NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI LỰA CHỌN THƯƠNG HIỆU MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ - Pdf 29


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn thương hiệu máy ảnh kỹ thuật số tại Thành
Phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được
công bố dưới bất cứ hình thức nào. Các số liệu dùng để phân tích, đánh giá trong
luận văn là trung thực và đều được trích nguồn rõ ràng.
Người thực hiện
Nguyễn Song Tường Vi
Học viên cao học lớp QTKD Đêm 1 – K20
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Mục lục
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục


Tóm tắt…………………………………………………………………………… 21
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………… 22
3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………… 22
3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ định tính…………………………………………………. 22
3.1.2 Nghiên cứu chính thức……………………………………………………… 22
3.1.3 Quy trình nghiên cứu……………………………………………………… 23
3.2. CÁC THANG ĐO…………………………………………………………… 23
3.2.1 Thang đo lợi ích thương hiệu……………………………………………… 24
3.2.1.1 Thang đo lợi ích chất lượng……………………………………………… 24
3.2.1.2 Thang đo lợi ích giá trị đồng tiền…………………………………………. 25
3.2.1.3 Thang đo lợi ích xã hội……………………………………………………. 25
3.2.1.4. Thang đo lợi ích cảm xúc………………………………………………… 26
3.2.2. Thang đo cảm nhận tính dễ sử dụng……………………………………… 26
3.2.3 Hiểu biết thương hiệu……………………………………………………… 27
3.2.5 Ảnh hưởng xã hội…………………………………………………………….27
3.2.6. Thang đo ảnh hưởng của sự tiện ích……………………………………… 28
3.2.7. Thang đo hành vi tiêu dùng………………………………………………… 29
3.3. MẪU NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC…………………… 30
3.3.1. Phương pháp lấy mẫu………………………………………………………. 30
3.3.2 Kích thước mẫu nghiên cứu…………………………………………………. 30
Tóm tắt……………………………………………………………………………. 31
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………… 32
4.1 MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM MẪU THU ĐƯỢC………………… 32
4.2. ĐÁNH GIÁ THANG ĐO……………………………………………………. 36
4.2.1. Phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha………………………………………. 36
4.2.2 Phân tích nhân tố EFA………………………………………………………. 38
4.2.2.1. Thang đo các biến độc lập…………………………………………………38
4.2.2.2. Thang đo các biến phụ thuộc…………………………………………… 41
4.3. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY………………………………. 41

PHÂN PHỐI………………………………………………………………………. 65
Tóm tắt…………………………………………………………………………… 68
Tài liệu tham khảo
Phụ lục A
Phụ lục B
Phụ lục C
Phụ lục D
Phụ lục E DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
AMA: The American Marketing Association
ANOVA: Analysis of Variance (phương pháp phân tích phương sai).
DSLR: Digital single-lens reflex camera
EFA: Exploratory Factor Analysis (phương pháp phân tích nhân tố khám phá).
GfK: Gesellschaft für Konsumforschung
KMO: Kaiser – Meyer – Olkin measure of sampling adequacy (một chỉ tiêu xem xét
sự thích hợp của phân tích nhân tố).
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. So sánh số lượng máy ảnh kỹ thuật số bán ra so với điện thoại
Smartphone. ……………………………………………………… ………2
Hình 2. 1. Mô hình hành vi của người mua………………………………………. 12
Hình 2. 2. Mô hình đề suất các nhân tố tác động đến hành vi lựa chọn thương hiệu.
……………………………………………………………………………… 21
Hình 3. 1. Quy trình nghiên cứu…………………………………………… …….23
Hình 4. 1. Kết quả phân tích hồi quy……………………………………… …….44
1

