Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm mì ăn liền của sinh viên một số trường đại học trong TP HCM - Pdf 30

Nhóm thực hiện: Storm
[Year]
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đinh Tiên Minh
Lời mở đầu
Từ xa xưa, nhân gian thường có câu “Thời gian là vàng là bạc”, câu nói này càng
có ý nghĩa hơn trong lối sống hiện đại và bận rộn như ngày nay. Do đó, nhu cầu của con
người về các loại thực phẩm ăn nhanh ngày cành nhiều và bắt được nhịp sống của con
người hiện đại, thị trường Mì Ăn Liền ngày càng nóng dần lên. Một cuộc chiến khóc liệt
giữa các các doanh nghiệp trong lĩnh vực Mì Ăn Liền tại Việt Nam đang trong hồi gay
cấn. Để có thể tồn tại trong cuộc chiến này các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến
dây chuyền sản xuất, tung ra những sản phẩm hấp dẫn hơn và đẩy mạnh các chiến dịch
marketing. Vì vậy việc tìm hiểu về nhu cầu mì gói của người dân Việt Nam và đưa ra
những chiến lược marketing cho sản phẩm Mì Ăn Liền điều thiết yếu.
Tuy nhiên vì thời gian và trình đọ của chúng tôi còn hạn chế, nên chúng tôi chỉ có thể
“khảo sát nhu cầu sử dụng Mì Ăn Liền trong siên viên” vì tầng lớp sinh viên chính là
đối tượng tiêu dùng mì nhiều nhất trong xã hội. Có lẽ vì như thế mà trong đời sống sinh
viên thường có câu nói vui "thằng làm quán cơm, tối về một gói mỳ tôm" hẳn khá
quen thuôc.
Đề tài: Khảo sát nhu cầu sủ dụng mì ăn liền trong sinh viên
1
Nhóm thực hiện: Storm
[Year]
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đinh Tiên Minh
Chương 1: Giới thiệu
1. Cơ sở hình thành đề tài.
Trong nền kinh tế hội nhập như ngày nay, mức độ cạnh tranh trở nên khốc liệt
trên mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề kinh doanh. Do đó, không am hiểu và phân tích hành
vi mua hàng là thiếu sót lớn trong hoạt động marketing trước bối cảnh cạnh tranh mở
rộng thị trường. Hành vi của con người muôn hình muôn vẻ và đang chuyển biến ngày
càng phức tạp do khả năng nhận thức và hiểu biết của khách hàng ngày càng hoàn thiện.
Do đó cần phải quan sát, tiếp cận, tìm hiểu hành vi tiêu dùng của khách hàng.

tiêu dùng sản phẩm Mì Ăn Liền.
Tìm hiểu sự khác biệt trong cách lựa chọn tiêu dùng dựa vào các biến nhân khẩu học.
Đánh giá khúc thị trường sinh viên. Hành vi tiêu dùng sản phẩm Mì Ăn Liền của sinh
viên TP HCM
3. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quyết định mua hàng của khách hàng nói chung và
sinh viên nói riêng. Cụ thể là nghiên cứu hành vi mua hàng của sinh viên
TPHCM
Không gian nghiên cứu: Một số trường đại học tại TPHCM.
Thời Gian Nghiên Cứu: từ ngày 3/3/2011 đến ngày 8/3/2011
Đối tượng Nghiên Cứu: Sinh viên một số trường tại TPHCM
4. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước chính:
Nghiên cứu sơ bộ: được tiến hành với nghiên cứu định tính, thông qua thảo luận với
sinh viên bằng dàn bài phỏng vấn sâu nhằm để khám phá, hiệu chỉnh các khái niệm và
mô hình nghiên cứu.
Nghiên cứu chính thức: là nghiên cứu định lượng, được tiến hành thông qua hình thức
thu thập thông tin qua bảng câu hỏi và xử lí, phân tích chúng với sự hỗ trợ của chương
trình Microsoft Excel.
5. Ý nghĩa.
Hiện nay, trên thị trường, sản phẩm Mì Ăn Liền rất đa dạng về chất lượng và
chủng loại, chính vì thế việc tạo nên một sản phẩm hoàn hảo mang lại sức khỏe cho
người tiêu dùng là điều mà không phải nhà sản xuất nào cũng làm được. Vì vậy, kết quả
của đề tài nghiên cứu là nguồn thông tin rất hữu ích và cần thiết cho nhà sản xuất trong
việc nhận biết: “hành vi tiêu dùng Mì Ăn Liền” để hoạch định, xây dựng chiến lược kinh
doanh phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.Từ đó, nhà sản xuất có thể từng bước
định vị sản phẩm Mì Ăn Liền, cải tiến chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm tạo ra nhiều sản
phẩm tốt hơn nữa nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng nói
chung cũng như hướng vào phát triển phân khúc thị trường sinh viên tốt hơn, đưa thị
trường Mì Ăn Liền trở thành cái bánh thị phần chiếm lĩnh thị trường cao nhất. Đối với

