Lễ hội ở huyện Thọ Xuân -Thanh Hóa với việc phát triển du lịch địa phương - Pdf 26

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
Trong suốt chiều dài lịch sử đó, với bao biến đổi thăng trầm đã đúc kết lại thành một
nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc. Trong đó, không thể không nhắc đến lễ hội -
một nét sinh hoạt văn hóa dân gian. Đây cũng là thành tố quan trọng góp phần tạo nên
bức tranh văn hóa đa dạng trong thống nhất của dân tộc Việt Nam.
Lễ hội không chỉ là loại hình văn hóa dân gian mà còn là nguồn tài nguyên du
lịch nhân văn có vai trò quan trọng, là vật hút của ngành du lịch. Hiện nay, nhiều địa
phương trong cả nước đã và đang vận dụng nguồn tài nguyên nhân văn này đưa vào
hoạt động du lịch, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển và nâng
các lễ hội lên tầm cao mới. Theo thống kê năm 2004 của Cục Văn hóa Thông tin cơ sở
và Bộ Văn hóa Thông tin, cả nước có 8902 lễ hội lớn nhỏ và được phân bố rộng khắp. Ở
địa phương nào cũng có lễ hội đặc trưng tiêu biểu của mình.
Nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hoá, Thọ Xuân là vùng đất “địa linh nhân kiệt” có vị
thế chiến lược trọng yếu trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước tỉnh Thanh
nói riêng, cả nước nói chung. Nơi đây không chỉ sản sinh ra những con người kiệt suất
cho dân tộc như: Lê Hoàn, Lê Lợi, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn,… mà còn là nơi lưu giữ
nhiều giá trị văn hóa độc đáo, điển hình là các lễ hội truyền thống của địa phương gắn
liền với các vị vua của dân tộc và văn nghệ dân gian của con người, mảnh đất nơi đây.
Tuy nhiên, việc tổ chức lễ hội ở đây mới chỉ dừng lại ở quy mô là những lễ hội dân gian
mang ý nghĩa văn hóa thuần túy, mà chưa có sự mở rộng hoạt động của các lễ hội thành
vật hút của ngành du lịch, hay có cũng chỉ làm một cách hời hợt. Bên cạnh đó, vẫn chưa
có sự kết hợp giữa các lễ hội nơi đây với những tài nguyên du lịch khác của địa phương
để phát triển mạnh mẽ hoạt động du lịch. Hay nói cách khác, việc sử dụng tài nguyên
văn hóa - lễ hội đưa vào khai thác trong du lịch của huyện Thọ Xuân còn hạn chế, chưa
thực sự được chú trọng.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài “Lễ hội ở huyện Thọ Xuân -Thanh Hóa
với việc phát triển du lịch địa phương”, làm báo cáo khóa luận tốt nghiệp ra trường của
mình, nhằm góp công sức nhỏ bé của mình vào việc giới thiệu, bảo tồn và khai thác

khóa luận tốt nghiệp này.
3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khi nhắc đến lễ hội ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa người ta chỉ biết đến một số
lễ hội mang tầm quốc gia như Lễ hội Lam Kinh mà không biết đến những lễ hội khác
như: Lễ hội Lê Hoàn, lễ hội làng Xuân Phả,… là những lễ hội cũng có nhiều giá trị đang
được bảo tồn và có thể phát triển du lịch. Do đó, khóa luận hoàn thành là nguồn tài liệu
góp phần giới thiệu rộng rãi với mọi người những giá trị văn hóa mà các lễ hội tại huyện
Thọ Xuân hiện đang lưu truyền.
Là người con của địa phương, việc tìm hiểu về đặc điểm và thực trạng hoạt động
của các lễ hội tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa, giúp bản thân tác giả hiểu rõ hơn về các
lễ hội truyền thống văn hóa trên mảnh đất quê hương mình.
Đồng thời, với việc nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp nhằm: Tác động vào ý
thức của người dân địa phương trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa; đưa
lễ hội của địa phương trở thành tài nguyên phục vụ cho hoạt động du lịch, góp phần
nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế của huyện.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động du lịch
và lễ hội, trên cơ sở đó đánh giá tác động của hoạt động du lịch đối với kinh tế - xã hội,
văn hóa (lễ hội) và môi trường.
Tìm hiểu về các lễ hội tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa, đồng thời đưa ra giải
pháp, kiến nghị để lễ hội truyền thống của địa phương trở thành lễ hội phục vụ du lịch
mà không làm mất đi tính linh thiêng của lễ hội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là một số lễ hội truyền thống tiêu biểu có thể phát triển để
phục vụ hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu khái quát về đặc điểm địa lí, lịch sử, kinh tế - xã hội, văn hóa con