Hình 1.1. So sánh số lượng máy ảnh kỹ thuật số bán ra so với điện thoại
Smartphone.
Nguồn: www.doanhnhansaigon.vn, 07/08/2013
Theo số liệu do GfK cập nhật đến tháng 8 năm 2012, Canon giữ thị phần lớn
nhất tại Việt Nam trong phân khúc máy ảnh ống kính rời DSLR (51%) và máy ảnh
kỹ thuật số Compact (31.8%), tiếp theo là các hãng như Nikon, Ricoh, Olympus,
Sony, Samsung,… Cuối tháng 7/2013, Canon đã hạ triển vọng lợi nhuận cả năm tới
10%, Panasonic cũng cho biết sẽ giảm số mẫu máy ảnh cấp thấp với mục tiêu cắt
giảm chi phí cố định trong mảng máy ảnh đến 60% trong 3 năm tới. Ông Hiroshi
Tanaka, Phó Chủ tịch của Fujifilm đã có nhận xét: “Bất cứ ai trong ngành này đều
nhận thấy thị trường đang thay đổi. Câu hỏi đặt ra là có thể làm gì để thích ứng với
sự thay đổi đó”.
Mặc khác Canon, Olympus, Nikon,… với thế mạnh đứng đầu về máy ảnh,
nhưng các hãng như Sony, Samsung,… song song bên việc tung ra những chiếc
máy ảnh kỹ thuật số thông minh, các hãng này còn cho ra đời những chiếc điện
thoại với kỹ thuật chụp ảnh nét cao,…. áp lực cạnh tranh trong ngành là rất lớn.
Đòi hỏi các hãng như Canon, Olypus, Nikon muốn cố cứu vãn tình thế, các hãng
này phải không ngừng cải thiện chất lượng hình ảnh, cung cấp các tính năng như
3
chống thấm nước và mở rộng các tính năng Internet như cho phép người dùng chia
sẻ các bức ảnh thông qua các mạng xã hội.
Đối với thị trường Việt Nam được đánh giá là thị trường có máy ảnh kỹ thuật
số và máy ảnh ống kính rời tăng trưởng nhanh chóng, hiện vẫn là thị trường tiềm
năng cho các hãng máy ảnh kỹ thuật số, giá cả, chủng loại máy ảnh, thương hiệu rất

