Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (Từ góc nhìn từ sự) - Pdf 28

Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác
phẩm điện ảnh (Từ góc nhìn từ sự)

Đỗ Thị Ngọc Diệp

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận văn học; Mã số: 60 22 32
Người hướng dẫn: PGS.TS Lý Hoài Thu
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Khảo sát vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học(TPVH) sang tác phẩm điện
ảnh(TPĐA). Tìm hiểu đặc trưng của tự sự văn học và tự sự điện ảnh, đồng thời so
sánh và chỉ ra những nét giống và khác nhau trong phương thức tự sự của hai loại hình
nghệ thuật này. Phân tích những yếu tố tự sự của TPVH có thể đi vào môi trường điện
ảnh; những yếu tố sẽ bị lược bỏ hoặc phải biến đổi cho phù hợp với ngôn ngữ biểu đạt
của điện ảnh trong quá trình chuyển thể. Nghiên cứu bản chất của quá trình chuyển thể
TPVH sang TPĐA nói riêng và mối quan hệ giữa văn học – điện ảnh nói chung. Chỉ ra
những đặc trưng riêng trong phương thức tự sự của văn học và điện ảnh nhằm góp
phần lý giải hiện tượng: nghệ thuật điện ảnh đang ảnh hưởng đến cách viết, cách kể
chuyện, cách cấu trúc tác phẩm…của nhiều nhà văn hiện đại

Keywords: Văn học; Lý luận văn học; Tác phẩm văn học; Tác phẩm điện ảnh

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh đã và đang là hiện tượng hết
sức phổ biến trong đời sống văn hoá nghệ thuật cả ở Việt Nam và trên thế giới. Chưa ai có thể
thống kê nổi con số khổng lồ về những tác phẩm văn học đã được chuyển thể thành phim. Chỉ
biết rằng: Hầu hết tác phẩm văn chương ưu tú của các dân tộc ở mọi thời đại khác nhau đều
đã một lần, thậm chí hơn một lần sống đời sống mới của mình trong ngôi nhà của nàng

những kỷ lục về doanh thu phòng vé đồng thời được giới phê bình phim quốc tế đánh giá cao
- là phim được chuyển thể từ các tác phẩm văn học: Lụa, Không chốn nương thân, Áo khoác
lông chồn, Đảo kinh hoàng, Nhật ký tiểu thư Jones, Chúa tể những chiếc nhẫn, series phim
Harry Potter, Tối hậu thư của Bourne, Nhật ký vú em, Chạng vạng, Nhật thực… Tại giải
Oscar 2009, trong số 5 đề cử cho Phim hay nhất có tới 3 bộ phim là phim chuyển thể từ các
tác phẩm văn học: The curious case of Benjamin Button chuyển thể từ một truyện ngắn của
nhà văn Mỹ Frank Scott Fritzgerald, The reader chuyển thể từ tác phẩm best-seller của nhà
văn Đức Bernhard Schlink và Revolutionary road chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà
văn Mỹ Richard Yates. Thành công lớn của phim No Country for Old men (chuyển thể từ tác
phẩm cùng tên của nhà văn Cormac McCarthy) tại Oscar 2008 và The Reader (chuyển thể từ
tiểu thuyết The Reader của Bernhard Schlink) tại Oscar 2009 khiến giới phê bình phim ngày
càng ấn tượng với phim chuyển thể từ tác phẩm văn học. Có khá nhiều cuộc bình chọn liên
quan đến phim chuyển thể, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả, các nhà nghiên cứu –
phê bình điện ảnh và báo giới: tờ Celeb bình chọn “10 bộ phim xuất sắc nhất chuyển thể từ 1
Trong 81 bộ phim được trao giải Oscar cho Kịch bản chuyển thể hay nhất từ năm 1928 đến nay, có 50 bộ
phim được chuyển thể từ tiểu thuyết, 6 bộ phim được chuyển thể từ truyện ngắn, 17 phim được chuyển thể từ
kịch (thống kê theo tư liệu trên Wikipedia.org – Đ.T.N.Đ).
2
Đ.T.N.Đ thống kê (xem Phụ lục 1).

