SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong tiết học Tiếng Việt lớp 2 - Pdf 26

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG
TIẾT HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 2”
1. BẢN CHẤT
Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức
hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự
chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi
(cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có
sự hợp tác và sự tự đánh giá.
2. MỤC TIÊU
2.1. Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến
thức, kỹ năng đã học.
Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ
năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ
năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới.
2.2. Phát triển tư duy, rèn các kĩ năng: giao tiếp, xử lí tình huống; ứng phó, thao tác, phản
xạ nhanh.
2.3. Giáo dục tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẻ; tính trung thực trong thi đua, học tập.
Tạo môi trường và không khí học tập vui tươi, thân thiện.
3. QUY TRÌNH THỨC HIỆN
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi),
quản trò, trọng tài.
- Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…)
- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những
điều người chơi không được làm…
- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi. (nếu có)
Bước 3: Làm mẫu
Bước 4: Thực hiện trò chơi

+ Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ
+ Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.
+ Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học
tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có
hiệu quả.

MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC TÌM NHANH
TIẾNG MỚI
MỤC ĐÍCH
- Rèn kĩ năng ghép nhanh tiếng mang âm - vần đã đọc; viết được các chữ ghi tiếng đã tìm
được (giai đoạn học vần tiếng Việt - lớp 1).
- Luyện tác phong nhanh nhẹn; rèn trí thông minh, sáng tạo và viết chữ rõ ràng, sạch đẹp.
CHUẨN BỊ
- Một sợi dây dài căng trên bảng lớp, ngang tầm mắt học sinh (HS)
- Các bìa ghi vần đã học (kích thước khoảng 10 cm x 15cm) treo vào sợi dây dài (bìa chữ
úp vào mặt bảng đen để học sinh lật và đọc vần).
- Tuỳ theo cách tổ chức cuộc chơi, có thể bố trí khoảng cách giữa các bìa đều nhau (30 -
40cm) để mỗi người lật 1 vần; hoặc các nhóm bìa (2 hay 3 bìa ) đều nhau nếu mỗi người
phải lật và đọc 2 - 3 vần (Xem hình vẽ).
oi
(Bìa đã
lật)
ân ơi
(VD tiếng
tìm được:
cần
chân
thân )
(VD tiếng tìm
được:

CHUẨN BỊ
Giấy, bút để ghi chép kết quả tìm từ
CÁCH TIẾN HÀNH
- Cả nhóm (tuỳ số người tham gia trò chơi) ngồi quây thành vòng tròn.
- Một bạn "ra đề" và nêu trước 1 từ (gồm 2 tiếng) có âm đầu giống nhau (ví dụ: m -
m/mặt mũi), sau đó chỉ định bạn thứ hai tìm từ để nêu tiếp. Bạn thứ hai nêu được từ đúng
yêu cầu thì được chỉ định bạn thứ ba (nếu không tìm được thì phải đứng tại chỗ để bạn
khác xung phong hộ và bạn đó được quyền chỉ định; cho đến khi bạn thứ hai xung phong
nêu được từ giúp bạn khác thì sẽ được ngồi xuống).
- Nhóm có thể cử trọng tài tính điểm cho những bạn nêu được từ đúng yêu cầu, không
lặp lại từ của bạn đã nêu trước. Khi trò chơi kết thúc (không bạn nào tìm thêm được từ
mới), ai nhiều điểm nhất là người thắng cuộc.
HOÀN CHỈNH BÀI THƠ CÓ VẦN GIỐNG NHAU
MỤC ĐÍCH
- Rèn kỹ năng tìm đúng âm đầu ghép với vần, thanh cho trước để tạo thành tiếng còn
thiếu ở từng câu thơ.
- Tập khôi phục lại các bài thơ vui có vần giống nhau.
CHUẨN BỊ
- Sưu tầm các bài thơ có các tiếng cuối mỗi câu đều mang vần giống nhau; chép bài thơ
đó lên bảng theo thư tự từng câu (1, 2, 3, ) nhưng để trống các âm đầu của tiếng cuối
câu thơ,
- Chuẩn bị giấy, bút để làm bài; có thể cử một người làm trọng tài.
CÁCH TIẾN HÀNH
- Cả nhóm (tuỳ số người tham gia thi) ngồi trước bảng ghi bài thơ có các chỗ trống; sẵn
sàng giấy bút để làm bài.
- Khi trọng tài hô "bắt đầu", tất cả cùng ghi số thứ tự của câu thơ và chữ ghi tiếng đã điền
âm đầu.
- Sau 10 (hoặc 15 phút, tuỳ trọng tài quy định), tất cả dừng bút. Từng người lần lượt đọc
bài thơ đã khôi phục lại đầy đủ các tiếng thiếu âm đầu cho cả nhóm nghe. Trọng tài cùng
các bạn tính điểm: Cứ mỗi tiếng khôi phục đúng, được 1 điểm. (Ở bài thơ trên, đúng toàn

