Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè Kim Tuyên tại xã Thịnh Đán – thành phố Thái Nguyên năm 2013. - Pdf 29



1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HỨA THỊ VÂN

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ PHÂN BÓN
HỮU CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG CHÈ KIM TUYÊN TẠI XÃ THỊNH ĐÁN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2013
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng

các cơ quan, thầy cô và bạn bè. Tôi rất biết ơn sự giúp đỡ quý báu này.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo của
thầy giáo TS. Nguyễn Thế Huấn và Th.S Vũ Thị Nguyên trong suốt quá
trình thực tập, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình chú Luân Văn Lâm
và bà con thôn xã Thịnh Đức- TP. Thái Nguyên - Thái Nguyên đã tạo điều
kiện giúp đỡ em để em có thể hoàn thành đề tài này.
Do thời gian có hạn, lại bước đầu làm quen với phương pháp nghiên
cứu mới nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn để bài khóa luận
này hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 06 tháng 06 năm 2013
Sinh viên

Hứa Thị Vân
1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè (Camellia sinensis (L)Okuntze) là cây công nghiệp dài ngày
có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển tốt trong
điều kiện khí hậu nóng ẩm, tập trung chủ yếu ở các nước châu Á, châu Phi.
Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì cây chè được trồng ở hơn 60
nước trên Thế Giới, trong đó có Việt Nam [11].
Chè có giá trị về kinh tế, văn hóa và dinh dưỡng. Hầu hết các bộ

mạnh của khu vực trung du và miền núi [2].
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, điều kiện đất đai và
thời tiết khá thích hợp cho việc phát triển cây chè. Toàn tỉnh hiện có 18.138 ha
chè, năng suất búp tươi bình quân đạt 108,73 tạ/ha, sản lượng gần 181.020 tấn
(năm 2011). So với các huyện trong tỉnh, Thành phố Thái Nguyên có diện tích
chè khá lớn được phân bố chủ yếu ở các xã phía Tây, với các vùng trọng điểm
là các xã: Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Thịnh Đức. Hiện nay, cây chè
Thái Nguyên trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân trong Tỉnh.
Thái Nguyên đang triển khai thực hiện quy hoạch vùng sản xuất chè
an toàn trên địa bàn toàn Tỉnh. Việc sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất trừ
sâu không làm tăng năng suất mà còn gây nên hiện tượng mất cân đối giữa
các nguyên tố. Làm cho cây trồng phát triển không bền vững, chất lượng
thấp, sâu bệnh phát triển nhiều, đất đai thoái hóa, ô nhiễm môi trường.
Cây chè có khả năng hút dinh dưỡng liên tục trong chu kỳ phát dục
hàng năm cũng như trong chu kỳ phát dục cả đời sống của nó. Ngay cả
trong điều kiện mùa đông nhiệt độ thấp, cây chè tạm ngừng sinh trưởng
nhưng vẫn yêu cầu một lượng dinh dưỡng nhất định, vì thế việc cung cấp
dinh dưỡng cho chè cần tiến hành thường xuyên trong năm. Vùng chuyên
canh cây chè, có trình độ thâm canh cao, đòi hỏi năng suất lớn thì lượng
phân bón cần thiết phải bón hàng năm là rất nhiều. Chính vì vậy, việc sử 3

dụng phân bón hữu cơ cho chè là rất cần thiết. Phân hữu cơ không chỉ cung
cấp nguồn dinh dưỡng thiết thực cho cây chè mà còn có tác dụng tăng hiệu
quả sử dụng phân bón vô cơ, khắc phục được sự mất cân đối dinh dưỡng
trong đất và góp phần vào bảo vệ môi trường… từ đó giúp cây chè sinh
trưởng, phát triển tốt góp phần nâng cao năng suất và chất lượng chè.

