Mối quan hệ giữa giá vàng, giá dầu mỏ và đồng USD - Pdf 29

Trên thế giới, vàng, dầu mỏ và đồng USD đều được coi là những nhân tố
chính, nhạy cảm quyết định chiều hướng phát triển những mối quan hệ
quốc tế. Thời gian gần đây, giá dầu, vàng có xu hướng tăng lên đến mức
khó kiểm soát, trong khi đó, đồng USD lại giảm so với nhiều đồng tiền
mạnh trên thế giới, xu hướng này phải chăng đang làm thay đổi các mối
quan hệ quốc tế?
I. Giá vàng
Giá vàng đã tăng nhẹ trong tuần giao dịch vừa qua sau đợt bán tháo mạnh
vào tuần trước. Vàng đã trở thành nơi trú ẩn an toàn khi đồng bạc xanh
suy yếu bởi các gói kích thích kinh tế Mỹ là QE1 và QE2 trong suốt vài
năm qua.
Vàng cũng được coi là kênh trú ẩn an toàn khi trở thành khi mà lạm phát
đang tăng cao trên thế giới. Điều này đã đẩy vàng tăng giá rất mạnh trong
thời gian vừa qua trước khi xuất hiện sự bán tháo đột ngột. Giá vàng hiện
tại có nhiều ý kiến trái chiều nhau khi mà Soros đã bán ra vàng và cho
rằng giá vàng đã đạt bong bóng cực đại và bắt đầu vỡ.
Ở phía ngược lại quỹ SPDR thì không đưa ra bình luận gì về giá vàng
nhưng liên tục bán ra vàng với khối lượng lớn khi giá vàng quay trở lại
vùng giá 1500$. Nhiều nhà đầu tư vẫn tin rằng việc giảm giá của vàng
hiện tại chỉ là đợt điều chỉnh sau chuỗi tăng giá mạnh thời gian vừa qua.
Giá vàng sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong tương lai và vàng hiện không
thể giảm giá. Còn quá sớm để kết luận ai sẽ là người dự đoán đúng về giá
vàng.
Chúng tôi chỉ lưu ý rằng trong quá khứ giá vàng đã từng giảm giá mạnh
và điều này nếu có xảy ra trong thời gian tới thì cũng không phải là điều
gì đó quá bất ngờ. Ngoài ra, một vấn đề cần chú ý là vàng với sự tăng giá
quá mạnh trong thời gian qua cũng đã thúc đẩy hoạt động đầu cơ rất
mạnh. Với việc S&P 500 hạ mức tín nhiệm của Mỹ, chi phí đi vay sẽ tăng
lên. Nếu gói QE2 kết thúc và Fed bắt đầu nâng lãi suất nhằm kiềm chế
lạm phát thì chi phí đi vay sẽ tiếp tục tăng lên. Trong thời gian qua, hầu
hết các NHTW trên thế giới đều tăng lãi suất nhằm giảm áp lực lạm phát.

lại từ chối viện trợ tài chính cho quân nổi dậy. Nhân tố ngăn cản đà tăng
giá của dầu thô là:
• (1) IEA dự báo rằng nhu cầu dầu mỏ sẽ giảm 190 ngàn thùng/ ngày
trong năm 2011.
• (2) PBOC tăng dự trữ bắt buộc nhằm kiềm chế lạm phát khiến nền
kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm lại và nhu cầu năng lượng
sẽ sụt giảm.
• (3) Đồng đô la đã có những tín hiệu tích cực kể từ mốc thấp nhất
2,75 năm qua khi đã tăng và phá vỡ ngưỡng kháng cự của kênh
giảm giá kể từ tháng 1/2011 trở lại đây khiến giảm nhu cầu đầu tư
vào hàng hóa.
Trên phương diện phân tích kỹ thuật, giá dầu đã cho tín hiệu giảm giá
trung hạn sau đợt bán tháo mạnh vừa qua. Hiện tại, giá dầu sau khi rơi ra
khỏi dải Bollinger Band đã tăng giá và quay trở lại bên trong dải
Bollinger Band nhưng giá mặc dù đã có vài phiên Pull Back trở lại nhưng
vẫn không thể vượt qua mốc 105$ để quay trở lại xu hướng tăng giá. Hiện
tại đường số (1) sẽ đóng vai trò là đường kháng cự của giá dầu. Nếu giá
dầu không chinh phục thành công ngưỡng kháng cự này, thì việc phục hồi
vừa qua đơn giản chỉ là việc phục hồi vào trong và sau đó tiếp tục đi
xuống khi giá bám theo dải Bollinger Band thấp. Nếu dải Bollinger Band
thấp mở rộng xuống phía dưới để hỗ trợ giá xuống, đây sẽ là tín hiệu
nguy hiểm. Điểm đáng chú ý nữa là giá dầu đang có mẫu hình biến động
vai đầu vai đảo chiều ở đỉnh với hỗ trợ là đường số (2). Một “Break out”
khỏi ngưỡng hỗ trợ số (2) sẽ đẩy giá dầu về vùng giá 80$.
III. Mối quan hệ giữa giá vàng, giá dầu mỏ và
đồng USD
Thử lật lại lịch sử về mối quan hệ của 3 yếu tố này ta nhận thấy đôi điều
đáng lưu ý:
Sau thế chiến năm 1945, Mỹ đứng đầu thế giới về tỷ lệ dự trữ vàng (3/4
trữ lượng vàng của thế giới được dự trữ tại các nhà băng Mỹ).

