Đề tài Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm - Pdf 28

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Luật KDBH : Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000
DNBH: Doanh nghiệp bảo hiểm
HĐBH: Hợp đồng bảo hiểm
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang có một bước phát triển khá cao và ổn định so với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Để đạt được thành quả đó có sự đóng góp của tất
cả các ngành, thành phần kinh tế, trong đó phải kể đến dịch vụ bảo hiểm- ngày càng
phát triển mạnh mẽ cả về chiều sâu và chiều rộng. Kinh doanh bảo hiểm ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ góp phần đề phòng
và hạn chế tổn thất mà còn là một công cụ tín dụng, với quỹ bảo hiểm do các thành
viên tham gia đóng góp, cơ quan, công ty bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường tổn
thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm để họ khôi phục đời sông,
sản xuất kinh doanh, bảo hiểm còn góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế với
nước ngoài, giúp các cơ quan bảo hiểm của Việt Nam có cơ hội để trao đổi nghiệp vụ
và nâng cao trình độ với các cơ quan và tổ chức nước ngoài, trao đổi kinh nghiệm,
phát triển các loại hình bảo hiểm có thể áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam. Đó là
những bằng chứng không thể phủ nhận vai trò to lớn cũng như một tương lai phát
triển của kinh doanh bảo hiểm trong thực tế.
Vì vậy vấn đề tham gia bảo hiểm ngày càng được quan tâm nhiều hơn bên cạnh
những đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước và vấn đề chăm sóc, bảo vệ
khách hàng khi tham gia hợp đồng bảo hiểm còn bộc lộ một số vấn đề đáng quan tâm.
Kiến thức trong lĩnh vực này còn khá mới mẻ đối với mọi người thể hiện qua sự khó
hiểu của các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm, trong khi đó, sự hiểu biết của
người dân về hợp đồng bảo hiểm còn hạn chế, có những khách hàng muốn tham gia
hợp đồng bảo hiểm nhưng chưa hiểu rõ tất cả các khoản trong hợp đồng dẫn đến
những khó khăn nhất định. Thêm vào đó, môi trường pháp lý điều chỉnh về lĩnh vực
này còn chưa hoàn thiện. Đó là lý do nhóm chọn đề tài:"Quy chế pháp lý bảo vệ
quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm"

Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài báo cáo
gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về hợp đồng bảo hiểm và bảo vệ quyền lợi khách
hàng trong hợp đồng bảo hiểm
Chương II: Quy chế pháp lý về hợp đồng bảo hiểm và bảo vệ quyền lợi khách hàng
trong hợp đồng bảo hiểm
Chương III: Những tồn tại trong vấn đề bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng
bảo hiểm và một số giải pháp đề xuất
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
3
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM VÀ BẢO
VỆ QUYỀN LỢI KHÁCH HÀNG TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm
1.1.1 Thế giới
Đầu tiên là vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên người ta đã tìm cách giảm
nhẹ tổn thất toàn bộ một lô hàng bằng cách san nhỏ lô hàng của mình ra làm nhiều
chuyến hàng. Đây là cách phân tán rủi ro, tổn thất và có thể coi đó là hình thức nguyên
khai của bảo hiểm. Sau đó để đối phó với những tổn thất nặng nề thì hình thức “cho vay
mạo hiểm” đã xuất hiện theo đó trong trường hợp xảy ra tổn thất đối với hàng hoá trong
quá trình vận chuyển, người vay sẽ được miễn không phải trả khoản tiền vay cả vốn lẫn
lãi. Ngược lại họ sẽ phải trả một lãi suất rất cao khi hàng hoá đến bến an toàn, như vậy có
thể hiểu lãi suất cao này là hình thức sơ khai của phí bảo hiểm. Song số vụ tổn thất xảy ra
ngày càng nhiều làm cho các nhà kinh doanh cho vay vốn cũng lâm vào thế nguy hiểm và
thay thế nó là hình thức bảo hiểm ra đời.
Vào thế kỷ XIV, ở Floren, Genoa nước Ý, đã xuất hiện các hợp đồng bảo hiểm
hàng hải đầu tiên mà theo đó một người bảo hiểm cam kết với người được bảo hiểm sẽ
bồi thường những thiệt hại về tài sản mà người được bảo hiểm phải gánh chịu khi có thiệt
hại xảy ra trên biển, đồng thời với việc nhận một khoản phí. Hợp đồng bảo hiểm cổ xưa
nhất mà người ta tìm thấy có ghi ngày 22/04/1329 hiện còn được lưu giữ tại Floren. Sau