3
tác phẩm văn học”; trang Premiere đưa ra tổng hợp “Top 10 bộ phim hay hơn sách”; Tạp chí
Mỹ Forbes công bố danh sách “những bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại (tại thị
trường Mỹ) được chuyển thể từ các cuốn sách bán chạy nhất”… Những sự kiện, những con số
thống kê đó đã phần nào nói lên vị trí quan trọng của các phim chuyển thể từ tác phẩm văn
học trong thành tựu chung của nghệ thuật điện ảnh. Các tác phẩm văn học, đặc biệt là những
cuốn sách best-seller luôn là nguồn tư liệu hấp dẫn cho các đạo diễn điện ảnh, các nhà biên kịch.

đàn của Nguyễn Tuân), Mùa len trâu (2004, dựa theo 2 truyện ngắn: Một cuộc biển dâu và
Mùa len trâu của nhà văn Sơn Nam), Trăng nơi đáy giếng (2008, chuyển thể từ truyện ngắn
cùng tên của nữ nhà văn Trần Thuỳ Mai), Chuyện của Pao (2007, chuyển thể từ truyện ngắn
Tiếng đàn môi bên bờ rào đá của nhà văn Đỗ Bích Thuý), Cánh đồng bất tận (2010, chuyển
thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư)…
Không chỉ điện ảnh lấy cảm hứng, chất liệu từ mạch nguồn phong phú của kho tàng văn
học, tiếp thu kinh nghiệm nghệ thuật và các thủ pháp biểu hiện của văn học mà ngược lại
“điện ảnh cũng làm thay đổi tiểu thuyết”. Cùng với việc chuyển thể tác phẩm văn học thành
phim và sự tham gia trực tiếp của các nhà văn vào quá trình ấy, nghệ thuật điện ảnh cũng
đang ảnh hưởng không nhỏ tới cách viết, cách kể chuyện và cấu trúc tác phẩm … của nhiều
nhà văn hiện đại. Người ta thấy rõ: “các thủ pháp điện ảnh đã xâm nhập vào địa hạt văn học
và ngày càng chiếm một lãnh thổ rộng lớn”. Pied Buadeff đã phải thốt lên: “điện ảnh đã bắt
tiểu thuyết theo kĩ thuật của nó. Rất nhiều thủ pháp sáng tác trở thành chung cho cả hai loại”.
Điện ảnh vừa “chịu ơn” các tác phẩm văn học, vừa có công chắp cánh cho tác phẩm văn
học thăng hoa trong thứ ngôn ngữ đa chiều đầy hấp lực của mình. Nghiên cứu vấn đề chuyển
thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh qua một số phương diện cơ bản của nghệ thuật
tự sự là một hướng đi thú vị để tìm hiểu quá trình thâm nhập lẫn nhau giữa văn học và điện
ảnh.
1.2. Tự sự học là một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng. Lý luận tự sự
không chỉ đóng khung trong tự sự văn học mà được vận dụng để nghiên cứu nhiều hình thức
tự sự khác như: tôn giáo, lịch sử, triết học, điện ảnh Đúng như Roland Barthes đã nói: “Đã
có bản thân lịch sử loài người thì đã có tự sự”. Trong các hình thức tự sự, tự sự văn học có
truyền thống lâu đời nhất, phức tạp nhất và trở thành đối tượng nghiên cứu chính của tự sự
học. Là một nghệ thuật non trẻ, điện ảnh cũng không ngừng bắt rễ vào “kho văn học vô tận”
để tạo nên truyền thống nghệ thuật của riêng mình. Điện ảnh không chỉ học hỏi hình thức tự
sự của văn học về cốt truyện, nhân vật, tính cách mà còn tiếp thu rộng rãi các phương thức
và thủ pháp biểu hiện của văn học như: ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng, mượn cảnh tả
tình…Không phải ngẫu nhiên mà hội hoạ và văn học được coi là hai cái nôi của điện ảnh:
“nghệ thuật màn ảnh mới mẻ dường như đã thống nhất được trong nó tính không gian tạo
hình của hội họa và lối phát triển hành động theo thời gian mà chỉ văn học mới có” [35,