Đề tài là cơ sở cho những định hướng sử dụng phân bón thích hợp cho
cây chè vào thực tiễn sản xuất. Từ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón,
cũng như góp phần nâng cao năng suất và chất lượng chè tại Thái Nguyên. 5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây chè liên tục hút dinh dưỡng trong chu kỳ phát dục hàng năm
cũng như trong chu kỳ phát dục cả đời sống của nó. Về mùa đông cây
chè tạm ngừng sinh trưởng, nhưng vẫn yêu cầu lượng dinh dưỡng tối
thiểu, do đó việc cung cấp dinh dưỡng cho cây cần đầy đủ và thường
xuyên trong năm.
Quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây
chè không có giới hạn rõ ràng và là một quá trình mâu thuẫn thống nhất. Vì
vậy, cần phải bón phân hợp lý để khống chế quá trình sinh thực cho chè hái
búp và khống chế quá trình sinh trưởng dinh dưỡng cho chè thu hoạch giống.
Đối tượng thu hoạch chè là búp non. Mỗi năm thu hoạch từ 5 – 10
tấn/ha; vì thế, lượng dinh dưỡng trong đất mất đi khá nhiều, nếu không bổ
sung kịp cho đất thì cây trồng sẽ sinh trưởng kém và cho năng suất thấp.
Theo Eden (1958) trong búp chè non có 4,5% N; 1,5% P
2
O
5
và 1,2 -
2,5% K
2

ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma. Đầu tiên, cây chè mọc ở Vân Nam, sau
đó hạt chè di chuyển trôi theo dòng nước đến các vùng nói trên và lan sang các
vùng khác. Cũng theo Daraselia, dựa trên cơ sở học thuyết “Trung tâm khởi
nguyên cây trồng” của Vavilop thì cây chè có nguồn gốc ở Trung Quốc, phân bố
ở khu vực Đông nam, men theo cao nguyên Tây Tạng [7].
Cây chè có nguồn gốc ở vùng Atxam (Ấn Độ):
Năm 1823, R.Bruce đã phát hiện được những cây chè dại lá to ở vùng
Atxam (Ấn Độ ), từ đó các học giả người Anh cho rằng: Nguyên sản của cây
chè là ở vùng Atxam chứ không phải ở Vân Nam - Trung Quốc [7].
Cây chè có nguồn gốc ở Việt Nam:
Những công trình nghiên cứu của Djemukhatze (1961 - 1976) về phức
catechin của lá chè có nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các chất
catechin của lá chè được trồng trọt và mọc hoang dại đã nêu lên luận điểm 7

về sự tiến hoá sinh hoá của cây chè và trên cơ sở đó xác minh “Nguồn gốc
cây chè chính là ở Việt Nam”[7].
Các quan điểm nêu trên tuy có khác nhau về địa điểm nhưng đều có
điểm chung thống nhất là: Nguyên sản của cây chè là ở châu Á, nơi có điều
kiện khí hậu nóng ẩm [7].
2.2.2. Phân loại cây chè
* Cơ sở khoa học của phân loại chè
Để tiến hành phân loại cây chè người ta căn cứ vào rất nhiều đặc
tính, đặc điểm của cây chè. Nhưng thường căn cứ vào 3 yếu tố sau:
+ Dựa vào cơ quan dinh dưỡng: Loại thân cây bụi hoặc thân cây gỗ,
hình dạng của tán, lá, kích thước lá, đầu lá, số đôi gân chính…
+ Dựa vào cơ quan sinh thực: Độ lớn của cánh hoa, số lượng đài hoa,
vị trí phân nhánh của đài nhụy, số lượng hoa, quả…

2.2.3. Sự phân bố của cây chè
Sự phân bố của cây chè phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu. Các
kết quả nghiên cứu đều đưa đến một kết luận chung là: Vùng khí hậu nhiệt
đới, á nhiệt đới thích hợp cho cây chè. Ngày nay, do trình độ khoa học kỹ
thuật ngày càng phát triển đã lai tạo, chọn lọc ra nhiều giống chè khác nhau
và được trồng rộng rãi ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Theo PGS. Đỗ
Ngọc Quỹ [11], thì hiện nay chè được phân bố khá rộng từ 42º vĩ Bắc
Pochi (Liên Xô cũ) đến 27º Nam Coriente (Achentina).
Sự phân bố của cây chè theo điều kiện khí hậu đất đai và địa hình
cũng có sự khác nhau. Đất trồng chè tốt phải nhiều mùn, thoát nước tốt và
có độ dốc thoải. Ảnh hưởng của độ cao đã hình thành nên các vùng chè với
nhiều giống chè, chất lượng khác nhau. Các nhà khoa học cho rằng: Chè
trồng ở những vùng có độ cao lớn hơn so với mặt nước biển thường có chất
lượng tốt hơn so với chè trồng ở vùng thấp.
Về điều kiện khí hậu, chè sinh trưởng tốt ở điều kiện nhiệt độ từ
15ºC đến 20ºC, tổng nhiệt độ hàng năm vào khoảng 8.000ºC; lượng mưa
trung bình hàng năm 1500 – 2000 mm; độ ẩm đất 70 - 80%. Tuy nhiên với 9