- Phương pháp phỏng vấn: Đưa ra những câu hỏi đối thoại liên quan đến lễ hội
của địa phương đối với những vị khách tham gia lễ hội, những người quản lý, cán bộ
văn hóa, những người cao tuổi, người làm du lịch để thu thập thêm thông tin.
5
- Phương pháp chuyên gia: Việc tranh thủ ý kiến của lãnh đạo, chính quyền, cán
bộ nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa lễ hội là những kinh nghiệm quý báu để vận dụng
vào nghiên cứu. Công việc này rút ngắn quá trình điều tra phức tạp, đồng thời bổ sung
cho phương pháp điều tra cộng đồng.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về mặt khoa học
Nghiên cứu lễ hội tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa góp phần xây dựng bức tranh
tổng thể về lễ hội văn hóa tiêu biểu trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội (nhất là về
du lịch) của địa phương.
6.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài hoàn thành sẽ góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh lễ hội của Thọ
Xuân. Đồng thời để các cơ quan chính quyền địa phương quan tâm chú trọng phát triển
du lịch ở các lễ hội hơn nữa. Bên cạnh đó, đề tài đưa ra những đề xuất định hướng trong
việc bảo tồn giữ gìn và khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch.
Lễ hội ở huyện Thọ Xuân là mảng đề tài hiện nay còn ít người nghiên cứu, nên
nguồn tài liệu vẫn chưa phong phú. Do đó, sau khi đề tài hoàn thành đây sẽ là nguồn tài
liệu thành văn hữu ích cho những ai có nhu cầu nghiên cứu về mảng đề tài lễ hội ở các
địa phương.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo đề tài kết cấu
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung
Chương 2: Lễ hội ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
Chương 3: Khai thác lễ hội ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa vào việc phát triển
du lịch địa phương
6

7
* Điểm du lịch
Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút du khách
đến tham quan du lịch.
* Khu du lịch
Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên
nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách,
đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
* Tuyến du lịch
Tuyến du lịch là lộ trình nối các điểm du lịch, khu du lịch khác nhau về chức
năng nhằm đáp ứng cho nhu cầu đi tham quan du lịch của du khách.
* Đơn vị cung ứng du lịch
Là một cơ sở kinh doanh cung cấp cho du khách một phần hoặc toàn bộ sản
phẩm du lịch. Đơn vị cung ứng du lịch bao gồm: Điểm vui chơi giải trí cung ứng các
loại hình và dịch vụ vui chơi giải trí; khách sạn cung ứng dịch vụ lưu trú, ăn uống; nhà
hàng chuyên dịch vụ ăn uống cho du khách;…
* Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng,
giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm
thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch
nhằm tạo ra sự hấp dẫn du khách.
* Lữ hành
Lữ hành là việc thực hiện chuyến đi du lịch theo kế hoạch, lộ trình, chương trình
định trước.
* Cơ sở lưu trú du lịch
Là cơ sở kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ khác phục vụ du khách. Cơ sở
lưu trú du lịch bao gồm khách sạn, làng du lịch, biệt thự, căn hộ, lều, bãi cắm trại cho
thuê, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú chủ yếu.
8
1.1.2. Các loại hình du lịch

