phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật của doanh nghiệp trong nước của nông hộ tại tỉnh vĩnh long - Pdf 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ THANH VÂN

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG NƯỚC CỦA NÔNG HỘ TẠI TỈNH
VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành: 52340101

Tháng 12 Năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ THANH VÂN
MSSV: S1200383

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG NƯỚC CỦA NÔNG HỘ TẠI TỈNH
VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Người thực hiện

ii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa…………………………………………………………………
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................... i
CAM KẾT .......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................... vi
DANH SÁCH HÌNH ....................................................................................... vii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 2
1.2.4 Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 3
1.3 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 3

doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long .................................................................. 31
3.2.3 Đặc điểm về sản phẩm và khách hàng của ngành ................................... 34
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA
DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC CỦA NÔNG HỘ TẠI TỈNH VĨNH
LONG ............................................................................................................... 36
4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐÁP VIÊN...................................................... 36
4.1.1 Đặc điểm các nhân của đáp viên ............................................................. 36
4.1.2 Đặc điểm xã hội của đáp viên ................................................................. 38
4.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT QUA
KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRÊN ĐỊA BÀN ....................................................... 39
4.2.1 Tình hình nhận biết thương hiệu .............................................................. 39
4.2.2 Tình hình sử dụng sản phẩm thuốc BVTV .............................................. 43
4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA
CHỌN SẢN PHẨM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA DOANH
NGHIỆP TRONG NƯỚC CỦA NÔNG HỘ.................................................... 44
4.3.1 Hiệu chỉnh hệ biến đo lường .................................................................... 44
4.3.2 Mô hình hiệu chỉnh ................................................................................. 59
iv


4.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm
thuốc bảo vệ thực vật của doanh nghiệp trong nước của nông hộ tại tỉnh
Vĩnh Long ........................................................................................................ 59
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ
TRƯỜNG CHO DOANH NGHIỆP NÔNG DƯỢC TRONG NƯỚC ............ 61
5.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂN ............................................................ 61
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ
TRƯỜNG CHO DOANH NGHIỆP NÔNG DƯỢC TRONG NƯỚC ............ 62
5.2.1 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm ......................................................... 62

Bảng 4.12: Kết quả ma trận hệ số nhân tố ....................................................... 54
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy logistic ................................................................ 59

vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Mô hình hành vi của người mua (Philip Kotler, 2005) ..................... 5
Hình 2.2: Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng .......... 5
Hình 2.3: Mô hình 5 giai đoạn của quá trình ra quyết định mua hàng .............. 9
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................ 16
Hình 2.5: Tiến trình thực hiện nghiên cứu ....................................................... 23
Hình 3.1: Địa bàn thu thập số liệu tại tỉnh Vĩnh Long .................................... 24
Hình 4.1: Mô hình hiệu chỉnh .......................................................................... 58

vii


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật.
NN-PTNT: Nông nghiệp – Phát triển nông thôn.
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

viii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội

môn thì khó ai có thể phân định được nên dùng thuốc gì và lựa chọn mức giá
1


bao nhiêu? Trên thực tế, các mức giá khác nhau của thuốc BVTV phần lớn
phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, phần nữa phụ thuộc vào tính độc quyền
của sản phẩm.
Theo đại diện của Hội Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc BVTV
Việt Nam, nếu mặt hàng thuốc BVTV phụ thuộc hầu hết vào các công ty đa
quốc gia với các chi phí cao ngất ngưởng, chắc chắn khi đó, giá thuốc sẽ cao,
giá thành nông sản tăng lên; lợi nhuận về kinh doanh thuốc được chuyển về
công ty mẹ ở nước ngoài. Điều đó sẽ có tác động không nhỏ đối với xã hội.
Đây đang là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp gia công – sản xuất – kinh
doanh mặt hàng phân bón và thuốc BVTV trong nước bức xúc, trăn trở.
Do đó, đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn thuốc bảo vệ thực vật của doanh nghiệp trong nước của nông hộ tại
tỉnh Vĩnh Long” nhằm tìm hiểu những nhân tố nào tác động đến quyết định
lựa chọn sản phẩm thuốc BVTV tại địa bàn này. Cơ sở để đề xuất một số giải
pháp để các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm
thuốc BVTV có thể nâng cao khả năng tiếp cận thị trường.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm
thuốc bảo vệ thực vật của doanh nghiệp trong nước của nông hộ tại tỉnh Vĩnh
Long. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp giải pháp để các doanh nghiệp trong
nước trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm thuốc BVTV có thể
nâng cao khả năng tiếp cận thị trường.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng sử dụng thuốc BVTV của nông hộ tại tỉnh Vĩnh
Long.

