NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TRONG NHÓM KHÁCH HÀNG 18 – 22 TUỔI - Pdf 31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM"
NĂM 2014 DÀNH CHO SINH VIÊN

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM BẢO HIỂM
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI
THỨ BA TRONG NHÓM KHÁCH HÀNG 18 – 22 TUỔI.

THUỘC NHÓM NGÀNH KHOA HỌC: KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ 1

HÀ NỘI, 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM"
NĂM 2014 DÀNH CHO SINH VIÊN

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM BẢO HIỂM
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI

Khoa

: Bảo hiểm

Ngành học

: Kinh tế bảo hiểm

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Thị Hải Đường

Năm thứ:

Nữ

3/4


HÀ NỘI, 2014


MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................vi
PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................5
5. Tổng quan nghiên cứu......................................................................................6

thứ ba........................................................................................................22
2.2.2. Sự cần thiết triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới
đối với người thứ ba..................................................................................23
2.2.3. Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm......................................26
2.2.4. Phí bảo hiểm...................................................................................29
2.2.5. Hợp đồng bảo hiểm.........................................................................30
2.2.6. Những quy định về trách nhiệm bồi thường của DNBH..................33
2.3. Mối liên hệ giữa hành vi của người tiêu dùng đối với việc tham gia và sử
dụng sản phẩm bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.......36
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................39
3.1. Thông tin mẫu.............................................................................................39
3.1.1. Độ tuổi............................................................................................39
3.1.2. Giới tính..........................................................................................40
3.1.3. Trình độ học vấn.............................................................................40
3.1.4. Công việc hiện tại...........................................................................41
3.2. Thông tin liên quan đến việc sử dụng xe máy của mẫu.............................41
3.2.1. Tình trạng sở hữu xe.......................................................................41
3.2.2. Loại xe sử dụng...............................................................................42
3.2.3. Giấy phép lái xe..............................................................................42
3.2.4. Thời gian sử dụng xe.......................................................................43
3.2.5. Mức độ sử dụng xe..........................................................................43
3.2.6. Mục đích sử dụng xe.......................................................................44
3.2.7. Gặp rủi ro.......................................................................................44
3.3. Hành vi tiêu dùng........................................................................................45
3.3.1. Nhận thức nhu cầu..........................................................................45
3.3.2. Mục đích sử dụng sản phẩm............................................................51
3.3.3. Tìm kiếm thông tin..........................................................................52
3.3.4. Nơi mua sản phẩm..........................................................................52
3.3.5. Sự quan tâm tới đặc điểm của sản phẩm.........................................54
3.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn công ty bảo hiểm để mua sản

1.1. Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành
chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới...................................I
1.2. Nghị định số 103/2008/NĐ-CP của Chính phủ: Về bảo hiểm bắt buộc
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới......................................................IX
PHỤ LỤC 2. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT.............................................XXIV
PHỤ LỤC 3. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU........................XXIX
PHỤ LỤC 4. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI TIÊU DÙNG....................XXXII
PHỤ LỤC 5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA....................................XXXVII
5.1. Kết quả phân tích ANOVA theo giới tính...................................XXXVII
5.2. Kết quả phân tích ANOVA theo độ tuổi.....................................XXXVII
PHỤ LỤC 7. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH HỆ SỐ TIN CẬY.......................XXXIX


DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC CÁC HÌNH


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
CHỮ VIẾT TẮT
ATGT
DNBH
HHBH
KHKT
PJICO
PTI
PVI
TNDS

khám phá
Tổng sản phẩm trong nước
Phần mềm thống kê dành cho
nghiên cứu xã hội học
Phương pháp phân tích phương sai


