SKKN : GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM - Pdf 28

PHẦN MỘT : MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn sáng kiến:
Nhà trường xã hội chủ nghĩa là một môi trường đào tạo những con người vừa
“hồng” vừa “chuyên” - có đủ tài năng trí tuệ và những phẩm chất đạo đức cách
mạng, để sau này thực sự là người của dân, vì nhân dân mà cống hiến. Người trực
tiếp đào tạo những con người như thế không ai khác là giáo viên- Trong đó phải kể
đến vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp.
Giáo viên chủ nhiệm là những người thầy được đào tạo về kiến thức, về
nghiệp vụ chuyên môn, bên cạnh đó còn được trang bị những kiến thức về công tác
chủ nhiệm nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt cho
xã hội. Đây là công tác mà bất kì người giáo viên nào có tâm huyết cũng không thể
xem nhẹ . Tuy nhiên công tác chủ nhiệm trong nhà trường hiện nay gặp phải không
ít khó khăn trong việc quản lý, giáo dục học sinh sa sút về đạo đức, thiếu ý thức
trong việc học tập, đặc biệt là những học sinh cá biệt, chậm tiến.
Có ý kiến cho rằng : “Con cái là hình ảnh của cha mẹ”. Trong hệ thống giáo
dục , hình ảnh của giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ, tình cảm
học sinh trong lớp, hình ảnh người thầy luôn đẹp hơn lên trong mắt học trò. Với học
sinh , giáo viên chủ nhiệm đôi khi là người cha, người mẹ thứ hai của các em, dìu
dắt các em trên con đường tiếp thu tri thức và hình thành nhân cách. Bởi vậy, người
giáo viên chủ nhiệm luôn phải biết tự hoàn thiện mình , là tấm gương sáng để các
em noi theo. Thời gian để giáo viên chủ nhiệm tiếp xúc với học trò của mình tương
đối nhiều vì ngoài những giờ giảng dạy trên lớp, giáo viên chủ nhiệm còn được tiếp
cận với các em qua những giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, những buổi
lao động, những đêm lửa trại, những lúc ở nhà,… Những lúc như thế làm cho tình
cảm thầy trò càng gắn bó, gần gũi nhau hơn. Học sinh có nhiều cơ hội để bày tỏ
tâm tư tình cảm với thầy cô và thầy cô chủ nhiệm cũng hiểu học sinh hơn.Như vậy
giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em nhiều nhất.
Thông thường, Giáo viên chủ nhiệm sẽ được nhà trường phân công dạy
chính môn tại lớp đó. Trên thực tế bất kỳ giáo viên nào cũng muốn lớp mình được
phân công chủ nhiệm là một lớp học giỏi, ngoan, có nhiều học sinh năng nổ trong
học tập cũng như trong sinh hoạt đạt nhiều thành tích trong các hoạt động do trường

hình thành nhân cách cho học sinh trong phạm vi lớp 8A2 mà tôi đã và đang làm
công tác chủ nhiệm.
VI/ Nhiệm vụ của đề tài:
Nêu ra một số biện pháp hữu hiệu, khả thi về công tác chủ nhiệm.
Tạo điều kiện cho phong trào thi đua của lớp vào nề nếp, quy cũ, phát huy tính tích
cực của học sinh và tinh thần làm chủ tập thể, tự quản của học sinh.
VI/ Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra , khảo sát.
- Phương pháp phân tích , tổng hợp.
- Phương pháp hướng dẫn , tổ chức.
- Phướng pháp đánh giá.
VII/ Thời gian nghiên cứu.
Năm học 2009- 2010: khảo sát , tìm hiểu thực tế .
Tháng 8/ 2010 -> 3/2011: Đăng kí, viết đề cương, áp dụng sáng kiến.
Tháng 4/ 2011: Hoàn thành sáng kiến.
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Như chúng ta đã biết:Học sinh THCS là lứa tuổi có đặc điểm tâm sinh lý hết
sức phức tạp. Đây là thời kỳ quá độ chuyển từ trẻ em sang người lớn. Những đặc
điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh THCS còn nhiều hạn chế.
Trong quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh,không thể phủ nhận vai trò của giáo
viên chủ nhiệm ( GVCN) . Nếu GVCN là người xác định đúng vị trí, nhiệm vụ của
mình ,biết tổ chức giáo dục cho học sinh thì người GVCN thực sự là người có ảnh
hưởng lớn nhất với học sinh. Để làm tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm phải thực
hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo phải nắm được đường lối quan điểm
lí luận giáo dục đồng thời giáo dục những phẩm chất đạo đức rèn luyện năng lực để
trở thành công dân tốt mai sau. Người giáo viên chủ nhiệm phải tích cực tham gia
các hoạt động chính trị xã hội , phải rèn luyện và không ngừng học hỏi để nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm chủ nhiệm lớp.
Hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm là một niềm vui lớn. Song để đạt được

