Đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2006 - Pdf 29

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Trong giai đoạn hiện nay đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò đặc biệt
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển
thì vốn đầu tư nước ngoài chính là chìa khoá để thực hiện thành công sự nghiệp
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước .Nhận thức được tầm quan trọng của
nguồn vốn này nhiều quốc gia trên thế giới đã sớm có các chính sách thu hút nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Trong điều kiện chuyển từ nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung
sang cơ chế thị trường ở Việt Nam ,có xuất phát điểm thấp , tốc độ tăng trưởng
chưa cao , chất lượng tăng trưởng chưa cao . Vì vậy, để có thể đưa đất nước phát
triển nhanh,hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước , Đảng
và nhà nước chủ trương mở cửa nền kinh tế ,phát huy nội lực sẵn có , mặt khác
tranh thủ mọi nguồn lực từ bên ngoài.Tháng 12/1987 Luật đầu nước ngoài đã được
Quốc hội chính thức thông qua.Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
đã khẳng định lại vai trò quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát
triển kinh tế đất nước sau gần 20 năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
nam , chúng ta đã đạt được nhiều kết quả khả quan , tuy nhiên nếu so sánh với các
nước trong khu vực thì kết quả này chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của đất
nước , đặc biệt là trong lĩnh vực Nông - lâm - ngư nghiệp.Nhận thức được tầm
quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và của ngành nông lâm ngư nghiệp đối
với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ,em đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả
các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp ở Việt
Nam trong giai đoạn 2001-2006” để nghiên cứu.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trong quá trình thực tập,tôi đã được cô Phan Thị Nhiệm hướng dẫn tận tình
đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này.Em xin chân thành cảm ơn cô Phan
Thị Nhiệm đã tận tình giúp đỡ em để hoàn thành chuyên đề thực tập.
Ngoài ra trong quá trình thực tập tại Bộ Kế Hoạch - Đầu Tư em đã được

nước ngoài trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp giai đoạn 2006-2010.

Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I : Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
ngành Nông-lâm-ngư nghiệp.
I.Những vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông-lâm-
ngư nghiệp.
1.Một số khái niệm cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.1.Khái niệm về vốn đầu tư.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư luôn được coi là một trong
những nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự thành công phá
vỡ vòng luẩn quẩn tạo đà cho sự phát triển. Điều này được thể hiện rõ trong các lý
thuyết kinh tế .
Theo nghĩa rộng thì : “Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến
hành các hoạt đông nào đó nhằm mục đích thu về cho người đầu tư các kết quả
trong tương lai , lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó”-Giáo
trình kinh tế đầu tư – PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt-TS Từ Huy Phương.
Các nguồn lực bỏ ra có thể là tiền , là tài nguyên thiên nhiên , là sức lao
động và trí tuệ . Những kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm về quy mô của tài
sản tài chính , tài sản vật chất như tiền vốn , nhà xưởng , máy móc , thiết bị ,của cải
vật chất khác…Nguồn lực đó có thể làm cho năng suất cao hơn trong nền sản xuất
xã hội.Những kết quả này không chỉ mang lại lợi ích cho người đầu tư mà còn cho
cả nền kinh tế.
Theo nghĩa hẹp thì : đầu tư được hiểu là bao gồm những hoạt động sử dụng
các nguồn lực hiện tại , nhằm đem lại cho nền kinh tế-xã hội những kết quả trong
tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.
Để có thể tạo ra những tài sản vật chất cụ thể , nhất thiết phải sử dụng vốn
đầu tư thông qua hoạt động đầu tư.Vốn đầu tư được chia làm hai loại: vốn đầu tư
sản xuất và vốn đầu tư phi sản xuất .
Website: Email : Tel : 0918.775.368