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Hành vi người tiêu dùng
2.1.1.1 Khái niệm
Hành vi người tiêu dùng là hành động của một người tiến hành mua và
sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ, bao gồm cả quá trình tâm lý và xã hội
xảy ra trước và sau khi xảy ra hành dộng này.
Hành vi người tiêu dùng được hiểu là những phản ứng mà các cá nhân
biểu lộ trong quá trình mua hàng hóa và dịch vụ. Nhà Marketing nghiên cứu
hành vi người tiêu dùng với mục đích nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen
của người mua.
2.1.1.2 Tại sao phải nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng?
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cần phải nghiên cứu về hành vi
người tiêu dùng để lựa chọn phân khúc thị trường phù hợp trước khi quyết
định kinh doanh một sản phẩm nào đó.
Khi nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, các doanh nghiệp dần dần khám
phá ra những vấn đề sau: (1) Người tiêu dùng là những cá nhân rất phức tạp
với những nhu cầu khác nhau; (2) Nhu cầu của người tiêu dùng rất khác nhau
giữa các xã hội, giữa các khu vực địa lý, giữa các nền văn hóa, tuổi tác và giới
tính.
2.1.2 Mô hình hành vi của người tiêu dùng
Theo Philip Kotler, nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của khách hàng là
một nhiệm vụ khá quan trọng có ảnh hưởng rất lớn trong quy trình các quyết
định về tiếp thị của các doanh nghiệp. Ngày nay, các doanh nghiệp nghiên cứu
hành vi của người tiêu dùng với mục đích nhận biết nhu cầu, sở thích, thói
quen của họ. Cụ thể là xem xét những vấn đề: Những ai tạo nên thị trường đó?
Người tiêu dùng muốn mua gì? Tại sao họ lại mua sản phẩm, dịch vụ đó? Tại
sao họ lại mua nhãn hiệu đó? Họ mua như thế nào? Mua ở đâu? Khi nào? Mức
độ mua ra sao?... Để xây dựng các chiến lược marketing thúc đẩy người tiêu
dùng mua sắm sản phẩm, dịch vụ của mình.

Văn hóa

Nhận thức vấn đề

Lựa chọn nhãn hiệu

Tác nhân
khác

Sản phẩm Kinh tế
Giá

Công nghệ

Xã hội

Tìm kiếm thông tin

Lựa chọn đại lý

Địa diểm

Chính trị

Cá nhân

Quyết định

Định thời gian mua


- Nhánh văn
hóa
- Tầng lớp
xã hội

- Nhóm
người tham
khảo
- Gia đình
- Vai trò, địa
vị

- Tuổi, giai đoạn
của chu kỳ sống
- Nghề nghiệp
- Hoàn cảnh kinh
tế
- Lối sống
- Nhân cách và ý
thức

- Động cơ
- Nhận thức
- Hiểu biết
- Niềm tin
và thái độ

Người
mua


trọng nhất trong xã hội và nó đã được nghiên cứu rất nhiều năm.
Vai trò và địa vị: trong đời mình, một người tham gia vào rất nhiều
nhóm – gia đình, các câu lạc bộ, các tổ chức. Mỗi vai trò đều gắn với một địa
vị. Người ta lựa chọn những sản phẩm thể hiện được vai trò và địa vị của mình
trong xã hội. Tuy nhiên, biểu tượng của địa vị thay đổi theo các tầng lớp xã
hội và theo cả vùng địa lý nữa.
2.1.3.3 Các yếu tố cá nhân
Những quyết định của người mua cũng chịu ảnh hưởng của những đặc
điểm cá nhân, nổi bật nhất là tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống của người
mua, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống, nhân cách và tự ý niệm của
người đó.
6


Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống: Người ta mua những hàng hóa
và dịch vụ khác nhau trong suốt đời mình. Thị hiếu của người ta về quần áo,
đồ gỗ, thức ăn và cách giải trí cũng khác nhau tùy theo tuổi tác.
Nghề nghiệp: Nghề nghiệp của một người cũng ảnh hưởng đến cách
thức tiêu dùng của họ.
Hoàn cảnh kinh tế: Việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từ
hoàn cảnh kinh tế của người đó. Hoàn cảnh kinh tế của người ta gồm thu nhập
có thể chi tiêu của họ (mức thu nhập, mức ổn định và cách sắp xếp thời gian),
tiền tiết kiệm và tài sản (bao gồm cả tỷ lệ phần trăm tài sản lưu động), nợ, khả
năng vay mượn, thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm.
Lối sống: Lối sống của một người là một cách sống trên thế giới của họ
được thể hiện ra trong hoạt động, sự quan tâm và ý kiến của người đó. Lối
sống miêu tả sinh động toàn diện một con người trong quan hệ với môi trường
của mình.
Nhân cách và ý niệm về bản thân: Mỗi người đều có một nhân cách
khác biệt có ảnh hưởng đến hành vi của người đó. Nhân cách có thể là một