cần nhiều sự quan tâm hơn tới những học sinh cá biệt, đề ra được kế hoạch tiến
hành.
Hiện nay, xã hội đang xuất hiện và nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội đang len lỏi
vào học đường. Những tệ nạn đó ảnh hưởng lớn đến nền tảng đạo đức và thuần
phong mĩ tục của dân tộc. Trong khi đó học sinh của chúng ta là đối tượng rất dễ bắt
chước, rất dễ bị lôi cuốn vào những trò mới lạ đặc biệt là những học sinh cá biệt.
Đứng trước thực tế đó, nhiệm vụ của một người giáo viên chủ nhiệm lại càng nặng
nề hơn bao giờ hết. Làm sao giúp các em hình thành nhân cách? thu hút được các
em gắn bó được với trường với lớp, gắn bó với bạn bè cùng nhau vui chơi học tập,
rèn luyện để tránh xa cái ác, cái xấu đang ở rất gần các em ? Hơn lúc nào hết, các
em rất cần sự quan tâm giúp đỡ kịp thời để các em là những học sinh mang trong
mình tâm hồn trong sáng , hồn nhiên , vô tư của tuổi học trò.
Học sinh lớp 8A2 hầu hết ở độ tuổi mới lớn, có tâm lý phức tạp, trong khi đó
nhiệm vụ của các em là phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng để trở thành những
người dân có ích. Chính vì thế, nhiều khi các em có thái độ phản kháng, không
cộng tác. Nhưng với tình cảm chân thực, thương yêu, giúp đỡ của người GVCN
chắc chắn các em sẽ là người có đủ tài, trí làm chủ cuộc sống , làm chủ cuộc đời
mình
III/ Khảo sát chất lượng.
Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh lớp 8A2 – Năm học 2009- 2010.
Lớp TSHS
Kết quả xếp loại hạnh kiểm
Tốt Khá TB Yếu
8A2
33 ? ? ? ?
Nhìn chung: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh chưa cao; chưa đáp ứng được
mục tiêu của lớp đề ra.
Chương III/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Một số giải pháp giúp hình thành nhân cách cho học sinh.
1. Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm.

cảm , xa lánh bạn bè, nghỉ học nhiều vì còn phụ giúp mẹ…Biết được điều đó, tôi
luôn giành cho em sự chăm sóc đặc biệt, luôn gần gũi xẻ chia những khó khăn của
em và gia đình. Trong tiết sinh hoạt lớp, tôi nhắc nhở học sinh trong lớp phải có
trách nhiệm với bạn, không trêu đùa ác ý gây tổn thương cho bạn, phân công các
bạn học khá giúp đỡ để bạn cố gắng học tập. Đông viên thăm hỏi gia đình những lúc
khó khăn…Với tình yêu thương của thầy cô và bạn bè, hiện ggiowfem học sinh đó
đã đi học đều, ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô giáo .
Tuy nhiên , khi tiếp xúc với học sinh có hoàn cảnh khó khăn , tôi phải thật lựa
chọn thòi ddiemr thích hợp để hỏi thăm về gia cảnh để biết được đó có phải là điều
kiện khó khăn, hoặc thuận lợi ảnh hưởng đến học tập, đạo đức của các em không.
Đối với học sinh có gia đình quan tâm, tôi luôn biết phát huy thế mạnh này. Vì
thường học sinh được giáo dục tốt, được chăm lo việc học tập nên chăm ngoan hơn,
chính những học sinh này sẽ là nhân tố tích cực của lớp. Ngược lại, học sinh gặp
phải những khó khăn về gia đình như: kinh tế, con ngoại hôn, cha mẹ là người lười
lao động; giáo viên và tập thể lớp quan tâm giúp đỡ. Đối tượng này thường tự ti,
mặc cảm nên cần phải khéo léo tế nhị trong cách đối xử cũng như giúp đỡ, không
phải lúc nào các em cũng nhận sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè.
Những buổi lao động, xây dựng trường, sinh hoạt đội, đoàn, cắm trại, thi làm
báo tường… rất dễ dàng tạo điều kiện để thầy và trò gần gũi nhau hơn, hiểu nhau
hơn. Tôi thường hướng dẫn cặn kẽ công việc để các em tự tin phát huy khả năng
của mình. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao làm các em tránh được
những sai sót thay vì nhăn nhó, bất lành, giáo viên nên nhẹ nhàng nhắc nhở, hướng
dẫn lại. Có làm như vậy, giáo viên mới giúp các em rút ra được kinh nghiệm, tự tin
hơn. Đặc biệt trong lao động ngoài việc hướng dẫn, phân công công việc thì giáo
viên chủ nhiệm nên cùng học sinh thực hiện những công việc nặng nhọc, khó khăn.
Vì học sinh sẽ không đứng chơi, không chịu lao động khi thấy cô đang làm! Giáo
viên, cùng lao động với các em vừa tạo nên không khí sôi nổi trong buổi lao động,
vừa giáo dục các tính tích cực, không lẳng tránh trong lao động. Như vậy có nghĩa
la giáo viên cùng san sẻ niềm vui, nỗi buồn, thành công, thất bại với lớp chủ nhiệm.
Tiếp xúc với cán bộ lớp, cán sự bộ môn để biết được mọi hoạt động của lớp