buôn bán, các Công ty này mở thêm một Trụ sở để làm đại diện bảo hiểm. Vào năm
1926, Chi nhánh đầu tiên là của Công ty Franco- Asietique. Đến năm 1929 mới có Công
ty Việt Nam đặt trụ sở tại Sài Gòn, đó là Việt Nam Bảo hiểm Công ty, nhưng chỉ hoạt
động về bảo hiểm xe ô tô. Từ năm 1952 về sau, hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng
dưới những hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều Công ty bảo hiểm trong
nước và ngoại quốc.
Ở miền Nam, năm 2926 có chi nhánh đầu tiên của công ty Franco Asietique. Đến
năm 1929, công ty Việt Nam bảo Hiểm công ty ra đời đặt trụ sở tại Sài Gòn, nhưng chỉ
hoạt đồng về bảo hiểm ô tô. Từ năm 1952 về sau hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng
với nhiều hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều công ty bảo hiểm trong nước
lẫn nước ngoài. Giai đoạn từ năm 1954 đến 1975, ở miền Nam Việt Nam đã tồn tại 57
công ty bảo hiểm dưới nhiều hình thức pháp lý: công ty cổ phần, công ty tương hỗ và
công ty bảo hiểm nước ngoài. Sau năm 1975, một số công ty bảo hiểm ở miền Nam đã
được quốc hữu hóa và sáp nhập vào công ty Bảo hiểm Việt Nam.
Ở Miền Bắc, ngày 15/01/1965 Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt)
mới chính thức đi vào hoạt động. Bảo Việt là đơn vị trực thuộc Bộ tài chính, có chức
năng giúp Bộ tài chính thống nhất quản lý công tác bảo hiểm nhà nước và trực tiếp tiến
hành nghiệp vụ bảo hiểm trong cả nước. Trong những năm đầu, Bảo Việt chỉ tiến hành
các nghiệp vụ về hàng hải như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu viễn
dương và chỉ mới dừng lại ở khâu nghiên cứu kỷ thuật nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ.
Trước nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, trên cơ sở nghiên cứu hoạt
động bão hiểm ở các nước phát triển trên thế giới, Nghị định số 100/CP của Chính phủ
nagy2 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm được ban hành đã đánh dấu một bước ngoặc
lớn trong sự phát triển của ngành kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam, tạo điều kiện mở
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
5
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
rộng nhiều loại hình kinh doanh bảo hiểm với nhiều tổ chức trong và ngoài quốc doanh
để nâng cao chất lượng hoạt động bảo hiểm.
Ngày 3/5/1999, Ban tổ chức cán bộ Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Điều lệ

1.2.2 Chủ thể
Trước hết là các bên trong hợp đồng bảo hiểm: bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo
hiểm) và bên được bảo hiểm (gồm có: người mua bảo hiểm, người được bảo hiềm và
người thụ hưởng).
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
6
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
Liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm còn có thể có trung gian
bao hiểm như: đại lý bảo hiểm hoặc môi giới bảo hiểm.
- Người bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm): Là tổ chức hoặc cá nhân có đầy đủ tư
cách pháp nhân được Nhà nước cho phép tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm, được
thu phí bảo hiểm để lập ra quỹ bảo hiểm và chịu trách nhiệm bồi thường hay chi trả cho
bên được bảo hiểm theo thảo thuận của hợp đồng bảo hiểm.
- Người tham gia bảo hiểm: Là tổ chức hoặc cá nhân ký kết hợp đồng bảo hiểm với
công ty bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm.
- Người được bảo hiểm: Là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính
mạng hoặc tình trạng sức khỏe… được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
- Người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm: Là tổ chức, cá nhân được người tham gia
bảo hiểm chỉ định trong hợp đồng bảo hiểm sẽ nhận bồi thường hoặc tiền trả bảo hiểm
1.2.3 Khách thể
Hợp đồng bảo hiểm được ký kết để được bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm gặp rủi ro
– sự kiện bảo hiểm. Tuy nhiên, lý do giao kết hợp đồng bảo hiểm của các chủ thể không
phải nhằm loại bỏ rủi ro mà là nhu cầu bảo đảm về mặt vật chất, tài chính của các lợi ích
kinh tế liên quan. Vì vậy khách thể của hợp đồng bảo hiểm là lợi ích kinh tế mà bên
được bảo hiểm được bảo vệ bởi hợp đổng bảo hiểm.
1.2.4 Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm là tài sản, những lợi ích có liên quan tới tài sản, trách nhiệm dân
sự hoặc tính mạng, sức khỏe, khả năng lao động, tuổi thọ con người. Nói chung đây là
những đối tượng có thể gặp rủi ro và tổn thất nên cần có sự bảo đảm bằng các loại hình
bảo hiểm tương ứng. Đối tượng bảo hiểm được xác định cho từng loại nghiệp vụ bảo