2005 là 70,85 USD/thùng vào ngày 27/8/2005.
Các kỷ lục về giá dầu tại thời điểm đó và những nguyên nhân của nó cũng
không nằm ngoài những nguyên nhân cố hữu như cầu tăng, nguồn cung
hạn chế do những xung đột về chính trị ở các nước sản xuất dầu mỏ, dự
trữ năng lượng tại Mỹ… Vào đầu năm 2006, giá vàng thế giới từ mức
517 USD/ounce đã tăng liên tục và đến ngày 12/5 đã đạt mức kỷ lục là
732 USD/ounce, để rồi giảm liền một mạch xuống còn 543 USD/ounce
chỉ trong vòng 1 tháng.
Nhưng ngay sau đó, giá vàng lại tăng lại gần 140 USD/ounce lên mức 675
USD/ounce vào nửa cuối tháng 7 – 2006. Một biến động chưa từng có
trong lịch sử giá vàng khoảng 1/4 thế kỷ trở lại đây. Giá vàng thế giới
trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2006 ở mức 635 USD/ounce,
tăng gần 23% so với thời điểm đầu năm.
Nguyên nhân diễn biến thất thường của giá vàng và đạt được kỷ lục cao
chủ yếu là do xu hướng mất giá của đồng USD. Trong năm 2008, thị
trường tài chính thế giới bước vào khủng hoảng. Sự đổ vỡ của gần 70
Ngân hàng của Mỹ kéo theo sự u ám của nền kinh tế thế giới. Vậy là
chính phủ các nước phát triển mà đứng đầu là Mỹ, EU, Nhật,.. liên tiếp
tung các gói hỗ trợ kinh tế nhằm hà hơi” thổi ngạt nền kinh tế.
Tuy nhiên, sự bơm vốn mạnh mẽ của các Chính phủ khiến gia tăng sự
thâm hụt ngân sách nặng nề. Ở đây ta hãy khoan bàn đến vấn đề thâm hụt
ngân sách Chính phủ, mà chỉ đánh giá tác động của việc bơm tiền cứu nền
kinh tế.
Trước hết, các gói hỗ trợ kinh tế có mặt tốt là thúc đẩy sự thanh khoản
của thị trường, cung ứng vốn cho các lính vực sản xuất quan trọng. Tuy
nhiên, viêc tăng cung tiền khi nền kinh tế chưa “hấp thụ” được đã khiến
đồng USD bị giảm giá mạnh so với các đồng tiền khác như đồng EUR,
đồng Yên Nhật. Điều này dĩ nhiên gây nên mối lo ngại sâu sắc đối với các
nước OPEC và những nước đang có lượng dự trữ bằng đồng USD lớn.
Nhận định thị trường vàng thế giới và Việt Nam