- Phát cho mỗi người tham gia cuộc thi 01 bản "đề thi" được gấp lại (hoặc cho vào bì thư)
để giữ bí mật.
- Người tổ chức cuộc thi phát lệnh "bắt đầu" để mọi người đọc và làm bài theo yêu cầu
(điền "s" hay "x" vào chỗ trống ). Ai làm xong thì nộp bài, người tổ chức cần ghi thứ tự
trước sau (1, 2, 3 ) để tính thời gian làm bài nhanh hay chậm. (Hoặc quy định sau 5 phút
hay 10 phút, tất cả đều phải nộp bài!).
- Đối chiếu "bài thi" với kết quả để đánh giá điểm số: Mỗi chỗ trống điền đúng, được 01
điểm; điền đúng 10 chỗ trống - 10 điểm. Nhiều người bằng điểm nhau thì xếp theo thứ tự
về thời gian làm bài (ai nộp bài trước xếp trước, ai nộp bài sau xếp sau); người có số
điểm cao nhất nhưng nộp bài sau cũng không được giải Nhất mà chỉ tuyên dương. (Nếu
quy định số phút để làm bài, nộp bài thì căn cứ vào số điểm để xếp giải Nhất, nhì ).
THI ĐIỀN THƠ - GHÉP CHỮ
MỤC ĐÍCH
Làm giàu vốn ca dao nói về tình cảm con người Việt Nam qua trò chơi tìm tiếng điền
được vào chỗ trống trong câu ca dao, viết vào ô chữ để ghép thành một cụm từ có ý nghĩa
(từ các chữ cái theo cột dọc trên bảng ô chữ); trò chơi này chủ yếu danh cho HS lớp 4,
lớp 5.
CHUẨN BỊ
- Kẻ lại (hoặc photocopy) bảng ô chữ dưới đây thành nhiều bản (tuỳ theo số người tham
gia cuộc thi):











