CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN. - Pdf 28

Người giao nhận
Người gửi hàng
Người nhận hàng
- Chính phủ & các cơ quan chức năng:
- Bộ Thương Mại
- Hải quan
- Cơ quan quản lý ngoại hối
- Giám định, kiểm dịch, y tế,…
Người chuyển chở
Ngân hàng
Người bảo hiểm
HĐ ủy thác
HĐ ủy thác
HĐDV
HĐ bảo hiểm
TỔNG GIÁM ĐỐC
P. Tổng Giám Đốc
Đại lý vận tải
Liên doanh
COSFI
Liên doanh
YUSEN
Air Freight
Sea Freight
Logistic
Kho vận
Các chi nhánh
Xí nghiệp
Hải Phong
Dongnama
Phòng Tổ chức

 Dịch vụ giao nhận
Giao nhận vận tải là những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối,
một khâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu thụ, hai mặt chủ yếu của chu trình tái
sản xuất xã hội.
Giao nhận vận tải thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi
tiêu thụ, hoàn thành mặt thứ hai của lưu thông phân phối là phân phối vật chất, khi
mặt thứ nhất là thủ tục thương mại đã hình thành.
Giao nhận gắn liền và song hành với quá trình vận tải. Thông qua giao nhận
các tác nghiệp vận tải được tiến hành: tập kết hàng hoá, vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho,
chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ…Với nội hàm rộng như vậy, nên có rất nhiều
định nghĩa về giao nhận.
Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) về
dịch vụ giao nhận, “dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào
liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng
hóa cũng như các dịch vụ tư vấn có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề
về hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến
hàng hóa”.
Như vậy về cơ bản, giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc có liên
quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng
(người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).
 Người giao nhận
SVTH: Hoàng Thị Nguyệt Anh
Lớp: 05DQN Trang 1
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Kinh Vĩnh
Người ta thường hiểu người kinh doanh dịch vụ giao nhận hay các doanh
nghiệp giao nhận là người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder, Forwarding
Agent). Theo FIATA, “người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên
chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác. Người giao
nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như
bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá”.

Thuật ngữ logistics đã có từ lâu trên thế giới, trước hết ở ngành quân sự, nó
bao gồm các bài toán về di chuyển quân lương, bố trí lực lượng, thiết kế và bố trí kho
tàng, quản lý vũ khí, … sao cho phù hợp nhất với tình hình nhằm mục tiêu chiến
thắng đối phương. Trong sản xuất kinh doanh, Logistics đề cập tới việc tối thiểu hóa
chi phí, từ việc mua sắm nguyên vật liệu cho tới việc lập, thực hiện kế hoạch sản xuất
và giao hàng. Mục tiêu của Logistics trong sản xuất kinh doanh là giảm thiểu các chi
phí phát sinh, đồng thời vẫn phải đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Ở Việt Nam, kinh tế phát triển chậm hơn các nước, nhất là so với các nước Âu
-Mỹ. Vì vậy mà khái niệm Logistics còn khá mới mẻ và ta mới triển khai được một
phần của Logistics.
Luật Thương mại năm 2005, điều 233 quy định: “Dịch vụ logistics là hoạt
động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc
bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục
giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các
dịch vụ khác có liên quan tới hàng hoá theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù
lao”.
Để cụ thể hơn, Chính phủ ban hành Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày
05/09/2007 quy định chi tiết về phân loại dịch vụ Logistics. Theo đó, dịch vụ
Logistics theo quy định tại Điều 233 Luật Thương mại được phân loại như sau:
1. Các dịch vụ Logistics chủ yếu, bao gồm:
a) Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
SVTH: Hoàng Thị Nguyệt Anh
Lớp: 05DQN Trang 3
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Kinh Vĩnh
b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho
bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và
lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý
thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi

Như vậy, có thể nói rằng: dịch vụ giao nhận là một phần của dịch vụ Logistics
và dịch vụ logistics là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ vận tải giao nhận.
1.3. Điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics
Như đã nói ở trên, dịch vụ giao nhận là một phần của dịch vụ Logistics và
dịch vụ Logistics là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ vận tải giao nhận, nên
Việt Nam đã ban hành Luật Thương Mại 2005 và Nghị định 140/2007/NĐ-CP trong
đó quy định rõ điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối
với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics (bao hàm cả khái niệm giao nhận hàng
hóa). Cụ thể đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ Logistics chủ yếu như sau:
 Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ
Logistics chủ yếu:
1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.
2. Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và
có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.
3. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics ngoài việc đáp ứng các
điều kiện quy định tại khoản 2 chỉ được kinh doanh các dịch vụ logistics khi
tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:
a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập
công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không
quá 50%;
SVTH: Hoàng Thị Nguyệt Anh
Lớp: 05DQN Trang 5
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Kinh Vĩnh
b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên
doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạn
chế này chấm dứt vào năm 2014;
c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty
liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%,
được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu
tư nước ngoài kể từ năm 2014;