khác để tiến hành hoạt động đầu tư ”.
Đầu tư nước ngoài là một hình thức cơ bản của quan hệ kinh tế đối ngoại .
Nó là quá trình trong đó hai hay nhiều bên có các quốc tịch khác nhau cùng góp
vốn xây dựng và triển khai một dự án đầu tư quốc tế nhằm mụcđích sinh lợi. Ngoài
ra đầu tư nước ngoài còn giải quyết các nhiệm vụ đặc biệt như xây dựng các công
trình có quy mô lớn vượt phạm vi biên giớI quốc gia , đòi hỏi phải có sự phốI hợp
của nhiều quốc gia .
1.3.Phân loại đầu tư nước ngoài.
Trên cơ sở căn cứ vào mức độ tham gia quản lý vào quá trình thực hiện hoạt
động đầu tư , phát huy tác dụng của kết quả đầu tư mà người ta chia đầu tư nước
ngoài thành hai loại chính : - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
- Đầu tư gián tiếp nước ngoài .
Đầu tư trực tiếp nước ngoài :
Trước hết đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư mà người có vốn tham gia trực
tiếp vào quá trình hoạt động và quản lý đầu tư , họ biết được mục tiêu đầu tư cũng
như phương thức hoạt động của các loại vốn mà họ bỏ ra . Hoạt động đầu tư này có
thể được thực hiện dưới dạng : các hợp đồng , liên doanh , công ty cổ phần , công
ty trách nhiệm hữu hạn.
Theo quy định tại khoản 1 , điều 2 , của Luật đầu tư nước ngoài được sửa
đổi bổ xung năm 2000 của Việt Nam : “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu
tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành
các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này ”.
Theo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) thì FDI được hiểu theo khái niệm rộng hơn :
FDI là một hình thức đầu tư quốc tế phản ánh mục tiêu dài hạn của một chủ thể cư
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trú tại một nền kinh tế (gọi là nhà đầu tư trực tiếp ) thông qua một chủ thể ở một
nền kinh tế khác (gọi là doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư trực tiếp).
Theo Tổ chức phát triển hợp tác kinh tế OECD thì Đầu tư trực tiếp được
thực hiện nhằm mục đích thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh
nghiệp , đặc biệt là những khoản đầu tư đem lạI khả năng tạo ảnh hưởng với việc

- Trái phiếu , tín phiếu và cổ phiếu .
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài .
Các yếu tố chính cấu thành nên đầu tư trực tiếp nước ngoài là :
- Vốn cổ phần .
- Thu nhập được tái đầu tư dưới hình thức vốn chủ sở hữu .
- Các khoản vay trong nội bộ công ty .
Những đặc điểm cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài :
- Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp
định tuỳ theo quy định , luật lệ của một số nước .
- Quyền quản lý điều hành đối tượng đầu tư tuỳ thuộc vào mức độ góp vốn .
Nếu nhà đầu tư đóng góp 100% vào vốn pháp định thì đối tượng đầu tư hoàn toàn
do chủ thể đầu tư nước ngoài điều hành quản lý .
- Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh ,
và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định của mỗi bên .
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được thực hiện thông qua việc xây dựng
doanh nghiệp mới , hoặc mua lại toàn bộ hoặc từng phần của doanh nghiệp đang
hoạt động , mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau .
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường gắn liền với các hoạt động chuyển giao
công nghệ .
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- FDI thường gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế : Chính sách về đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở cửa và
quan điểm hội nhập quốc tế và đầu tư .
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng chịu sự chi phối của chính phủ nhưng ít
bị lệ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa hai bên .
2.2. Phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Sự khác biệt cơ bản nhất giữa hai loại hình đầu tư này đó là sự khác nhau về
cơ chế quản lý và sử dụng vốn . Nhà đầu tư trực tiếp có quyền khống chế vốn và
hoạt động của doanh nghiệp đầu tư, còn nhà đầu tư gián tiếp thì không có quyền
khống chế hoạt động của doanh nghiệp , mà chỉ có thể thu được lợi tức từ trái