Các tác
nhân khác
Đặc điểm
người
mua
Quá trình
quyết định cả
người mua
Quyết định
của người
truy cập
Sản phẩm
Giá
Địa điểm
Khuyến
mãi
Kinh tế
Chính trị
Văn hóa
Công nghệ
Văn hóa
Xã hội
Tâm lý
Cá tính
Nhận thức
vấn đề
Tìm kiếm
thông tin
Đánh giá
Quyết định

Vai trò và địa
vị xã hội
Cá nhân
Tuổi tác,giai đoạn của chu
kỳ đời sống của gia đình
Nghề nghiệp
Tình trạng kinh tế
Nhân cách và quan niệm
Tâm lý
Động cơ
Tri giác
Lĩnh hội
Niềm tin và
thái độ
Người
mua
Yếu tố bên ngoài khách hàng Yếu tố bên trong khách hàng
Nguồn: Theo Kotler, Phillip (1999)
1.3. Quá trình quyết định mua hàng.
Quá trình mua hàng của người tiêu dùng không chỉ đơn thuần là hành động mua
một sản phẩm nào đó. Có thể thấy 5 giai đoạn trong quá trình mua hàng được diễn ra
như sau:
Nhận biết nhu cầu
Đánh giá các phương án
Tìm kiếm thông tin
Quyết định mua hàng
Hành vi sau mua hàng
Mô hình 5 giai đoạn quyết định mua hàng
Nguồn: Theo Kotler, Philip (1999)
Nhưng trên thực tế quá trình mua hàng không nhất thiết phải theo thứ tự như trên.

được chọn ngẫu nhiên.
- Phương pháp chọn mẫu:
+ Mẫu cho nghiên cứu được lấy thuận tiện, có chú ý sự khác biệt về giới tính, thu nhập và
năm học.
+ Tổng thể là sinh viên tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tiêu dùng Mì Ăn Liền.
+ Cỡ mẫu: 263 sinh viên học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: Khảo sát nhu cầu sủ dụng mì ăn liền trong sinh viên
6
Nhóm thực hiện: Storm
[Year]
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đinh Tiên Minh
Chương 3: Báo cáo kết quả nghiên cứu.
1. Thông tin về mẫu báo cáo.
1.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính.
Biểu đồ 3.1 : cơ cấu mẫu theo giới tính
Trong đó mẫu khảo sát, phần lớn đáp viên là nữ. Vì cách thức chọn mẫu là ngẫu
nhiên và đáp viên là nữ sẽ cung cấp các thông tin về các yếu tố mua mì ăn liền sẻ chi tiết
hơn đáp viên nam.
1.2. Cơ cấu mẫu theo Trường đại học.
Mặt khác việc khảo sát của chúng tôi mang phạm vi khá lớn, gồm nhiều trường
trung cấp, cao đẳng và đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như: ĐH Kinh tế
HCM, ĐH Mở, ĐH Sài Gòn, ĐH Tài Chính Marketing, ĐH Ngoại Ngữ-Tin Học, ĐH Sư
Phạm, ĐH Bách Khoa, ĐH Công Nghiệp, ĐH Kỹ thuật Công Nghệ, ĐH Khoa Học Tự
Nhiên, ĐH Nông Lâm, Đại Học Tôn Đức Thắng, ĐH Giao Thông Vận Tải, ĐH Văn
Đề tài: Khảo sát nhu cầu sủ dụng mì ăn liền trong sinh viên
7
Nhóm thực hiện: Storm
[Year]
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đinh Tiên Minh
Lang, ĐH KHXH & NV, CĐ Kinh Tế Đối Ngoại, CĐ is Pace, CĐ Kinh Tế Kỹ Thuật Sài