khả năng thích nghi rộng cùng với sự tiến bộ của khoa học hiện nay chè
được trồng ở những vùng khắc nghiệt hơn [7].
2.2.4. Các vùng sản xuất chè chủ yếu ở Việt Nam
- Vùng chè Tây Bắc
- Vùng chè Việt Bắc- Hoàng Liên Sơn
- Vùng chè Trung Du - Bắc Bộ
- Vùng chè Bắc Trung Bộ
- Vùng chè Tây Nguyên
Ngoài ra, cây chè được trồng ở các vùng duyên hải Miền Trung như:

năng suất và chất lượng thấp.
Bón phân khoáng quá mức dẫn đến mất cân dinh dưỡng ảnh hưởng
trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây, sâu bệnh phát sinh phát
triển nhiều, năng suất chất lượng giảm. Đồng thời với các vùng trồng chè
chủ yếu là đồi dốc việc sử dụng các phân khoáng như: Ure, Kali clorua,…
Với phương pháp bón trên bề mặt thì rất dễ bị rửa trôi, hiệu quả sử dụng
phân thấp, gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước
.

Đối với cây chè phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng, không những
cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trực tiếp cho cây chè mà còn cải thiện lý
tính đất như làm cho đất tơi xốp, có kết cấu viên, làm tăng hoạt động của
các vi sinh vật trong đất,

Nhưng thực trạng hiện nay việc sử dụng phân
hữu cơ cho chè còn gặp nhiều khó khăn, do phải cạnh tranh nguồn hữu cơ
với các cây trồng khác, đồi chè thường xa nhà, cây chè vào giai đoạn kinh
doanh đã khép tán nên việc vận chuyển và bón phân thường gặp khó khăn.
Những giải pháp để tăng cường hữu cơ cho chè là làm phân tự chế bằng
cách đào hố ủ ngay tại vườn chè, trồng cây xanh, cây họ đậu để lấy thân lá
ép xanh cho chè, ép xanh cành, lá già sau khi đốn chè, ngoài ra việc bón
phân cho chè phải được chú ý ngay từ khi bón lót trước khi trồng.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy chất dinh dưỡng được hoàn trả cho
đất thấp hơn nhiều so với lượng chất dinh dưỡng mà nông sản và sản phẩm
phụ đã lấy đi và không cân đối giữa tỷ lệ N:P
2
O
5
:K
2

. Lân tham
gia vào thành phần cấu tạo của tế bào, trong axit nucleic, lân có vai trò
quan trọng trong việc tích lũy năng lượng cho cây, có tác dụng thúc đẩy sự
phát triển của cây chè, nâng cao chất lượng chè, làm tăng khả năng chống
rét, chống hạn cho chè. Thiếu lân lá chè xanh thẫm, có vết nâu hai bên gân
chính, búp nhỏ, năng suất thấp.
- Hàm lượng K
2
O: Kali trong tất cả các bộ phận của cây chè nhất là
thân cành và các bộ phận đang sinh trưởng. Nó tham gia vào quá trình trao
đổi chất cho cây, làm tăng hoạt động của các men, làm tăng tích lũy gluxit
và axit amin, tăng khả năng giữ nước của tế bào, tăng năng suất, chất lượng
chè, làm tăng khả năng chống chịu cho chè. Hàm lượng K
2
O trong đất phụ
thuốc vào đá mẹ, điều kiện phong hóa đá và hình thành đất, chế độ canh tác
và bón phân.
Khi thay thế dần phân hóa học bằng phân hữu cơ làm cho năng suất
chè không giảm, chất lượng chè được cải thiện. Ngoài ra, phân hữu cơ còn
giúp cải tạo đất, không làm ô nhiễm môi trường hướng tới một nền nông
nghiệp bền vững.
2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên Thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới
2.3.1.1. Tình hình sản xuất
Chè là cây trồng có lịch sử lâu đời (khoảng hơn 4000 năm) [7]. Ngày
nay chè là thứ nước uống chủ yếu và phổ biến với những sản phẩm chế 12
biến đa dạng và phong phú. Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu về giải khát, dinh

