Kiến thức, thực hành và tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường thai kỳ ở các thai phụ tới khám tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2012 và một số yếu tố liên quan - Pdf 30


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
**************************
NGUYỄN LÊ HƢƠNG

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ TỶ LỆ HIỆN MẮC
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG THAI KỲ Ở CÁC THAI PHỤ TỚI
KHÁM TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƢƠNG
NĂM 2012 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã ngành: 60720301
HÀ NỘI, 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
**************************

luận văn.
Quý Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những ý kiến quý
báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo và tập thể cán bộ phòng khám 56 bệnh
viện Phụ sản Trung ƣơng đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để
tôi hoàn thành luận văn.
Các thai phụ tới khám đã đồng ý tham gia đề tài nghiên cứu của tôi.
Bộ môn Điều dƣỡng, Khoa Khoa học sức khỏe, Trƣờng Đại học Thăng
Long, nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện về thời gian cũng như động viên tinh
thần trong quá trình học tập của tôi.
Tôi xin cảm ơn Gia đình, bạn bè tôi đã luôn luôn đi cùng động viên giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi.
Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2012

Nguyễn Lê Hƣơng

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của tôi hoàn toàn trung thực và không trùng
lặp với bất kỳ kết quả nghiên cứu nào được công bố trước đó.

Tác giả

Nguyễn Lê Hƣơng


RLDNG:
TĐHV:
TH:
THA:
WHO:
Cộng sự
Đái tháo đường
Đái tháo đường thai kỳ
Đối tượng nghiên cứu
Điều tra viên
Giám sát viên
Hội nghị quốc tế
Kiến thức
Nghiệm pháp dung nạp Glucose
Rối loạn dung nạp Glucose
Trình độ học vấn
Thực hành
Tăng huyết áp
Tổ chức y tế thế giới
2.5.1 Nghiên cứu nước ngoài 13
2.5.2 Nghiên cứu trong nước 16

2.6 Phòng ngừa 17
2.7. Kiến thức và thực hành phòng ngừa ĐTĐTK ở phụ nữ mang thai 18
KHUNG LÝ THUYẾT: 19
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
1. Thiết kế nghiên cứu 21
2. Đối tượng nghiên cứu 21
2.1 Nghiên cứu định lượng 21
2.2. Nghiên cứu định tính - phỏng vấn sâu 21
3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
4. Mẫu nghiên cứu 22
4.1 Với nghiên cứu định lượng 22
4.1.1 Cỡ mẫu 22
4.1.2 Phương pháp chọn mẫu 22
4.2 Với nghiên cứu định tính 22
5. Phương pháp thu thập số liệu 22
5.1 Với nghiên cứu định lượng 23
5.1.1. Công cụ thu thập số liệu 23
5.1.2 Kỹ thuật thu thập số liệu 23
5.1.3 Tổ chức thu thập số liệu 24
5.2. Với nghiên cứu định tính 25
6. Các biến số nghiên cứu 25
7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá 28
7.1 Các tiêu chuẩn đánh giá các yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK 28
7.2 Lựa chọn thói quen ăn uống 28
7.3. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ 29
7.4 Điểm đánh giá kiến thức và thực hành. 30
8. Quản lý và phân tích số liệu 30

2.1 Kiến thức bệnh và phòng bệnh đái tháo đường thai kỳ 80
2.2 Thực hành phòng ngừa ĐTĐTK 80
3. Kết luận về một số yếu tố liên quan đến mắc đái tháo đường thai kỳ 80
KHUYẾN NGHỊ 81

1 Khuyến nghị cho bệnh viện 81
2 Khuyến nghị cho thai phụ 81
3 Khuyến nghị cho các nhà nghiên cứu 81
4 Đối với công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC 1: Giấy đồng ý tham gia trả lời
PHỤ LỤC 2 : Thông tin thai phụ làm nghiệm pháp dung nạp Glucose
PHỤ LỤC 3 : Bộ câu hỏi nghiên cứu
PHỤ LỤC 4 : Hướng dẫn phỏng vấn sâu
PHỤ LỤC 5 : Cách cho điểm
có thai 44
Bảng 3.15. Kiến thức của thai phụ về thói quen ăn uống đối vối những người có
nguy cơ bị ĐTĐ 46
Bảng 3.16. Kiến thức của thai phụ về thay đổi chế độ dinh dưỡng khi mang thai 47
Bảng 3.17. Thay đổi chế độ dinh dưỡng khi mang thai 48
Bảng 3.18. Sử dụng thực phẩm chứa nhiều mỡ động vật hoặc dầu ăn có hàm lượng
cholesterol cao trước khi mang thai 49
Bảng 3.19. Thay đổi thói quen sử dụng thực phẩm chứa nhiều mỡ động vật sau khi
mang thai của nhóm thai phụ sử dụng nhiều mỡ động vật trước khi mang thai 50
Bảng 3.20. Thay đổi thói quen sử dụng thực phẩm chứa nhiều mỡ động vật sau khi
mang thai của nhóm thai phụ không sử dụng nhiều mỡ động vật trước khi mang thai51
Bảng 3.21. Thói quen sử dụng đồ ăn chứa nhiều đường trước khi mang thai 51

