Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh ấu trùng sán lợn (cysticercosis) của albendazole và praziquantel - Pdf 30

BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI

^ »o Oo -N f*

ĐẶNG MINH THÀNH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐlỂU TRỊ
BỆNH ÂU TRÙNG SÁN LỢN (<CYSTICERCOSIS)
CỦA ALBENDAZOLE VÀ PRAZIQUANTEL
© A I.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHÓA 2002
/v inóVx0
4
_________
\ '
Cịiúo DỈèu íitùUnỊ J(III: ThS. Lê Thi Thu Hương
ThS. Đoàn Thị Hạnh Nguyên
Qlổi thục hiệtt: Khoa khám bệnh chuyền ngành
Viện Sốt rét — ký einh trùng —
côn trùng trung ương
Q^hòì ạian thưe hiên: 01/2004 " 12/2000
Hà Nội, Tháng 05/2007
í
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành khóa luận tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời
cảm ơn chân thành tới:
ThS. Lê Thị Thu Hương — Giảng viên Bộ môn Vi sinh - sinh học,
trường Đại học Dược Hà Nội. Người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình
chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô trong Ban Giám

1.5 Điều trị bệnh ấu trùng sán lợn 10
1.5.1 Praziquantel 10
1.5.2 Albendazole 12
1.6 Lịch sử nghiên cứu 14
Phần II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 17
2.1 Thiết kế nghiên cứu 17
2.2 Địa điểm thực hiện nghiên cứu 17
2.3 Đổi tượng nghiên cứu 17
I
í
2.4 Phương pháp nghiên cứu 18
2.4.1 Thăm khám lâm sàng 18
2.4.2 Các xét nghiệm cận lâm sàng 18
2.4.3 Điều trị 18
2.4.4 Đánh giá kết quả điều trị 19
2.5 Phương pháp sử lý số liệu 19
Phần III: Kết quả nghiên cứu 20
3.1 Kết quả về dịch tễ của bệnh 20
3.1.1 Phân bố bệnh theo vị trí địa lý 20
3.1.2 Phân bố bệnh theo nhóm tuổi và giới tính 21
3.1.3 Phân bố bệnh theo nghề nghiệp 22
3.2 Triệu chứng lâm sàng thường gặp ở những bệnh nhân mắc ATSL 22
3.3 Kết quả chụp CT scanner hoặc MRI 23
3.4 Kết quả điều trị 24
3.4.1 Kết quả về hiệu quả điều trị của thuốc đối với các TCLSTK 24
3.4.2 Kết quả về hiệu quả điều trị của Albendazole trên các nang sán 26
dưới da
3.4.3 Kết quả hiệu quả điều trị của thuốc trên các nang sán trên não 26
3.5 Các tác dụng không mong muốn gặp trong quá trình sử dụng thuốc 31
Phần IV: Bàn luận 33

này. Đặc biệt khi ấu trùng sán lợn (ATSL) cư trú ở hệ thần kinh trung ương
thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng và nó được coi là một bệnh gây tổn
thương hệ thần kinh trung ương nguy hiểm nhất trong các bệnh do ký sinh
trùng gây ra.
Bệnh gặp ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển ở
châu Á, châu Phi và châu Mỹ la tinh. Việt Nam là một nước có vị trí địa lý
nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ và độ ẩm môi trường hàng năm
thường cao, đồng thời là một nước nông nghiệp lạc hậu, trình độ dân trí và
các điều kiện sinh hoạt còn thấp kém do đó mà các bệnh ký sinh trùng nói
chung và bệnh ATSL nói riêng khá phát triển. Đặc biệt ở một số vùng nông
thôn còn tập quán dùng phân tươi đê bón ruộng, chăn nuôi lợn thả rông,
không có hố xí, nghiêm trọng hơn đó là thói quen ăn các đồ ăn chưa được nấu
chín như thịt tái, nem thính, tiết canh, rau sống ở nhiều địa phương. Đây
chính là những yếu tố thuận lợi làm cho bệnh ATSL ngày càng gia tăng ở
nước ta. Bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi từ 20-50 là lứa tuổi lao động chính của xã
hội do đó việc nghiên cứu điều trị bệnh một cách hiệu quả là rất cần thiết.
Ở Việt Nam hiện nay, những bệnh nhân (BN) mắc bệnh ATSL ở miền bắc
hầu hết do Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng trung ương (Viện
SRKSTCTTW) điều trị. Đe điều trị bệnh ATSL hiện nay người ta thường
dùng Praziquantel hoặc Albendazole. Tuy nhiên hiệu quả điều trị còn phụ
thuộc vào liều dùng, thời gian điều trị và đáp ứng của BN với từng loại thuốc.
Chính vì vậy, để góp phần tăng cường hiệu quả điều trị bệnh ATSL chúng tôi
1
tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh ấu trùng sán
lợn (cysticercosis) của Albendazole và Praziquantel” với các mục tiêu sau:
- Tìm hiểu về dịch tễ và bệnh ATSL trên người ở miền Bắc Việt Nam
hiện nay.
- Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh ATSL của Albendazole và Praziquantel
trên các bệnh nhân tại khoa khám bệnh chuyên ngành - Viện SRKSTCTTW
từ 01/2004 đến 12/2006.