tư thích hợp . Khoảng chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư (saving/investment gap)
nầy được bù đắp bằng nguồn vốn nước ngoài. Ở đây phát sinh vấn đề nội lực và
ngoại lực: Vốn nước ngoài nên được dùng như thế nào và đâu là mức độ có thể
chấp nhận được? Vốn nước ngoài thường được du nhập qua các kênh sau:
(1) Vay theo hình thức vốn ưu đãi của chính phủ nước ngoài (ODA).
(2) Vay thương mại.
(3) Đầu tư trực tiếp từ doanh nghiệp nước ngoài (FDI).
(4) Các kênh khác.
Các kênh (1) và (2) phát sinh nợ phải trả trong tương lai nên phải dùng
ngoại lực này một cách có hiệu quả và phải vay trong một giới hạn có thể trả được
nợ trong tương lai. FDI là kênh du nhập tư bản không phát sinh nợ.
Công nghệ là nguồn lực phải được xây dựng lâu dài nên nếu chỉ dựa vào nội
lực thì quá trình phát triển quá chậm. Trong lịch sử kinh tế, trừ Anh là nước công
nghiệp hiện đại đầu tiên, hầu như nước nào cũng tìm cách du nhập công nghệ từ
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nước tiên tiến hơn mình để phát triển nhanh. Du nhập công nghệ nước ngoài có các
kênh sau:
(1) Hợp đồng mua bán công nghệ (licensing agreement).
(2) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
(3) Các hình thái chuyển giao công nghệ như BOT (Build-Operation-
Transfer), OEM (Original Equipment Manufacturing), uỷ thác sản xuất
(contractual production). Trong các kênh này, (1) và (2) phổ biến nhất.
Đầu tư nước ngoài tồn tại dưới nhiều hình thức , song những hình thức chủ
yếu là hợp đồng hợp tác kinh doanh , doanh nghiệp liên doanh , doanh nghiệp có
100% vốn nước ngoài.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên
quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗI bên để tiến hành
đầu tư sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư mà không thành lập một pháp
nhân.
- Doanh nghiệp liên doanh : là loại hình doanh nghiệp do hai hoặc các bên

khẩu ở các nước tiếp nhận đầu tư. Nhờ đó , mà nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư .
- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho phép các công ty có thể kéo dài chu kỳ
sống của sản phẩm đã được sản xuất và tiêu thụ ở thị trường trong nước . Thông
qua FDI , các công ty của các nước phát triển chuyển được một phần các sản phẩm
công nghiệp ở giai đoạn cuối của chu kỳ sống sản phẩm sang các nước nhận đầu tư
để tiếp tục sử dụng chúng như những sản phẩm mới ở các nước này tạo thêm lợi
nhuận cho các nhà đầu tư .
- Giúp các công ty chính quốc tạo dựng được thị trường cung cấp nguyên
liệu , vật liệu dồi dào , ổn định với giá rẻ .
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Cho phép chủ đầu tư bành chướng sức mạnh về kinh tế , tăng cường khả
năng ảnh hưởng của mình trên thị trường quốc tế , nhờ mở rộng được thị trường
tiêu thụ sản phẩm , lại tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước tiếp nhận
đầu tư , giảm giá thành sản phẩm , tăng sức cạnh tranh với các hang hóa nhập từ
các nước khác .
Đối với các nước tiếp nhận đầu tư ( mà chủ yếu là các nước đang phát triển )
thì nguồn vốn FDI có vai trò sau :
- FDI giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế xã hội do tích lũy
nội bộ thấp , cản trở đầu tư và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện khoa học – kỹ thuật
thế giới lại đang phát triển mạnh mẽ . VD như : các nước công nghiệp mới NICs
trong gần 30 năm qua nhờ nhận được hơn 50 tỷ USD đầu tư nước ngoài mỗi năm
cùng với các chính sách kinh tế năng động hiệu quả đã trở thành những con rồng
châu Á có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới .
- Cùng với việc cung cấp vốn , thông qua FDI các công ty nước ngoài đã
chuyển giao công nghệ từ nước mình ( hoặc nước khác ) sang cho nước tiếp nhận
đầu tư , do đó các nước tiếp nhận đầu tư có thể nhận được những công nghệ , kỹ
thuật tiên tiến hiện đại ( trong thực tế , có những công nghệ không thể mua được
bằng quan hệ thương mại đơn thuần ), những kinh nghiệm quản lý , năng lực
marketing , đội ngũ lao động được đào tạo , rèn luyện về trình độ kỹ thuật , phương
pháp làm việc , kỷ luật lao động …