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh nghiên cứu.
Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển.
Giai đoạn từ 2009 – 2012, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước luôn được giữ ở
mức trên 5%. Cụ thể, năm 2009 tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước theo giá so
sánh 1994 đạt 5.32% 11], năm 2010 là 6.78% [2], năm 2011 là 5.89% [3], năm 2012 là
5.03% [4]. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với
năm 2012, trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00%; quý III tăng 5,54%; quý
IV tăng 6,04%. Mức tăng trưởng này tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng
cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi [5].
Năm 2014, kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng GDP ở mức 5.6-5.8%,
năm 2015 là 6-6.2% [6].
Đây thực sự là những tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu
nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng còn gặp nhiều khó khăn.
Góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế là của không chỉ một
ngành, một lĩnh vực mà phải là của tất cả các ngành, các lĩnh vực. Trong đó phải kể
đến sự đóng góp của ngành giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ.
Do điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, tốc độ luân chuyển hàng hoá giữa
các địa phương, các vùng kinh tế, các nước trên thế giới ngày càng lớn, đa dạng về
cả phương thức vận tải và phương tiện vận tải. Thực tế hiện nay, vận tải hành
khách, hàng hoá bằng đường bộ vẫn đang chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các phương
thức vận tải hiện có, khiến áp lực vận tải bằng phương thức này ngày càng gia tăng.
Khối lượng vận tải hàng hoá đường bộ đã tăng từ 164 triệu tấn năm 2001 lên 585

năm 2012 giảm 1.610 vụ (-5.19%), giảm 55 người chết (-0,58%), giảm 3.045 người
bị thương (-9,36%). Năm 2013, tiếp tục giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết
và số người bị thương vì TNGT, và là năm thứ hai số người chết vì TNGT tiếp tục
giảm xuống dưới 10.000 người. Có 37 tỉnh, thành phố giảm cả 3 tiêu chí về số vụ,
số người chết và số người bị thương, trong đó, có 3 tỉnh giảm cả 3 tiêu chí ở mức
trên 20% là: Đồng Nai, Quảng Nam, Tây Ninh; 13 tỉnh, thành phố có số người chết
giảm từ 10% đến dưới 20%. Tuy nhiên, năm 2013, có 19 tỉnh có số người chết vì
TNGT tăng [2].
Nguyên nhân của những sự việc đáng tiếc này đến từ những lý do khách
quan và chủ quan, nhưng có thể nhận định rằng đa phần tất cả những vụ tai nạn giao
thông xảy ra đều xuất phát từ ý thức của người tham gia giao thông. Theo thống kê
của các cơ quan chức năng, hơn 80% các vụ TNGT là do người điều khiển phương
tiện tham gia giao thông không chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về trật tự
ATGT[3].
Rủi ro trong quá trình tham gia giao thông là điều không thể dự đoán trước
được và có thể để lại những hậu quả rất lớn, gây ra những thiệt hại không chỉ về tài
sản mà còn có những thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của người dân. Để giảm thiểu
những tổn thất phát sinh trong quá trình tham gia giao thông đòi hỏi các cá nhân, tổ
chức trong nền kinh tế phải tự chuẩn bị cho mình các kế hoạch, các phương án tài
chính như là tự tích luỹ, tham gia các hội tương hỗ,… trong số đó, phương án hữu
hiệu nhất là tham gia bảo hiểm. Khi tham gia bảo hiểm, rủi ro của những người gặp
tai nạn được san sẻ trong nhóm khách hàng mua bảo hiểm, và một phần rủi ro này
sẽ được chuyển giao cho DNBH khi khách hàng đóng phí bảo hiểm vào quỹ tài
chính của doanh nghiệp. Liên quan tới nhóm xe cơ giới, các DNBH phi nhân thọ ở
[1]

Theo Báo cáo tổng hợp “Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, Bộ Giao thông
vận tải, 10/01/2013.
[2]
Theo Cổng thông tin trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải: />[3]

thể hiện vai trò của thị trường bảo hiểm xe cơ giới đối với tình hình kinh doanh của
các công ty bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay. Một trong
những sản phẩm bảo hiểm quan trọng trong nhóm các sản phẩm của nghiệp vụ bảo
hiểm xe cơ giới đó là sản phẩm bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người
thứ ba. Đây là phân khúc thị trường mà các DNBH ít chú trọng, nhất là bảo hiểm
[1]