quá trình ra quyết định lựa chọn thương hiệu máy ảnh kỹ thuật số để tiêu dùng.
- Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn TP. HCM, mẫu được xác định theo phương
pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện với cỡ mẫu 425 người (Xem Chương 3):
Đối tượng khảo sát: Những người đang sử dụng máy ảnh kỹ thuật số gồm nhóm
tuổi thanh niên 20-34 tuổi và trung niên 35-45 tuổi, giới tính cả nam và nữ.
Phạm vi không gian và thời gian: Phương pháp thu nhập dữ liệu bằng bảng câu
hỏi điều tra trên địa bàn TP. HCM và tiến hành từ tháng 7 đến tháng 8 năm
2013.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu được tiến hành thông qua 2 giai đoạn chính là:
Nghiên cứu định tính: Sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ thông qua kỹ thuật thảo
luận nhóm với một số khách hàng đang sử dụng máy ảnh kỹ thuật số ở TP.
HCM nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi
lựa chọn thương hiệu sử dụng máy ảnh kỹ thuật số, đồng thời phát triển thang
đo những nhân tố này và thang đo hành vi lựa chọn thương hiệu.
Nghiên cứu định lượng: Được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu bằng kỹ
thuật thu thập thông tin trực tiếp từ người tiêu dùng và xử lý bằng phần mềm
SPSS 20.0, với các công cụ: Thống kê mô tả, kiểm tra thang đo (Cronbach’s
Alpha), Phân tích nhân tố khám phá (EFA), T-test, Anova, hồi quy bội.
1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Thông qua nghiên cứu về hành vi tiêu dùng, những nhân tố tác động đến hành
vi ra quyết định lựa chọn thương hiệu tiêu dùng của khách hàng, giúp cho tác
giả hiểu rõ hơn về hành vi tiêu dùng của người Việt Nam tại TP. HCM.
- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh phân phối trong lĩnh vực máy ảnh kỹ
thuật số, đề tài cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp trong
việc định hướng phân khúc tiêu thụ sản phẩm và đưa ra chương trình marketing
phù hợp.
5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 1 tổng quan về nghiên cứu, Chương 2 trình bày các nội dung về: (1)
Máy ảnh kỹ thuật số tại thị trường Việt Nam, (2) Các khái niệm nghiên cứu, (3) Các
nhân tố tác động đến hành vi lựa chọn thương hiệu và (4) Mô hình nghiên cứu.
2.1. MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
2.1.1. Đặc điểm sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số
Máy ảnh kỹ thuật số (hay còn gọi là máy ảnh số) là một máy điện tử dùng để
thu và lưu giữ hình ảnh một cách tự động thay vì phải dùng phim ảnh giống như
máy chụp ảnh thường. Những máy chụp ảnh số đời mới thường có nhiều chức năng,
ví dụ như có thể ghi âm, quay phim. Ngày nay, máy chụp ảnh số bán chạy hơn máy
chụp ảnh bằng phim. Máy ảnh số hiện nay bao gồm từ loại có thể thu gọn vào trong
điện thoại di động cho đến sử dụng trong các thiết bị chuyên nghiệp như kính viễn
vọng không gian Hubble và các thiết bị trên tàu vũ trụ.
Các loại máy ảnh kỹ thuật số thông thường có trên thị trường:
- Dòng máy phổ thông: là loại máy ảnh kỹ thuật số nhỏ gọn, có mức giá thấp, trung
bình khoảng dưới 10 triệu, hay còn được gọi Mini-Compact, chẳng hạn Canon
Powershot A2300 khoảng 2,3 triệu đồng, hoặc Canon Powershot S100 giá khoảng
10 triệu đồng, những dòng máy này phù hợp với những bức ảnh sinh hoạt gia đình,
người thân, bạn bè.
- Dòng máy chuyên nghiệp: Máy ảnh DSLR (Digital Single-lens reflex camera) tạm
dịch là máy ảnh kỹ thuật số phản xạ ống kính đơn. Đây là thuật ngữ chỉ dòng máy
ảnh kỹ thuật số sử dụng hệ thống gương cơ học và gương phản xạ để đưa ánh sáng
từ ống kính vào máy ảnh. Loại máy chuyên nghiệp SLR có độ rõ nét cao (high-res
digital camera), thường được dùng trong phòng chụp (studio) hay dùng để chụp các
hình cần in lớn. Giá tiền của loại này hiện nay khá cao, có giá trung bình từ 12 triệu
trở lên, chẳng hạn như Nikon D-70s, 5 megapixels có giá trung bình 14 triệu, dòng
Nikon D-70s, 6.1 Megapixels có giá trung bình 25 triệu đồng. Đối với dòng máy
này tương đối nhiều chức năng, phức tạp hơn nhiều trong sử dụng so với dòng phổ
7 nhiên, cũng có nhiều bất lợi là các sản phẩm này ít phụ kiện đi kèm, việc sửa chữa
và bảo hành cũng không thuận lợi khi phải chuyển ra nước ngoài.
Hiện tại trên thị trường Việt Nam, các thương hiệu máy ảnh lớn đều đã có mặt
như: Canon, Samsung, Sony, LG, Pentax, Fujifilm, Olympus,….Trong đó các
thương hiệu lớn như: Canon, Samsung, Sony, LG…. đều đã có Trung tâm bảo hành
tại Việt Nam. Các sản phẩm máy ảnh của các thương hiệu này được sản xuất tại
nước ngoài và nhập khẩu về Việt Nam, chỉ có một vài dòng sản phẩm của Canon,
Sony, Samsung đã được rắp ráp tại Việt Nam, con số này không nhiều nên chủ yếu
vẫn là sự du nhập của các sản phẩm từ nước ngoài về.
2.1.3. Người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh
Năm 2004-2008 là thiên đường của những chiếc máy ảnh số dạng Mini-
Compact, gần như ai ai cũng mong muốn sở hữu một chiếc máy ảnh kỹ thuật số nhỏ
gọn, tiện lợi. Nhưng năm 2011 trở lại đây, người tiêu dùng đã chuyển sang yêu
thích các dòng điện thoại Smartphone thay cho máy ảnh Mini-Compact có tính năng
chụp hình sắc nét, lại có thể xem ảnh ngay và đưa lên các trang mạng xã hội nhanh
chóng.
Một số nhận định của các chuyên gia cho rằng phong cách tiêu dùng của người
Việt Nam dễ thay đổi, họ thường chạy theo xu hướng, trong khi những người châu
Á cho rằng họ thích chung thủy với những nhãn hiệu đã sử dụng. Điều này cho thấy
rằng người Việt Nam hiện nay năng động hơn trước, họ yêu thích chủ nghĩa xê
dịch, không thích sự bất biến. Vì thế, để có thể biến người tiêu dùng Việt Nam trở
thành khách hàng chung thủy, đòi hỏi các công ty cũng phải thay đổi, sáng tạo liên
tục để theo kịp hay tạo những xu hướng mới. So với trước đây, mức thu nhập bình
quân đầu người của người Việt Nam nói chung và Khu vực TP.HCM đã tăng lên
nhiều so với nhiều năm trước (thu nhập bình quân đầu người của người dân TP.
HCM năm 2012: 3,600USD), người Việt Nam có tâm lý lạc quan cao, họ sẵn sàng
tiêu nhiều hơn so với trước đây và hưởng thụ những gì mình làm ra, việc chi tiêu