thụ và cải tiến những kinh nghiệm nghệ thuật của văn học, một hiện tượng không kém phần
quan trọng là tác dụng ngược lại rất to lớn của điện ảnh đối với văn học. Tuy vậy, việc nghiên
cứu về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh nói chung vẫn chưa được quan tâm, chú ý đúng
mức. Ở Việt Nam, chưa có một công trình nghiên cứu thật sự công phu về vấn đề này. Cuốn
sách duy nhất mà chúng tôi tìm được có nhan đề Văn học với điện ảnh (Nxb Văn học, 1961)
lại là tập hợp những bài viết, bài giảng của nhiều nhà nghiên cứu Liên Xô: I.Vai-sphen,
M.Rôm, I.Khây-phít-xơ, E.Gabơrilôvitru, về một số vấn đề liên quan giữa văn học và điện
ảnh như: đặc trưng của văn học và điện ảnh, phương pháp biểu hiện truyện phim, đặc điểm
thành phần văn xuôi trong truyện phim… Nó chưa phải là một công trình nghiên cứu chuyên

6
sâu và có hệ thống về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh. Bên cạnh đó, vấn đề này cũng
đã được một số nhà lí luận, nghiên cứu điện ảnh quan tâm và giới thiệu trong các bài báo:
- Về cái gọi là tính văn học trong điện ảnh (Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, số 06 – 1984,
Lê Châu).
- Từ văn học đến điện ảnh (Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 06 – 1999, Phạm Vũ Dũng).
- Từ văn học đến điện ảnh (Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 02 – 2001, Hương Nguyên).
- Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh (Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 10- 2002, Minh
Trí).
- Trung Quốc: sự tương tác giữa văn học và điện ảnh (Thế Hà tổng hợp từ China.com.cn,
nguồn: http://vietbao.vn)
Tuy nhiên, các bài viết trên mới chỉ mang tính chất giới thiệu khái quát về mối quan hệ
giữa văn học và điện ảnh, trong đó chủ yếu nhấn mạnh vai trò của văn học đối với điện ảnh
qua việc chuyển thể tác phẩm văn học lên màn ảnh chứ chưa đi vào những phân tích cụ thể.
Tại Khoa Văn học, trường ĐHKHXH&NV những năm gần đây cũng có một số Khoá
luận tốt nghiệp nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh: Chất điện ảnh trong văn
học qua một số tiểu thuyết của M.Duras - Đỗ Thị Ngọc Điệp, năm 2006; Mật mã Da Vinci -
Từ tiểu thuyết đến điện ảnh (so sánh tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh) – Hà Thị
Phượng, năm 2007; Kết cấu, người kể chuyện và không gian trong phim Rashomon của đạo
diễn Kurasawa dưới góc nhìn trần thuật học – Đoàn Thị Bích Thuỷ, năm 2008… Có thể nói,

phẩm văn học thành phim truyện điện ảnh.
Cùng với thành công của một số phim chuyển thể trong thời gian gần đây, nhà nghiên
cứu Nguyễn Nam có công trình nghiên cứu Từ Chùa Đàn đến Mê Thảo: Liên văn bản trong
văn chương và điện ảnh, tác giả Phạm Ngọc Hiến có bài viết Về quá trình chuyển thể tiểu
thuyết thành phim (qua tác phẩm Triệu phú ổ chuột). Các công trình trên có những phân tích
và so sánh rất thú vị về tác phẩm văn học gốc và phim truyện chuyển thể: tiểu thuyết Chùa
Đàn và bộ phim Mê Thảo thời vang bóng, tiểu thuyết Triệu phú ổ chuột và bộ phim Triệu phú
ổ chuột. Tác giả bài viết đã bước đầu khai thác mối tương quan giữa phim chuyển thể với tác
phẩm văn học gốc trên một số phương diện của nghệ thuật tự sự qua một trường hợp cụ thể.
Mới đây, công trình Nhập môn phân tích phim theo trần thuật học của tác giả Manfred Jahn
đã được dịch sang tiếng Việt làm tài liệu lưu hành nội bộ tại khoa Văn học – Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn. Công trình này đã cung cấp một số gợi ý cho chúng tôi trong quá
trình ứng dụng lý thuyết tự sự vào nghiên cứu nghệ thuật điện ảnh.
Lý thuyết tự sự học đã được giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XXI và
được nhiều nhà nghiên cứu đón nhận, ứng dụng vào nghiên cứu các hiện tượng văn học, văn
hoá. “Lý thuyết tự sự ngày nay đã cung cấp một bộ công cụ cơ bản nhất, sắc bén nhất giúp
cho người ta có thể đi sâu vào các lĩnh vực nghiên cứu điện ảnh, giao tiếp, phương tiện truyền
thông, nghiên cứu văn hoá” [23, tr.11]. Tự sự học không chỉ được ứng rộng rãi trong nghiên
cứu nhiều bộ môn văn hoá nghệ thuật mà còn mở ra khả năng nghiên cứu so sánh liên ngành,
nghiên cứu so sánh quốc tế về phương diện tự sự, trở thành một bộ phận của thi pháp học so
sánh. Đây là cơ sở lý luận quan trọng giúp chúng tôi tìm hiểu những tương đồng và khác biệt

