Xác định giống, thời vụ và loại phân bón thích hợp cho sản xuất ớt ngọt trong nhà mái che vụ thu đông 2013 tại gia lộc hải dương - Pdf 30


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG XÁC ĐỊNH GIỐNG, THỜI VỤ VÀ LOẠI PHÂN BÓN THÍCH
HỢP CHO SẢN XUẤT ỚT NGỌT TRONG NHÀ MÁI CHE
VỤ THU ĐÔNG 2013 TẠI GIA LỘC - HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
Nguyễn Thị Phương Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Có được kết quả nghiên cứu này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến:
TS. Trần Thị Minh Hằng, người trực tiếp hướng dẫn khoa học với tinh
thần trách nhiệm cao và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn chỉnh
luận văn này.
TS. Đào Xuân Thảng, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, người
đã trực tiếp chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài tại Viện.
Tập thể các thầy cô giáo bộ môn Rau hoa quả, Khoa Nông học, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam, luôn giúp đỡ và có những góp ý sâu sắc trong
thời gian tôi học tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân và gia đình đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phương

1

1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài
2

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
4

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
4

2.1.1 Nguồn gốc phân bố của cây ớt
4

2.1.2 Phân loại ớt
8

2.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây ớt
9

2.1.4 Đặc điểm sinh thái của cây ớt
10

2.2 Tình hình nghiên cứu ớt trên thế giới và ở Việt Nam
11

2.2.1 Tình hình nghiên cứu ớt trên thế giới

Page iv

3.4 Phương pháp nghiên cứu
21

3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
21

3.4.2 Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc
25

3.4.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
27

3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu
29

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
30

4.1 So sánh khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của 4 giống ớt
ngọt có triển vọng trong điều kiện nhà mái che vụ thu đông 2013
30

4.1.1 Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của các giống ớt ngọt
30

4.1.2 Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống ớt ngọt
32


4.2.3 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che
43

4.2.4 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng quả của giống ớt
ngọt Israel 1 trong nhà mái che
45

4.2.5 Ảnh hưởng của thời vụ đến tình hình sâu bệnh hại trên giống ớt
ngọt Israel 1 trong nhà mái che
46

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

4.3 Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón thúc đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che
46

4.3.1 Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón thúc đến sinh trưởng phát
triển của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che
47

4.3.2 Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón thúc đến thời gian ra hoa đậu
quả giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che
48

4.3.3 Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón thúc đến năng suất và các yếu
tố cấu thành năng suất của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che
49

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CT Công thức
CTP Cây thực phẩm
đ/c Đối chứng
KLTB Khối lượng trung bình
NS Năng suất
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
TB Trung bình
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang4.1 Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ớt ngọt 31
4.2 Tăng trưởng chiều cao thân chính (cm) sau trồng của các giống
ớt ngọt 32
4.3 Tăng trưởng số lá trên thân chính (lá) sau trồng của các giống ớt ngọt 33
4.4 Số cành các cấp của các giống ớt ngọt 34 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cây ớt ngọt (Capsicum annum L) là loại rau ăn quả thuộc họ cà
(Solanaceae). Ớt là một loại quả gia vị cũng như loại quả làm rau phổ biển
trên thế giới; Ớt ngọt có nhiều màu: xanh, đỏ, vàng. Ớt ngọt xanh có vị đắng,
giòn nên thích hợp làm món xào; Ớt ngọt đỏ có vị ngọt hơi chua, ăn sống rất
thích hợp.
Trong quả ớt ngọt có lượng Vitamin C kỉ lục (Cứ 100 g ớt có chứa 120
mg vitamin C),