* Chú ý: Bảng chép những câu ca dao trên cần được che lại cho đến khi bắt đầu cuộc
chơi mới mở ra.
- Bút mực (hoặc bút chì) để làm bài.
CÁCH TIẾN HÀNH
- Phát cho mỗi người tham gia cuộc thi một bảng ô chữ.
- Người tổ chức cuộc thi phát lệnh "bắt đầu" và mở bảng ghi các câu ca dao để mọi người
đọc và làm bài theo yêu cầu sâu: Tìm chữ còn thiếu (chỗ trống ở từng câu ca dao) để ghi
vào các ô trong bảng ô chữ - mỗi ô chỉ ghi 1 chữ cái.
- Sau 10 phút (hoặc 15 phút), tất cả đều phải nộp lại bảng ô chữ đã điền.
- Đối chiếu bảng ô chữ của từng người với phần "giải đáp" để đánh giá điểm số: Điền
đúng mỗi chữ (theo thứ tự các ô chữ trong bảng, từ 1 đến 12), được 1 điểm. Ai điền đúng
toàn bộ 12 chữ, được 12 điểm và là người thắng cuộc hoặc đạt giải Nhất (có thể có nhiều
giải Nhất nếu nhiều người đạt kết quả đúng toàn bộ).
CHƠI CỜ GHÉP CHỮ
MỤC ĐÍCH
Phát triển vốn từ tiếng Việt; rèn trí thông minh, nhanh nhẹn khi ghép chữ, tạo từ (từ đơn).
CHUẨN BỊ
Một tờ giấy kẻ ô li (hoặc giấy kẻ ca rô); mỗi người một bút mực (hoặc bút chì) có màu
khác nhau để dễ phân biệt.
CÁCH TIẾN HÀNH (vận dụng trò chơi cờ ca - rô0
- Trò chơi có 2 người tham gia, 01 người làm trọng tài theo dõi và ghi điểm (hoặc 2 em
vừa chơi vừa tự giác tính và ghi điểm lấy).
- Người đi trước tự chọn một từ đơn (1 tiếng có nghĩa) bất kì và viết vào giữa trang giấy
theo hàng ngang (hoặc hàng dọc). Người tiếp theo căn cứ vào các chữ cái ghi từ đơn của
người đi trước, chọn tiếng có nghĩa (từ đơn) để ghép thành chữ mới theo hàng ngang
(hoặc hàng dọc) - được tính 1 điểm. Nếu chữ mới viết vào liên kết được với các chữ cái
xung quanh để tạo thêm được nhiều chữ mới khác nữa, thì mỗi chữ mới đó được tính
thêm 1 điểm. Cứ lần lượt chơi như vật cho đến khi hết ô trống trên giấy (hoặc quá hạn
định thời gian cùng chơi 5 hay 10 phút ), hai bên cộng lại số điểm, ai nhiều hơn là thắng
cuộc.

chăm chỉ đau khổ
nhanh nhẹn im lặng
hạnh phúc buồn bã
- Chuẩn bị bút để thực hiện yêu cầu bài tập. Có thể mời một bạn làm trọng tài để đánh giá
kết quả và cho điểm (nối đúng mỗi cặp từ trái nghĩa, được 1 điểm)
CÁCH TIẾN HÀNH
- Đọc những từ ở cột A và cột B rồi dùng bút nối những cặp từ trái nghĩa ở cột 2 cột với
nhau trong khoảng thời gian nhanh nhất.
- Đánh giá kết quả để xác định số điểm của từng người. Ai nhiều điểm nhất là người
thắng cuộc; hai người có số điểm banừg nhau thì phần thắng thuộc về người thực hiện
nhanh hơn.
GIẢI ĐÁP
Nối các cặp từ trái nghĩa như sau là đúng:
(1) to - nhỏ, béo - gày, cao - thấp, dài - ngắn, nhanh - chậm
(2) ồn ào - im lặng, vui vẻ - buồn bã, chăm chỉ - lười biếng, nhanh nhẹn - chậm chạp,
hạnh phúc - đau khổ.
PHÂN LOẠI BẢNG TỪ
MỤC ĐÍCH
- Trau dồi kĩ năng nhận biết, phân loại các từ trên cơ sở tìm ra những đặc điểm giống
nhau của sự vật; củng cố vốn từ ngữ đã học ở lớp 2, lớp 3.
- Rèn trí thông minh, óc phân tích và khái quát nhanh về đặc điểm của đối tượng.
CHUẨN BỊ
- Kẻ trên mỗi mảnh giấy một bảng như dưới đây để lần lượt thực hiện từng bài tập:
Bảng 1:
hổ bò sư tử dê trăn
trâu báo thỏ chó sói cừu
Bảng 2:
ngô (bắp) bầu khoai bắp cải kê
bí ngô lúa su su sắn (mì) mướp
Bảng 3:


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status