3
a b c
Hình 1 : Hình thể T.solỉum
a: đầu sán, b: đốt sán già, c: các đốt thân sán và cổ sán
Hình 3: Ấu trùng sán lợn
1.1.2) Chu kv phát triển: n.12.13.23.241
Trứng của T.soỉium theo đốt sán già rụng ra ngoài ngoại cảnh, trong trứng
có ấu trùng có 6 móc. Nếu trứng được vật chủ thích hợp (lợn, người ) ăn
phải thì khi vào bộ máy tiêu hoá trứng sán sẽ mất vỏ và nhờ có hệ thống vòng
móc mà ấu trùng chui qua được thành ống tiêu hoá để vào hệ thống tuần hoàn
tĩnh mạch cửa, qua gan, lên tim để theo dòng máu đi khắp các cơ quan, tạng
4
phủ trong cơ thể. Ấu trùng thường dừng lại ở những nơi mao mạch nhỏ hẹp
hoặc những nơi có dòng máu chảy chậm như ở mô dưới da, cơ vân, não rồi
phát triển thành nang sán.
Lợn là loài nhiễm ATSL nhiều nhất, nếu người ăn phải thịt lợn nhiễm
ATSL chưa được nấu chín thì ATSL sẽ vào cơ thể người và thoát khỏi vỏ
nang ở trong đường tiêu hóa người. Đầu sán sẽ bám vào thành ruột non rồi
phát triển dài dần thành sán trưởng thành ký sinh ở ruột. Thông thường lợn
nhiễm bệnh ATSL còn người nhiễm sán dây lợn trưởng thành tuy nhiên người
cũng có thể nhiễm bệnh ATSL do: người ăn phải trứng T.solium. Như vậy
người vừa là vật chủ chính vừa là vật chủ phụ của T.solium.
Hình 4: Chu kỳ phát triển của T.soỉium
1.2) Dịch tễ bệnh ATSL:
1.2.1) Đường lây nhiễm của bênh: [1,12,24]
Bệnh ATSL thường được lây nhiễm qua hai con đường chính:
- Do người ăn phải trứng của T.solium có trong thực phẩm, nước uống
hoặc do tay bị nhiễm phân của người mắc bệnh sán dây lợn trưởng thành.
Tự lây nhiễm: Thường gặp ở những người nhiễm sán dây lợn trưởng
thành. Khi đốt sán rụng ra, vì một lý do nào đó nó không bị đào thải ra môi