Bảng 3.22. Thay đổi thói quen sử dụng đồ ăn chứa nhiều đường sau khi mang thai
của nhóm thai phụ sử dụng đồ ăn nhiều đường trước khi mang thai 52
Bảng 3.23. Thay đổi thói quen sử dụng đồ ăn chứa nhiều đường sau khi mang thai
của nhóm thai phụ không sử dụng đồ ăn nhiều đường trước khi mang thai 53
Bảng 3.24. Thói quen uống rượu bia trước khi mang thai 55
Bảng 3.25. Sử dụng bia rượu sau khi mang thai 55
Bảng 3.26. Thói quen hút thuốc trước khi mang thai 56
Bảng 3.27. Hút thuốc sau khi mang thai 56
Bảng 3.28. Thói quen tập thể dục trước khi mang thai 57
Bảng 3.29. Mức độ tập thể dục của thai phụ sau khi mang thai so với trước khi
mang thai trong nhóm có tập thể dục trước mang thai 57
Bảng 3.30. Thói quen tập thể dục cách thời điểm nghiên cứu 1 tháng 58
Bảng 3.31. Hình thức tập thể dục chính của thai phụ sau khi mang thai 58
Bảng 3.32. Thời gian mỗi lần tập thể dục của thai phụ sau khi mang thai 59
Bảng 3.33. Tần suất tập thể dục của thai phụ sau khi mang thai 59
Bảng 3.34. Mức độ thực hành của thai phụ khi mang thai 60
Bảng 3.35. Liên quan giữa ĐTĐTK với tuổi của thai phụ 61
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Theo nhận định của Tổ chức Y tế thế giới, thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh
không lây nhiễm. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều điều


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết xảy ra
trên phụ nữ mang thai và có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng cho mẹ cho
thai nhi và cho trẻ trong thời kỳ chu sinh cũng như khi dậy thì [2]. Bất cứ một người
phụ nữ nào khi mang thai cũng đều mong đợi và kỳ vọng rất nhiều vào đứa con thân
yêu của mình. Bởi vậy, họ rất dễ bị sang chấn tinh thần khi được chẩn đoán mắc
bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, nếu như các bà mẹ tương lai có những kiến thức
cơ bản về căn bệnh đái tháo đường thì những tác động bất lợi trong tâm lý đối với
họ sẽ giảm đi rất nhiều.
Tỷ lệ ĐTĐTK chiếm 1% - 14% thai phụ, tùy thuộc vào dân số nghiên cứu và
tiêu chuẩn chẩn đoán sử dụng. Bệnh có xu hướng tăng nhất là khu vực châu Á –
Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta đã có một số nghiên cứu về
ĐTĐTK, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này chỉ tìm hiểu tỷ lệ bị ĐTĐTK ở phụ
nữa mang thai và một số đặc điểm lâm sàng liên quan, chứ chưa đề cập tới kiến
thức cũng như thực hành phòng ĐTĐ của các thai phụ.
Tại các nước phương Tây, việc tầm soát đái tháo đường trong thai kỳ đã
được tiến hành từ lâu [21]. Tại Việt Nam, đái tháo đường trong thai kỳ chưa được
tầm soát một cách thường quy. Có đến 75% số người mắc bệnh đái tháo đường thai
kỳ không biết là mình có bệnh, và trong số người bệnh được chẩn đoán thì có đến
50% là ở giai đoạn muộn khi đã có nhiều biến chứng nguy hiểm. Riêng tại khoa
khám bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Phụ sản Tung Ương, tất cả các sản phụ có
nguy cơ đều được làm nghiệm pháp dung nạp glucose, nhờ đó thai phụ được chẩn
đoán, tư vấn và điều trị kịp thời nếu mắc ĐTĐ thai kỳ. Tuy vậy thực tế số lượng
thai phụ có nguy cơ cao tới khám và được làm nghiệm pháp dung nạp Glucose ngày
càng tăng và số lượng thai phụ có nguy cơ cao bị ĐTĐTK tới viện vì nhiều lý do
như tiền sản giật, thai lưu, thai to cũng tăng. Cũng qua đánh giá nhanh một số thai
phụ đến khám tại viện cho thấy kiến thức về bệnh ĐTĐTK của các thai phụ còn rất
hạn chế và nhiều quan điểm lệch lạc.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ trong các thai phụ tới khám
thai tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Phụ sản Trung Ương
năm 2012.
2. Mô tả kiến thức và thực hành về đái tháo đường thai kỳ và phòng ngừa
đái tháo đường thai kỳ của các thai phụ tới khám.
3. Xác định một số yếu tố liên quan đến mắc đái tháo đường thai kỳ của
các thai phụ tới khám.