1.1.3.1. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản trong việc kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, tài
nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên phân bố không đồng đều trên lãnh
thổ. Có những tài nguyên giàu giá trị thu hút nhưng được phân bố ở những điểm du lịch
để phát triển kinh doanh du lịch được. Như vậy, không phải nơi nào giàu tài nguyên du
lịch cũng có thể phát triển thành điểm du lịch để phát triển kinh doanh du lịch được,
nhưng nhìn chung, việc phát triển kinh doanh du lịch chỉ có thể được thực hiện tại
những nơi có tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch được chia thành tài nguyên du lịch tự nhiên (TNDLTN) và tài
nguyên du lịch nhân văn (TNDLNV).
TNDLTN là tổng thể tự nhiên các thành phần của nó có thể góp phần khôi phục
và phát triển thể lực, trí tuệ con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ và được
lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch. Các thành phần
của tự nhiên với tư cách là tài nguyên du lịch có tác động mạnh nhất đến hoạt động du
lịch là: Địa hình, khí hậu, nguồn nước và thực - động vật.
TNDLNV nói một cách ngắn gọn, là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo
ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. TNDLNV có
các đặc điểm sau: Có tác dụng nhận thức nhiều hơn, tác dụng giải trí không điển hình
hoặc chỉ có ý nghĩa thứ yếu, việc tìm hiểu các đối tượng nhân tạo thường diễn ra trong
thời gian ngắn; số người quan tâm tới TNDLNV thường có văn hoá cao hơn, thu nhập
và yêu cầu cao hơn; thường tập trung ở các điểm quần cư và thành phố lớn; đại bộ phận
không có tính mùa vụ (trừ các lễ hội), không bị phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khí
hậu và các điều kiện tự nhiên khác; sở thích của những người tìm đến TNDLNV rất
phức tạp và rất khác nhau. TNDLNV bao gồm: Các di tích lịch sử lịch sử - văn hoá, các
lễ hội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hoá - thể thao và
hoạt động nhận thức khác.
1.1.3.2. Các điều kiện phát triển du lịch
* Điều kiện về chế độ chính trị - xã hội
Du lịch chỉ có thể phát triển được trong hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia và
các dân tộc. Ở những nước và những vùng có chế độ chính trị ổn định, tình hình trật tự

lịch, môi trường, chiến lược đầu tư du lịch, chiến lược giáo dục và đào tạo du lịch, chiến
lược thị trường du lịch.
* Thời gian rỗi
11
Các chuyến đi du lịch đều được thực hiện trong thời gian nhàn rỗi của con người
(ngày nghỉ cuối tuần, kì nghỉ phép, thời gian nghỉ lễ, thời gian rỗi trước và sau khi thực
hiện công vụ). Mặc dù, có khả năng chi tiêu, có nhu cầu, con người cũng không đi du
lịch được nếu không có thời gian rỗi.
* Sự sẵn sàng đón tiếp du khách
Các cơ sở vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng là toàn bộ phương tiện vật chất
tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu
cầu của du khách. Thành phần của cơ sở vật chất kĩ thuật bao gồm các cơ sở công trình
kĩ thuật thuộc ngành du lịch; các cơ sở, công trình thuộc ngành khác có tham gia vào
hoạt động du lịch như giao thông, thương nghiệp, dịch vụ công cộng; tài nguyên du lịch
là thành phần đặc biệt của cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, chúng cũng là phương tiện vật
chất để thỏa mãn nhu cầu của du khách.
Ngoài cơ sở vật chất - kỹ thuật, điều kiện kinh tế, tổ chức thì lực lượng lao động
cũng góp phần quan trọng trong việc đón tiếp khách. Bởi du lịch là một ngành sử dụng
lực lượng lao động to lớn. Trong du lịch bao gồm nhiều ngành nghề và trình độ chuyên
môn hết sức khác nhau. Mặt khác, quá trình cung ứng dịch vụ du lịch là quá trình tiếp
xúc trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên cung ứng, vì vậy thái độ và trình độ của
nhân viên sẽ quyết định chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh.
Cho dù các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh du lịch thì tài
nguyên du lịch vẫn là yếu tố quan trọng, là cơ sở cho việc phát triển kinh doanh du lịch.
Đặc biệt, ngày nay xu hướng du lịch văn hoá đang phát triển mạnh, tài nguyên du lịch
văn hoá đang được khai thác triệt để. Vì vậy, khi khai thác tài nguyên du lịch, chúng ta
cần phải đảm bảo có một sự tương xứng giữa khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch
đồng thời bảo vệ môi trường.
1.1.4. Tác động của du lịch đến kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường
1.1.4.1. Tác động đến kinh tế

