Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên của trường đại học tiền giang - Pdf 29

ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD: VÕ KIM NHẠN
PHẦN NỘI DUNG
  
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Giảng viên và khái niệm đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên
1.1.1. Giảng viên
1.1.1.1. Khái niệm
Khái niệm giảng viên mang tính khái quát nhất chính là khái niệm mà Tiêu
chuẩn chung các ngạch công chức chuyên ngành giáo dục và đào tạo ban hành kèm
theo Quyết định số 202/TCCP – VC ngày 08/06/1994 của Ban Tổ chức – Cán bộ
Chính phủ đã đưa ra. Theo đó, giảng viên là viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc
giảng dạy và đào tạo ở bậc ĐH, CĐ thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường
ĐH hoặc CĐ. Đây chính là khái niệm mà đề tài sử dụng.
Trong khuôn khổ đề tài này, đội ngũ giảng viên của trường ĐH Tiền Giang
sẽ chỉ được xác định là những giảng viên cơ hữu thuộc các Khoa và Bộ môn trực
thuộc trường, không tính đến nhóm giảng viên kiêm nhiệm (là nhân lực cơ hữu ở các
đơn vị khác trong hoặc ngoài trường có tham gia giảng dạy). Việc xác định phạm vi
nghiên cứu này sẽ giúp đề tài tránh được tính trùng (giảng viên cơ hữu của Bộ môn,
Khoa này có thể kiêm giảng ở Bộ môn, Khoa khác) cũng như xác định đúng nhóm
đối tượng chính chịu ảnh hưởng công tác đào tạo, phát triển trong trường.
1.1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò của giảng viên
Nhiệm vụ của giảng viên
Trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của giảng
viên được xác định trên 2 phương diện. Giảng viên, với tư cách là một bộ phận của
những nhà giáo phải thực hiện những nhiệm vụ được quy định cho nhà giáo nói
chung. Theo Điều 72 Luật giáo dục 2005, nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:
ĐỒ ÁN MÔN HỌC Trang 1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD: VÕ KIM NHẠN
1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ
và có chất lượng chương trình giáo dục, gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân,

5. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật
Lao động.
Vai trò của giảng viên
Đứng ở góc độ trường ĐH, giảng viên là bộ phận quan trọng của đội ngũ cán
bộ viên chức. Đó là lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo.
Chất lượng giảng dạy của giảng viên là một trong những nhân tố quyết định đến
chất lượng của sinh viên ra trường - những kiến thức và kỹ năng về nghề nghiệp mà
sinh viên theo học.
Ở tầm vĩ mô, vai trò của giảng viên trong các trường ĐH được thể hiện như
sau:
Giảng viên tham gia đào tạo nguồn lực con người, tạo ra lực lượng lao động
mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của nguồn nhân lực. Trong lịch
sử phát triển đi lên của xã hội, nguồn lực con người luôn đóng vai trò quyết định.
Con người thích nghi và cải tạo tự nhiên, những máy móc thiết bị tối tân cũng là
sản phẩm của trí óc con người và chúng cần có con người điều khiển. Nguồn nhân
lực có chất lượng cao chính là động lực cho một xã hội phát triển.
Vai trò của giảng viên còn được thể hiện ở sự góp phần nâng cao dân trí,
phát triển nhân tài cho đất nước, tạo ra lớp những trí thức tài năng thông qua việc
truyền đạt những kiến thức tiên tiến của văn minh nhân loại. Và rồi những trí thức
này lại tiếp tục phát triển, trí thức được nâng cao, trí thức sẽ lan truyền để tạo ra trí
thức mới. Tất cả những trí thức ấy sẽ góp phần xây dựng đất nước, nâng cao nội lực
của quốc gia cho một vị thế cao hơn trên trường quốc tế.
ĐỒ ÁN MÔN HỌC Trang 3
ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD: VÕ KIM NHẠN
Giảng viên có vai trò nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia thông
qua hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai. Đảm nhận vai trò này,
giảng viên đã, đang và sẽ góp phần nâng cao năng lực khoa học công nghệ của
quốc gia. Đây cũng chính là một nội dung quan trọng trong nhiệm vụ của giảng
viên. Thực tế đã minh chứng cho đóng góp to lớn của đội ngũ giảng viên trong lĩnh