Hình 5: Hình ảnh nang sán dưới da
1.3.2) Bênh ATSL ở hê thần kinh trung ương: [7,8,12,17,23,27]
Nhiều trường hợp bệnh không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, BN có thể
phát hiện ra ATSL do vô tình đi chụp CT scanner hoặc MRI do các nguyên
nhân khác.
Các trường hợp có triệu chứng lâm sàng thì các biểu hiện thường gặp là:
- Co giật kiểu động kinh: là do các nang sán ở trên não kích thích gây các
cơn động kinh.
- Tăng áp lực nội sọ: thường biểu hiện là nhức đầu, buồn nôn, nôn, thị
lực giảm, suy giảm trí nhớ các biểu hiện này là do nang sán làm tắc nghẽn
dịch não tuỷ trong hệ thống não thất gây ra.
Kén sán trên não phát triển theo 4 giai đoạn:
- Giai đoạn nang: là giai đoạn đầu tiên khi ấu trùng sán định vị trong não.
Nang được bao bọc bởi một màng mỏng, bên trong chứa đầy dịch không màu
trong suốt. Trong túi dịch có chứa đầu sán nằm lệch sang một bên. Tổ chức
não xung quang nang có phản ứng viêm gây xung huyết và phù nề nhẹ.
- Giai đoạn nang keo: Nang sán bắt đầu thoái hoá, ấu trùng đã chết, nang
sán co nhỏ lại, vỏ nang dày hơn do các mô sợi liên kết tăng sinh. Dịch trong
nang sán trở nên đục. Ấu trung sán lợn khi chết giải phóng ra các sản phẩm
chuyển hoá, dịch trong nang thấm qua vỏ nang mang nhiều protein lạ với tổ
chức não, ở giai đoạn này phản ứng viêm của não xảy ra mạnh hơn, hàng rào
máu não bị phá vỡ gây hiện tượng xung huyết, phù nề rộng hơn quanh nang.
7
- Giai đoạn nốt hạt: Nang co nhỏ lại từ 2-4mm, vỏ nang dày hơn, đầu sán
vôi hóa toàn bộ, hiện tượng phù nề tổ chức quanh não giảm nhiều.
- Giai đoạn vôi hóa: Nang sán được vôi hóa toàn bộ, nốt sán vôi hóa có
kích thước l-3mm. Ở giai đoạn này thì không còn hiện tượng phù nề và xung
huyết xung quanh nang sán. Các nốt vôi hoá ngày càng nhỏ dần và tiêu biến.
Trong 4 giai đoạn phát triển của nang sán thì giai đoạn nang và nang keo là
thời kỳ hoạt động của nang sán (gọi chung là giai đoạn hoạt động), các biểu

- Chụp cộng hưởng từ hạt nhân MRI: đây là phương pháp chẩn đoán mới
được áp dụng khoảng hơn 10 năm gần đây. kỳ thuật này tỏ ra hiếu quả hơn
CT scanner trong việc chẩn đoán các nang sán đang trong thời kỳ hoạt động
nhưng lại khó phát hiện các tổn thương đã vôi hoá. Hiện nay việc chẩn đoán
ATSL trên não tại viện SRKSTCTTW thường được kết hợp cả chụp CT
scanner và chụp MRL
1.4.3) Chẩn đoán bằng phản ứng miễn dich men (ELISA):
Chẩn đoán bằng phản ứng miễn dịch là một cách gián tiếp xác định sự có
mặt của T.solium trong cơ thể BN. Có nhiều phương pháp được áp dụng như
phản ứng ngưng kết hồng cầu, phản ứng miễn dịch phóng xạ, miễn dịch
huỳnh quang Tuy nhiên các phương pháp này có độ đặc hiệu không cao do
9
có thể có phản ứng chéo với các ký sinh trùng khác do đó nó trở nên khó khăn
khi BN mắc nhiều ký sinh trùng khác nhau cùng lúc.
Ngoài ra còn có một số xét nghiệm hỗ trợ khác giúp định hướng cho việc
chẩn đoán như: xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm phân tìm trứng sán
dây bên cạnh đó thì cũng cần phải chú ý đến tiền sử đi ngoài ra đốt sán.
1.5) Điều trị bệnh ATSL: [5,12,23,27]
Mặc dù bệnh ATSL đã được biết đến từ rất lâu nhưng cho đến gần đây bệnh
mới được điều trị một cách hiệu quả. Việc điều trị bệnh có thể bằng phương
pháp phẫu thuật hoặc điều trị nội khoa Trong đề tài này chúng tôi chỉ đề cập
đến điều trị nội khoa. Các thuốc có thể sử dụng trong điều trị nội khoa là
DEC-delagyl, Praziquantel, Albendazole. Hiện nay hầu hết các cơ sở y tế chỉ
còn sử dụng Praziquantel và Albendazole để điều trị bệnh ATSL do đó trong
nghiên cứu này chúng tôi cũng chỉ đề cập đến hai loại thuốc này.
1.5.1) Praziquantel: [2,3,5,9,22]
- Công thức hoá học: C19H24N2O2
- Công thức cấu tạo:
Tên khoa học: 2-cyclohexylcarbonyl-l,2,3,6,7,llb-hexahydro-4H-pyrazino-
[2,l-l]isoquinolin-4-on