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: />Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: />[3]
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: />[4]
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: />[5]
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: />[2]


TNDS đối với chủ xe cơ giới là xe máy. Thêm vào đó, việc tham gia bảo hiểm
TNDS của chủ xe cơ giới của người dân chưa cao, thường chỉ do yếu tố bắt buộc,
đối phó với công an. Đây là thực trạng đáng buồn đối với toàn ngành bảo hiểm nói
chung và đối với việc triển khai sản phẩm bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối
với người thứ ba nói riêng.
Từ những dẫn chứng cụ thể kể trên có thể thấy rằng, thị trường bảo hiểm
Việt Nam, bao gồm cả thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm xe cơ giới, vẫn
đang là những thị trường còn rất tiềm năng để các doanh nghiệp khai thác và triển
khai các sản phẩm của mình một cách có hiệu quả hơn. Vì thế, các DNBH phải có
giải pháp, chiến lược marketing cụ thể để phát triển sản phẩm, tiếp cận sâu hơn với
các nhóm đối tượng khách hàng, đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm
của người dân trong tương lai.

2. Lý do nghiên cứu.
Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là sản phẩm bảo
hiểm với hình thức bắt buộc được quy định trong Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC
của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ

đông đảo các chủ xe cơ giới, đây là một thị trường tiềm năng còn bỏ ngỏ mà các
công ty bảo hiểm chưa khai thác hết được. Thêm vào đó, phần lớn người dân hiện
nay chưa ý thức được việc mua bảo hiểm của hãng nào, được đền bù ra sao và thủ
tục như thế nào. Thậm chí một bộ phận không nhỏ người tham gia không hiểu biết
về sản phẩm bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, việc mua bảo
hiểm đối với họ chủ yếu là nhằm đối phó với các lực lượng chức năng khi được yêu
cầu xuất trình. Và khi tai nạn xảy ra thì việc yêu cầu bồi thường từ phía các công ty
bảo hiểm lại càng ít. Có một thực trạng chung là hầu hết các vụ tai nạn xe máy
thường do các bên tự thỏa thuận bồi thường cho nhau chứ ít ai nghĩ đến việc đòi
công ty bảo hiểm bồi thường. Rõ ràng, sau 7 năm thực hiện Quyết định 23 về bảo
hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới, công tác tuyên truyền đã đem tới nhiều
thành quả đáng kể. Tuy nhiên, bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới mới chỉ được
người dân biết tới nhiều hơn ở khía cạnh “bắt buộc”, còn những hiểu biết về quyền
và lợi ích và các thủ tục để giải quyết bồi thường thì ít được biết đến [4].
Nhóm khách hàng trong độ tuổi 18 – 22 là nhóm khách hàng trong giai đoạn
đầu sử dụng xe máy và biết đến sản phẩm bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối
với người thứ ba. Đây là nhóm khách hàng quan trọng giúp định hướng thói quen
tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba trong
tương lai.
Từ những nhận định trên đây nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện đề tài
khoa học: “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm TNDS của chủ xe
cơ giới đối với người thứ ba trong nhóm khách hàng 18 – 22 tuổi” để góp phần
giúp Nhà nước và các DNBH có giải pháp, chiến lược tốt nhất để thúc đẩy việc
triển khai sản phẩm bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đến
với toàn bộ chủ xe cơ giới. Đồng thời đây cũng là cơ hội để nhóm nghiên cứu có
điều kiện thực hành, vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học trên ghế nhà
trường vào việc phân tích và ứng dụng thực tiễn.

3. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc khảo sát hành vi tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm TNDS của

tuổi?
− Để cải thiện hành vi tiêu dùng sản phẩm Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ
giới đối với người thứ ba của nhóm khách hàng 18 – 22 tuổi nói riêng và những
người tham gia giao thông nói chung, các DNBH, cơ quan quản lý và Nhà nước cần
có các biện pháp gì?
− Tính khả thi của những kiến nghị, giải pháp này?