bằng đường máu
1.2.3. Đái tháo đường thai kỳ: là dạng đái tháo đường khởi phát hoặc được phát
hiện lần đầu tiên trong thời kỳ phụ nữ đang mang thai. Đa số trường hợp thai phụ
trở về bình thường sau sinh, một số trường hợp thực sự trở thành ĐTĐ týp 1 hoặc
týp 2, một số có thể bị lại ở lần sinh sau.
1.2.4. Đái tháo đƣờng khác : Khiếm khuyết chức năng tế bào do gen, giảm hoạt
tính của insulin do khiếm khuyết gen, bệnh lý của tụy ngoại tiết, do các bệnh nội tiết
khác.
2. Đái tháo đƣờng thai kỳ
2.1 Khái niệm
Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là sự rối loạn dung nạp Glucose hoặc ĐTĐ
được phát hiện lần đầu lúc người phụ nữ mang thai. 5
Theo một số tác giả ĐTĐTK bao gồm hai loại, một là phụ nữ khi có thai đã
bị mắc bệnh ĐTĐ từ trước, hai là bệnh lý ĐTĐ do thai nghén gây ra. Loại thứ hai
xuất hiện khi có thai và thường khỏi sau khi sinh, một số ít sẽ có nguy cơ tiến triển
thành ĐTĐ týp 2 sau này [21],[29]. Như vậy ĐTĐTK bao gồm cả những khả năng
bệnh nhân đã có giảm dung nạp glucose hoặc ĐTĐ từ trước nhưng chưa được phát
hiện.
Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về ĐTĐTK của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm
1998 và Hội nghị đồng thuận chẩn đoán ĐTĐTK năm 2005 châu Á đã định nghĩa
như sau: “ĐTĐTK là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào,
khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai, không loại trừ
bệnh nhân đó rối loạn dung nạp glucose” [28].
Hay nói một cách khác, ĐTĐTK là một trạng thái rối loạn trao đổi chất với
biểu hiện là tăng glucose máu, kết quả của quá trình thiếu hụt insulin do tụy sản
xuất hoặc do giảm khả năng đáp ứng với insulin trong quá trình chuyển hóa
carbonhydrat khi mang thai, hậu quả là tăng glucose máu, thay đổi chuyển hóa lipid

Thuật ngữ Đái tháo đường thai nghén "Gestational Diabetes mellitus”được
Jorgen Pedersen đưa ra nhưng mãi tới 1980 tại Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về
ĐTĐ thai nghén tại Chicago mới công nhận thuật ngữ này [42].
Năm 1982 Coustan và Carpenter đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường
thai nghén và tại Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về đái tháo đường thai nghén năm 1998
đã công nhận nghiên cứu này [39]
Ở Việt Nam, hiện nay các nghiên cứu về tỷ lệ ĐTĐ ở phụ nữa lứa tuổi sinh
sản còn chưa được đầy đủ. Trong một vài năm gần đây ĐTĐTK bắt đầu được chú ý
đến ở Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu về 2 đối tượng này còn chưa được
nhiều cũng như chưa có một công bố nào trên phạm vi toàn quốc về tỷ lệ ĐTĐTK.
Nhận xét sơ bộ cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐTK là khá cao và ngày càng có dấu hiệu
tăng [25]. 7
Theo Đoàn Hữu Hậu năm 1997 cho thấy tỷ lệ đái tháo đường trong nhóm
phụ nữ mang thai chiếm khoảng 2,1%. Năm 2000, Nguyễn Thị Kim Chi và cộng sự
tiến hành nghiên cứu tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội và cho thấy tỷ lệ đái tháo đường
trong nhóm phụ nữ mang thai chiếm 3,6%, tỷ lệ ĐTĐTK ở nhóm thai phụ có nguy
cơ cao lên tới 28% [7]. Nghiên cứu của Ngô Thị Kim Phụng năm 1999 tại Quận 4
TPHCM cho thấy tỷ lệ ĐTĐTK là 3,9% [14]. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của Tạ
Văn Bình và cộng sự được tiến hành tại 2 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương và Phụ
sản Hà Nội năm 2002-2004 là 5,7% [6]. Theo tác giả Vũ Bích Nga, Tạ Văn Bình, tỷ
lệ ĐTĐTK ở nhóm nguy cơ cao là 25,2 % và nhóm không có nguy cơ cao (ví dụ
như thừa cân béo phì, gia đình có người mắc ĐTĐ…) là 4,8% [12].
2.3 Một số yếu tố nguy cơ đối với đái tháo đường thai kỳ
Các nghiên cứu dịch tễ học về ĐTĐTK phát hiện nhiều điểm chung, giống
ĐTĐ týp 2. Những phụ nữ mắc bệnh ĐTĐTK có xu hướng hay gặp ở người nhiều
tuổi, có tình trạng thừa cân trước khi mang thai[3]. Vì vậy theo khuyến cáo của Hội
nghị Quốc tế (HNQT) lần thứ 4 về ĐTĐTK tại Hoa Kỳ năm 1998 thì các thai phụ