rồi vỡ ra làm con sán chết. Trên ấu trùng sán, Praziquantel xâm nhập qua vỏ
nang để làm liệt ấu trùng trong nang sán.
- Liều lượng:
Trước năm 1985, để điều trị bệnh ATSL thì đa số các tác giả đều sử dụng
liều lượng là 50mg/kg/ngày và sử dụng trong 15 ngày tuy nhiên với liều điều
trị này thì có những nghiên cứu cho thấy rằng BN gặp phải nhiều tác dụng
không mong muốn, các phản ứng viêm xảy ra rất dừ dội, thậm chí có trường
11
hợp tử vong [28,31,35]. Hiện nay tại hầu hết các cơ sơ điều trị bệnh ATSL
đều sử dụng phác đồ 30mg/kg/ngày và sử dụng trong 14 ngày X 3 đợt, sau mỗi
đợt điều trị thì ngừng sử dụng thuốc 1 tháng.
- Tác dụng không mong muốn:
Nhìn chung thuốc tương đối an toàn ít tác dụng không mong muốn. Đôi khi
BN cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nổi mề đay Thuốc có thể làm
tăng SGOT, SGPT nhưng không ảnh hưởng đến chức năng gan của người
bệnh. Các tác dụng không mong muốn chủ yếu do độc tố của sán tiết ra khi
chết, để giảm các tác dụng không mong muốn của thuốc có thể sử dụng phối
hợp với các corticoid như Dexamethason hoặc Prednisolon.
- Chống chỉ định:
Thuốc không dùng cho trẻ em dưới 4 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.
Không dùng thuốc cho những người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
1.5.2) Albendazole: [2,3,5,9,22]
- Công thức hoá học: C12H15N3O2S •
- Công thức cấu tạo:
Tên khoa học: Methyl[5-(propylthio)-lH-benzimidazol-2-yl]carbamat
- Tính chất lý hoá:
Thuốc có dạng bột kết tinh màu trắng hoặc hơi vàng, ít tan trong nước, tan
trong acid formic khan, ít tan trong dicloromethan, không tan trong ethanol.
- Dược động học:
Albendazole hấp thu tốt qua đường uống, sau khi uống thì thuốc nhanh

thì dừng thuốc một tháng.
13
- Tác dụng không mong muốn:
Nhìn chung Albendazole là một thuốc tương đối an toàn, ít tác dụng không
mong muốn. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra một số biểu hiện như đau đầu,
buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau thượng vị Các tác dụng không mong muốn của
thuốc chủ yếu là do độc tố của sán giải phóng ra khi chết. Ngoài ra
albendazole làm tăng SGOT và SGPT tuy nhiên không ảnh hưởng đến chức
năng sống của BN.
- Chống chỉ định:
Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 3 tuổi. Không dùng
thuốc cho những người mẫn cảm với thành phần của thuốc.
1.6) Lịch sử nghiên cứu:
Bệnh ATSL là một bệnh đã được biết đến từ rất lâu trong lịch sử y học, tuy
nhiên trong một thời gian dài bệnh được coi là vô phương cứu chữa và phải
đến thập kỷ 70 của thế kỷ XX thì mới có nhiều đề tài nghiên cứu về bệnh, các
phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh.
- Năm 1979 Bostero và Castano đã sử dụng Praziquantel để điều trị
bệnh ATSL ở Colombia và đã xác nhận sự mất đi của ATSL trên não thông
qua phim chụp CT scanner.
- Năm 1983 Lawrece điều trị cho BN ATSL bang Praziquantel trong 14
ngày kết hợp với Dexamethason. Trong quá trình điều trị BN có đau đầu và
sốt, tuy nhiên theo dõi sau 4 tháng điều trị các tổn thương đã biến mất.
- Năm 1987 Escobedo F, Renagos p, Sotelo J, và cộng sự điều trị bằng
Albendazole cho 7 BN bị nang sán trên não với liều lượng 15mg/kg/ngày và
rút ra kết luận có thể dùng Albendazole để điều trị ATSL trong nhu mô não có
hiệu lực cao.
- Năm 1990 Marelo Cruz đã so sánh tác dụng điều trị của Praziquantel và
Albendazole trên 100 BN nhiễm ATSL. Ông đã nhận xét rằng cả hai loại
14