người người mua bảo hiểm, tức khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức trung
gian. Và nếu hiểu theo nghĩa rộng thì khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm lá các cá
nhân và tổ chức trong xã hội, bao gồm cả khách hàng hiện tại và khách hàng tương lai.
Hiểu theo nghĩa rộng thì khách hàng trong hoạt động bảo hiểm là người chuyển rủi ro
cho bên kinh doanh bảo hiểm trên cơ sở mua bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm cho bên
kinh doanh bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường
tiền cho khách hàng đã mua bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Theo khoản 6 điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm là tổ chức cá
nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm.
1.3.3 Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm là tổng thể
những quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể khi tham gia hợp
đồng bảo hiểm. Thông qua các quy định này mà các nhà làm luật thể hiện ý chí bảo vệ
quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm. Cụ thể là trong các giai đoạn giao kết,
thực hiện và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, pháp luật đã có những quy định giúp bảo vệ
quyền lợi khách hàng một cách tối ưu nhất.
1.3.4 Mục đích của việc bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
Việc tham gia bảo hiểm là cách để khách hàng được chia sẻ rủi ro khi gặp chuyện
không may. Tuy nhiên trên thực tế đã có nhiều trường hợp người tham gia bảo hiểm
không được hưởng quyền lợi chính đáng và phải tự mình bỏ tiền túi ra để bù tổ thất.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là do một số doanh nghiệp bảo hiểm chậm trễ hoặc
phớt lờ việt bồi thường, chi trả cho khách hàng với nhiều lý do khác nhau. Thực tế thấy
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
8
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
rằng, khi giải quyết bồi thường hoặc chi trả cho khách hàng, không ít công ty bảo hiểm
tìm mọi cách để kéo dài thời gian bằng việc yêu cầu người mua bảo hiểm phải cung cấp
nhiều loại giấy tờ và chứng nhận khác nhau. Việc tự mình đến các cơ quan chức năng thu
thập hồ sơ, giấy tờ đã khiến khách hàng tốn nhiều thời gian, công sức và gây ra nhiều bức
xúc. Trong khi đó, theo hợp đồng bảo hiểm thì công ty bảo hiểm có nghĩa vụ giúp đỡ