nước ngoài , không được thẩm định kỹ sẽ dẫn đến hiện tượng một số nhà đầu tư sẽ
lợi dụng tình hình để chuyển giao những công nghệ đã lạc hậu gây ô nhiễm môi
trường , không còn giá trị sử dụng với giá cao ,gây nhiều thiệt hại cho nước tiếp
nhận đầu tư .
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Một số nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng để hoạt động tình báo gây rối
loạn mất an ninh trật tự nhằm can thiệp vào chế độ chính trị trong nước , gây rối
loạn an ninh đất nước . Đây là điều đáng lo ngại đối với các nước trong việc thu
hút đầu tư nước ngoài .
- Việc định hướng quy hoạch không rõ ràng trong việc thu hút đầu tư nước
ngoài, đã gây không ít khó khăn cho nền sản xuất trong nước trong việc bố trí cơ
cấu đầu tư theo ngành và theo vùng lãnh thổ .Nếu nước tiếp nhận đầu tư không có
một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học , sẽ dẫn tới tình trạng đầu tư lan tràn ,
kém hệu quả , tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức sẽ gây ô nhiễm môi
trường trầm trọng .
Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có một số hạn chế , nhưng đầu tư
trực tiếp nước ngoài vẫn là một trong những nguồn vốn quan trọng và hết sức cần
thiết đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia , đặc biệt là ở những nước
đang phát triển đang phải đối mặt với sự thiếu thốn các nguồn lực cần thiết cho sự
phát triển (như vốn , công nghệ , lao độngcó trình độ).
II.Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của ngành
Nông-lâm-ngư nghiệp.
1.Vai trò , đặc điểm ngành Nông-lâm-ngư nghiệp.
1.1.Vai trò ngành Nông-lâm-ngư nghiệp.
Đối với hầu hết các nước đang phát triển thì nông nghiệp giữ vai trò rất quan
trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội . Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông
nghiệp chính là yếu tố cơ bản để thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và ổn định xã
hội . Vì vậy ngành nông-lâm-ngư nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong phát
triển kinh tế quốc dân .Vai trò đó được thể hiện là :
- Nông nghiệp là ngành thoả mãn nhu cầu to lớn về lương thực thực phẩm

xu hướng giảm , nhưng giá trị tuyệt đối của ngành vẫn tăng liên tục . Đây là một
dấu hiệu chuyển biến tích cựu của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đối mới .
- Nông nghiệp là nguồn cung cấp quan trọng các yếu tố đầu vào cho công
nghiệp . Trong quá trình phát triển , nông nghiệp nước ta có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc sản xuất và cung cấp nguyên vật liệu cho hàng loạt các ngành
công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp , công nghiệp chế biến , công nghiệp dệt , may ,
giấy , da giày , đồ gỗ …phát triển .
- Nông nghiệp là thị trường cho các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ , là
nơi cung xấp lao động cho khu vực phi nông nghiệp . Ở hầu hết các nước đang
phát triển như Việt Nam thì nông nghiệp và nông thôn chính là thị trường rộng lớn
để tiêu thụ sản phẩm của các ngành công nghiệp và dịch vụ ,tạo điều kiện cho nền
kinh tế tăng trưởng và phát triển . nông nghiệp ngày càng được phát triển theo
hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá , thu nhập của lao động trong khu vực nông
nghiệp sẽ ngày càng tăng . Khi đó mức sống của người nông dân sẽ được cải thiện
và nâng cao , nông nghiệp nông thôn trở thành thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn
định cho các ngành sản xuất vật chất khác trong nền kinh tế quốc dân . Do đó , có
thể thấy sự phát triển của ngành nông nghiệp chónh là một trong những nhân tố cơ
bản và quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác , và sự phát triển của
nền kinh tế quốc dân .
- Bên cạnh đó khu vực nông nghiệp còn là khu vực cung cấp nguồn nhân lực
cho các ngành khác . Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của dân số hoạt động
kinh tế thường xuyên ở khu vực này mới chỉ đạt gần 80% , do đó có thể cung cấp
lao động trong thời gian nông nhàn cho các khu vực khác . Quá trình chuyển dịch
cơ cấu lao động ở nông thôn cũng góp phần thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế .
- Nông nghiệp là nguồn cung cấp ngoại tệ thông qua hoạt động xuất khẩu và
tiết kiệm ngoại tệ thông qua thay thế nhập khẩu . Từ năm 1995 đến nay , nông
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nghiệp đã góp phần rất lớn vào việc tăng thu nhập , tích luỹ cho nền kinh tế quốc
dân , thông qua việc cung cấp nguyên vật liệu cho các ngành khác , đống thuế , và