5. Tổng quan nghiên cứu.
Trên thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sản phẩm Bảo hiểm
TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và công trình nghiên cứu về hành vi
tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ của khách hàng. Đa phần các các công trình nghiên
cứu trước đó đều đề cập tới nhu cầu, hành vi tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm TNDS
của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba của các nhóm khách hàng ở một doanh


nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cụ thể nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu vấn
đề này ở quy mô toàn bộ thị trường đối với nhóm khách hàng 18 – 22 tuổi.
Những nghiên cứu này ở các công ty bảo hiểm chủ yếu tập trung tìm hiểu về
hành vi tiêu dùng sản phẩm đối với một số sản phẩm bảo hiểm nhất định, nhằm
đánh giá nhu cầu sản phẩm bảo hiểm này trong tương lai, đánh giá sự hài lòng về
chất lượng sản phẩm bảo hiểm và dịch vụ của những khách hàng đã tham gia và sử
dụng sản phẩm của công ty. Mục đích của những nghiên cứu này thông thường là
cải tiến sản phẩm, phát triển thị trường, và dựa vào đó công ty sẽ đề ra kế hoạch
quản trị rủi ro và thực hiện các chiến lược maketing để gia tăng doanh thu phí.
Như vậy, hầu hết các nghiên cứu này chỉ nghiên cứu hành vi tiêu dùng của
các đối tượng khách hàng cụ thể tại một DNBH, chưa có những nghiên cứu bao
quát, tổng quan chung về hành vi mua các sản phẩm bảo hiểm trên toàn thị trường.
Chính vì thế, việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm TNDS của chủ
xe cơ giới đối với người thứ ba trong nhóm khách hàng 18 – 22 tuổi của nhóm
nghiên cứu đòi hỏi phải mô tả và phân tích được những đặc điểm chính yếu nhất

7. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài bao gồm phần mở đầu, 04 chương nội dung, kết luận và
kiến nghị:
PHẦN MỞ ĐẦU: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
CHƯƠNG I. Phương pháp nghiên cứu.
CHƯƠNG II. Khái quát chung về sản phẩm Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ
giới đối với người thứ ba và lý thuyết về hành vi người tiêu dùng.
CHƯƠNG III. Kết quả nghiên cứu.
CHƯƠNG IV. Giải pháp nhằm cải thiện tình trạng tham gia bảo hiểm
TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: Đóng góp, hạn chế của đề tài và đề xuất các
nghiên cứu tiếp theo


CHƯƠNG I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Phương pháp nghiên cứu.
Để phục vụ cho việc thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu sử dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với điều tra xã hội học.
1.1.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu phục vụ cho nghiên cứu được lấy từ các tài liệu tham khảo và các
bảng câu hỏi khảo sát, bao gồm cả số liệu sơ cấp và thứ cấp.
− Dữ liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua:
+ Các báo cáo, các tài liệu nội bộ sẵn có của các công ty bảo hiểm trên thị
trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam.
+ Tài liệu, báo cáo của HHBH Việt Nam, Cục giám sát và quản lý bảo hiểm,
Bộ Giao thông vận tải,…
+ Từ các đề tài, bài báo, tạp chí trong và ngoài nước, các công trình nghiên
cứu đã được thực hiện liên quan đến đề tài nghiên cứu.
− Dữ liệu sơ cấp: Nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin qua điều tra
xã hội học, phát ra 500 phiếu điều tra bao gồm 400 phiếu khảo sát trực tiếp và 100

bình dễ dàng.
Số tương đối kết cấu =

1.2. Mô hình nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu vận dụng mô hình lý thuyết hành vi người tiêu dùng để
thực hiện đề tài “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng đối với sản phẩm bảo hiểm TNDS
của chủ xe đối với người thứ ba trong nhóm khách hàng 18 – 22 tuổi”.