số mặt hàng ở đó và mua các hàng hoá ấy về nước mình. Theo cách này, du lịch quốc tế
góp phần tuyên truyền cho nền sản xuất của nước du lịch chủ nhà.
Du lịch tác động gián tiếp tạo hiệu quả số nhân trong du lịch. Du lịch phát triển,
tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ tăng qua đó tạo thu nhập cho các chủ thể trong nền kinh tế;
du lịch phát triển, nhu cầu tái sản xuất, đầu tư tăng qua đó tăng hiệu quả số nhân về vốn;
du lịch phát triển còn làm tăng nhu cầu lao động qua đó góp phần tăng hiệu quả số nhân
về lao động.
* Tác động tiêu cực
13
Bên cạnh các mặt tích cực đó sự phát triển của du lịch cũng có những mặt trái
gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế xã hội của nơi làm du lịch. Du lịch
phát triển, sẽ góp phần làm tăng số lượng tiền lưu thông, qua đó làm cho đồng tiền mất
giá, từ đó dẫn đến lạm phát. Du lịch phát triển sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng
của cư dân địa phương nơi làm du lịch. Khi du lịch phát triển, các sản phẩm dịch vụ có
giá trị sử dụng cao, do đó cư dân địa phương phải sống với mức sống cao hơn so với
mức sống xã hội cho phép (chi phí trên một đơn vị sản phẩm lớn hơn mức cơ bản) và họ
phải phụ thuộc vào nhu cầu của khách du lịch từ nơi khác đến.
1.1.4.2. Tác động đến văn hoá - xã hội
* Tác động tích cực
Du lịch quốc tế phát triển góp phần mở rộng, củng cố các mối quan hệ kinh tế
quốc tế trên các hướng: Ký hợp đồng trao đổi khách giữa các nước, tham gia các tổ
chức quốc tế về du lịch, hợp tác quốc tế về giao thông, vận chuyển khách trong du lịch,
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng, phát triển, tuyên truyền, quảng bá du lịch. Du
lịch góp phần phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho người dân. Trong một
chừng mực nào đó, du lịch có tác động hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng
lao động của con người, nhất là đối với các bệnh như tim mạch, thần kinh,… du lịch rất
có hiệu quả.
Trong thời gian đi du lịch, khách thường sử dụng các dịch vụ, hàng hoá và
thường tiếp xúc với cư dân địa phương. Thông qua các cuộc giao tiếp đó, trình độ văn
hóa của khách và người bản xứ được nâng cao, đồng thời giúp họ xích lại gần nhau hơn,

cho cả du khách và cư dân địa phương bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh, cung cấp
nước, đường sá, thông tin, năng lượng, nhà cửa đưa đến sự kiểm soát ở các điểm du lịch
nhằm bảo vệ môi trường.
* Tác động tiêu cực
Cường độ hoạt động du lịch ở một vùng, một địa phương càng mạnh thì tác động
môi trường càng lớn và dẫn đến sự xung đột giữa du lịch và môi trường. Tác động tiêu
cực thể hiện trên các mặt sau: Gia tăng mức độ tắc nghẽn giao thông, gia tăng ô nhiễm
không khí, nước, tiếng ồn, thay đổi cảnh quan thiên nhiên và sự thay đổi sự quân bình
môi sinh đối với môi trường sống của sinh vật, gia tăng chi phí ngăn ngừa, tắc nghẽn
giao thông và ô nhiễm ở địa phương, chi phí tạo ra các khu vực bảo tồn trên lãnh thổ
của khu nghỉ dưỡng, chi phí thực hiện các dự án cải thiện, chi phí thực hiện việc bảo
tồn, lịch sử và văn hóa.
15
Tóm lại, với những gì du lịch làm được cho kinh tế văn hóa xã hội sẽ là nền tảng
để du lịch ngày càng phát triển hơn. Tuy nhiên, nó cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới
môi trường, vì vậy, việc khai thác và bảo vệ môi trường phải luôn luôn gắn liền với
nhau. Hai vấn đề này tác động qua lại lẫn nhau và đều nhằm mục đích làm giàu đẹp cho
đất nước.
1.2. Khái quát về lễ hội
1.2.1. Khái niệm lễ hội
1.2.1.1. Khái niệm “lễ”
“Lễ” theo từ điển tiếng Việt là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ
niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó. Trong thực tế “lễ” có nhiều ý nghĩa và một
lịch sử hình thành khá phức tạp. Chữ “lễ” được hình thành và biết tới từ thời nhà Chu
(thế kỷ XII trước công nguyên). Lúc đầu chữ “lễ” được hiểu là lễ vật của các gia đình
quý tộc, nhà Chu cúng tế thần tổ tông gọi là tế lễ. Dần dần, chữ “lễ” được mở rộng
nghĩa là hình thức, phép tắc để phân biệt trên, dưới, sang, hèn, thứ bậc lớn nhỏ thân sơ
trong xã hội khi đã phân hoá thành đẳng cấp. Cuối cùng khi xã hội đã phát triển thì ý
nghĩa của “lễ” càng được mở rộng như lễ Thành hoàng, lễ Gia tiên, lễ cầu an, lễ cầu
mưa,…