8
giữa nghệ thuật tự sự văn học và tự sự điện ảnh - chìa khoá quan trọng để hiểu bản chất qúa
trình chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh.
3. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu
Chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh là vấn đề rất rộng và phức tạp. Luận
văn của chúng tôi chỉ nghiên cứu vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh
từ góc nhìn tự sự, vận dụng lý thuyết tự sự để tìm hiểu và lý giải quá trình chuyển thể tác
phẩm văn học thành phim.

thành với nguyên tác và chuyển thể có nhiều thay đổi so với nguyên tác Bên cạnh đó, các bộ
phim: Mê Thảo thời vang bóng, Thời xa vắng, Chuyện của Pao, Mùa len trâu đều là những bộ
phim của điện ảnh Việt Nam được đánh giá rất cao về chất lượng nghệ thuật và đạt nhiều giải
thưởng danh giá tại các Liên hoan phim uy tín
3
. Không chỉ được khán giả và giới phê bình
đánh giá là đã chuyển thể từ tác phẩm văn học rất thành công, đạt chất lượng cao cả về nội
dung lẫn nghệ thuật mà bản thân các nhà văn – tác giả các tác phẩm văn học gốc cũng rất hài
lòng về “hình hài mới” của đứa con tinh thần của mình trong ngôi nhà điện ảnh. Bởi vậy, qua
phân tích và khảo sát các trường hợp trên, chúng ta có thể có cái nhìn tương đối toàn diện về
vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học lên màn ảnh (ở một số phương diện cơ bản nhất của nghệ
thuật tự sự). Trong quá trình phân tích, chúng tôi sẽ liên hệ, so sánh, đối chiếu với các phim
chuyển thể khác của Việt Nam và thế giới để làm rõ các luận điểm của mình.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn:
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp liên ngành
5. Đóng góp mới của luận văn
Vận dụng lý thuyết tự sự học vào nghiên cứu vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang
tác phẩm điện ảnh, chúng tôi muốn phân tích đặc trưng của tự sự văn học và tự sự điện ảnh
đồng thời so sánh và chỉ ra những nét giống và khác nhau trong phương thức tự sự của hai
loại hình nghệ thuật này. Từ đó làm sáng tỏ vấn đề cơ bản: những yếu tố tự sự nào của tác
phẩm văn học có thể đi vào môi trường điện ảnh, những yếu tố tự sự nào sẽ bị lược bỏ hoặc
phải biến đổi cho phù hợp với ngôn ngữ biểu đạt của điện ảnh trong quá trình chuyển thể. Đây
cũng là nội dung quan trọng để hiểu bản chất của quá trình chuyển thể tác phẩm văn học sang
tác phẩm điện ảnh nói riêng và mối quan hệ giữa văn học – điện ảnh nói chung. Bên cạnh đó,
việc chỉ ra những đặc trưng riêng trong phương thức tự sự của văn học và điện ảnh cũng sẽ
góp phần lý giải hiện tượng: nghệ thuật điện ảnh đang ảnh hưởng đến cách viết, cách kể

học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội;
9. Phan Bích Hà (2007), Văn học nghệ thuật truyền thống với phim truyện Việt Nam, Nxb
Văn hoá Thông tin, Hà Nội;
10. Trần Hinh (2005), Tiểu thuyết A.Camus trong bối cảnh tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX, Nxb
Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội;
11. Trần Tây Hòa (1995), Mấy nguyên tố cấu thành trong ngôn ngữ điện ảnh, Ban nghiên
cứu nghệ thuật - Cục Điện ảnh, Hà Nội;
12. Izvetan Todorov (2007), Thi pháp văn xuôi, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội;
13. Phương Lựu (2004), Lý luận phê bình văn học, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng;
14. Hồ Ngọc (1977), Xây dựng cốt truyện kịch, Nxb Văn hoá, Hà Nội;
15. Phạm Thuỳ Nhân (2005), Làm sao viết kịch bản phim?, Nxb Văn hoá Sài Gòn, Tp. Hồ
Chí Minh;