2.684.098 2.779.168 2.879.925 2.912.072
Thế giới 2.969.025

2.997.607 3.117.531 3.256.762 3.275.991
(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2013)[18] 13
Qua số liệu bảng 2.1 cho thấy:
Tính đến năm 2012 diện tích chè trên Thế giới đạt 3.275.991 ha tăng
306.966 ha tương đương 9,37% so với năm 2008. Trong đó Trung Quốc là
nước có diện tích trồng chè lớn nhất Thế giới với diện tích 1.513.000 ha,
chiếm 46,18% tổng diện tích chè toàn Thế giới. Ấn Độ là nước đứng thứ 2 với
diện tích là 605.000ha, chiếm 18,47% tổng diện tích chè toàn Thế giới. Diện
tích chè Việt Nam đạt 115.964 ha chiếm 3,54% tổng diện tích chè toàn Thế
giới. Diện tích chè tập trung chủ yếu ở khu vực châu Á chiếm 88,89%
(2.912.072 ha) tổng diện tích toàn thế giới, đây cũng là nơi phát sinh ra cây chè.
* Về năng suất:
Bảng 2.2: Năng suất chè của Thế giới và một số nước trồng chè chính
năm 2008 - 2012
(Đơn vị: tạ chè khô/ha)
Tên nước
Năm
2008 2009 2010 2011 2012
Trung Quốc 9,527 9,568 10,338 10,834 11,334
Ấn Độ 16,986 17,021 17,001 16,668 16,529
Indonexia 14,105 14,953 13,915 11,606 12,253
Việt Nam 15,946 16,639 17,532 17,997 18,704
Mianma 3,771 3,935 4,219 3,992 4,051
Nhật 20,104 18,181 18,162 20,565 18,715

Indonexia 153.971 156.901 150.342 142.400 150.100
Việt Nam 173.500 185.700 198.466 206.600 216.900
Mianma 29.000 30.500 32.400 31.670 32.000
Nhật 96.500 86.000 85.000 95.012 85.900
Kenya 345.800 86.000 399.000 377.912 369.400
Bangladest 59.000 59.500 60.000 60.500 61.500
Châu Á 3.558.977

3.627.689 3.826.864 3.973.576 4.103.645
Thế giới 4.211.397

4.241.120 4.502.160 4.668.968 4.818.118
(Nguồn: Thống kê của FAO năm 2013)[18]
Qua số liệu bảng 2.3 cho thấy:
Sản lượng chè toàn Thế giới năm 2012 là 4.818.118 tấn tăng
606,721tấn, tương đương 12,59 % so với năm 2008. Trung Quốc là nước 15
có sản lượng chè lớn nhất Thế giới đạt 1.714.902 tấn chiếm 35,59 % tổng
sản lượng chè toàn Thế giới,chiếm 41,79 % tổng sản lượng chè châu Á.
Sản lượng chè thấp nhất là Mianma chỉ đạt 32.000 tấn chiếm 0,66% tổng
sản lượng chè toàn Thế giới. Việt Nam đạt sản lượng 216.900 tấn chiếm
4,50% tổng sản lượng chè toàn Thế giới.
2.3.1.2. Tình hình tiêu thụ
Trên thế giới, tiêu thụ chè luôn biến động và có xu hướng ngày càng
tăng. Một số nước Châu Âu, vùng Trung Đông có mức tiêu thụ chè lớn.
Thị hiếu dùng chè trên Thế giới hiện nay chủ yếu là chè đen (chiếm
khoảng 80%) tập trung ở các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, vùng Trung
Đông. Sản phẩm tiêu dùng có nhiều hình thức và cách thức khác nhau, phụ

