Vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này - Pdf 26

MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là một chế định được đề cập khá nhiều và được Bộ
luật tố tụng dân sự 2004 nước ta quy định khá cụ thể. Trong nhiều trường hợp tòa án thụ
giải quyết vụ án, vấn đề đình chỉ sẽ đặt ra khi xuất hiện những căn cứ luật định như thụ lý
không đúng, đối tượng tranh chấp không còn,… Tuy nhiên, việc đình chỉ giải quyết vụ án
không đúng có thể dẫn tới quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn sẽ không được tòa án giải
quyết. Do vậy ,việc nghiên cứu một cách toàn diện về đình chỉ, bản chất của đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự là rất cần thiết. Để làm rõ vấn đề trên, trong bài viết em xin trình bày:
Vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị
hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
1
B. NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN
SỰ
1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa
1.1. Khái niệm
Vụ việc dân sự được chia thành hai loại là vụ án dân sự và việc dân sự. Vụ án dân sự là
những vụ việc có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Trong khuôn khổ bài viết
chỉ trình bày vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Trong tố tụng dân sự, thì đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được hiểu là việc tòa án quyết
định ngừng hẳn việc giải quyết vụ án dân sự đã thụ lý khi có những căn cứ do pháp luật quy
định.
1.2. Đặc điểm
- Thứ nhất, việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự phải dựa trên những căn cứ mà pháp
luật đã quy định chứ không phải được tiến hành tùy tiện theo ý chí chủ quan của tòa án.
- Thứ hai, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự làm ngừng hẳn các hoạt động tố tụng. nó có
ý nghĩa kết thúc cả về mặt thủ tục lẫn giải quyết nội dung vụ việc, tòa án sẽ không giải
quyết vụ án đó nữa.
- Thứ ba, việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự phải do tòa án áp dụng. Trước khi mở
phiên tòa, thẩm quyền này thuộc về thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc. Tại

Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa
kế được hiểu là quyền và nghĩa vụ của họ theo pháp luật không được để lại thừa kế cho
người khác. Điều này có nghĩa là các quyền, nghĩa vụ này là các quyền, nghĩa vụ về nhân
thân, không phải quyền, nghĩa vụ về tài sản. Do gắn liền với nhân thân, nên khi đương sự
chết, quyền và nghĩa vụ đương nhiên chấm dứt. Lúc này đương nhiên hoạt động tố tụng tại
tòa sẽ chấm dứt vì đối tượng xét xử không còn nữa.
Căn cứ thứ 2: Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá
nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó.
Đây là trường hợp nguyên đơn, bị đơn là cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng bị giải thể
hoặc bị tuyên bố phá sản thì tư cách pháp lý của các cơ quan tổ chức này không còn, các
quyền và nghĩa vụ cũng chấm dứt theo. Nếu không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào thừa
kế quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan tổ chức đó thì Tòa án phải đình chỉ giải quyết
VADS.
Căn cứ thứ ba: Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận hoặc người
khởi kiện không có quyền khởi kiện.
Hành vi khởi kiện là cơ sở để Tòa án giải quyết VADS. Nên khi Tòa án đang xem xét
yêu cầu khởi kiện mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện, không yêu cầu Tòa án giải quyết
nữa và được Tòa án chấp thuận thì cơ sở để giải quyết vụ án không còn nữa. Tòa án phải ra
3
quyết định đình chỉ giải quyết VADS. Khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện, thì Tòa án
phải xem xét trong vụ án có yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có
quyền, nghĩa vụ liên quan hay không. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết toàn bộ vụ án
khi người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người
có quyền, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập. Còn với trường hợp không phải
tất cả đều rút yêu cầu thì tòa án chỉ đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu đã rút, vẫn giải quyết
những yêu cầu khác.
Căn cứ thứ tư: Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có
nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án.
Căn cứ này được áp dụng trong trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện vì quyền, lợi ích
hợp pháp của người khác. Nếu cơ quan, tổ chức đã khởi kiện, Tòa án thụ lý vụ án, mà cơ

pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn
bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các ĐƯQT mà Việt Nam là thành
viên (Theo nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006).
Ngoài ra, khoản 2 Điều 169 BLTTDS quy định Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án thuộc
trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 168 BLTTDS.
Những căn cứ quy định tại Điều 168 BLTTDS bao gồm:
- Thời hiệu khởi kiện đã hết.
- Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không đủ năng lực hành vi tố tụng
dân sự.
- Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa
án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ
án mà tòa án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi
thường thiệt hại, xin thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản hoặc vụ
án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho
mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện.
- Hết thời hạn được thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều 171 BLTTDS mà người
khởi kiện không đến Tòa án làm thủ tục thụ lý vụ án, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
- Chưa đủ điều kiện khởi kiện.
- Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
1.2. Thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở Tòa án cấp sơ thẩm
Người có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS trước phiên tòa sơ thẩm
là Thẩm phán được Chánh án phân công giải quyết vụ án (Điều 194 BLTTDS), tại phiên tòa
sơ thẩm là Hội đồng xét xử (Điều 210 BLTTDS).
1.3. Hình thức của quyết định đình chỉ giải quyết VADS ở Tòa án cấp sơ thẩm
Quyết định đình chỉ giải quyết VADS ở Tòa án cấp sơ thẩm phải lập thành văn bản.
Mẫu, nội dung quyết định này được quy định cụ thể tại Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP
ngày 12/5/2006 (mẫu 11a, 11b).
1.4. Hiệu lực và hậu quả pháp lý của quyết định đình chỉ giải quyết VADS ở Tòa án cấp sơ
thẩm
- Hiệu lực: Quyết định đình chỉ giải quyết VADS ở giai đoạn sơ thẩm chưa có hiệu lực


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status