tới cái Chân - Thiện - Mỹ. Ở đó cái đẹp của cuộc sống thực được bộc lộ hết mình trong
sự hoà hợp giữa con người với tự nhiên, sự ngưỡng mộ, tri âm với các lực lượng thần
thánh siêu nhiên đã có công xây dựng và bảo vệ làng bản. Vì thế lễ hội mang tính nhân
văn sâu sắc đem lại niềm hy vọng cho con người, mà con người thì không bao giờ lại
không cần thiết tin và hy vọng.
Như vậy, chúng ta thấy lễ và hội có mối quan hệ chặt chẽ khăng khít với nhau.
Chúng luôn song hành và cùng tồn tại với nhau. Ở đâu có lễ thì ở đó có hội và ngược
lại.
1.2.2. Phân loại lễ hội
Có nhiều cách để phân loại lễ hội, ở mỗi tiêu chí khác nhau thì phân loại lễ hội
khác nhau. Dưới góc độ xã hội người ta chia lễ hội thành lễ hội mang tính chất quốc gia,
dân tộc hay quốc tế. Năm 1989, Đinh Gia Khánh căn cứ vào tính chất tôn giáo chia lễ
hội thành hai loại đó là lễ hội tôn giáo hay không tôn giáo. Lễ hội cũng có thể chia thành
3 loại đó là: Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong quan hệ với môi trường tự nhiên (lễ
hội cầu mưa, hội xuống đồng, hội cơm mới, hội đua ghe,...); lễ hội liên quan đến cuộc
sống trong quan hệ với môi trường xã hội (kỷ niệm các anh hùng dựng nước, giữ nước -
hội Đền Gióng, hội Đền Hùng, hội đền Hai Bà Trưng, hội Tây Sơn, hội Đống Đa,...); lễ
hội liên quan đến đời sống cộng đồng hay các lễ hội tôn giáo và văn hóa (hội chùa
Hương, hội chùa Thày, hội Phủ Giày, hội núi Bà Đen, lễ hội La Vang, Phục sinh,...).
17
Để phân chia lễ hội, người ta dựa vào nhiều căn cứ khác nhau. Dưới là cách phân
loại lễ hội theo mục đích tổ chức và thời gian hình thành, phát triển của lễ hội.
1.2.2.1. Căn cứ theo mục đích tổ chức
Ở nước ta lễ hội là sinh hoạt văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng mà lại
thường đan xen hoà lẫn vào nhau về cả nội dung lẫn hình thức. Vì vậy, việc phân loại lễ
hội càng trở nên cần thiết trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu. Thường người ta chia lễ
hội làm 5 loại: Lễ hội nông nghiệp, lễ hội phồn thực giao duyên, lễ hội văn nghệ, lễ hội
thi tài, lễ hội lịch sử.
Theo tác giả Hoàng Lương trong cuốn “Lễ hội truyền thống của các dân tộc
thiểu số ở miền Bắc Việt Nam” đã phân lễ hội ra làm 2 loại chính: Lễ hội liên quan đến