Thực tế cho thấy, một lượng tiền lớn được Chính phủ Mỹ đổ ra để cứu
nền kinh tế cũng tạo ra áp lực lớn khiến đồng USD hiện đang trượt giá so
với một loạt ngoại tệ mạnh khác như đồng EUR, đồng Yên… Tuy nhiên,
sẽ bất ngờ nếu như đà giảm giá của đồng USD bị chậm lại và đổi chiều.
Khi này, các nhà đầu cơ vàng sẽ nhanh chóng bán vàng ra, khi đó giá
vàng sẽ giảm và trở lại đúng giá trị cung – cầu.
Như vậy, có thể thấy, việc đầu tư vàng trong thời điểm hiện nay là tương
đối rủi ro. Theo nhận định của người viết, giá vàng hiện tại là cao và
không xuất phát từ quy luật cung – cầu. Cố gắng đi tìm mối quan hệ giữa
giá vàng, giá dầu, và giá USD sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quan
và đưa ra cách giải thích hợp lý cho sự biến động giá vàng trong thời gian
tới.
IV. Một nguyên nhân khiến vàng tăng giá
Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích, trào lưu dehedging của các
công ty khai mỏ xuất hiện như một yếu tố cơ bản thúc đẩy giá vàng tăng
cao.
Tổng khối lượng vàng mà các công ty khai thác mua lại trong quý 3 đã
đạt tới con số 105 tấn. Điều này đóng vai trò hết sức quan trọng, giải thích
cho đà tăng đạt tới $50/oz của kim loại quý. Mặc dù khối lượng vàng mua
lại của hai công ty khai thác mỏ hàng đầu thế giới là Anglo Gold Ashanti
và Barrick Gold được dự định là sẽ tăng cao, song hiện tại vẫn chưa có
thông tin cụ thể nào được công bố cả.
Có thể nhận thấy, trong quý cuối của năm 2009, giá vàng đã thiết lập mức
tăng đạt gần $200/oz.
Ông Rozanna Wozniak, giám đốc bộ phận nghiên cứu đầu tư của World
Gold Council nhận xét: Theo Hội đồng Vàng Thế Giới (WGC), nếu khối
lượng vàng biến mất khỏi các hợp đồng phòng vệ trong quý 1 và quý 2
của năm 2009 chỉ là 1 và 31 tấn thì con số này đã đạt tới 105 tấn trong
quý 3/2009. Có lẽ công bố Barrick Gold đã trở thành một trong những sự
kiện gây được nhiều sự chú ý nhất. Công ty khai thác hàng đầu thế giới

kéo dài trong bao lâu và mạnh như thế nào?
Tâm lí ưu tiên đầu tư vào các tài sản rủi ro cũng tăng lên từ khi Fed công
bố mùa xuân này sẽ triển khai mua lại trái phiếu chính phủ, do vậy các chỉ
số chứng khoán đã tăng, Đôla từ nước ngoài ngừng đầu tư để tập trung
vào các thị trường chứng khoán trong nước”Điều này gây áp lực lên đôla
trong khi đó các biện pháp của các ngân hàng TW trên thế giới lại làm
dấy lên nỗi lo lạm phát dài hạn. Vàng lại được mua làm kênh phòng thủ.
1 DầU VÀNG
Dầu là đầu vào quan trọng cho sản xuất, khi giá dầu thay đổi, toàn bộ nền
kinh tế thế giới bị ảnh hưởng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định của
nhiều quốc gia. Điều này giải thích vì sao Tổ chức Các nước xuất khẩu
dầu mỏ bao gồm các nền kinh tế không lớn, nhưng lại có tiếng nói rất lớn
trên các diễn đàn thế giới.
Do dầu có vai trò quan trọng như vậy, nên nhiều quốc gia, nhiều tổ chức
đầu cơ vào dầu thông qua hợp đồng tương lai và quyền chọn. Khi kinh tế
phát triển không ổn định, nhà đầu tư tăng cường đầu tư vào vàng và dầu
để bảo vệ tài sản của mình. Trên phương diện đầu cơ này, có thể nói, dầu
và vàng là 2 hàng hoá bổ sung cho nhau, giá cả của chúng có xu hướng
biến động cùng chiều.
Tuy nhiên, khác với vàng, vai trò của dầu với tư cách là hàng hoá cũng rất
lớn, lớn hơn cả vai trò là hàng hoá để đầu cơ. Trong tình hình suy thoái
hiện nay, nhu cầu về dầu với tư cách là một hàng hóa (nhiên liệu) bị giảm


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status