Vitamin A, chứa khá nhiều protid, đường, canxi, phospho, sắt,
beta-caroten, vitamin B1, B2,…và là loại rau giàu chất xơ, ít calo, giúp bảo vệ
trái tim và ngăn ngừa đột quỵ…
Trồng ớt ngọt trong nhà mái che là một giải pháp an toàn cho loại rau
ăn quả này trong điều kiện cho sản xuất bất thuận của điều kiên ngoại cảnh.
Sản xuất rau trong nhà mái che có ưu điểm trồng được nhiều vụ trong năm,
thích hợp với điều kiện thâm canh cao, cách ly với mầm mống sâu bệnh hại,
phòng tránh tác hại của thiên tai, tăng hiệu quả sử dụng phân bón… Vì vậy,
áp dụng nhà mái che đển sản xuất ớt ngọt là rất cần thiết.
Hiện nay sản xuất ớt ngọt ở nước ta gặp phải một số khó khăn, đó là
vấn đề về giống và kỹ thuật canh tác. Các giống ớt ngọt hiện nay chủ yếu là
các giống nhập nội, chủng loại nghèo nàn và chưa có nhiều nghiên cứu về sản

biện pháp kỹ thuật canh tác ớt ngọt ở Việt Nam nói chung và đồng bằng sông
Hồng nói riêng cũng như những vùng có điều kiện canh tác tương tự. Kết quả
đề tài sẽ giúp hoàn thiện quy trình sản xuất ớt ngọt trong nhà mái che ứng
dụng công nghệ tưới nhỏ giọt.
- Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung thêm những tài liệu khoa
học phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu và giảng dạy.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được giống ớt ngọt có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt,
cho năng suất cao, chất lượng tốt nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách về giống ớt
ngọt của thực tiễn sản xuất, đồng thời kết quả đề tài góp phần nâng cao năng
suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho sản xuất ớt ngọt trong nhà có mái che
ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Nguồn gốc phân bố của cây ớt
Cây ớt có nguồn gốc từ rất cổ xưa. Người ta đã tìm thấy quả ớt khô
trong ngôi mộ cổ của Pêru hàng ngàn năm trước (Safford W.E., 1926). Nhiều
tác giả khẳng định rằng ớt có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ và được
trồng trọt lâu đời ở Pêru, Mêhicô (Shinohara S., 1989). Trung tâm khởi nguồn
của ớt có thể là Mêhicô và trung tâm thứ hai là Guatêmala. Cây ớt được phân
bố rộng rãi khắp châu Mỹ kể cả hoang dại và trồng trọt (Muthukrishman C.R.
và cộng sự, 1986).

châu Âu đầu tiên thấy ớt (ở Caribe), và gọi chúng là "tiêu" vì chúng có vị cay
tương tự (không phải bề ngoài giống nhau). Ớt đã được trồng khắp nơi trên
thế giới sau thời Columbus. Diego Álvarez Chanca, một thầy thuốc trong
chuyến đi thứ hai của Columbus đến West Indies năm 1493, đã mang những
hạt ớt đầu tiên về Tây Ban Nha, và đã lần đầu viết về các tác dụng dược lý
của chúng vào năm 1494. Từ Mêxico, vào thời đó đang là thuộc địa của Tây
Ban Nha, cũng là một nước kiểm soát thương mại với châu Á, ớt đã nhanh
chóng được chuyển qua Philippines và sau đó là Trung Quốc, Triều Tiên,
Nhật Bản với sự trợ giúp của các thủy thủ châu Âu. Gia vị mới này đã nhanh
chóng được sử dụng trong chế biến thức ăn của các quốc gia này.
Ớt đã là một phần trong ẩm thực của loài người ít nhất là 7500 năm
trước công nguyên và có lẽ sớm hơn. Có những bằng chứng khảo cổ ở các
khu vực ở Tây Nam Ecuador cho thấy ớt đã được thuần hóa hơn 6000 năm về
trước và là một trong những loài cây trồng đầu tiên của Châu Mỹ. (Perry, L.
et al. 2007; BBC News Online, 2007). Người ta cho rằng ớt đã được thuần
hóa ít nhất 5 lần bởi những cư dân tiền sử ở các khu vực khác nhau của Nam
và Bắc Mỹ, từ Peru ở phía Nam đến Mexico ở phía Bắc và một số vùng của
các bang Colorado và New Mexico (Mỹ) bở các dân tộc Pueblo cổ đại.
(Bosland, P.W. 1996).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Trong cuốn sách đã xuất bản Svensk Botanisk Tidskrift (1995), Giáo sư
Hakon Hjelmqvist đã xuất bản một bài viết về ớt trong thời kỳ tiền-Columbia
ở châu Âu. Trong một nơi khai quật khảo cổ của St. Botulf ở Lund, các nhà
khảo cổ đã tuyên bố tìm thấy một Capsicum frutescens trong một lớp có niên
đại thế kỷ 13. Hjelmqvist cũng tuyên bố rằng Capsicum đó đã được miêu tả
bởi Therophrasteus người Hy Lạp (370-286 BC). Ông cũng đề cập đến các
nguôn cổ khác. Nhà thơ La Mã Martialis (khoảng thế kỷ 1) đã mô tả
"Pipervee crudum" (ớt tươi) có hình dài và có nhiều hạt. Các mô tả này không