trên thị trường hiện nay, mì ăn liền được đóng gói khá đang dạng từ như :
mì đóng gói, mì ly, mì tô. Trong đó dạng mì gói được sử dụng rộng rãi trong
sinh viên.
Biểu đồ 3.6: Các kiểu đóng gói của mì ăn liền
2.3. Giá cả mì ăn liền đối với sinh viên.
Biểu đồ 3.7: Giá cả theo mong muốn của sinh viên
Phần lớn sinh viên thường chọn mua giá mì ăn liền tương đối thấp và bình dân. Giá
mì này thường nằm ở tầm 2-3 ngàn đồng hoặc 3-4 ngàn đồng. Mì ăn liền là sản phẩm
bình dân theo dang “ ăn no, mặc bền” .
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua mì ăn liền.
Biểu đồ 3.8: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua mì ăn liền
Trong cuộc sống thực tế, khi sinh viên đi mua mì ăn liền họ luôn bị ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố. Hiện nay, yếu tố được sinh viên quan tâm hàng đầu là chất lượng sản phẩm
và sở thích cá nhân của họ.
2.5. Các vấn đề sinh viên quan tâm nhất khi mua mì ăn liền.
Biểu đồ 3.9: Thể hiện sự quan tâm sinh viên đối với sản phẩm mì ăn
liền.
Quan quá trình khảo sát, chúng tôi nhận ra một đều rằng đa số sinh viên quan tâm nhiều
đến vệ sinh an toàn thực phẩm (chiếm 44,87% mẩu khảo sát) nhưng họ lại bỏ quên đi
Đề tài: Khảo sát nhu cầu sủ dụng mì ăn liền trong sinh viên
9
Nhóm thực hiện: Storm
[Year]
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đinh Tiên Minh
nhưng yếu tố thiết yếu về giá trị dinh dưỡng trong mì ăn liền. Và tiêu chí chọn lựa mì
trong sinh viên thường dựa vào khẩu vị là chính.
2.6. Cách tiếp cận sinh viên đối với mì ăn liền.
Biểu đồ 3.10: thể hiện nguồn thông tin về mì ăn liền mà sinh viên tiếp
cận
Phương tiện quảng cáo luôn chiếm vai trò chủ lực để đưa thông tin đến cho người

ăn liền với thưc phẩm khô. Đây chính là cơ hội để các nhà sản xuất tung ra thị trường
Đề tài: Khảo sát nhu cầu sủ dụng mì ăn liền trong sinh viên
11
Nhóm thực hiện: Storm
[Year]
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đinh Tiên Minh
các gói khuyến mãi kèm theo mì ăn liền hoặc tung ra sản phẩm mì ăn liền kết hợp cùng
rau quà, trứng, thực phẩm khô….
Biểu đồ 3.13: tổng hợp các loại thực phẩm dùng kèm với mì ăn liền
3.4. Sư lựa chọn thời điểm sử dụng mì ăn liền.
Biểu đồ 3.14: thể hiện thời điểm tiêu sử dụng mì
Chính lí do mì ăn liền dễ chế biến, chế biến nhanh, và giá cả phù hợp nên sinh viên
thường dùng mì ăn liền vào buổi sáng và khuya để ranh thủ thời gian học bài và không
ảnh hường nhiều đến tiền chi tiêu hằng tháng. Mặt khác sinh viên cũng thường dùng mì
vào các buổi trưa, chiều và nhiều thời điểm khác để sử dụng trong buổi cơm hoặc thay
thế buổi cơm khi tình hình tài chính eo hẹp.
3.5. Sự trung thành đối với sản phẩm.
Biểu đồ 3.15 hành vi của người tiêu dùng khi sản phẩm cần mua không còn
Có 67.68% đáp viên chọn phương án “ Mua loại mì khác” khi loại mì mà họ mong
muốn tại của hàng đã hết. Qua đó ta thấy mì ăn liền là mặt hảng có mức độ thay thế cao.
Vì vậy các nhà sản xuất phải luôn đáp ứng đủ nhau cầu sử dung của người tiêu dùng.
3.6. Tần suất tiêu thụ mì ăn liền trên tuần.
Một tuần sinh viên ăn mì từ 1-2 lần/tuần là có 46,39%., từ 3-4 lần/tuần là 31,56%,
từ 5-6 lần/tuần là 14, 07%, trên 7 lần/tuần chiếm 7,98%. Ta thấy tần suất sử dụng mì ăn
liền trong sinh viên khá cao, ước lượng sinh viên sử dụng mì ăn liền khoàng 3,2925
lần/tuần.
Đề tài: Khảo sát nhu cầu sủ dụng mì ăn liền trong sinh viên
12
Nhóm thực hiện: Storm
[Year]