Nhu cầu tiêu thụ chè tại các nước phát triển đang chuyển dần từ các
sản phẩm chè thông thường sang sản phẩm chè uống liền và chế biến đặc
biệt trong khi ở các nước Tây Á và Châu Á vẫn ưa dùng các sản phẩm chè
truyền thống. Điều này giúp cho các nước trồng và xuất khẩu chè trên thế
giới có phương pháp chế biến chè phù hợp cho từng vùng cũng như định ra
được vùng xuất khẩu chè phù hợp cho sản phẩm của mình [16].
2.3.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam và phương hướng phát triển
giai đoạn 2010 – 2015
2.3.2.1. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
Việt Nam có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và
phát triển, với 3/4 diện tích là đồi núi, điều kiện nhiệt độ nóng ẩm. Tuy nhiên,
sản xuất chè ở nước ta chỉ thực sự bắt đầu từ sau những năm 1925 [7].
Trước năm 1890, nhân dân Việt Nam chủ yếu dùng chè dưới dạng
chè tươi, chè nụ. Sau khi người Pháp chiếm đóng Đông Dương thì cây chè
mới được chú ý khai thác. Cây chè Việt Nam được chính thức khảo sát và
nghiên cứu vào năm 1885 do người Pháp tiến hành [7]. Lịch sử phát triển
cây chè ở Việt Nam được chia ra làm các giai đoạn sau: 17
- Giai đoạn 1890 - 1945:
Thời kỳ này diện tích chè phân tán, mang tính tự cấp tự túc, kỹ
thuật canh tác sơ sài, chế biến thủ công chủ yếu sử dụng chè tươi, phương
thức quảng canh là chủ yếu.
- Giai đoạn 1945 - 1954:
Trong giai đoạn này do ảnh hưởng của chiến tranh nên các vườn chè
bị bỏ hoang, ít được đầu tư chăm sóc, diện tích và sản lượng chè đều bị
giảm sút rất nhiều.
- Giai đoạn 1954 - 1990:
Ở giai đoạn này các Chương trình phát triển nông nghiệp đã được

doanh (1000ha)
Năng suất
(tạ khô/ha)
Sản lượng
(1000 tấn khô)
2002 77,20 12,20 94,20
2003 86,10 12,11 104,30
2004 92,40 12,93 119,50
2005 97,70 13,56 132,53
2006 102,10 14,79 151,00
2007 107,40 15,27 164,00
2008 108,80 15,95 173,50
2009 111,40 16,67 185,70
2010 113,20 17,53 198,47
2011 114,80 17,99 206,60
2012 115,90 18,70 216,90
(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2013)[18]
Theo số liệu ở bảng 2.4 cho thấy:
Từ năm 2002 đến 2012 diện tích, năng suất, sản lượng và xuất khẩu
chè tăng nhanh. Năm 2012 diện tích chè là 115.900 ha, tăng 38.700ha
tương ứng 40,13% so với năm 2002. Năng suất bình quân năm 2012 là
18.700

tạ khô/ha, tăng 6.500 tạ khô/ha tương ứng 53,28 % so với năm 19
2002. Sản lượng chè theo đó cũng tăng mạnh đạt 216.900 tấn búp khô vào
năm 2012 tăng 122.700 tấn tương ứng 130,25% so với năm 2002.
Việt Nam có 35 trên 63 tỉnh, thành phố trồng chè, chủ yếu tập trung