Công ty đại diện của các nhãn hàng lớn như Canon, Samsung, Sony,… tại Việt
Nam có những chương trình chiêu thị phù hợp giúp thúc đẩy mức tiêu thụ tại thị
trường Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.
10
Như vậy nghiên cứ hành vi tiêu dùng, dựa trên tâm lý về người tiêu dùng chính
là điều mà các hãng luôn quan tâm, đối với sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số, với sự
phát triển công nghệ, những sản phẩm mới ra đời liên tục của các thương hiệu cạnh
tranh với nhau, vậy các yếu tố tác động để lựa chọn một thương hiệu tiêu dùng
chính là quan tâm hàng đầu của các nhãn hàng, còn đối với các đại lý phân phối
việc lựa chọn các thương hiệu để phân phối luôn mối quan tâm hàng đầu, nhưng lựa
chọn thương hiệu phân phối cũng căn cứ trên hành vi của người tiêu dùng. Do đó
phần tiếp theo của chương này sẽ tìm hiểu sâu hơn về hành vi người tiêu dùng và
các nhân tố tác động.
2.2. HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ LỰA CHỌN THƯƠNG HIỆU
2.2.1. Hành vi người tiêu dùng
Khái niệm hành vi tiêu dùng theo Kotler và Armstrong (1991) là: có ý chỉ hành
vi tiêu thụ của người tiêu thụ đầu cuối tức là những cá nhân hay hộ gia đình đang
mua hàng hóa và dịch vụ để tiêu dùng cho bản thân mình.
Hành vi mua sắm của người tiêu dùng là những hành vi mà người tiêu dùng thể
hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm và dịch vụ mà họ mong
đợi sẽ thỏa mãn như cầu cá nhân của họ ( Bennett, 1995, trích trong Nguyễn Lưu
Như Thụy, 2012).
Hành vi người tiêu dùng là sự tương tác năng động của các yếu tố ảnh hưởng
đến nhận thức, hành vi và môi trường mà qua sự thay đổi đó con người thay đổi
cuộc sống của họ ( Schiffman et al., 2005, trích trong Nguyễn Lưu Như Thụy,
2012).
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, “Hành vi tiêu dùng chính là sự tác động qua