hay ngành nghề mục đích chủ yếu là khuyếch trương quảng bá sản phẩm, hình ảnh,
thương hiệu và tôn vinh những giá trị của làng nghề, những lễ hội này phản ánh nhu cầu
và xu thế phát triển của thời đại mới. Qua đó lễ hội tạo ra những cơ hội mới, kí kết hợp
đồng kinh tế và nhận biết được xu thế phát triển của xã hội từ đó định hướng phát triển
lễ hội cho phù hợp.
1.2.3. Chức năng, vai trò và tác động của lễ hội
1.2.3.1. Chức năng của lễ hội
Trong các nền văn hóa ở các không gian và thời gian khác nhau, luôn có một
biểu thị chung, mang tính nhân loại: Lễ hội truyền thống. Sinh thành trong các lễ hội cổ
truyền, các lễ hội truyền thống trải qua nhiều biến thiên lịch sử và vẫn tồn tại bền vững
trong các xã hội hiện đại. Tính bền vững ấy của lễ hội được lí giải bằng nhiều lí lẽ khác
nhau, trong đó các lí giải theo quan điểm chức năng luận dường như có sức thuyết phục
hơn cả.
Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã tập trung vào hướng phân tích
này, tuy nhiên vẫn chưa có sự thống nhất cao về số lượng cũng như tính chất của chức
năng lễ hội cổ truyền. Về số lượng, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, lễ hội cổ truyền có
hai chức năng, có người chia thành ba chức năng. Về tính chất, các ý kiến cũng còn rất
khác nhau. Một cách tổng quan, có thể liệt kê những ý kiến khác nhau ấy về chức năng
của lễ hội truyền thống thành những chức năng sau: Củng cố những mối liên hệ giữa các
nhóm, khẳng định tinh thần cộng đồng; khẳng định trình độ văn hóa của một cộng đồng
và giao lưu văn hóa trên quy mô xã hội; phản ánh và bảo lưu truyền thống; tuyên truyền
giáo dục; hưởng thụ và giải trí; đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần; nhận thức xã hội;
chức năng tâm linh; nhận thức cộng cảm.
Tóm lại, lễ hội là phương thức toàn diện để đối tượng hóa, hiện thực hóa hệ giá
trị cộng đồng thông qua sự thực hành những nghi thức trong lễ và những khuôn mẫu
ứng xử ngoài lễ như những cuộc ăn uống vui chơi. Cuộc sống luôn có những biến động
19
thay đổi, lễ hội cũng vậy luôn biến đổi để thích ứng với cuộc sống. Tuy nhiên, lễ hội sẽ
không mất đi bởi lễ hội có chức năng đặc thù thỏa mãn được nhu cầu văn hóa tổng hợp
của cộng đồng và phù hợp với nhu cầu cố kết của bất cứ cộng đồng nào, trong bất kì

thành quan trọng nhất trong ngoại thương nền kinh tế mở cửa và là một hiện tượng kinh
tế phổ biến. Đối với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng trong
ngoại thương. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn hàng đầu. Đặc biệt du lich lễ hội làm cho nền kinh tế tăng trưởng khá cao, tạo sự
thu hút cho khách đi du lịch.
Lễ hội cũng góp phần làm cho cuộc sống của người dân được cải thiện. Vào mùa
hội những mặt hàng dịch vụ được tăng lên cao tạo điều kiện cho người dân xoá đói
giảm nghèo, không những vậy, lễ hội còn tác động đến du lịch. Lễ hội là loại kinh tế
mở, nó vừa giới thiệu quảng bá được những chương trình du lịch hấp dẫn với du khách,
tạo sự giao lưu đan xen giữa các vùng miền góp phần làm cho kinh tế phát triển hơn nữa
làm giàu cho kho tàng văn hoá, bản sắc dân tộc, tăng doanh thu cho các công ty du lịch.
Lễ hội thay đổi diện mạo của các điểm du lịch, xóa đi sự nhàm chán đơn điệu của các
điểm du lịch. Hoạt động này còn là nơi trưng bày và trình diễn các sản phẩm truyền
thống của địa phương người ta gọi là kinh tế xuất khẩu tại chỗ, tạo điều kiện tốt để kinh
doanh, là cơ hội để đón nhiều đối tượng khách từ nhiều vùng miền cả nước, tạo tăng
doanh thu cho địa phương đó và cũng làm cho đất nước đó phát triển.
* Đối với chính trị - xã hội
Mặt khác, lễ hội mang tính đối ngoại, là nơi giao lưu tình bạn giữa các nước nên
góp phần làm cho đất nước ổn định. Ví dụ, Thánh Gióng mặc dù chỉ là sự biểu tượng
huyền thoại nhưng sự nghiệp đánh giặc của Gióng là sự nghiệp của cả nước, khơi gợi lại
niềm tự hào của cả dân tộc đã từng có thời kì anh hùng chống lại giặc ngoại xâm. Hơn
nữa, mở hội Gióng là đề cao khát khao ước mơ mong có sức mạnh phi thường để chiến
thắng mọi kẻ thù. Sức mạnh đó thực ra là sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân cũng
như sức mạnh của chính trị - xã hội trong thời bình.
Lễ hội còn ảnh hưởng đến xã hội vì giá trị xã hội thể hiện ở cộng đồng, qua lễ
hội đã thể hiện được cuộc sống mực thước, mọi người hướng thiện và sống khoan dung
hơn, cao thượng hơn và sự nhân đạo của nhân dân ta. Nếu không có lễ hội, xã hội ít đi
tính cộng đồng, con người ít quan tâm và sống ít kỷ hơn. Chính vì vậy, lễ hội ảnh hưởng
lớn đến chính trị - xã hội.
* Đối với văn hoá

