó, khi có quyết định ĐCGQVADS, đương sự không có quyền khởi kiện
yêu cầu tòa giải quyết lại VADS đó nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án
trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật tranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại
khoản 3 điều 168; các điểm c, e và g khoản 1 điều 192 và các trường hợp pháp luật có quy
định khác.
Khoản 2 và 3 được sửa đổi theo hướng quy định hẹp hơn các trường hợp sung quỹ
nhà nước và trả lại cho đương sự tiền tạm ứng án phí trong trường hợp Toà án ra quyết định
đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự. Cụ thể, theo quy định trước đây thì trong trường hợp
Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 192,
tiền tạm ứng phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước thì nay giới hạn chỉ
ở các điểm a, b, d, đ, e và k khoản 1 Điều 192; trong trường hợp Tòa án ra quyết định đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại khoản 2 Điều 192, tiền tạm ứng án phí mà
đương sự đã nộp được trả lại cho họ thì nay giới hạn chỉ các điểm c, g, h và i khoản 1 Điều
192. Quyết định ĐCGQVADS của tòa án cấp sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo
thủ tục phúc thẩm.
IV. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về ĐCGQVADS - Một số kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện các quy định của BLTTDS về ĐCGQVADS
4.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về ĐCGQVADS
Số liệu thống kê của Tòa án dân sự - Tòa án nhân dân tối cao năm 2008 về tình hình giải
quyết các vụ việc dân sự cho thấy trong số các VADS mà Tòa án thụ lý thì số các vụ án mà

hướng dẫn thêm như sau:“ Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo
pháp luật hoặc có nhưng không được hưởng quyền di sản, từ chối nhận di sản thì đại diện
của cơ quan nhà nước nhận tài sản của bị đơn sẽ phải tiếp tục TGTT thay bị đơn để giải
quyết tranh chấp với nguyên đơn”. Việc này đại diện của cơ quan nhà nước có thể thuê luật
sư hoặc sử dụng luật sư công thay mặt nhà nước TGTT. Khi trả xong món nợ của bị đơn đối
với nguyên đơn, thì nhà nước mới nhận được tài sản của bị đơn. Đó cũng là cách tốt nhất để
bảo đảm quyền lợi của nguyên đơn, của Nhà nước, đồng thời thống nhất với quy định tại
điều 644 BLDS.
* Hai là, đối với trường hợp ĐCGQVADS do người khởi kiện rút đơn và được Tòa án chấp
nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo điểm c khoản 1 điều 192 cũng cần
có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền để việc áp dụng được chính xác. Khi người khởi
5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status