Các nhân tố kích thích
Marketing
Môi trường
- Sản phẩm - Kinh tế
- Giá cả
- KHKT
- Phân phối - Văn hoá
- Xúc tiến
- Chính trị/
Luật pháp
- Cạnh tranh

“Hộp đen ý
thức” của
người tiêu dùng
Các
Quá
đặc
trình
tính
quyết
của

cạnh tranh từ phía các đối thủ. Đây là các tác nhân kích thích không thuộc quyền
kiểm soát tuyệt đối của các doanh nghiệp.
− “Hộp đen ý thức” của người tiêu dùng: là cách gọi bộ não của con người
và cơ chế hoạt động của nó trong việc tiếp nhận, xử lý các kích thích và đề xuất các
giải pháp đáp ứng trở lại các kích thích. “Hộp đen ý thức” được chia thành hai phần:
+ Phần thứ nhất – đặc tính của người tiêu dùng. Nó có ảnh hưởng cơ bản
đến việc người tiêu dùng sẽ tiếp nhận các kích thích và phản ứng đáp lại các tác
nhân đó như thế nào?
+ Phần thứ hai – quá trình quyết định mua của người tiêu dùng, là toàn bộ lộ
trình người tiêu dùng thực hiện các hoạt động liên quan đến sự xuất hiện của ước
muốn, tìm kiếm thông tin, mua sắm, tiêu dùng và những cảm nhận họ có được khi
tiêu dùng sản phẩm. Kết quả mua sắm sản phẩm của người tiêu dùng sẽ phụ thuộc
vào các bước của lộ trình này có được thực hiện trôi chảy hay không.
− Những phản ứng đáp lại của người tiêu dùng: là những phản ứng người
tiêu dùng bộc lộ trong quá trình trao đổi mà ta có thể quan sát được. Chẳng hạn,
hành vi tìm kiếm thông tin về hàng hoá, dịch vụ; lựa chọn hàng hoá, nhãn hiệu, nhà
cung ứng; lựa chọn thời gian, địa điểm, khối lượng mua sắm…
Dựa trên mô hình này, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra, khai thác
những thông tin, chi tiết về “hộp đen ý thức” của người tiêu dùng của nhóm khách
hàng từ 18 - 22 tuổi, những phản ứng đáp lại của họ, căn cứ trên những đặc điểm
sẵn có về sản phẩm bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với người thứ ba và đặc trưng
về môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội,…

1.3. Thiết kế nghiên cứu.
Vận dụng mô hình lý thuyết về hành vi tiêu dùng với việc phân tích tính đặc
thù của sản phẩm bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, nhóm đã
xây dựng mô hình nghiên cứu để đánh giá hành vi tiêu dùng của nhóm khách hàng
18 – 22 tuổi tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm này. Từ đó, nhóm nghiên cứu rút ra đặc




Giải pháp và kiến nghị
Hình 1.2. Quá trình nghiên cứu hành vi tiêu dùng

1.4. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
− Thiết kế mẫu điều tra sơ bộ: Được thực hiện thông qua phương pháp
định tính với kỹ thuật thảo luận. Bảng hỏi này dùng để xây dựng thang đo nháp về


hành vi tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ
ba.
− Thiết kế mẫu chính thức:
Thông qua mẫu sơ bộ, điều tra chọn mẫu và kết quả trả lời, kết hợp với ý
kiến chuyên gia, từ đó đưa ra phiếu điều tra chính thức gồm 23 câu hỏi (Phụ lục 1).
+ Nội dung câu hỏi: Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, bảng câu hỏi sẽ
được xây dựng tập trung vào việc khai thác những thông tin chính:

Phần 1: Bao gồm những câu hỏi để thu thập các thông tin về cá nhân
của người trả lời.