với nhóm không mắc ĐTĐTK là OR = 14,5
2.3.5 Đường niệu dương tính
Đây là yếu tố nguy cơ cao đối với ĐTĐTK. Tuy nhiên, có khoảng 10-15%
phụ nữ mang thai có đường niệu dương tính mà không phải ĐTĐTK. Đây có thể là
ngưỡng đường của thận ở một số phụ nữ mang thai thấp [46] . Tuy nhiên khi đường
niệu dương tính thì tỷ lệ có RLDNG tăng cao. Theo Welsh nghiên cứu 101 thai phụ
có đường niệu dương tính thì có 61,4% được chẩn đoán ĐTĐTK [46]. Nghiên cứu
của Nguyễn Thị Kim Chi và cộng sự năm 2001 ở 196 thai phụ có 32 thai phụ có
đường niệu dương tính thì 28,1% được chẩn đoán là ĐTĐTK [7].
2.3.6 Tuổi mang thai
Theo hiệp hội sản khoa Hoa Kỳ thì người mẹ có thai ở tuổi ≥ 25 được coi là
yếu tố nguy cơ trung bình ĐTĐTK [24]. Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, theo
một số tác giả thì tuổi trên 35 là yếu tố nguy cơ cao của ĐTĐTK. Nghiên cứu các
yếu tố nguy cơ cao ở thai phụ Châu Á, Waggaarach thấy tỷ lệ ĐTĐTK ở các thai
phụ có tuổi ≥ 35 là 7,8% gấp 2,5 lần nhóm <35 là 3,1% [49].
2.3.7 Tiền sử sản khoa bất thường 9
Bao gồm các tiền sử bất thường như: thai chết lưu, sảy thai liên tiếp không rõ
nguyên nhân. Các yếu tố này vừa được coi là hậu quả của ĐTĐTK vừa được coi là
yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK [16].
2.3.8 Chủng tộc
Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ĐTĐTK rất khác nhau tùy từng chủng tộc.
Đáng chú ý là rất nhiều nghiên cứu khẳng định phụ nữ Châu Á trong đó có Việt
Nam có tỷ lệ ĐTĐTK cao. Khi nghiên cứu 180 thai phụ Châu Á, Gunton (Úc) năm
1998 thấy tỷ lệ ĐTĐTK là 10,6%. Với nghiên cứu của Moses thì tỷ lệ là 12,2 [41].
Henry O.A và cộng sự thấy tỷ lệ ĐTĐTK ở các thai phụ gốc Việt Nam là 7,8%
[35].
2.4 Hậu quả của đái tháo đường thai kỳ