thức: Sự quan tâm có chọn lọc, sự bóp méo có chọn lọc và sự ghi nhớ có chọn
lọc.
Tri thức: Khi người ta hành động cũng đồng thời lĩnh hội được tri thức.
Tri thức mô tả những thay đổi trong hành vi của cá thể bắt nguồn từ kinh
nghiệm. Hầu hết hành vi của con người đều được lĩnh hội.
Niềm tin và thái độ: Thông qua hoạt động và tri thức, người ta có được
niềm tin và thái độ. Những yếu tố này lại có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm
của con người. Thái độ làm cho người ta xử sự khá nhất quán đối với những
sự vật tương tự. Thái độ cho phép tiết kiệm sức lực và trí óc. Vì thế mà rất khó
thay đổi được thái độ.
2.1.4 Quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng
Quá trình ra quyết định mua là một chuỗi các giai đoạn mà người tiêu
dùng trải qua trong việc ra quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Trước hết
là người tiêu dùng có được ý thức và nhu cầu dùng sản phẩm, kế đó họ sẽ tìm
kiếm thông tin thông qua các hình thức khác nhau như tìm kiếm trên phương
tiện thông tin đại chúng, tìm hiểu bạn bề, đồng nghiệp đã từng sử dụng sản
phẩm đang đề cập, quảng cáo của nhà sản xuất,… qua quá trình nhận thông
tin họ có thể biết được đồng thời có nhiều sản phẩm cùng loại có thể đáp ứng
nhu cầu của họ và chúng có những đặc điểm khác nhau về chất lượng, giá cả,
phương thức mua bán,… Do vậy bước tiếp theo là họ phải đưa ra những
phương án tiêu dùng khác nhau và tiến hành đánh giá lợi ích của việc sử dụng
từng loại sản phẩm, giá cả, thời gian sử dụng, tính tiện lợi, khả năng tài chính
của người mua. Sau khi đánh giá, họ sẽ đưa ra quyết định mua sắm một trong
những loại sản phẩm sẽ mang lại cho họ lợi ích cao nhất. Tuy nhiên trong quá
trình mua hàng không phải chấm dứt tại đây, mà bao giờ người tiêu dùng sau
khi quyết định mua sắm một sản phẩm nào đó cũng có nhu cầu dịch vụ hậu
mãi của người bán (thời gian bảo hành, chế độ bảo trì).

8


chẳng hạn từ báo chí, quảng cáo, bạn bè, xã hội,… Tất cả những tác nhân kích
thích đó có thể gợi mở một vấn đề hay nhu cầu.
2.1.4.2 Tìm kiếm thông tin
Một người tiêu dùng đã có nhu cầu, thì bắt đầu tìm kiếm thông tin. Nếu
sự thôi thúc của người tiêu dùng mạnh, và sản phẩm vừa ý nằm trong tầm tay,
người tiêu dùng rất có thể sẽ mua ngay. Nếu không, người tiêu dùng đơn giản
chỉ lưu giữ nhu cầu trong tiềm thức. Trong trường hợp họ muốn tìm kiếm các
thông tin, các nguồn thông tin bên ngoài chủ yếu: (1) Nguồn thông tin cá
nhân: thu nhận được từ gia đình, bạn bè, hàng xóm và người quen; (2) Nguồn
thông tin công cộng: thu nhận được từ các phương tiện truyền thông đại chúng
và các tổ chức.
2.1.4.3 Đánh giá các lựa chọn
Khi người tiêu dùng quyết định họ thường có thích phương án đã chọn
hay không. Giai đoạn đánh giá các lựa chọn bắt đầu bằng việc khảo sát tiêu
chuẩn đánh giá của người tiêu dùng – cả đặc tính khách quan của một nhãn
hiệu và những yếu tố chủ quan mà người tiêu dùng cho là quan trọng. Những
tiêu chuẩn này hình thành từ những hồi ức được gợi lên trong người tiêu dùng
9


– nhóm các nhãn hiệu người tiêu dùng xem xét khi mua trong số những nhãn
hiệu cùng loại mà họ đã từng biết đến.
2.1.4.4 Đánh giá các phương án lựa chọn
Nhà quảng cáo giúp người tiêu dùng trong quá trình chọn lựa bằng cách
gợi các tiêu chuẩn cho người tiêu dùng sử dụng. Nhà quảng cáo nên diễn đạt
hoặc diễn dịch tiêu chuẩn đánh giá theo những lợi ích của người tiêu dùng –
đặc biệt khi những lợi ích này không rõ ràng. Lợi ích là kết quả sử dụng.
2.1.4.5 Quyết định mua
Quyết định mua là quyết định có nhận thức theo một cách nào đó. Quyết
định mua liên quan đến việc đánh giá các lựa chọn và thường bị ảnh hưởng