- Sản xuất nông nghiệp có tính chất mùa vụ . Do ngành gắn liền với quá
trình sinh trưởng và phát triển của các loài động thực vật và luôn phải phụ thuộc
vào các yếu tố thời tiết khí hậu .bên cạnh đó , sản phẩm của ngành chủ yếu dưới
dạng tươi sống , phải trải qua khâu chế biến nhất định mới có thể đưa vào tiêu
dung.
Ngoài những đặc điểm chung của nông nghiệp thì nền sản xuất nông nghiệp
Việt Nam còn có đặc điểm riêng như :
+ Nền sản xuất nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp tương đối lạc
hậu mang tính chất tự cung tự cấp là chủ yếu , sản xuất hàng hoá ít phát triển . Giá
trị sản xuất của ngành khá thấp . Phần lớn các vùng sản xuất nông nghiệp còn
mang tính độc canh độc cư . Kim ngạch xuất khẩu của ngành chưa thực sự tương
xứng với tiềm năng của nước ta .
+ Năng suất trong nông nghiệp còn thấp mà dân số trong nông nghiệp chiếm
tỷ trọng lớn nên dẫn đến thu nhập bình quân đầu người của lao động nông nghiệp
so với các khu vực khác tương đối thấp . Dẫn tới đời sống của lao động trong
ngành còn gặp nhiều khó khăn .
+ Do sử dụng đất nông nghiệp vào những mục đích khác , dân số ngày càng
tăng nên diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp và có xu hương ngày càng
giảm nhanh .
+ Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới nên ngành nông
nghiệp nghiệp nước ta cũng có nhiều thuận lợi . Do nằm trong khu vực nhiệt đới
gió mùa nên lượng mưa tương đối lớn , cung cấp nước ngọt cho sản xuất và đời
sống . Nguồn năng lượng mặt trời và lượng ánh sang nhiều tạo điều kiện cho hệ
Website: Email : Tel : 0918.775.368
động thực vật phát triển mạnh và khá phong phú . Chính điều này đã tạo cho hệ
động thực vật của Việt Nam có một nguồn nguyên liệu dồi dào , phong phú , tạo
nên sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài .
Tuy nhiên ,trong quá trình phát triển nông nghiệp nước ta vẫn gặp phải nhiều
khó khăn như : thiên tai , lũ lụt thường xuyên xảy ra , khí hậu ẩm ướt là điều kiện
hết sức thuận lợi cho sâu bệnh phát triển , gây ra nhiều thiệt hại lớn cho sản xuất