Department of Agriculture, Forestry
and Fisheries, 2013)

Capsicum annuum được trồng rộng rãi ở châu Phi mà người châu Phi
xem xét ớt ớt như một loại rau hoặc gia vị truyền thống châu Phi, trong khi ớt
ngọt ít phổ biến được coi là một kỳ lạ, vừa được giới thiệu thực vật châu
Âu. Ớt ngọt, một trong những nhà kính và mùa hè rau quan trọng nhất trong
các nước công nghiệp phương Tây, được thích nghi hơn với khí hậu ôn đới
hơn ớt ớt. Một số giống ớt, bao gồm cả ớt thơm, thích nghi với khí hậu ôn
hoà, nhưng sự tăng trưởng của ớt chim là quá chậm để canh tác ngoài trời
trong một khí hậu ôn đới. Hai loài thuần khác, Capsicum baccatum L. (Aji)
và Capsicum pubescens Ruiz & Pav. (Rocoto), được trồng phổ biến ở châu
Mỹ Latinh. Giống thương mại của Capsicum baccatum đôi khi được tìm thấy
trong các nước châu Á, trong khi các giống thích nghi của khá lạnh
chống pubescens Capsicum được trồng rộng rãi ở các vùng cao nguyên của
Java (Indonesia), nhưng không phải loài đã được ghi lại cho châu Phi.
(Eshbaugh, W.H., 1993)

Ớt ngọt (Capsicum annuum L.) có nguồn gốc từ miền Trung và miền
Nam Mỹ, nơi nhiều loài được sử dụng trong nhiều thế kỷ trước khi Columbus
hạ cánh trên lục địa (Manrique, 1993). Việc trồng ớt lan rộng khắp châu Âu
và châu Á sau những năm 1500. Mặc dù là cây lâu năm nhưng được phát triển
như cây hàng năm ở vùng khí hậu ôn đới. Nó rất nhạy cảm với nhiệt độ thấp
và phát triển tương đối chậm. Ớt ngọt được trồng, sản xuất trong nhà mái che
cung cấp hầu hết sản phẩm cho các địa phương này.
(
Department of
Agriculture, Forestry and Fisheries, 2013)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

pendulum (Willd.) Eshbaugh và dạng dại quả nhỏ hơn chi Capsicum
microcarpum Cav thành Capsicum baccatum L. var. Baccatum.
Năm loài trồng trọt chính này thuộc 3 trung tâm khởi nguyên khác nhau:
Mêhicô là trung tâm đầu tiên của C. annuum, còn Guatẹmaia là trung tâm thứ
hai. Amazôn là trung tâm khởi nguyên của C.chinenes và C.frutescens;
C.pendulum và C.pubescens thuộc về Pêru và Bôlivia (Mai Phương Anh,
1997).
Ở Việt Nam, theo Phạm Hoàng Hộ thì ớt có 3 loài sau: Capsicum
frutescens L., Capsicum annuum L., Capsicum baccatum L.Trong đó hai loài
Capsicum annuum L., Capsicum baccatum L. có nguồn gốc từ Brazil, đồng
thời ông cũng đưa ra cách phân loại của Bailey thì chi Capsicum chỉ có một
loài, Capsicum frutescens thuộc hai nhóm: nhóm có quả mọc thõng xuống và
nhóm có quả mọc đứng thẳng, với nhiều thứ khác nhau (Phạm Hoàng Hội,
1993).
2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây ớt
Thân: Ớt là cây bụi, thân gỗ, hai lá mầm; thân thường mọc thẳng, đôi
khi có dạng thân bò, nhiều cành, chiều cao trung bình 0,5-1,5 m. Có thể là cây
lâu năm hoặc là cây hàng năm nhưng thường được gieo trồng như cây hàng
năm.
Rễ: Ban đầu ớt có rễ cọc phát triển mạnh với rất nhiều rễ phụ. Do việc
cấy chuyển, rễ cọc chính đứt, một hệ rễ chùm khoẻ phát triển, vì thế nhiều khi
lầm tưởng ớt có rễ chùm.
Lá: Lá đơn, mọc xoắn trên thân chính. Lá có nhiều dạng khác nhau,
nhưng thường gặp nhất là dạng lá mác, trứng ngược, mép lá ít răng cưa. Lông
trên lá phụ thuộc vào các loài khác nhau, một số có mùi thơm. Lá thường
mỏng, kích thước trung bình (1,5-12)cm x (0,5-7,5)cm.
Hoa: Các hoa hoàn thiện và quả thường được sinh đơn độc trên từng