Praziquantel và Albendazole đã nhận xét Praziquantel có tác dụng tốt hơn
Albendazole.
- Năm 1996 Đoàn Thị Hạnh Nguyên điều trị cho 111 BN thì nhận thấy
rằng cả Albendazole và Praziquantel đều có hiệu lực điều trị ATSL như nhau
Qua các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước chúng tôi thấy rằng
cả Praziquantel và Albendazole đều có tác dụng diệt ATSL trên da, cơ, nội
tạng và não tốt. Tuy nhiên kết quả điều trị của các nghiên cứu còn có những
điểm khác nhau do liều dùng và thời gian điều trị khác nhau và cũng còn phụ
thuộc vào đáp ứng của BN với từng loại thuốc cũng như các chủng T.solium
khác nhau. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm
góp phần điều trị bệnh ATSL đạt hiệu quả cao hơn.
16
PHẦN II
ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ử u
2.1) Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu cắt ngang
2.2) Địa điểm thực hiện nghiên cứu:
Đe tài này của chúng tôi được thực hiện tại khoa khám bệnh chuyên ngành-
Viện SRKSTCTTW từ 01/2004 đến 12/2006.
2.3) Đối tượng nghiên cứu:
- Các BN được chẩn đoán và điều trị bệnh ATSL tại khoa khám bệnh
chuyên ngành Viện SRKSTCTTW từ 01/2004 đến 12/2006
- Các tiêu chuẩn lựa chọn BN:
+ BN bị nhiễm ATSL dưới da và/hoặc trên hệ thần kinh trung ương
+ BN không có các chống chỉ định với thuốc.
+ BN không có các bệnh lý khác kèm theo.
- Số lượng BN nghiên cứu:
Cỡ mẫu trong nghiên cứu được tính theo công thức:
_ z ^ p .q .F
11 D2

- Xét nghiệm công thức máu.
- Chụp CT scanner hoặc MRI để đánh giá tổn thương trên não của BN do
ATSL gây ra. Đây là một xét nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng để xác định
tổn thương trên não BN do ATSL gây ra.
- Ngoài ra để hỗ trợ cho việc sử dụng thuốc và đánh giá tác dụng không
mong muốn của thuốc trong quá trình điều trị chúng tôi tiến hành làm xét
nghiệm men gan SGOT và SGPT.
2.3.3) Điều tri:
Với những BN đã được chẩn đoán nhiễm ATSL thì chúng tôi sử dụng một
mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất, trong đó ghi đầy đủ các mục về bệnh
18
cảnh lâm sàng của BN. Sau đó chúng tôi tiến hành điều trị cho BN tại khoa
khám bệnh chuyên ngành viện SRKSTCTTW, trong quá trình điều trị, chúng
tôi tiến hành đánh giá những biến đổi lâm sàng cụ thể.
Chúng tôi tiến hành chọn BN vào hai nhóm điều trị: 1 nhóm điều trị theo
phác đồ sử dụng Albendazole với liều 20mg/kg/ngày X 20 ngày và điều trị 3
đợt, mỗi đợt cách nhau 1 tháng, 1 nhóm điều trị theo phác đồ Praziquantel với
liều 30mg/kg/ngày X 14 ngày và điều trị 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 tháng.
2.3.4) Đánh giá kết quả điều tri: ¿r? JjxC-t Ux. /ứ>' fn/'"
Trong quá trình điều trị chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả điều trị của BN.
Ngoài việc so sánh các triệu chứng lâm sàng, số lượng nang sán dưới da trước
và sau điều trị, các tác dụng không mong muốn thì sau khi điều trị đủ ba đợt
theo đúng phác đồ đã được lựa chọn những BN này được chụp CT scanner
hoặc MRI để đánh giá hiệu quả của thuốc với các tổn thương trên não trong
điều trị. BN được đánh giá là khỏi khi:
- Các nang sán dưới da tiêu đi hoặc bị vôi hóa nhỏ lại
- Không còn các triệu chứng tổn thương thần kinh do nang sán trên não
gây ra
- Trên phim CT scanner hoặc MRI sau điều trị không còn thấy các nang
sán đang ở giai đoạn hoạt động. Các nang sán này phải mất đi hoặc vôi hoá.

11
Nam Định 12
3,51
4
Hà Nội
30 8,77
12
Quảng Ninh
10
2,92
5
Thanh Hoá 28
8,19 13
Cao Băng 9 2,63
6
Hải Dương 27 7,89
14
Ninh Bình
5
1,46
7
Băc Kạn 21
6,14
15
Hòa Bình
3 0,88
8
Vĩnh Phúc 14 4,09
16
Các tỉnh khác 12


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status