này đòi hỏi các nên của hợp đồng bảo hiểm cụ thể là người tham gia bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm phải tỏ rõ ý chí của mỗi bên khi xác lập hợp đồng bảo hiểm và phải đạt
được sự thống nhất về ý muốn đó.
- Nguyên tắc tự nguyện
Nguyên tăc tự nguyện là sự thể hiện ý muốn cũng như sự đòi hỏi giữa hai bên trong
hợp đồng bảo hiểm đều có vai trò ngang nhau. Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình
xác lập hợp đồng bảo hiểm bên này không được dựa vào ưu thế kinh tế của mình hoặc ý
muốn riêng biệt của mình để áp đặt cho bên kia, bắt ép bên kia xac lập hợp đồng bảo
hiểm. Bất cứ tổ chức hay cá nhân nào khác đều không được can thiệp một cách bất hợp
pháp vào việc xác lập hợp đồng này.
- Nguyên tắc không làm hại lợi ích chung của xã hội
Lợi ích chung của xã hội là lợi ích cộng đồng, lợi ích căn bản của mọi người trong xã
hội mà các đạo luật khác đã quy định, hai bên trong hợp đồng bảo hiểm phải cùng nhau
bảo vệ lợi ích này. Hoạt động xác lập hợp đồng bảo hiểm cũng không được làm hại
nguyên tắc lợi ích chung của xã hội.
Các nguyên tắc trên cho thấy phần nào mục đích của việc xác lập hợp đồng bảo
hiểm hướng đến là bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia. Trong đó, bên mua bảo hiểm
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
10
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
luôn được quan tâm bảo vệ nhiều hơn. Từ đó thông qua các quy định tại Luật Kinh
doanh bảo hiểm năm 2000, các nhà làm luật đã cân nhắc đến các vấn đề có thể gây bất
lợi cho bên mua bảo hiểm và từ đó đưa ra các quy định nhằm bảo vệ và giúp người mua
bảo hiểm tránh khỏi các rủi ro cũng như các thiệt hại trong quá trình họ xác lập hợp đồng
bảo hiểm.
2.1.2 Cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong quá trình xác lập hợp đồng
bảo hiểm
2.1.2.1 Quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm
Trên cơ sở quán triệt những nguyên tắc cơ bản trên, việc xác lập hợp đồng bảo
hiểm được khởi đầu bằng đề nghị giao kêt hợp đồng bảo hiểm. Đầu tiên, khi có ý định

vào giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu in sẵn do doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp khi chào
bán bảo hiểm và gửi cho doanh nghiệp bảo hiểm. Do đó, về nguyên tắc người mua bảo
hiểm không được đàm phán, thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung điều khoản của hợp
đồng bảo hiểm. Một số ý kiến cho rằng việc doanh nghiệp bảo hiểm soạn sẵn cac thông
tin, cac điều khoản trên hợp đồng mẫu là không đảm bảo được quyền lợi của bên mua
bảo hiểm. Vì trong các nguyên tắc cơ bản khi xác lập hợp đồng là phải có sự bàn bạc
thống nhất ý chí giữa các bên. Nếu chỉ có một bên doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành soạn
thảo các điều khoản trong hợp đồng thì quyền lợi của bên mua bảo hiểm có phải đã bị
xâm phạm. Xuất phát từ sự “yếu thế” nói trên của người mua bảo hiểm, tính phức tạp và
khó hiểu của các điều khoản bảo hiểm, và để tránh việc các doanh nghiệp bảo hiểm tìm
cách “chèn ép” khách hàng, dồn họ vào tình thế khó lựa chọn cũng như hạn chế vi phạm
nguyên tắc “tự do thỏa thuận” trong giao dịch, các nhà làm luật đã đưa ra quy định về
nghĩa vụ giải thích hợp đồng bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người mua
bảo hiểm như sau
Tại điểm a, khoản 2 điều 17, Luật KDBH quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp
bảo hiểm là “Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm”. Doanh nghiệp bảo hiểm phải đàm bảo thực
hiện nghĩa vụ nên tương ứng với quyền mà bên mua bảo hiểm được hưởng, đó là quyền
“Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm” (điểm
b, khoản 1, điều 18,Luật KDBH).
Điều 21, Luật kinh doanh bảo hiểm ghi nhận “trong trường hợp hợp đồng bảo
hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi
cho người mua bảo hiểm”
Như vậy, theo các quy định trên thì nghĩa vụ giải thích hợp đồng bảo hiểm trước
hết thuộc về doanh nghiệp bảo hiểm (thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại lý) và việc
giải thích này phải theo hướng có lợi cho người mua bảo hiểm nếu điều khoản không rõ
ràng. Khi có tranh chấp giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng liên quan đến những
quy định của điều khoản hợp đồng, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp có
nghĩa vụ làm sáng tỏ ý nghĩa và nội dung của hợp đồng bảo hiểm đó và thường sẽ ưu tiên
giải thích theo hướng có lợi hơn cho người mua bảo hiểm và/hoặc người được hưởng