o
C là thích hợp nhất cho sự sinh trưởng,
phát triển, năng suất, chất lượng và số hạt/ quả. Nhiệt độ ban đêm thấp (8-10
o
C và 15
o
C) làm giảm tỷ lệ đậu qủa và thường sinh ra quả không hạt, nhiệt độ
ban đêm thích hợp nhất là 20
o
C trong giai đoạn nở hoa.
Quả đạt kích thước đẹp nhất (Cả 2 loại hữu thụ và bất thụ) nhận được
khi nhiệt độ cao ở giai đoạn nở hoa và nhiệt độ thấp sau đó. Nếu nhiệt độ ban
đêm mà cao khoảng 24
o
C kích thích sự rụng hoa (Rylski và Spigelman,
1982). Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả của ớt là cây rất dễ nhận được
quả không hạt hoặc rất ít hạt trong điều kiện nhiệt độ thấp, ngoài ra nhiệt độ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

thấp còn làm giảm kích thước và hình dạng quả.
Ánh sáng: Ớt là cây ưa ánh sáng ngày ngắn, nếu chiếu sáng 9-10 giờ sẽ
kích thích sinh trưởng, tăng năng suất khoảng 21-24 % và tăng chất lượng quả
(Egorova, 1975). Theo Quanlitto (1976) nếu ánh sáng mặt trời giảm 30% thì
sẽ tăng năng suất gấp đôi ở ớt ngọt do tăng số quả và kích thước quả
Độ ẩm: Ớt thích hợp với điều kiện thời tiết ấm, ẩm nhưng trong điều
kiện khô hạn sẽ kích thích quá trình chín của quả. Ớt là cây chịu hạn, ẩm độ
đất thấp không ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu quả nhưng làm tăng tỉ lệ rụng quả.
Nếu ẩm độ đất khoảng 10% thì tỉ lệ rụng quả tăng lên 71%. Nếu ẩm độ đất
thấp hơn Nếu ẩm độ đất thấp hơn 70% ở giai đoạn ra hoa, hình thành quả, quả

research and development centre) đã chọn lọc và lai tạo được hàng trăm giống
tốt từ các giống vùng châu Á, thích hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng
(Pickersgill.B, 1988) (Tổng cục thống kê Hà Nội, 1996).
Nghiên cứu vấn đề sản xuất và bảo quản hạt giống ớt, Vũ Thị Tình,
1996 cho biết: “Người ta đã thí nghiệm trên 5 giống ớt trong 2 năm với 2 điều
kiện khác nhau (điều kiện lý tưởng cho giao phấn và điều kiện không lý tưởng
cho giao phấn), kết quả cho thấy: ớt là cây tự giao (autogamous) nhưng tỷ lệ
lai tạp tự nhiên có thể chiếm 1-46% tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường (ong,
bướm, gió, nhiệt độ ). Trong điều kiện giao phấn lý tưởng, tỷ lệ giao phấn
biến động từ 15-46%, không lý tưởng là 1-14%. Điều này cho thấy điều kiện
khác nhau, giống khác nhau thì tỷ lệ giao phấn khác nhau” Vì vậy trong
công tác thuần giống, phải chú ý cách ly giữa các dòng giống, để đảm bảo độ
thuần cao. Nói chung tần số lai tự nhiên và tự thụ phấn cũng khó đánh giá và
so sánh được ở điều kiện môi trường khác nhau sẽ biểu hiện khác nhau, trong
một số trường hợp không quan sát thấy có sự giao phấn.
Vấn đề bảo quản hạt giống ớt cũng được đặt ra: bảo quản như thế nào
để chất lượng hạt giống và thời gian sử dụng hạt giống kéo dài. Thông thường
khi hạt giống được đưa vào bảo quản phải đạt độ khô 94-95%, vỏ hạt có màu
vàng rơm (hạt ớt phơi khô ở nhiệt độ 30-32
o
C trong vòng 7-10 ngày), chất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