hỏi”. Thương hiệu theo quan điểm này cho rằng: sản phẩm chỉ là một thành phần
của thương hiệu, chuyên cung cấp lợi ích chức năng cho khách hàng. Thương hiệu
bao giờ cũng là sự kết hợp giữa thuộc tính hữu hình và vô hình. Cho nên thương
hiệu đang được nhìn ở góc độ: Có nét đặc trưng riêng, nhân dạng, ý nghĩa đặc biệt
đến khách hàng (Ballentyne et al., 2006). Trong nghiên cứu này, thương hiệu được
hiểu như là một sản phẩm với những thuộc tính khác nhau
12
2.2.2.2. Hành vi lựa chọn thương hiệu và mô hình
Hiện nay, từ “thương hiệu” không còn quá xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam
và đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của các hãng làm sao để duy trì hình ảnh và sự
tín nhiệm trong mắt người tiêu dùng. Nghiên cứ hành vi lựa chọn thương hiệu bao
hàm ý nghĩa nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng trong sự lựa chọn của họ về
các thương hiệu giữa các loại sản phẩm khác nhau (Bentz và Merunka, 2000).
Quan điểm của Kotler và Armstrong
Theo Kotler và Armstrong (1991), hành vi lựa chọn thương hiệu là 1 dạng
hành vi trong tiến trình ra quyết định trong mô hình hành vi người tiêu dùng và
được trình bày trong bảng sau:
Các tác
nhân
marketing
Các tác
nhân khác

Đặc điểm
người
mua
Quá trình

Lựa chọn đại lý
Khuyến
mãi
Văn hóa

Tâm lý
Quyết định

Định thời gian
mua

Hành vi mua
sắm

Định số lượng
mua
Hình 2. 1. Mô hình hành vi của người mua
Nguồn: Kotler và Armstrong (1991)
Theo Kotler và Armstrong (1991), những nhân tố chính ảnh hưởng đến hành vi tiêu
dùng gồm 4 nhân tố chính: văn hóa, xã hội, các nhân và tâm lý người tiêu dùng.
13
 Văn hóa: Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng hết sức sâu đậm đến hành vi của người
tiêu thụ, bao gồm: Văn hóa, tiểu văn hóa, tầng lớp xã hội
 Các yếu tố xã hội: Cách thế xử sự của một người tiêu thụ cũng còn bị ảnh hưởng

thương hiệu
Máy tính
Ahmed,M., et
al, 2013
Xã hội; Cá nhân; Văn Hóa; Tâm lý
Hành vi lựa
chọn thương
hiệu
Xe hơi
Xue, F., 2008
Ý thức bản thân; Sự bao gồm sản
phẩm; Hoàn cảnh lựa chọn thương
hiệu
Lựa chọn
thương hiệu
Xe hơi
Azzawi,M.A.,
Nhận dạng thương hiệu (hình ảnh các
Thương hiệu
Điện thoại
14
and
Ezeh,M.A.N.,
2012.
nhân, văn hóa, thương hiệu cá nhân);
Tài sản thương hiệu (giá, lòng trung
thành thương hiệu, nhận thức thương