hơn lễ hội truyền thống. Du lịch mang đến nguồn lợi kinh tế cao cho các địa phương có
lễ hội, du lịch tạo việc làm cho người dân địa phương thông qua dịch vụ như: Vận
chuyển khách, bán hàng hoá, đồ lưu niệm,… Nhân dân vùng có lễ hội vừa quảng bá
hình ảnh văn hoá về đời sống mọi mặt của địa phương mình, vừa có dịp giao lưu, học
hỏi tinh hoa văn hoá đem đến từ du khách.
Bên cạnh những tác động tích cực còn có những tác động tiêu cực của du lịch đối
với lễ hội. Với thời gian và không gian hữu hạn của các lễ hội truyền thống vốn chỉ phù
hợp với điều kiện riêng của các địa phương, thực tế, khi khách du lịch tới đông sẽ ảnh
hưởng thay đổi, đôi khi đảo lộn các hoạt động bình thường của địa phương nơi có lễ
hội.
Hoạt động du lịch với những đặc thù riêng của nó làm biến dạng các lễ hội
truyền thống. Vì lễ hội truyền thống có đặc tính mở thì vẫn còn những hạn chế nhất định
về điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội cổ truyền. Nay hoạt động du lịch mang tính liên
chất, liên ngành, liên vùng, xã hội hoá cao,… sẽ làm mất đi sự cân bằng dẫn đến phá vỡ
các khuôn mẫu truyền thống của địa phương trong quá trình diễn ra lễ hội. Hiện tượng
thương mại hoá các hoạt động lễ hội như: Lừa đảo, bắt chẹt khách để thu lợi nhuận tạo
hình ảnh xấu làm cho du khách có cảm giác hụt hẫng trước một không gian linh thiêng
mà tính tôn nghiêm vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ, làm cho khách đi mà không
muốn quay lại lần sau. Du khách đến với lễ hội kéo theo những nhu cầu mất cân đối
trong quan hệ cung cầu dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái nhân văn. Bản
sắc văn hoá của vùng miền có nguy cơ bị “mờ” do kết quả của sự giao thoa văn hoá
thiếu lành mạnh không thể tránh khỏi đem đến từ một bộ phận du khách.
23
CHƯƠNG 2: LỄ HỘI Ở HUYỆN THỌ XUÂN - THANH HÓA
2.1. Huyện Thọ Xuân và tiềm năng du lịch
2.1.1. Khái quát huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Huyện Thọ Xuân, nằm về phía tây bắc thành phố Thanh Hóa, với tọa độ địa lý
19