Biểu đồ 3.20: thể hiện tần suất sử dụng mì ăn liền trung bình trong
Qua biều đồ này, chúng ta có thề nhìn thấy rõ sự tác động của chi tiêu trung
bình hằng tháng đến của sinh viên sống tại kí túc xá, nhà trọ và gia đình ( hoặc họ
hàng) tác động đến sinh viên. Các sinh viên sống tại kí túc xá và nhà trọ thì chi tiêu
của họ càng thấp thì họ thường sử dụng mì ăn liền càng nhiều. Còn riêng sinh viên
sống cùng gia đình (hoặc họ hàng) thì ngược lại.
5. Kết luận.
Đa số sinh viên tiêu dùng mì ăn liền vì mục đích tiết kiệm chi phí và thời gian.
Phân khúc thị trường của sinh viên chủ yếu là trung cấp với số tiền 2-4 ngàn/1 gói
mì. Với dạng mì đóng gói chính.Họ biết đến thông tin mì ăn liền chủ yếu qua
quảng cáo (gần 70%). Măt khác việc mua mì ăn liền trong sinh viên hiện nay đang
quan tâm nhiều đến vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm. Nhưng yếu tố sở
thích luôn mang tích chất chủ đạo trong việc việc lựa chọn mì. Mặt khác sinh viên
sử dụng mì ăn liền lại bỏ quên một điều khá quan trọng trong việc lựa chọn sản
phẩm là thành phân dinh dưỡng mà mì ăn liền cung cấp. Và một thông tin khá
quan trọng là theo các ứng viên hương vị chua cay là hương vị được yêu thích nhất
(gần 70% ứng viên bình chọn).
Đề tài: Khảo sát nhu cầu sủ dụng mì ăn liền trong sinh viên
14
Nhóm thực hiện: Storm
[Year]
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đinh Tiên Minh
Ngoài các yếu tố của sản phẩm ảnh hưởng đến việc mua mì ăn liền còn có yếu
tố chi tiêu trung bình hằng tháng đóng một vai trò khá lớn đến tần suất sử dụng mì
ăn liền.
Chương 4: Các quyết định chiến lược kinh doanh.
1. Cơn bão thị trường Mì ăn liền.
Trong thời gian vừa qua, hàng loạt các các đề tài nghiện cứu, báo cáo khảo sát nói về
Trans Fat ( một loại chất béo có đồng phân dạng Trans) chứa trong thức ăn nhanh nói
chung và mì ăn liền nói chung có nhiều tác dại đến sức khỏe.

mì và có những điều tra chi tiết hơn về vấn dề này.
2. Phát triển liên kết giữa mì gói với các sản phẩm khác.
Một phân khúc mới của mì ăn liền đó là dùng mì ăn liền với nhiều sản phẩm khác.
Trong đó : có đến 33,08% khảo sát viên từng dùng mì ăn liền với trứng, 66,54% khảo sát
viên dùng mì ăn liền với rau quả và 23,57% khảo sát viên từng dùng mì ăn liền với thưc
phẩm khô. Đo đó nếu kết hợp các sản phẩm này với mì ăn liền ta có thể có một phân
khúc thị trường mới.
Từ trước đến nay, các nhà sản xuất chỉ mua bán mì ăn liền thường đơn lẻ hoặc kèm
theo sản phẩm khuyến mãi, nhưng ít khi thấy mì ăn liền được bán kèm theo cùng những
sản phẩm có thể dùng kèm với mì ăn liền. Chúng ta có thể kết hợp mì ăn liền cùng nhiều
sản phẩm khác. Chằng hạn, mua một thùng mì được tặng kèm theo một hợp trứng gà.
Mặc khác chúng ta có thể liên doanh cùng một số công ty cung ứng rau quả. Việc mua
một gói mì ăn liền thì được cung cấp rau quả dùng chung với mì ăn liền.
3. Đẩy mạnh đầu tư quảng bá thương hiệu.
Đẩy mạnh quảng cáo. Đây chính là công cụ hữu hiệu nhất (gần 70% người tiêu dùng
biết đến sản phẩm qua công cụ này) hiện nay đã làm rạng doanh rất nhiều thương hiệu.
Điển hình cho sự thành công này chính là mì ăn liền Omachi. Mặc dù cùng xuất hiện
cùng thời điểm và với hương vị cũng như chất lượng khá giống với một số loại mì ăn
liền khác nhưng nhiều nhãn hiệu mì khác không thể tranh giành thị trường cùng Omachi
được vì sản phẩm này được quảng cáo khá rầm rộ và với tầng xuất rất cao.
4. Thúc đẩy bán hàng tại những nơi tiềm năng.
Qua khảo sát, sinh viên sống tại ký thúc xá ăn mì trung bình 3.98 lần/tuần. Đây thực
sự là một con số khá cao. Mặt khác các sinh viên thường hay mua hàng ở siêu thị nên
mang tính cạnh tranh đối với các sản phẩm khác. Các nhà sản xuất nên tranh thủ tấn công
vào thị trường kí túc xá tại các trường đại học thông qua việc mở kênh phân phối tại đó.
Tai trợ máy nước nóng cho các kí túc xá, đây là một giải pháp vừa mở rộng thị trường
phân phối, vừa thúc đẩy hình ảnh thương hiệu đến gần sinh viên.
Chương 5: Tài liệu tham khảo
1. Philip Koler. 1999. Marketing can bản. NXBThống kê.
2. Th.S Đinh Tiên Minh. Tài liệu học tâp Marketing căn bản


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status