vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này - Pdf 26

Thực tế hiện nay, ta thấy rằng kể từ khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004
(BLTTDS) đã góp phần hoàn thiện các quy định về thủ tục tố tụng trong các vụ án
về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Tuy
nhiên, các quy định về căn cứ và hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
tại Điều 192 và Điều 193 Bộ luật Tố tụng dân sự khi vận dụng trong thực tiễn đã
gặp một số vướng mắc, đặt ra những vấn đề đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền
phải có những hướng dẫn bổ sung cho phù hợp. Đặc biệt là vấn đề về đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Bài viết dưới đây về đề tài:
“vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và
kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này” mong muốn tìm hiểu sâu về đặc
điểm pháp lý cũng như thực trạng áp dụng những quy định đó, để đưa ra phương
pháp hoàn thiện quy định của pháp luật
I. VẤN ĐỀ ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ Ở TÒA ÁN CẤP SƠ
THẨM VÀ PHÚC THẨM.
1. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự tại thủ tục ở tòa án cấp sơ thẩm
Trước đây, trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ
tục giải quyết các vụ án kinh tế hay Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao
động chỉ quy định một loại đình chỉ duy nhất là đình chỉ giải quyết vụ án dưới hình
thức “Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án”. Hiện nay, đình chỉ là một phương
thức xử lý đặc biệt của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Bộ luật
Tố tụng dân sự quy định nhiều loại đình chỉ khác nhau tương ứng với từng giai
đoạn tố tụng và từng loại căn cứ khác nhau, theo đó Tòa án sẽ ra nhiều loại quyết
định đình chỉ khác nhau: đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong thủ tục sơ thẩm,
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong thủ tục phúc thẩm, đình chỉ xét xử phúc
thẩm, đình chỉ xét xử yêu cầu của đương sự. Tuy nhiên, quy định trong BLTTDS
về tính chất, căn cứ, hình thức quyết định của các loại đình chỉ nêu trên cũng chưa
1
thật sự rõ ràng, cụ thể, dẫn đến có nhiều vướng mắc về mặt lý luận cũng như thực
tiễn áp dụng pháp luật tố tụng dân sự
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được hiểu là việc toà án quyết định ngừng
việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định. Theo đó,

án phí mà người khởi kiện không nộp hoặc không đến Tòa án làm thủ tục thụ lý vụ
án, trừ trường hợp có lý do chính đáng” thì về mặt từ ngữ, không thể áp dụng là
căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án, bởi vì lúc này Tòa án chưa thụ lý vụ án. Mà căn
cứ này cần phải được hiểu là, nếu đương sự không nộp tiền tạm ứng án phí mà
không thuộc trường hợp không phải nộp hoặc được miễn án phí nhưng Tòa án đã
thụ lý giải quyết thì sau đó phải đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
* Thời điểm áp dụng: đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong thủ tục sơ thẩm
được Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng từ sau khi Tòa án thụ lý sơ thẩm giải quyết vụ án
đến trước khi ra bản án, quyết định sơ thẩm. Nói cách khác, Tòa án cấp sơ thẩm có
thể đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử hoặc tại phiên
tòa sơ thẩm. Tuy nhiên, nhận định này rút ra từ suy luận trong các Điều luật tương
ứng bởi lẽ BLTTDS không có một quy định cụ thể nào về thời điểm áp dụng đình
chỉ giải quyết vụ án. Đó là Điều 192 BLTTDS trong phần “Chuẩn bị xét xử sơ
thẩm” quy định về đình chỉ giải quyết vụ án là “sau khi thụ lý vụ án...”, và Điều
210 BLTTDS trong phần “Phiên tòa sơ thẩm” quy định “đình chỉ giải quyết vụ
án... được thông qua tại phòng nghị án”.
Hình thức: hình thức của việc đình chỉ giải quyết vụ án trong thủ tục sơ
thẩm là Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Nội dung, mẫu quyết định
này đã được quy định cụ thể tại Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Theo quy định tại khoản 1 Điều 194 BLTTDS
thì thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thuộc về thẩm phán
được phân công giải quyết vụ án đó. Điều luật này không quy định rõ thẩm phán
có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong giai đoạn nào
của quá trình tố tụng, nhưng thực tế thẩm quyền này chỉ được thực hiện trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử. Bởi vì theo quy định tại khoản 2 Điều 210 BLTTDS thì các
3
quyết định tại phiên tòa sơ thẩm, trong đó có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự phải được thảo luận, thông qua tại phòng nghị án. Như vậy thẩm quyền ra
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự tại phiên tòa sơ thẩm thuộc về Hội
đồng xét xử.

từng khái niệm cụ thể, hoặc do nhầm lẫn từ ngữ. Bài viết dưới đây sẽ phân biệt
những khái niệm trên.
Thứ nhất, khác với đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong thủ tục sơ thẩm,
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong thủ tục phúc thẩm phải giải quyết hai vấn đề
là đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, tức là nội dung vụ việc và hoạt động tố tụng;
và số phận pháp lý của bản án, quyết định sơ thẩm. Về tính chất, đình chỉ giải
quyết vụ án trong thủ tục phúc thẩm cũng làm chấm dứt các hoạt động tố tụng.
Nhưng không chỉ vậy, trong trường hợp này Tòa án cấp phúc thẩm còn phải hủy
bản án, quyết định sơ thẩm vì căn cứ để đình chỉ giải quyết vụ án trong thủ tục
phúc thẩm xuất hiện cũng có nghĩa là bản án, quyết định sơ thẩm không có cơ sở.
Ví dụ trường hợp một vụ tranh chấp dân sự đã hết thời hiệu khởi kiện, đáng lẽ Tòa
án cấp sơ thẩm phải trả lại đơn khởi kiện trước khi thụ lý hoặc phải đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự thì lại đưa vụ án đó ra xét xử. Trong trường hợp này, Tòa án
cấp phúc thẩm phải hủy bản án sơ thẩm đó và đình chỉ giải quyết vụ án.
Thứ hai, đình chỉ xét xử phúc thẩm khác biệt với đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự trong thủ tục phúc thẩm. Tính chất của đình chỉ xét xử phúc thẩm không
làm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ về mặt nội dung mà chỉ chấm dứt thủ tục tố
tụng phúc thẩm. Nói cách khác, đình chỉ xét xử phúc thẩm làm chấm dứt hoạt
động xét xử phúc thẩm nhưng cũng đồng thời làm phát sinh hiệu lực pháp luật của
bản án, quyết định sơ thẩm, theo đó những quyền và nghĩa vụ trong bản án, quyết
định sơ thẩm của các đương sự phải được tôn trọng và thi hành.
Taị Điều 278 BLTTDS, quy định căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
trong thủ tục sơ thẩm được quy định tại Điều 192 BLTTDS (Điều 278 quy định
viện dẫn đến Điều 192). Ta thấy rằng đáng lẽ Tòa án cấp sơ thẩm phải đình chỉ
giải quyết vụ án khi có những căn cứ đó nhưng vì lý do nào đó, Tòa án cấp sơ
5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status