Kem đánh
răng, dịch
vụ thể
thao,
game…
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Ở khu vực nghiên cứu các lý thuyết marketing mix, các nhân tố tác động đến
hành vi lựa chọn thương hiệu nhằm kiểm chứng các nhân tố marketing mix tác động
đến hành vi lựa chọn thương hiệu: đặc tính sản phẩm, giá, quảng cáo, tiện ích (phân
phối, dịch vụ đây là những nhân tố bên ngoài tác động đến ý định, hành vi người
tiêu dùng, và sẽ thay đổi ở những thời điểm khác nhau, ví dụ: Mùa hè người tiêu
dùng đi du lịch nhiều hơn, mua sắm và sử dụng máy ảnh nhiều hơn. Ở những khu
vực nghiên cứu theo tâm lý xã hội (McGuire, 1976; Ahmed, 2013) các nhân tố
thuộc về tâm lý như sự nhận thức, kết nối cảm xúc,… tác động đến hành vi lựa chọn
thương hiệu. Ở một số nghiên cứu khác, sự tín nhiệm thương hiệu (Ersoy và Calik,
2008), uy tín thương hiệu (Erdem và Swait, 2004), nhận dạng thương hiệu và tài sản
thương hiệu (Azzawi và Ezeh, 2012), hoặc các tác nhân bên ngoài, sự ảnh hưởng xã
hội (Narteh, 2012) đều được xem xét đến hành vi lựa chọn thương hiệu. Như vậy
15
các nhân tố chính tác động đến hành vi lựa chọn thương hiệu bao gồm: Ảnh hưởng
xã hội, lợi ích thương hiệu, yếu tố thuộc về cá nhân người tiêu dùng, niềm tin
thương hiệu, đặc tính sản phẩm,….
2.3. CÁC BIẾN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI LỰA CHỌN THƯƠNG HIỆU
Trên cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng của Kotler
và Armstrong và các nghiên cứu trước, đồng thời căn cứ trên nghiên cứu định tính
sơ bộ - thảo luận nhóm (Phụ lục A), tác giả đề xuất các nhân tố tác động đến hành
vi lựa chọn thương hiệu máy ảnh kỹ thuật số:

(1988), Sheth và cộng sự (1991) bao gồm 4 nhân tố: Lợi ích chất lượng, giá trị tiền,
lợi ích cảm xúc, lợi ích xã hội. Theo đó, chất lượng phản ánh sản phẩm được tạo ra
tốt như thế nào? Giá trị cảm xúc phản ánh sử dụng thương hiệu làm cho khách hàng
cảm thấy như thế nào? Giá cả giải thích số tiền phải trả cho sản phẩm đã hợp lý hay
chưa hợp lý? Giá trị xã hội như là niềm vui và ấn tượng có được từ việc mua thương
hiệu này so với các thương hiệu khác.
Như vậy, lợi ích thương hiệu được xem xét ở: Lợi ích chất lượng; Lợi ích giá
(giá trị tiền); lợi ích xã hội; lợi ích cảm xúc. Và nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra
lợi ích thương hiệu có tác động đến hành vi người tiêu dùng, tác động cùng chiều
đến hành vi ra quyết định của người tiêu dùng ví dụ các nghiên cứu của Cho và
cộng sự (2002); Bove và Johnson (2000); Mai và Ness (1997); Dodge và cộng sự
(1996) (trích từ Bian và Moutinho, 2011). Do đó, giả thuyết được đặt ra:
H1a: Lợi ích chất lượng của máy ảnh của thương hiệu liên quan ảnh hưởng tích
cực đến hành vi lựa chọn thương hiệu máy ảnh kỹ thuật số.
H1b: Giá của máy ảnh kỹ thuật số của thương hiệu liên quan có ảnh hưởng tích
cực đến hành vi lựa chọn thương hiệu máy ảnh kỹ thuật số.
H1c: Lợi ích xã hội của máy ảnh thuật số của thương hiệu liên quan có ảnh
hưởng tích cực đến hành vi lựa chọn thương hiệu máy ảnh kỹ thuật số.
H1d: Lợi ích cảm xúc của máy ảnh thuật số của thương hiệu liên quan có ảnh
hưởng tích cực đến hành vi lựa chọn thương hiệu máy ảnh kỹ thuật số.

Trích đoạn Dò tìm các vi phạm giả thuyết hồi quy tuyến tính Đánh giá của khách hàng về thương hiệu đang sử dụng Kiểm định giả thuyết nghiên cứu theo kết quả phân tích hồi quy bội Tổng kết giả thuyết NGHĨA VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status