THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ - Pdf 28

MỤC LỤC
Trang
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP
CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1
1.1. Khái niệm 1
1.2. Đặc điểm 1
1.3. Ý nghĩa của việc tham gia tố tụng dân sự của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự
2
II. NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ THEO PHÁP
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH
2
2.1. Điều kiện tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự
2
2.2. Quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền lợi của đương sự
3
2.2.1. Quyền tố tụng của người bảo vệ quyền lợi của đương sự
3
2.2.1.1. Giai đoạn trước khi mở phiên toà
4
2.2.1.2. Giai đoạn mở phiên toà
4
2.2.1.3. Giai đoạn sau khi kết thúc phiên tòa
5
2.2.2. Nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
5
2.2.2.1. Nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
5
2.2.2.2. Nghĩa vụ bảo vệ pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa
6

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bao gồm các luật gia, bào
chữa viên nhân dân, những người am hiểu về pháp luật và họ phải là công dân Việt
Nam. Một điều cần chú ý hiện nay, với luật sư nước ngoài không được tham gia tố
tụng với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự trước cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam. Họ chỉ được tư vấn pháp lý và các
dịch vụ pháp lí khác theo quy định của pháp luật luật sư (Điều 79 Luật luật sư 2006).
1.2.Đặc điểm
Từ định nghĩa, có thể rút ra đặc trưng sau về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự:
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người am hiểu pháp
luật. Đây là một đặc trưng hết sức quan trọng. Đây không chỉ là một tiêu chí bắt buộc
của một luật sư (Điều 10 Luật luật sư 2006) mà còn đối với cả những người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khác. Bởi lẽ chỉ khi có sự am hiểu về pháp
luật thì họ mới có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình một
cách tốt và thành công nhất.
2
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp phải có đủ điều kiện tham gia TTDS
theo quy định của pháp luật. Các điều kiện này được quy định tại Luật luật sư 2006
(Điều 10) và tại tiểu mục 3.1 Mục III Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định
trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS năm 2004 và phải được sự
cho phép của Tòa án.(sẽ phân tích kĩ hơn ở II.1)
+ Được sự cho phép của Tòa án.
- Sự có mặt của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phụ thuộc
vào đương sự. Điều này thể hiện ở việc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự xuất hiện từ khi đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhân. Tuy nhiên, đặc
trưng này cũng bị hạn chế trong một số trương hợp như: khi nhiều đương sự trong
cùng một vụ việc có quyền lợi đối lập nhau cùng yêu cầu một người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp; Tòa án không cho phép, v.v..
- Mục đích tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự.

chữa viên nhân dân và người khác được Toà án chấp nhận. Để được công nhận là
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì phải xuất trình các giấy tờ
theo hướng dẫn tại tiểu mục 3.1mục 3 Nghị quyết số 01/2005/NQ- HĐTP.
Đối với Luật sư thì phải xuất trình cho Toà án giấy giới thiệu của văn phòng Luật
sư nơi họ là thành viên hoặc có hợp đồng làm việc và thẻ Luật sư.
Đối với người bảo vệ quyền và lợi ích khác thì phải xuất trình cho Toà án văn bản
có nội dung thể hiện ý chí của đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, có văn
bản của uỷ ban nhân dân xã phường nơi họ cư trú hoặc cơ quan tổ chức nơi họ làm
việc xác nhận không có tiền án, không đang bị khởi tố về hình sự, không đang bị áp
dụng biện pháp xử lí hành chính, không phải là cán bộ, công chức trong ngành toà án,
Kiểm sát, Công an... và xuất trình các giấy tờ tuỳ thân khác: chứng minh nhân dân, hộ
chiếu, hộ khẩu... Sau khi nộp cho Toà án hồ sơ giấy tờ và đơn xin cấp giấy chứng nhận
bảo vệ.
Tại phiên toà đương sự mới nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự, thì Hội đồng xét xử chấp nhận khi người được đương sự nhờ đáp ứng điều kiện
nêu trên và việc chấp nhận đó không gây cản trở cho Hội đồng xét xử tiếp tục xét xử
vụ án.
2.2. Quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền lợi của đương sự
2.2.1. Quyền tố tụng của người bảo vệ quyền lợi của đương sự
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể tham gia tố tụng từ
khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào hoặc tham gia tất cả các giai đoạn trong quá
4
trình giải quyết vụ việc dân sự
(1)
. Vai trò và hoạt động của người bảo về quyền và lợi
ích hợp pháp cho đương sự được thể hiện trong 3 giai đoạn của quá trình tố tụng là:
giai đoạn trước khi mở phiên toà, giai đoạn mở phiên toà, giai đoạn sau khi kết thúc
phiên tòa.
2.2.1.1. Giai đoạn trước khi mở phiên toà
a. Quyền thu thập chứng cứ

thông tin mà Toà án có được qua quá trình hoà giải sẽ giúp Toà án áp dụng luật giải
quyết tranh chấp một cách rõ ràng.
c, Quyền thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham
gia tố tụng khác
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp có quyền thay mặt đương sự yêu cầu thay
đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác. Đây là một quyền phái sinh
từ quyền của đương sự, mục đích là bảo vệ quyền lợi của đương sự một cách chính
đáng nhất.
2.2.1.2. Giai đoạn mở phiên toà
Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được thực hiện ở thủ tục bắt
đầu phiên toà, thủ tục hỏi, và thủ tục tranh luận tại phiên toà.
a, Thủ tục bắt đầu phiên toà: Theo quy định của BLTTDS mà cụ thể là Điều 203
ấn định: người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có nghĩa vụ phải có
mặt theo giấy triệu tập của Toà án, nếu vắng mặt lần thứ nhất mà có lí do chính đáng
thì Hội đồng xét xử cho hoãn phiên toà, nếu được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ
hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án sẽ xét xử bình thường và đương sự phải tự bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, tham gia phiên toà theo giấy triệu tập
của đương sự vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp.
b, Thủ tục hỏi: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày
yêu cầu của nguyên đơn và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và
hợp pháp. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày ý kiến của bị
đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn và chứng cứ
để chứng minh cho đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp. Người bảo vệ quyền và lợi
6


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status