− Giúp người xuất khẩu trong việc khiếu nại đối với những hư hỏng, mất mát
hay tổn thất của hàng hoá.
1.4.2. Đại diện cho người nhập khẩu
Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình
(người nhập khẩu) những công việc sau:
− Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá trong trường hợp người nhập khẩu
chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển.
− Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển hàng
hoá.
− Nhận hàng từ người vận tải.
− Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giám sát hải quan, cũng như các lệ
phí khác liên quan.
− Chuẩn bị kho hàng chuyển tải (nếu cần thiết).
− Giao hàng hoá cho người nhập khẩu.
− Giúp người nhập khẩu trong việc khiếu nại đối với những tổn thất, mất mát
của hàng hoá.
1.4.3. Các dịch vụ khác
Ngoài các dịch vụ kể trên, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ khác
theo yêu cầu của khách hàng như dịch vụ gom hàng, tư vấn cho khách hàng về thị
SVTH: Hoàng Thị Nguyệt Anh
Lớp: 05DQN Trang 7
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Kinh Vĩnh
trường mới, tình huống cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, các điều kiện giao hàng phù
hợp, v.v..
1.5. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận
− Ðược hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.
− Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
− Quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách
hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông
báo ngay cho khách hàng.

của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là
hành vi và thiếu sót của mình. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế
nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở
khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là
tiền hoa hồng.
Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp
anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình
(Perfoming Carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ
vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên
chở (người thầu chuyên chở - Contracting Carrier). Khi người giao nhận cung cấp các
dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bố xếp hay phân phối ..... thì
người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực
hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện và người của mình hoặc người giao nhận đã
cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên
chở.
SVTH: Hoàng Thị Nguyệt Anh
Lớp: 05DQN Trang 9
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Kinh Vĩnh
Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn
thường không áp dụng mà áp dụng các Công ước quốc tế hoặc các Quy tắc do Phòng
thương mại quốc tế ban hành.
Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư
hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây:
− Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác,
− Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp,
− Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá,
− Do chiến tranh, đình công ,
− Do các trường hợp bất khả kháng.
Ngoài ra người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ
khách hàng được hưởng, về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải

 Các quy phạm pháp luật quốc tế có thể kể ra như:
SVTH: Hoàng Thị Nguyệt Anh
Lớp: 05DQN Trang 11
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Kinh Vĩnh
− Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế.
− Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển, ký tại
Brussels ngày 25/08/1924.
− Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận
đơn đường biển (Nghị định thư Visby 1968).
− Công ước Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, 1978.
− …
 Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật
liên quan đến vận tải, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu như:
− Bộ luật hàng hải 1990.
− Luật Hải quan.
− Luật thương mại năm 2005.
− Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 Quy định chi tiết Luật Thương
mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với
thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
− …
2.1.2. Nguyên tắc
Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hoá
XNK tại các cảng biển Việt nam như sau:
− Việc giao nhận hàng hóa được tiến hành theo các phương thức do các bên lựa
chọn, thỏa thuận trong hợp đồng trên cơ sở có lợi nhất;
− Nguyên tắc chung là nhận hàng bằng phương thức nào thì giao hàng theo
phương thức ấy.
− Trách nhiệm giao nhận hàng hóa là của chủ hàng hoặc của người được chủ
hàng ủy thác (cảng) với người vận chuyển (tàu). Chủ hàng phải tổ chức giao
nhận hàng hóa đảm bảo định mức xếp dỡ của cảng.

SVTH: Hoàng Thị Nguyệt Anh
Lớp: 05DQN Trang 13
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Kinh Vĩnh
− Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng hoá và lập các chứng từ cần thiết khác
để bảo vệ quyền lợi của các chủ hàng.
− Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự uỷ thác của chủ
hàng nước ngoài (hãng tàu – người vận tải).
− Tiến hành việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vực cảng
− Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hoá do mình gây nên trong quá
trình giao nhận vận chuyển xếp dỡ.
− Hàng hoá lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì cảng phải bồi thường
nếu có biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có
lỗi.
− Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá trong các trường hợp sau:
+ Không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi của cảng,
+ Không chịu trách nhiệm về hàng hoá ở bên trong nếu bao kiện, dấu xi vẫn
nguyên vẹn,
+ Không chịu trách nhiệm về hư hỏng do kỹ mã hiệu hàng hoá sai hoặc
không rõ (dẫn đến nhầm lẫn mất mát).
b. Nhiệm vụ của các chủ hàng (người xuất khẩu, người nhập khẩu hoặc người
được họ ủy thác):
− Ký kết hợp đồng uỷ thác giao nhận với cảng trong trường hợp hàng qua cảng.
− Tiến hành giao nhận hàng hoá với tàu trong trường hợp hàng hoá không qua
cảng hoặc tiến hành giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với cảng trong trường
hợp hàng qua cảng.
− Ký kết hợp đồng xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hoá với cảng
− Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hoá và tàu.
− Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hoá:
+ Ðối với hàng xuất khẩu:
SVTH: Hoàng Thị Nguyệt Anh