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
trong lĩnh vực nông nghiệp chưa thực sự cao nhưng cũng đã mang lại hiệu quả
kinh tế-xã hội rất đáng kể như : hệ thống giao thông được cải thiện , một số công
trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng từng bước nâng cao đời sống văn
hoá tinh thần cho nông dân , nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trong vùng
thông qua sản xuất nguyên liệu đã đem lại cho nông dân thu nhập cao hơn .
Có thể thấy FDI có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế
xã hội vì thế việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Nông-lâm-ngư
nghiệplà tất yếu khách quan , và là điều kiện cơ bản để phát triển nông nghiệptheo
hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá phù hợp với xu hướng chung hiên nay .
Ngày nay đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một tất yếu kinh tế trong
điều kiện quốc tế hoá sản xuất và lưu thông . Không có một quốc gia nào dù lớn
hay nhỏ , dù phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa lại
không cần đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tất cả đều coi đó là nguồn
lực quan trọng cần khai thác và sử dụng để từng bước hoà nhập vào cộng đồng
quốc tế . Vì vậy chỉ có con đường hợp tác kinh tế , trong đó đầu tư trực tiếp nước
ngoài là loại hình đầu tư hợp tác có hiệu quả nhất .

Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II.Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp ở ViệtNam .
I.Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong cả nước.
1.Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua..
1.1.Tình hình chung.
Sau 20 năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài , Việt Nam đã trở thành một
trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất Châu Á . Theo thống kê của
Cục đầu tư nước ngoài , tính đến hết năm 2006 cả nước có 6.813 dự án còn hiệu
lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 60,4 tỷ USD , vốn thực hiện của các dự án
còn hoạt động đạt trên 28,7 tỷ USD . Nếu tính cả các dự án đã hết hiệu lực đang
chờ cấp tiếp đăng ký kinh doanh thì tổng vốn thực hiện đạt hơn 36 tỷ USD .

các dự án còn hạn chế , quy mô còn nhỏ bé và chủ yếu là từ các nước Châu Á (như
Hồng Kông , Đài Loan ) do nước ta vừa mới ban hành Luật đầu tư nước ngoài và
Việt Nam mới mở cửa thị trường .Giai đoạn 1991-1995 được coi là thời kỳ “bùng
nổ ” của đầu tư trực tiếp nước ngoài . Số dự án lên đến gần 1400 dự án được cấp
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phép với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 19 tỷ USD . Thời kỳ 1996-2000 mặc dù
chịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á song tổng số vốn đầu
tư nước ngoài được đưa vào thực hiện gấp 1,5 lần so với giai đoạn 5 năm trước với
tổng số dự án đầu tư được cấp phép hoạt động là 1696 dự án . Từ năm 2001 đến
nay nuồn vốn FDI vào Việt Nam đang từng bước được phục hồi , và có xu hướng
ngày càng gia tăng .Chỉ trong năm 2006 chúng ta đã thu hút được 833 dự án được
cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký mới là 7,8 tỷ USD tăng 66,6% về
vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ năm 2005 .Trong hai tháng đầu năm 2007 ước
tính vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,91 tỷ USD bao gồm cả vốn cấp mới và vốn tăng
thêm , tăng 45% so với cùng kỳ năm trước .
Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án trong năm 2006 đạt 9,4 triệu
USD/1dự án , cao gấp hai lần quy mô bình quân của năm 2005 (4,6 triệu USD/1dự
án) . Điều này cho thấy số dự án có quy mô lớn đã tăng đáng kể so với năm 2005 .
Theo số liệu thống kê cho thấy chỉ trong tháng 2 đầu năm 2007 vốn đầu tư
thực hiện của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 350 triệu USD tăng 34% so
với cùng kỳ năm trước . Cũng trong tháng này đã có 96 dự án được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 1,2 tỷ USD , tăng 11% về số
dự án và 27% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm ngoái . Số dự án bổ sung đạt 38
lượt dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký thêm là 360 triệu USD tăng 18% về số lượt
dự án bổ sung và gấp 3 lần tổng vốn tăng thêm so với cùng kỳ năm trước .
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng cao hơn khu vực kinh tế
nhà nước và khu vực tư nhân , nên tỷ trọng của khu vực này trong nền kinh tế đã
tăng lên liên tục qua các năm : năm 2002 khu vực này chiếm 13,76% , năm 2003 là
14,47% ; năm 2004 là 15,13% ; năm 2005 chiếm là 15,89% ; năm 2006 chiếm
16,9% . Khả năng trong năm 2007 tỷ trọng này sẽ còn tăng cao hơn nữa nhờ tác


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status