lượng hạt sau bảo quản tốt hay xấu phụ thuộc vào điều kiện bảo quản. Thí
nghiệm cho thấy ở nhiệt độ 20
o
C, ẩm độ 70% sau 3 tháng tỷ lệ nảy mầm giảm
50% và sẽ chết hoàn toàn sau 6 tháng cũng bảo quản ở nhiệt độ trên. Thí
nghiệm cũng thấy rằng, ẩm độ của môi trường ảnh hưởng tới hàm lượng nước

thích, chất chống thoát hơi nước, chất điều hoà sinh trưởng đã được xử lý vào
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

các giai đoạn 15, 30, 45 và 60 ngày sau trồng. Tỷ lệ rụng hoa giảm mạnh nhất
vào mùa hè khi phun α-NAA 15ppm. Yamgar.V.T. và Desai.U.T.,1978, 1987
nghiên cứu ảnh hưởng của α-NAA và Planofix đến sự ra hoa, rụng hoa, rụng
quả, sự đậu quả của ớt: ở thí nghiệm 2 năm với giống ớt Capsicum jawala, α-
NAA ở nồng độ 10-50ppm, xử lý vào giai đoạn 20, 40, 60 ngày sau trồng. Kết
quả tốt nhất đạt được khi α-NAA ở nồng độ phun 20 ppm sau trồng 20 ngày.
Trong y học có nhiều nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của ớt. Theo
các nhà nghiên cứu Australia, sử dụng ớt trong những bữa ăn có thể giảm
nguy cơ tăng insulin - một hiện tượng rối loạn có liên quan đến bệnh tiểu
đường type 2. Người ta đã tiến hành nghiên cứu ngẫu nhiên ở 36 người có độ
tuổi từ 22-70 có chế độ sử dụng ớt trong vòng 4 tuần với 3 kiểu, gồm một bữa
ăn nhạt không sử dụng gia vị, một bữa ăn ớt sau khi ăn một bữa nhạt, một bữa
ăn ớt trước và sau bữa ăn. Kết quả cho thấy hàm lượng insulin cần để kiểm
soát sự gia tăng hàm lượng glucozo trong máu sau khi ăn sẽ giảm nếu bữa ăn
có sử dụng ớt. Tác giả đã đưa ra kết luận ăn ớt có thể giảm nguy cơ mắc bệnh
tiểu đường do ăn uống.
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, thường xuyên ăn ớt có tác
dụng rất tốt trong việc làm chậm quá trình xơ cứng động mạch và quá trình
oxy hoá protêin trong huyết dịch. Theo đó, ớt có tác dụng khống chế quá trình
bài tiết trong dạ dày, kích thích bài tiết chất nhờn mang tính kiềm, có tác dụng
phòng trừ và trị liệu viêm loét dạ dày.
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu y khoa Cedars-sinai (Mỹ)
tiến hành thử nghiệm trên chuột như sau: trên cơ thể chuột tiến hành cấy tế
bào ung thư của người đồng thời cho chuột uống dung dịch chứa tinh chất ớt
3 lần trên một tuần. Sau đó thấy tế bào ung thư tuyến tiền liệt dần dần bị huỷ
hoại (American Association for Cancer Research, 2006). Bên cạnh đó các nhà

và QX-314 ức chế hoạt động của những tế bào thần kinh cảm nhận đau.
Capsaicin có khả năng làm hở các lỗ nhỏ chỉ có ở màng tế bào thần kinh cảm
nhận đau. Qua những chỗ hở do capsaicin mở ra, QX-314 sẽ thâm nhập vào


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status