Việt nam qua cảng biển.
Ngoài ra, quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu còn nhiều cơ quan
tham gia như: Đại lý tàu biển, chủ hàng nội địa… với những chức năng, nhiệm vụ
khác nhau.
2.3. Trình tự giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển
2.3.1. Đối với hàng xuất khẩu
a. Đối với hàng hóa phải lưu kho bãi tại cảng
Ðối với loại hàng này, việc giao hàng gồm hai bước lớn:
 Bước 1: Giao hàng xuất khẩu cho cảng
 Bước 2: Cảng giao hàng xuất khẩu cho tàu
Cụ thể các bước như sau:
 Bước 1: Giao hàng xuất khẩu cho cảng
− Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác ký kết hợp đồng lưu kho, bảo
quản hàng hoá với cảng.
− Trước khi giao hàng, phải giao cho cảng các giấy tờ:
+ Bảng liệt kê hàng hóa – Cargo List.
+ Giấy phép xuất khẩu (nếu có) – Export License.
+ Lệnh xếp hàng – Shipping Order.
− Giao hàng vào kho cảng, nhận phiếu nhập kho.
 Bước 2: Cảng giao hàng xuất khẩu cho tàu
− Trước khi giao hàng cho tàu, chủ hàng phải:
+ Làm các thủ tục liên quan đến xuất khẩu như: hải quan, kiểm dịch, kiểm
nghiệm (nếu có....)
SVTH: Hoàng Thị Nguyệt Anh
Lớp: 05DQN Trang 16
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Kinh Vĩnh
+ Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA – Estimated Time of Arrival),
chấp nhận Thông báo sẵn sàng bốc dỡ (NOR – Notice of Readiness).
+ Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng (Cargo Plan/ Stowage Plan)
− Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu:

− Người xuất khẩu liên lạc với hãng tàu, thông báo các thông tin về hàng
hóa, nơi đi, nơi đến… Hãng tàu sẽ fax cho chủ hàng bảng lịch tàu để chủ
hàng chon chuyến tàu. Sau khi đã thống nhất hàng sẽ đi chuyến tàu nào thì
hãng tàu sẽ fax cho chủ hàng Booking Note (Bản đăng ký lưu khoang, lưu
cước), chủ hàng điền vào và đưa lại cho đại diện hãng tàu hoặc Đại lý tàu.
− Sau đó hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container rỗng để chủ hàng mượn và
cấp cho chủ hàng seal (kẹp chì). Chủ hàng hoặc người vận tải thay mặt chủ
hàng nhận container phải ký vào phiếu EIR – một dạng của bien bản giao
container – để quy trách nhiệm khi làm hư hỏng hoặc mất mát container.
− Chủ hàng lấy container rỗng về địa điềm đóng hàng của mình.
− Mời đại diện hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định (nếu có) đến
kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi đóng xong,
nhân viên hải quan sẽ niêm phong, kẹp chì container.
− Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tàu tại CY (Container Yard),
trước khi hết thời gian quy định (Closing time) của từng chuyến tàu
(thường là 8 tiếng trước khi tàu bắt đầu xếp hàng).
− Chủ hàng lập Container Packing List và trao cho hãng tàu để lập B/L.

Gửi hàng lẻ (LCL)
Có 2 trường hợp:
+ Gửi hàng thông qua công ty giao nhận với tư cách là người gom hàng
(Consolidator).
SVTH: Hoàng Thị Nguyệt Anh
Lớp: 05DQN Trang 18
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Kinh Vĩnh
+ Gửi hàng trực tiếp cho hãng tàu thông qua bộ phận cung cấp dịch vụ
logistics của hãng tàu. Ví dụ Mearsk Logistics.
Quy trình cơ bản như sau:
− Chủ hàng gửi Booking note cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung
cấp cho họ những thông tin cần thiết về hàng xuất khẩu. Sau khi Booking

− Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến phòng thương vụ cảng để làm
phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ 1 D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho
chủ hàng.
− Chủ hàng tiến hành làm thủ tục hải quan (nộp 1 D/O).
− Sau khi Hải quan xác nhận “Hoàn thành thủ tục hải quan”, chủ hàng có
thể đem hàng ra khỏi cảng và chở hàng về kho riêng.
b. Đối với hàng hóa không phải lưu kho bãi tại cảng
Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác đứng ra
giao nhận trực tiếp với tàu.
− Ðể có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng
phải trao cho cảng một số chứng từ:
+ Bản lược khai hàng hoá (2 bản)
+ Sơ đồ xếp hàng (2 bản)
+ Chi tiết hầm hàng (2 bản)
+ Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có)
− Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu
− Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận
hàng như:
SVTH: Hoàng Thị Nguyệt Anh
Lớp: 05DQN Trang 20
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Kinh Vĩnh
+ Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy trách nhiệm
cho tàu về những tổn thất xảy sau này.
+ Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt
+ Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt
+ Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC)
+ Biên bản giám định
+ Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập)
............
− Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quan

SVTH: Hoàng Thị Nguyệt Anh
Lớp: 05DQN Trang 22
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Kinh Vĩnh
Tên viết tắt: SAFI
Logo:
Trụ sở: Số 39 Đoàn Như Hài, Phường 12, Quận 4, Tp.HCM
Điện thoại: (08) 38253560
Fax: (08) 38253610
Website: www.safi.com.vn
Giấy CNĐKKD: Số 063595 đănh ký lần đầu ngày 31/08/1998 do sở kế hoạch và
đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp, đăng ký thay đổi lần 1 ngày
26/05/2006
Vốn điều lệ: 11.385.008.045
Mã số thuế: 03011471330 – 1
Tài khoản tiền: số 007100001597.3 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Ngành nghề kinh doanh:
• Đại lý vận tải, đại lý ủy thác quản lý container và giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu.
• Khai thác, thu gom hàng hóa và vận tải nội địa.
SVTH: Hoàng Thị Nguyệt Anh
Lớp: 05DQN Trang 23
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Kinh Vĩnh
• Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải.
• Mua bán thực phẩm tươi sống, đồ gỗ nội thất, quần áo may sẵn, giày dép,
kim khí điện máy, điện tử, điện lạnh và phụ kiện.
• Kinh doanh và khai thác kho bãi.
• Vận chuyển hàng hóa quá cảnh đi Lào, Campuchia và ngược lại (chỉ thực
hiện khi có đầy đủ thủ tục về hàng quá cảnh).
• Dịch vụ hàng hải và cung ứng tàu biển.
• Sản xuất, mua bán bao bì, chèn lót. Đóng gói bao bì hàng hóa.

Tháng 5 năm 1998, Công ty được cổ phần hoá theo Quyết định
1247/1998/QĐ- BGTVT của Bộ giao thông vận tải và đổi tên thành Công ty cổ
phần Đại lý vận tải SAFI với số vốn điều lệ ban đầu là 5.692.504.027 đồng.
Sau hơn một năm cổ phần hoá, SAFI đó đạt được những thành tích đáng
khích lệ với sự đóng góp tích cực của chi nhánh Hà Nội và các phòng nghiệp vụ
của SAFI Sài Gòn và chi nhánh mới thành lập ở Vũng Tàu. Bên cạnh đó, liên
doanh COSFI với đối tác là hãng tàu COSCO của Trung Quốc được thành lập vào
tháng 11 năm 1998 cũng đã đạt được kết quả kinh doanh với tỷ lệ lãi cao.
Tháng 7 năm 2000, SAFI mở thêm chi nhánh ở Đà Nẵng để cung cấp dịch
vụ cho khu vực Miền Trung.
Tháng 3 năm 2001, Xí nghiệp Hải Phong được thành lập với chức năng
chính là làm đại lý Container và đại lý vận tải giao nhận.
Tháng 10 năm 2004, Liên doanh Yusen - Việt Nam được thành lập có trụ sở
chính tại thành phố Hồ Chí Minh và chi nhánh ở Hà Nội. Trong năm này, kho bãi
có diện tích 2.500m2 tại Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã được đưa vào
khai thác, nằm trong chiến lược đầu tư chiều sâu để phát triển ổn định và lâu dài
của SAFI.
SVTH: Hoàng Thị Nguyệt Anh
Lớp: 05DQN Trang 25

Trích đoạn Chức năng và nhiệm vụ chính của các phòng ban và các chi nhánh Đối với hàng xuất khẩu Đối với hàng nhập khẩu TC Hàng Xuất Hàng nhập Nhận xét về quy trình và hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty SAF
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status