yêu cầu về trình độ bao gồm:
1 Có bằng cử nhân trở lên, sử dụng được một ngoại ngữ ở trình độ B
2 Đã qua thời gian tập sự giảng viên theo quy định hiện hành
3 Có ít nhấy 2 chứng chỉ bồi dưỡng sau ĐH:
 Chương trình chính trị, triết học nâng cao cho nghiên cứu sinh và cao học
 Những vần đề cơ bản của tâm lý học và lý luận dạy học bộ môn ở bậc đại
học
Giảng viên chính là viên chức chuyên môn đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong
giảng dạy và đào tạo ở bậc ĐH và sau ĐH thuộc một chuyên ngành đào tạo của
trường ĐH. Như vậy, tiêu chuẩn để được công nhận là 1 giảng viên chính bao gồm:
1. Có bằng thạc sỹ trở lên
2. Có thâm niên ở ngạch giảng viên ít nhất là 9 năm
3. Sử dụng được một ngoại ngữ trong chuyên môn ở trình độ C
4. Có đề án hoặc công trình sáng tạo được cấp khoa hoặc trường công nhận
và được áp dụng có kết quả trong công việc.
1.1.2. Khái niệm đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên
1.1.2.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Theo “Đào tạo nguồn nhân lực” của Business Edge thì đào tạo là một quy
trình có hoạch định và có tổ chức nhằm tăng kết quả thực hiện công việc của nhân
viên thông qua việc cung cấp cho họ kỹ năng và kiến thức mới.
Theo tài liệu về Quản lý và Phát triển nguồn nhân lực của Trung tâm Nâng
cao năng lực cộng đồng, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực ở 1 tổ chức được hiểu
gồm:
ĐỒ ÁN MÔN HỌC Trang 5
ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD: VÕ KIM NHẠN
1 Việc học tập của tổ chức và mỗi cá nhân: phát triển tổ chức thành “tổ
chức cầu thị”; tạo cơ hội học tập cho nhân viên để phát huy năng lực của họ, tạo cơ
hội phát triển nghề nghiệp và khả năng giải quyết công việc.
2 Phát triển năng lực quản lý: tạo những cơ hội học tập và phát triển nhằm
nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý để họ đóng góp hiệu quả vào mục tiêu

thức và kỹ năng hiện tại
Chuẩn bị cho tương lai
1.1.2.2. Đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên
Để xác định khái niệm đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên, tác giả sử
dụng khái niệm đào tạo và phát triển của giáo trình Quản trị nhân lực - NEU. Trên
cơ sở đó, khái niệm đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên được hiểu như sau:
1 Đào tạo đội ngũ giảng viên là các hoạt động học tập để nâng cao trình độ,
kỹ năng của người giảng viên, làm cho người giảng viên nắm vững hơn công việc
của mình, từ đó có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của người giảng
viên.
2 Phát triển đội ngũ giảng viên là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm
vi công việc trước mắt của người giảng viên, nhằm mở ra cho họ những công việc
mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của nhà trường.
Sự khác biệt trong 2 khái niệm đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên chính
là sự khác biệt trong 2 khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Về bản chất,
2 khái niệm này đều đề cập tới những hoạt động học tập và sự khác biệt lớn nhất
giữa chúng chỉ là mục tiêu của việc thực hiện hoạt động học tập đó.
1.2. Các phương pháp đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên
Để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, người ta có thể thực hiện nhiều
phương pháp khác nhau song không phải phương pháp nào cũng thích hợp đối với
giảng viên. Dựa trên cách phân nhóm các phương pháp đào tạo và phát triển của
giáo trình Quản trị nhân lực - trường ĐH NEU, tác giả xin đưa ra một số phương
pháp có thể được áp dụng để đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên:
1.2.1. Đào tạo trong công việc
ĐỒ ÁN MÔN HỌC Trang 7
ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD: VÕ KIM NHẠN
Đào tạo trong công việc là các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi là việc,
trong đó người học sẽ học được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc
thông qua thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những
người lao động lành nghề hơn. Trong 4 phương pháp thuộc nhóm này, tác giả cho