11
16. Manfred Jahn (2007), Nhập môn phân tích phim theo trần thuật học, người dịch:
Nguyễn Thị Như Trang, tài liệu lưu hành nội bộ Dự án Điện ảnh - Trường ĐHKHXH&NV;
17. Manfred Jahn (2005), Trần thuật học - nhập môn lý thuyết trần thuật, Người dịch:
Nguyễn Thị Như Trang, Người hiệu đính: PGS.TS Phạm Gia Lâm, tài liệu lưu hành nội bộ
Khoa Văn học - Trường ĐHKHXH&NV;
18. Nguyễn Nam, Từ Chùa Đàn đến Mê Thảo: Liên văn bản trong văn chương và điện ảnh
(website: vienvanhoc. org.vn);
19. Nhiều tác giả (2003), Lý luận văn học, Chủ biên: Phương Lựu, Nxb Giáo dục, Hà Nội;
20. Nhiều tác giả (2005), Lý luận văn học, tập 2, Chủ biên: PGS.TS Trần Đình Sử, Nxb
Đại học Quốc gia, Hà Nội;
21. Nhiều tác giả (2005), Lý luận và Phê bình văn học - đổi mới và phát triển,Chủ biên:
PGS.TS Phan Trọng Thưởng, Nxb KHXH, Hà Nội;
22. Nhiều tác giả (2007), Lý luận phê bình văn học thế giới thế kỷ XX, Chủ biên: GS.TS
Lộc Phương Thuỷ, Nxb Giáo dục, Hà Nội;
23. Nhiều tác giả (2008), Tự sự học: Một số vấn đề lý luận và lịch sử, Phần 1, Chủ biên:
GS.TS Trần Đình Sử, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội;

Khóa luận
40. Trần Thị Tố Nga (1992), Tìm hiểu những yếu tố điện ảnh qua tác phẩm Người tình của
Marguerite Duras;
41. Đỗ Thị Ngọc Điệp (2006), Chất điện ảnh qua một số tiểu thuyết của M.Duras;
42. Hà Thị Phượng (2007), Mật mã Điện ảnh Vinci - Từ tiểu thuyết đến điện ảnh (so sánh
tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh);
43. Đoàn Thị Bích Thuỷ (2008), Kết cấu, Người kể chuyện và Không gian trong phim
Rashomon của đạo diễn Kurosawa dưới góc nhìn trần thuật học;
Báo và tạp chí
44. Đăng Ngọc, Điện ảnh thay đổi tiểu thuyết?,
nguồn: http://www.nguoidaibieu.com.vn ngày 27/01/2008.
45. Phim chuyển thể có phải là phong cách đương đại?, nguồn:
http://www.moviesboom.com/?pid=article&child=detail&id=582
46. Phạm Thùy Nhân - Không thích lối chuyển thể "copy"!,
nguồn: :http://edu.net.vn/forums/t/57620.aspx;
47. Nguyễn Kinh Luân, Những lỗi nên tránh khi viết truyện phim, nguồn:
http://www.moviesboom.com ngày 07/5/2002;
48. Nguyễn Kinh Luân, Các loại kịch bản điện ảnh - Phần I và II: Kịch bản điện ảnh
cải biên từ văn học,
nguồn: http://www.moviesboom.com ngày 09/5/2002;
49. Thane Rosenbaum, Tiểu thuyết và kịch bản điện ảnh chuyển thể từ tiểu thuyết, Hà
Linh dịch và đặt lại đầu đề, nguồn: www.evan.com.vn
50. Tạp chí nghiên cứu văn học, số 4- 2005.
51. Tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 10-2002.

13
52. Tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 01- 2003.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status