thiểu được Điều 13 Luật KDBH quy định như sau:
“1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo
hiểm hoặc người thụ hưởng;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản; d)
Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
e) Thời hạn bảo hiểm;
g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
i) Các quy định giải quyết tranh chấp;
k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm có
thể có các nội dung khác do các bên thoả thuận.”
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
13
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
Việc quy định hợp đồng bảo hiểm tối thiểu phải chứa đựng 10 nội dung nói trên
nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng, làm cơ sở thi hành quyền và nghĩa vụ
của doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng. Mặt khác giúp các cơ quan quản lý nha nhà
nước nắm rõ các thông tin của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. nếu có xãy ra các
tranh chấp phat sinh liên quan đến quyền lợi của khách hàng mà bản thân người khách
hàng không đủ cơ sở để làm sao giành lại quyền lợi của mình , khi đó cơ quan nhà nước
có thẩm quyền sẽ có nhiều cơ sở hơn để bảo vệ quyền và lợi ít hợp pháp của các bên, đặc
biêt là người mua bảo hiểm.
Đồng thời nếu có đủ các thông tin này thì người mua bảo hiểm sẽ yên tâm hơn đối
số tiền bỏ ra. Các doanh nhiệp bảo hiểm cũng đảm bảo rằng với người mua đây là doanh
nghiệp thành lập hợp pháp đáng tin cậy.
2.2.1.2 Hình thức của hợp đồng bảo hiểm

Điều 15 Luật KDBH: “Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm đã
được giao kết hoặc khi có bằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và
bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp
đồng bảo hiểm.”
Việc vừa chấp nhận bảo hiểm xong đã thu phí bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm
phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng. Vì vậy cần phải quy định rõ hợp đồng
bảo hiểm nhất thiết phải lập thành văn bản và quy định rõ thời điểm phát sinh trách
nhiệm bảo hiểm để gắn chặt nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, bảo vệ quyền lợi
khách hàng ngay từ thời điểm phát sinh trên. Mặt khác khi hợp đồng phát sinh thì quyền
và nghĩa vụ của các bên đã bị ràng buộc và dẫn đến thời gian kết thúc. Nếu trong thời
gian phát sinh mà các rủi ro của người mua bảo hiểm được đảm bảo với các điều kiện đã
thỏa thuận trong hợp đồng, và từ thời điểm đó đến khi kết thúc là bao nhiêu lâu để xác
định được các nghĩa vụ cần thiết.
2.2.3 Các điều khoản loại trừ
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm thường là những loại trừ về những rủi ro
mang tính thảm hoạ lớn, những rủi ro chỉ được bảo hiểm trong điều kiện đặc biệt, những
sự kiện sự cố mang tính chất chủ quản vi phạm pháp luật, vi phạm cam kết thì doanh
nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm còn là
điều khoản thu hẹp phạm vi bảo hiểm hay nói một cách khác là giảm bớt trách nhiệm bồi
thường của DNBH nếu xảy ra những quy định được loại trừ này. Ngay cả trường hợp bảo
hiểm mọi rủi ro thì vẫn có những điều khoản loại trừ, cũng có nghĩa là không phải cứ
tham gia bảo hiểm mọi rủi ro thì tổn thất nào cũng được bồi thường. Những tổn thất
thuộc một trong những nguyên nhân loại trừ gây nên sẽ không được bồi thường.
Điều 16 Luật KDBH:
“1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp
bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xẩy ra sự kiện
bảo hiểm.
2. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp
đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao
kết hợp đồng.

2.2.4 Quyền và nghĩa vụ các bên khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm
2.2.4.1 Nghĩa vụ của DNBH
Nghĩa vụ của DNBH được quy định cụ thể trong HĐBH. Nếu HĐBH không
quy định cụ thể và đầy đủ, nghĩa vụ của DNBH được thực hiện theo Luật KDBH. (Điều
17 khoản 2)
- Nghĩa vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo
hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm phải cung cấp và
giải thích cho bên được bảo hiểm đầy đủ các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm,
các điều khoản, điều kiện bảo hiểm Việc làm này không chỉ phải thực hiện khi giao kết
hợp đồng bảo hiểm mà còn được duy trì suốt trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo
hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của
các thông tin đã cung cấp. Mọi thiếu sót, sai sót, không trung thực sẽ dẫn tới những hậu
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
16
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
quả như là vô hiệu hợp đồng bảo hiểm; đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo
hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại liên quan.
- Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường
cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm: Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra đã có
đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải giải quyết
bồi thường, trả tiền bảo hiểm đầy đủ theo thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm
- Nghĩa vụ giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ
chối bồi thường;
- Nghĩa vụ phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người
thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm: Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, khi sự kiện thuộc phạm vi bảo hiểm xảy
ra, người được bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường cho người thứ ba theo các quy định pháp
lý liên quan và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường cho người được bảo hiểm
theo thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm.
Hai loại trách nhiệm bồi thường này có sự ràng buộc gắn kết nhưng vẫn có tính

hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; có quyền
từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được
bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp
loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm; có nghĩa vụ giải
thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường; phối hợp với
bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt
hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; có quyền yêu cầu bên mua
bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật.
- Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm
hoặc theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm
mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây
ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự. Trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự,
bên bảo hiểm phải bồi thường cho bên mua bảo hiểm hoặc trực tiếp trả lời cho người thứ
ba theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm thiệt hại mà bên mua bảo hiểm gây ra cho người
thứ ba theo quy định của pháp luật.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2.2.5 Thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm
Tại Điều 20 Luật KDBH :
1. Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm
các rủi ro được bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm
giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp doanh
nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền
đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn
bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng
các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho
thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không
chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6

kiến của doanh nghiệp bảo hiểm và bên được bảo hiểm. Về mặt hình thức pháp lý, mọi
sự sửa đổi, bổ sung đều phải được thể hiện bằng văn bản và văn bản thoả thuận về hợp
đồng bảo hiểm đã được sửa đổi hoặc bản sửa đổi bổ sung phải đính kèm vào văn bản hợp
đồng đã có.
Hợp đồng bảo hiểm được giao kết cho một thời hạn có thể là rất dài, chẳng hạn 5
năm, 10 năm và lâu hơn nữa trong bảo hiểm nhân thọ. Thực tế, rất có thể phát sinh những
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
19
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
sự thay đổi ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
bảo hiểm.
2.3 Bảo vệ quyền lợi khách hàng khi chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
2.3.1 Những trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm tất yếu sẽ chấm dứt khi đã kết thúc thời hạn bảo hiểm, song
những trường hợp đáng lưu ý là khi hợp đồng bảo hiểm bị chấm dứt trước thời điểm kết
thúc thời hạn bảo hiểm. Vì hợp đồng bảo hiểm là một trong những loại hợp đồng dân sự,
cũng là sự thỏa thuận giữa các bên ( cụ thể là bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo
hiểm) về xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Do đó theo Điều 424
Bộ luật dân sự, hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt trong những trường hợp sau:
" 1. Hợp đồng đã được hoàn thành
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc các chủ thể khác chấm dứt
mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đình chỉ;
5. Hợp đồng không thể thực hiện do đối tượng của hợp đồng không còn và các
bên có thể thỏa thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại;
6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định;"
Ngoài ra do đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của ngành bảo hiểm có những nét đặc trưng
riêng chi phối nên hợp đồng bảo hiểm ngoài mang những tính chất chung trong khuôn
khổ của pháp luật còn có một số tính chất riêng biệt khác, do đó mà ngoài những trường

định:
“1. Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là
một năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng
hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc
bồi thường.
2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng bên mua bảo hiểm
không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này
được tính từ ngày bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó.
3. Trong trường hợp người thứ ba yêu cầu bên mua bảo hiểm bồi thường về những
thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì thời
hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày người thứ ba yêu cầu.”
Trong thời gian nói trên, người được bảo hiểm phải làm đủ thủ tục để yêu cầu DNBH
trả tiền hoặc bồi thường. Nếu quá hạn trên thì yêu cầu của người bảo hiểm sẽ không được
chấp nhận.
Quy định thời hạn để khách hàng tham gia bảo hiểm phải khẩn trương thực hiện
quyền đòi bồi thường, đồng thời đảm bảo được tính thời sự, chính xác để doanh nghiệp
bảo hiểm có thể giám định xác định tổn thất.
2.3.3 Thời hạn để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường:
Nếu không có thỏa thuận khác thì DNBH phải trả tiền hoặc bồi thường trong vòng 15
ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người được bảo hiểm yêu cầu bồi thường để
đảm bảo chia sẻ khắc phục kịp thời tổn thất cho khách hàng Điều 29 Luật KDBH quy
định:
“Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi
thường theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trong trường hợp không
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
21
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
có thoả thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi
thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả
tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.”

hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trong những trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;
c) Theo thoả thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
22
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán,
giải thể mà không thoả thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh
nghiệp bảo hiểm khác thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển
giao.”
Những quy định trên nhằm đảm bảo cho khách hàng giữ nguyên quyền và lợi ích theo
hợp đồng bảo hiểm đã ký kết.
2.3.6 Điều kiện và thủ tục chuyển giao hợp đồng bảo hiểm giữa hai DNBH
Pháp luật quy định về diều kiện và thủ tục chuyển giao hợp đồng bảo hiểm giữa hai
DNBH để đảm bảo quyền lợi của người mua bảo hiểm.Việc chuyển giao HĐBH từ
DNBH này sang DNBH khác phải tuân thủ theo các điều kiện và thủ tục được Luật
KDBH cho phép.
Điều 75 Luật KDBH quy định về điều kiện chuyển giao HĐBH như sau:
“Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo các điều kiện sau đây:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm
được chuyển giao;
2. Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổi
cho đến khi hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm;
3. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các quỹ và dự
phòng nghiệp vụ liên quan đến toàn bộ hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.”
Điều 76 Luật KDBH quy định về thủ tục chuyển giao HĐBH như sau:
“Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo thủ tục sau đây:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có đơn đề nghị
chuyển giao hợp đồng bảo hiểm gửi Bộ Tài chính nêu rõ lý do, kế hoạch chuyển giao,

khách hàng vi phạm quy định về nghĩa vụ thanh toán phí, nếu số phí bảo hiểm khách
hàng đã thanh toán lớn hơn số phí bảo hiểm tương ứng với thời hạn có hiệu lực của Hợp
đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải hoàn lại phí bảo hiểm cho khách hàng
hay không là vấn đề pháp luật kinh doanh bảo hiểm hiện nay chưa đề cập đến.
Ví dụ:
Anh A có ký HĐBH lắp đặt với công ty bảo hiểm X vào ngày 1/1/2015, thời hạn
bảo hiểm là từ ngày 1/1/2015 cho đến hết ngày 31/12/2015.
Theo thỏa thuận tại Hợp đồng bảo hiểm, phí bảo hiểm sẽ được thanh toán thành 3
kỳ, cụ thể như sau:
- Kỳ 1: 50% số phí bảo hiểm (tương ứng với 500tr VND) sẽ được người được bảo hiểm
thanh toán cho DNBH chậm nhất vào ngày 15/01/2015
- Kỳ 2: 30% số phí bảo hiểm (tương ứng với 300tr VND) sẽ được người được bảo hiểm
thanh toán cho DNBH chậm nhất vào ngày 15/03/2015
- Kỳ 3: 20% số phí bảo hiểm (tương ứng với 200tr VND) sẽ được người được bảo hiểm
thanh toán cho DNBH chậm nhất vào ngày 15/05/2015
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, kỳ thanh toán đầu tiên anh A đã thanh toán
đúng hạn. Tuy nhiên, đến kỳ thanh toán thứ 2 quá thời hạn nhưng anh A không thanh
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm 6
24
Đề tài: Quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm
toán phí bảo hiểm dẫn đến Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt hiệu lực kể từ ngày 16/3/2014.
Như vậy, Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực và phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của
DNBH trong 2.5 tháng, tuy nhiên phí bảo hiểm DNBH đã thu chiếm 50% tổng số phí bảo
hiểm của cả năm. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có phải hoàn lại phí bảo
hiểm cho người được bảo hiểm hay không?
Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm đang rất lúng túng trong việc xử lý vấn đề
này. Một số DNBH sẽ quyết toán để trả lại phí bảo hiểm cho khách hàng, một số doanh
nghiệp bảo hiểm thì không với lý do pháp luật không có quy định. Mặt khác, pháp luật
củng chỉ quy định người mua bảo hiểm phải có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm cho thời gian
HĐBH có hiệu lực đến thời điểm chấm dứt, không quy định về quyền được yêu cầu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status