làm tất cả. Cán bộ lớp gần gũi, sát với lớp nhiều hơn giáo viên chủ nhiệm nên các
em giúp giáo viên giải quyết các vấn đề của lớp nhanh hơn, có hiệu quả tốt, giáo
viên chủ nhiệm sẽ đỡ vất vả hơn.Giáo viên không để việc học sinh lạm dụng việc
phê bình và tự phê bình. Những em vi phạm nội quy phải nhận thấy sai lầm của
mình, các em phải biết hối hận và xấu hổ. Tập thể lớp cũng không nên tập trung
vào sai sót của bạn mà phê bình, chỉ trích, nặng lời thay vì giúp bạn tiến bộ thi
ngược lại học sinh sẽ lì lượm hơn, phá phách hơn, xa rời tập thể có khi cố tình phá
lớp.Thực tế đã chứng minh rằng những học sinh này thường thể hiện tinh thần tập
thể cao trong những buổi lao động, cắm trại.
Giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đến việc khen chê kịp thời đối với học sinh. Giáo
viên không thiên vị, phải công minh trong khi khen cũng như chê các em. Những lời
động viên khi các em làm việc tốt, những lời nhắc nhở khi các em làm sai có tác
dụng rất lớn đến việc tự rèn luyện của các em.
Như vậy việc gì cần giải quyết giáo viên chủ nhiệm giải quyết kịp thời sau mỗi
buổi học, không đợi đến sinh hoạt lớp. Làm như vậy rất dễ dàng chấn chỉnh nề nếp
của tập thể. Điều hết sức quan trọng là cách đối xử, xử lý học sinh cá biệt không nên
quá nghiêm khắc. Khen chê học sinh phải công minh, có làm được như vậy học sinh
mới kính trọng và tin yêu.
5. Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh:
Việc giáo dục học sinh trong nhà trường ta là sự kết hợp nhà trường với đoàn thể,
địa phương, gia đình…Trong đó, mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhất là
đối với giáo viên chủ nhiệm là hết sức cần thiết. Chính vì vây, công tác chủ nhiệm
của một giáo viên thành công hay không đừng bao giờ quên gia đình học sinh là yếu
tố quan trọng.
Với tôi việc đến thăm gia đình học sinh rất cần thiết. Trước khi đến thăm phụ huynh
học sinh, giáo viên cần phải phân loại đối tượng học sinh: Hạnh kiểm tốt, học tập tốt
- hạnh kiểm tốt, học tập trung, yếu - hạnh kiểm trung bình, yếu…để có kế hoạch đi
thăm nhưng nên đi thăm gia đình những em có kết quả xếp loại hạnh kiểm TB
trước .
Đến với gia đình những học sinh khá nhằm để biết thêm về hoàn cảnh gia đình,

nghiệm quí báu của quí đồng nghiệp nên trong năm học này, lớp chủ nhiệm của tôi
là lớp 8A2 đã có những tiến bộ rõ rệt về đạo đức.Cụ thể như sau: ( Số liệu ước
thực hiện năm học 2010- 2011)
Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh lớp 8A2 – Năm học 2010- 2011.
Lớp TSHS
Kết quả xếp loại hạnh kiểm
Tốt Khá TB Yếu
8A2
33 ? ? ? ?
Với kết quả trên, tôi nhận thấy mình đã góp được một phần nhỏ bé vào việc hình
thành nhân cách cho học sinh và :Nếu thực sự yêu học trò mình, thực sự yêu nghề
mình thì không việc gì là không làm được.
IV/ Bài học kinh nghiệm:
Để góp phần hình thành nhân cách cho học sinh- Người giáo viên cần phải làm tốt
những công việc sau:
- Nắm được tâm lý lứa tuổi học sinh từ đó điều chỉnh kế hoạch chủ nhiệm cho
phù hợp.
- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm quan tâm đến các đối tượng học sinh đặc biệt
là các đối tượng học sinh còn có các biểu hiện trái với nội qui, qui định của
nhà trường, của lớp học.
- Làm tốt công tác tuyên truyền vận động tới các lực lượng trong việc giáo dục
đạo đức cho học sinh.
- Phối hợp chặt chẽ với Bạn lãnh đạo nhà trường, giáo viên bộ môn và các
đoàn thể để hình thành và rèn luyện nhân cách cho học sinh.
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I/ Kết luận:
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc hình thành nhân cách cho học sinh là vô
cùng to lớn. Một công việc tưởng như đơn giản song không hề dễ dàng, nó phức
tạp và khó khăn rất nhiều. Năm học nào cũng vậy, lớp học nào cũng thế đều có đủ
các đối tượng học sinh.Nhiều học sinh đã làm thầy cô chật vật. Nhưng bằng tình


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status