Nam, khi mà việc đào tạo tại nước ngoài thường có chất lượng hơn vì đào tạo trong
nước chưa thể sánh với trình độ của khu vực và thế giới.
3 Tổ chức hay cử đi tham gia các hội nghị, hội thảo
Phương pháp này thường được sử dụng để bồi dưỡng chuyên môn cho giảng
viên. Nó giúp giảng viên cập nhật thông tin rất dễ dàng và việc bố trí cho giảng
viên tham gia hội nghị, hội thảo cũng rất thuận lợi do thời gian dành cho việc này
rất ít so với nhiều phương pháp đào tạo khác. Mặt khác, các cuộc hội nghị, hội thảo
mang lại cơ hội trao đổi giữa nhiều người có cùng chuyên môn, cùng trình độ nên
càng hiệu quả và là một phương pháp rất phổ biến trong giới trí thức.
4 Tổ chức những buổi trao đổi, sinh hoạt chuyên môn, toạ đàm khoa học
Phương pháp tổ chức hội nghị, hội thảo có nhiều ưu điểm song việc tổ chức
được nó thì không đơn giản do quy mô lớn, thường phải hội tụ nhiều người, từ
nhiều đơn vị trong và ngoài trường tham gia, thậm chí còn mang tầm quốc tế với sự
tham gia của những nhà khoa học có quốc tịch khác nhau nên khó có thể tổ chức
thường xuyên. Trong các trường ĐH, thay vì tổ chức hội nghị, hội thảo thì các đơn
vị có thể tổ chức các buổi trao đổi, sinh hoạt chuyên môn hoặc toạ đàm khoa học.
Những hình thức tổ chức này đơn giản hơn hội nghị, hội thảo rất nhiều, có thể có
sự tham gia từ bên ngoài nhưng cũng có thể hoàn toàn do đơn vị tổ chức mà cũng
không nhất thiết phải là cấp Khoa mà có thể và thường là do Bộ môn, thậm chí tổ
chuyên môn tổ chức.
5 Tổ chức các chuyến đi khảo sát thực địa
Đây cũng là một phương pháp đào tạo rất hiệu quả vì cho phép thực hành
trên thực tế một số vấn đề nghiên cứu (chẳng hạn điều tra, tham khảo ý kiến…)
hoặc thu thập những kiến thức thực tế phục vụ cho giảng dạy, xây dựng nghiên cứu
ĐỒ ÁN MÔN HỌC Trang 9
ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD: VÕ KIM NHẠN
điển hình. Tuy nhiên, việc tổ chức những chuyến đi như thế này đòi hỏi rất nhiều
thời gian, công sức và đặc biệt là việc tổ chức phải thật khoa học, nếu không, kết
quả thu được sẽ rất ít hoặc không có nhiều giá trị.
Nhìn vào 2 nhóm phương pháp đào tạo, phát triển, tác giả cho rằng nhóm

Yêu cầu về kết quả thực hiện công việc
Kết quả thực tế đạt
được
Khoảng cách trong kết quả công
việc
Khoảng cách trong kết quả thực hiện công việc có thể xuất phát từ nhiều
nguyên nhân như chính sách khen thưởng và đánh giá, cơ cấu tổ chức, động cơ làm
việc cá nhân…nhưng chỉ có nguyên nhân thiếu kỹ năng và kiến thức mới làm xuất
hiện nhu cầu đào tạo.
1.3.2. Xác định mục tiêu đào tạo
Xác định mục tiêu đào tạo là xác định kết quả cần đạt được của chương trình
đào tạo bao gồm những kiến thức, kỹ năng cần được đào tạo và trình độ đạt được
sau đào tạo, số lượng và cơ cấu học viên, thời gian đào tạo. Việc xác định mục tiêu
đào tạo sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở đánh giá nhu cầu đã đề cập ở trên.
1.3.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo
Là lựa chọn người cụ thể để đào tạo, dựa trên nghiên cứu và xác định nhu
cầu, động cơ đào tạo của người lao động, tác dụng của đào tạo đối với người lao
động và khả năng nghề nghiệp của từng người. Việc đào tạo - phát triển tuy được
thực hiện theo nhu cầu của tổ chức nhưng phải kết hợp với nguyện vọng cá nhân
thì mới mang lại hiệu quả cao trong đào tạo.
1.3.4. Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo
Chương trình đào tạo là một hệ thống các môn học và bài học được dạy, cho
thấy những kiến thức nào, kỹ năng nào cần được dạy và dạy trong bao lâu. Chương
trình đào tạo được xác định dựa trên nhu cầu, mục tiêu và đối tượng được đào tạo.
Sau đó, những căn cứ trên kết hợp chương trình đào tạo sẽ là cơ sở để lựa chọn
phương pháp đào tạo phù hợp.
ĐỒ ÁN MÔN HỌC Trang 11
ĐỒ ÁN MÔN HỌC GVHD: VÕ KIM NHẠN
Đối với đào tạo giảng viên, chương trình đào tạo thường bao gồm 2 lĩnh vực
chính là đào tạo chuyên môn và đào tạo ngoài chuyên môn. Các chương trình đào


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status