Phần 2: Bao gồm những câu hỏi đánh giá chung và các câu hỏi có
liên quan đến các yếu tố.
+ Các câu hỏi được thiết kế dựa vào sản phẩm bảo hiểm, các nhân tố ảnh
hưởng đến thói quen tiêu dùng của người dân, quy định pháp lý liên quan đến sản
phẩm bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
+ Dạng câu hỏi: Câu hỏi nghiên cứu sẽ được xây dựng và phân nhóm có
định hướng, bao gồm các câu hỏi đóng. Đây là những câu hỏi được xây dựng dựa
trên những tiêu chí để đo lường và định lượng cụ thể, rõ ràng những biến nghiên
cứu.
− Thu thập thông tin:

™ Chuyên chở hàng hoá trong phạm vi rộng
™ Khác:..................................................................................................
c. Thang đo thái độ đơn giản được sử dụng trong câu hỏi nhiều lựa chọn,
nhiều phương án trả lời
Ví dụ: Anh (chị) mua sản phẩm Bảo hiểm TNDS của doanh nghiệp Bảo hiểm
nào dưới đây? (Được phép chọn nhiều đáp án)
™ Bảo Việt

™ Bảo Minh

™ PTI

™ Pjico

™ PVI

™ MIC

™ BIC

™ Liberty

™ VNI

™ Khác...................................................................................................
1.5.3. Thang đo Likert
Thang đo Likert (do Rensis Likert phát triển) như là thang đo cho điểm mà
có thể cộng điểm được. Thang đo này bao gồm một phát biểu thể hiện một thái độ
ưa thích/không ưa thích, tốt/xấu về một đối tượng.
Người tham dự được hỏi để trả lời đồng ý/không đồng ý với từng câu phát

1.6.1. Phương pháp chọn mẫu
Mẫu được sử dụng trong nghiên cứu được chọn theo “phương pháp phi xác
suất”: nghĩa là các phần tử tham gia trong mẫu được chọn không theo quy luật ngẫu
nhiên. Phương pháp chọn mẫu này phù hợp với mục tiêu của đề tài nghiên cứu.
1.6.2. Tổng thể mẫu
Tổng thể mẫu là nhóm khách hàng trong độ tuổi từ 18 đến 22 đã và đang sử
dụng phương tiện giao thông là xe máy.
1.6.3. Số lượng mẫu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã phát ra 500 phiếu khảo
sát, số lượng phiếu thu về là 478 phiếu. Sau khi kiểm tra thấy 63 phiếu khảo sát có
các câu trả lời chiếu lệ, trả lời thiếu câu hỏi hoặc thực hiện không đúng yêu cầu của
phiếu khảo sát thì số lượng phiếu khảo sát còn lại hợp lệ là 415 phiếu, trong đó là
các phiếu điều tra trực tiếp trên 338 người và điều tra trực tuyến trên 77 người. Đây
là số lượng mẫu cần thiết để thu được nhiều ý kiến đóng góp từ phía khách hàng
nhằm mô tả được hành vi người tiêu dùng ở độ tuổi 18 – 22 đối với sản phẩm bảo
hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.

1.7. Phương pháp xử lý số liệu
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 17.0 để xử lý và phân tích dữ liệu. Để tiện
cho việc nhập dữ liệu, phân tích và trình bày, các biến nghiên cứu được mã hoá lại
cho phù hợp với phần mềm.
Dữ liệu sơ cấp thu được từ các bảng khảo sát sẽ được xử lý qua phần mềm để
đưa ra được các bảng thống kê mô tả về các đặc điểm hành vi tiêu dùng sản phẩm
của nhóm đối tượng khảo sát, đưa ra các biểu đồ và đồ thị minh hoạ cơ cấu và xu
hướng tiêu dùng. Từ đó sử dụng phương pháp mô tả, so sánh để đánh giá hành vi
tiêu dùng của nhóm khách hàng này.
Để phân tích sâu hơn về hành vi tiêu dùng, trong nghiên cứu này còn sử
dụng phương pháp phân tích phương sai ANOVA để tiến hành kiểm định sự khác
biệt giữa trung bình của một yếu tố của các nhóm khách hàng khác nhau về các đặc
điểm được lựa chọn. Qua đó sẽ làm rõ hơn sự khác biệt hành vi tiêu dùng sản phẩm


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status