cấu nguyên liệu chế biến.
Từng bước cải tạo đất theo hướng tăng độ mùn và tơi xốp.
Đưa máy đốn, máy hái và các dụng cụ làm đất vào canh tác.
Quy hoạch vùng chè nguyên liệu như: Sơn La, Lai Châu, Hà Giang,
Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ và Lâm Đồng.
Về giống chè lấy Viện nghiên cứu chè làm nòng cốt xúc tiến việc
khu vực hoá, nhân và đưa nhanh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt
vào các vườn chè.
Tại các đơn vị sản xuất chè, khôi phục các vườn giống chè, sử dụng
các giống mới có chất lượng cao nhằm cung cấp giống cho trồng dặm,
trồng mới của dân.
Đầu tư tưới cho các vườn chè tập trung có điều kiện về nguồn nước
để nâng cao năng suất.
Giải pháp về vốn.
Với mức vốn hạn hẹp ta phải tranh thủ sự đầu tư của nước ngoài để
quay vòng sản xuất có hiệu quả nhất.
Về thị trường cần đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường trong nước duy
trì và mở rộng các bạn hàng ở ngoài nước…
Đa dạng hoá sản phẩm tổng hợp.
Tăng cường đầu tư tập huấn cán bộ kĩ thuật và tập huấn khuyến nông
cho người trồng chè.
Cần tổ chức và phân công lại sản xuất của ngành chè: các địa
phương tự chịu trách nhiệm về sản xuất nông nghiệp và chế biến, nhất là
chế biến nhỏ. Các doanh nghiệp qui mô lớn sản xuất sản phẩm xuất khẩu. 21
Tổng công ty chè Việt Nam cùng các công ty xí nghiệp làm tốt công tác thị
trường bao tiêu sản phẩm và cung ứng vật tư, thiết bị chuyên dùng có chất
lượng cao.

song để đạt được năng suất 10 tấn/ha bón 200N hiệu quả nhất. 22
Kết quả nghiên cứu của Cuxunốp (1954) và T.C Niglollisvili hàm
lượng cafein trong búp chè có lợi cho sản phẩm chè.
Theo A.B Makhrabize (1948) nghiên cứu ảnh hưởng của kali đến
chất lượng chè cho rằng phẩm chất trong các công thức được xếp theo thứ
tự là N:P:K và sau cùng là phân bón.
Theo nghiên cứu của Truturin (1973) thì NPK phối hợp với Zn, Bo
thì phẩm chất chè, nguyên liệu sẽ tăng lên.
Ngoài ra cần chú ý rằng: Hàng năm khối lượng cành đốn cũng xấp
xỉ bằng khối lượng búp và lá non đã thu hoạch và theo Daraselia thì lượng
đạm bị trôi đi bằng 1/3 tổng lượng đạm bón vào đất.
Trên thế giới việc sử lý phế thải chăn nuôi được quan tâm đáng kể,
hiện nay phương pháp khi sinh học sản xuất từ phế thải chăn nuôi được sử
dụng tương đối rộng rãi tại các cơ sở chăn nuôi nhỏ ở các nước Trung
Quốc, Ấn Độ, Nepan hoặc các trang trại tập trung ở Đức ưu điểm của
phương pháp này là dễ làm, đầu tư ít ở quy mô nhỏ.
Theo Gaur và cộng sự (1980), cho thấy việc bổ sung các loại vi sinh
vật có khả năng phân hủy xenlulo cao cùng các nguyên tố dinh dưỡng như
đạm dạng hữu cơ, lân dạng quặng photphorit và một số điều kiện môi
trường khác đã giúp rút ngắn thời gian ủ phân chuồng từ 4 – 6 tháng
xuống còn 2 – 4 tuần. Các chủng vi sinh vật phân giải hợp chất hữu cơ
được bổ sung trong quá trình ủ đống, vai trò vi sinh vật khởi động sản
xuất nhanh phân hữu cơ từ nguồn phế thải giàu xelulo là Aspergillus,
Trichoderma và Penicillium. Cũng từ các kết quả nghiên cứu và thực tiễn
sản xuất, vào năm 1982 Gaur và cộng sự đã đề xuất kỹ thuật bổ sung thêm
quặng photphat với liều 5% và vi sinh vật phân giải lân (Aspergillus,
Penicillium, Pseudomonas, Bacillus) với mật độ 10


100

78,2

32,1

46,4

N 100 36,0

115

77,6

30,7

45,8

N 100 + P
2
O
5
50 37,4

119,6

78,0

29,7


31,5

47,0

N 200 41,5

132,6

78,3

29,3

45,4

N 200 + P
2
O
5
50 + K
2
O
5
50 98,8

316,1

78,5

30,4


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status