24
vùng: Tiểu vùng hữu ngạn sông Chu và tiểu vùng tả ngạn sông Chu. Địa hình Thọ Xuân
đa dạng có tác động lớn đến việc bố trí khu dân cư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bố
trí vùng chuyên canh và thâm canh lớn, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, tạo tiền đề
cho phát huy lợi thế, phát triển nền kinh tế phong phú, đa dạng.
* Khí hậu
Là vùng tiếp giáp giữa hai nền khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ và khu IV cũ, là sự
nối tiếp giữa đồng bằng với trung du miền núi, nền khí hậu của huyện Thọ Xuân vẫn là
nền khí hậu của khu vực nhiệt đới gió mùa. Nhưng ngoài những yếu tố chung, khí hậu ở
đây vẫn có những yếu tố khác biệt, đặc thù riêng. Nhiệt độ không khí bình quân năm
23,4
0
C; nhiệt độ cao tuyệt đối 41,1
0
C; thấp tuyệt đối 4,1
0
C. Biên độ nhiệt ngày - đêm
6,6
0
C. Độ ẩm không khí bình quân 86%. Lượng mưa bình quân 1.642mm, năm cao nhất
2.947mm, năm thấp nhất 1.459mm. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm 1.680 giờ.
Số ngày có sương mù trong năm tập trung vào các tháng 11 và 12, từ 6 - 8 ngày, sương
mù xuất hiện làm tăng độ ẩm không khí và đất.
* Thuỷ văn - Sông ngòi
Thọ Xuân nằm trong vùng thuỷ văn sông Chu, có 3 con sông chảy qua: sông
Chu, sông Hoàng, sông Cầu Chày.
Sông Chu: Bắt nguồn từ Mường Sang, cách Sầm Nưa (Lào) 15km. Toàn bộ
chiều dài sông 270km, diện tích lưu vực 7500km
2
; phần chảy qua huyện Thọ Xuân dài

3
và gần 100 triệu cây tre, nứa, luồng có cấp tuổi 2 năm.
Khoáng sản ở Thọ Xuân, chủ yếu là khoáng sản phi kim loại như: Đá vôi, đá xây
dựng tập chung ở các xã Thọ Lâm, Xuân Phú, Xuân Thắng, Xuân Châu. Ngoài ra còn có
đá, sỏi, cát xây dựng tập trung ở các xã ven sông Chu và đất sét làm gạch ngói ở nhiều
xã trong huyện. Tài nguyên khoáng sản ở Thọ Xuân tuy không phong phú và đa dạng về
loại hình so với những vùng đất khác, nhưng khoáng sản ở Thọ Xuân vẫn là nguồn lực
quan trọng và to lớn để tận dụng khai thác trong vùng.
Tóm lại, với các yếu tố cơ bản của vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã trình bày
ở trên, chúng ta thấy Thọ Xuân có đủ những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế
nông - lâm nghiệp và du lịch theo hướng hiện đại hóa một cách toàn diện, bền vững.
Mặc dù còn có những khó khăn bất cập, song bằng sự phấn đấu bền bỉ, kiên trì, với nghị
lực phi thường cộng với sự thông minh sáng tạo và năng động, lãnh đạo và người dân
huyện Thọ Xuân đang phấn đấu đưa huyện phát triển ngày một giàu đẹp hơn trên tất cả
các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng.
2.1.1.2. Lịch sử hình thành huyện
Nhìn trên bản đồ huyện Thọ Xuân ngày nay, xét về phạm vi cương vực lãnh thổ,
về cơ bản vùng đất Thọ Xuân hiện tại vốn là đất của huyện Lôi Dương thuộc phủ Thọ
Xuân (năm Minh Mệnh thứ 2 - 1821) và một phần huyện Thụy Nguyên. Về tên huyện
Thọ Xuân, thấy xuất hiện trong cơ cấu tổ chức hành chính dưới thời Lê Sơ. Sau nhiều
lần tách nhập địa chính, từ năm 1945, tên huyện Thọ Xuân được gọi như ngày nay.
Là một vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời, vì vậy ngay từ rất sớm Thọ Xuân
đã là vùng đất thuận lợi cho sự cư trú của con người, không những thế đây còn là nơi
được các nhà khảo cổ phát hiện sự ẩn chứa nhiều tầng văn hóa.
Qua nghiên cứu của các nhà khoa học, dấu vết của Văn hóa Sơn Vi đã được xác
định trên vùng đất Thọ Xuân ngày nay. Trên các đồi gò thấp thuộc các xã phía bắc sông

Trích đoạn Tiềm năng du lịch Thọ Xuân Thanh Hóa Hệ thống lễ hội ở huyện Thọ Xuân Một số lễ hội tiêu biểu ở huyện Thọ Xuân Giải pháp bảo tồn các giá trị của lễ hội huyện Thọ Xuân Giải pháp cho phát triển du lịch lễ hội huyện Thọ Xuân
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status