Vambergue và cộng sự tại 15 trung tâm Bắc Pháp đã chỉ ra rằng các thai phụ bị
ĐTĐTK có tỷ lệ cao huyết áp là 17% tăng hơn so với nhóm chứng là 4,6%
(p<0,005) [48] .
Tăng huyết áp trong thời gian mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng cho
mẹ và thai nhi như : tiền sản giật, sản giật, đột quỵ, suy gan, suy thận, thai chậm
phát triển trong tử cung, đẻ non và chết chu sinh. Vì vậy đo huyết áp thường xuyên,
theo dõi cân nặng, tìm protein niệu cho các thai phụ ĐTĐTK là việc rất cần thiết,
nhất là vào nửa sau của thai kỳ [46].
- Tiền sản giật và sản giật
Thai phụ ĐTĐTK có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn các thai phụ thường.
Tiền sản giật bao gồm các triệu chứng: tăng huyết áp, có protein niệu, phù. Thậm trí
có bệnh nhân bị hội chứng HELLP (Hemolysis, Elevated, Liver enzyme, Lơ
Platelet) rất rõ gồm các triệu chứng tan máu, tăng men gan, số lượng tiểu cầu thấp.
Tỷ lệ các phụ nữ ĐTĐTK bị tiền sản giật khoảng 12% cao hơn các phụ nữ không bị
ĐTĐTK (8%) [38].
- Sảy thai và thai lưu
Người ĐTĐTK tăng nguy cơ bị sảy thai tự nhiên nếu glucose máu kiểm soát
không tốt ở 3 tháng đầu. Ngược lại các phụ nữ hay bị sảy thai liên tiếp ko rõ nguyên
nhân thì cần phải kiểm tra glucose máu. 11
Thai chết lưu ở thai phụ mắc ĐTĐTK gặp với tần suất cao hơn so với nhóm
không mắc ĐTĐTK. Phần lớn các trường hợp thai chết lưu ở người ĐTĐTK xảy ra
đột ngột, thai hay bị chết lưu khi glucose máu của người mẹ được kiểm soát không
tốt, khi thai to so với tuổi thai, khi bị đa ối và thường xảy ra vào những tuần cuối
của thai kỳ. Người ta nhận thấy mặc dù tỷ lệ tử vong chu sinh giảm đi một cách có
ý nghĩa so với trước đây nhưng tỷ lệ thai lưu vẫn còn cao và tỷ lệ thai lưu/tử vong
chu sinh là 2/1 [41].
Ngoài các biến chứng kể trên thì ĐTĐTK còn để lại các biến chứng khác

nguồn glucose máu từ mẹ cung cấp cho thai ngừng đột ngột nhưng nồng độ insulin
trong máu con vẫn còn cao. Insulin cao làm cho các mô bắt giữ đường nhiều hơn
trong khi gan trẻ sơ sinh vẫn chưa sản xuất được đủ glucose dẫn đến hạ glucose
máu. Thời gian hạ glucose máu kéo dài 24-72 giờ sau khi sinh. Vì vậy kiểm soát tốt
glucose máu cho các thai phụ ĐTĐTK trong thời gian mang thai và chuyển dạ sẽ
tránh được tai biến này. Và cũng vì vậy mà cần phải theo dõi chặt chẽ glucose máu
cho trẻ sơ sinh trong 3 ngày đầu sau đẻ.
- Hạ canxi máu sơ sinh: tỷ lệ hạ canxi máu sơ sinh của các trẻ đẻ non hoặc
ngạt có mẹ bị ĐTĐTK cao hơn các trẻ có mẹ không bị ĐTĐTK, trong 3 ngày đầu tỷ
lệ hạ canxi máu trẻ sơ sinh càng cao nếu glucose máu mẹ càng cao.
- Đa hồng cầu: hematocrit có thể >70% vào 2 giờ sau sinh và >65 % vào 6
giờ sau sinh. Tỷ lệ đa hồng cầu gặp từ 12-40% tùy theo các nghiên cứu. Đa hồng
cầu cần được chăm sóc cẩn thận vì gây cô đặc máu dẫn tới tím, nhược cơ hô hấp, hạ
glucose máu, hoại tử ruột và tắc tĩnh mạch.
- Tăng biliribin máu: do nhiều yếu tố gây nên như là tăng khối lượng tế bào
máu, tan máu, chấn thương, chậm sản xuất các enzyme của gan…
- Hội chứng suy hô hấp cấp chu sinh: trước đây, hội chứng suy hô hấp cấp
chu sinh thường gặp ở trẻ và có tiên lượng rất nặng. Ngày nay với những tiến bộ
trong chăm sóc và điều trị cho các bà mẹ ĐTĐTK nên trẻ bị hội chứng suy hô hấp
cấp chu sinh đã giảm từ 31% cuống còn 3%. Do vậy có thể nói đây là biến chứng có
thể dự phòng được nếu bà mẹ được chăm sóc và điều trị tích cực.
- Tăng tỷ lệ tử vong chu sinh: người ta nhận thấy rằng tỷ lệ tử vong chu sinh
của các trẻ sinh ra từ các thai phụ bị ĐTĐTK cao hơn các thai phụ không bị ĐTĐ.
Nguyên nhân tử vong chu sinh còn chưa được biết rõ. Nhiều tác giả cho rằng có thể

Trích đoạn Các nghiên cứu về đái tháo đường thai kỳ Nghiên cứu trong nước Đối với công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status