việc phát hiện và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về
một mặt hàng cụ thể đến việc đưa hàng hoá đó đến người tiêu thụ cuối cùng
nhằm bảo đảm cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến”.
Định nghĩa của Philip Kotler: “Marketing là một quá trình quản lý
mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần
và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có
giá trị với những người khác’’.
Định nghĩa của một nhóm trong Hiệp hội Marketing thế giới năm
1999: “Marketing là một triết lý kinh doanh cốt lõi nhằm vào quy trình nhận
biết và thực hiện những nhu cầu của các cá nhân, tổ chức thông qua việc trao
đổi tạo nên những giá trị lớn nhất có thể cho các bên tham gia trao đổi”.
Quan điểm hiện đại: “Marketing là thiết lập, duy trì và củng cố các mối
quan hệ với khách hàng và các đối tác có liên quan để làm thoả mãn mục tiêu
của các thành viên”.
Marketing được định nghĩa theo nhiều quan điểm khác nhau nhưng tóm
lại bản chất của Marketing là quá trình làm thoả mãn nhu cầu của khách
hàng, được thực hiện bằng cách:
+ Phối hợp các bộ phận chức năng khác nhau trong doanh nghiệp
+ Nhằm trọng tâm vào “Khách hàng mục tiêu”
+ Thông qua việc sử dụng “các mục tiêu, chiến lược và kế hoạch
Marketing” được thực hiện bằng “Marketing Hỗn hợp 4P”
2.1.5.2 Các công cụ Marketing
Marketing Hỗn hợp 4P là gì?
Đó là bốn công cụ Marketing trong tầm tay mà một doanh nghiệp có thể
sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được mục tiêu đặt ra.
Marketing Hỗn hợp 4P gồm 4 thành tố:
Sản phẩm (Product): là phương tiện mà công ty dùng để thoả mãn nhu
cầu của khách hàng. Sản phẩm có thể là hàng hoá hữu hình, dịch vụ vô hình,
có thể là một địa điểm... Để khách hàng phân biệt được, sản phẩm phải có
nhãn hiệu và phải được đóng gói.

Thuốc BVTV hay nông dược là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên
hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại
sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh
vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác.
2.1.6.2 Các nhóm thuốc BVTV
Thuốc BVTV bao gồm các nhóm chính: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh,
thuốc trừ cỏ dại, chế phẩm điều hoà sinh trưởng, phân bón lá và thuốc trừ
động vật gây hại.

12


2.1.6.3 Cách tác động của thuốc BVTV
Thuốc trừ sâu:
+ Tiếp xúc: thuốc tác động qua da;
+ Vị độc: thuốc tác động qua miệng;
+ Xông hơi: thuốc tác động qua đường hô hấp;
+ Nội hấp hay lưu dẫn: thuốc thấm vào trong tế bào và xâm nhập vào hệ
thống mạch dẫn trong cây, sâu chích hút hoặc ăn phần vỏ cây có phun thuốc
rồi chết;
+ Thấm sâu: thuốc thấm vào mô cây và diệt những côn trùng sống ẩn
dưới những phần phun thuốc;
+ Ngoài ra còn có một số thuốc có tính xua đuổi hoặc gây ngán ăn đối
với côn trùng.
Thuốc trừ bệnh:
+ Tiếp xúc: tiêu diệt nấm bệnh nơi tiếp xúc với thuốc và ngăn chặn sự
xâm nhiễm tiếp tục của nấm bệnh;
+ Nội hấp: thuốc xâm nhập và chuyển vị trong cây nhằm tiêu diệt ổ nấm
bệnh nằm sâu trong mô cây, ở xa nơi tiếp xúc với thuốc.
Thuốc trừ cỏ:

gây ngộ độc đối với cây trồng và làm tăng tính chịu đựng, tính kháng thuốc.
Đúng cách: Tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và những yêu cầu kỹ
thuật cũng như nơi xuất hiện dịch hại mà sử dụng cho đúng cách. Nên phun
thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu phun vào buổi trưa, do nhiệt độ cao,
tia tử ngoại nhiều làm thuốc nhanh mất tác dụng, thuốc bốc hơi mạnh dể gây
ngộ độc cho người phun thuốc. Nên đi trên gió hoặc ngang chiều gió. Nếu
phun ở đồng xa nên đi hai người để có thể cứu giúp nhau khi gặp nạn trong
quá trình phun thuốc.
Hỗn hợp thuốc
Là pha hai hay nhiều loại thuốc nhằm trừ cùng một lúc được nhiều dịch
hại. Tuy nhiên cần lưu ý các điểm sau: Chỉ nên pha các loại thuốc theo sự
hướng dẫn ghi trong nhãn thuốc, bảng hướng dẫn pha thuốc hoặc sự hướng
dẫn của cán bộ kỹ thuật biết rõ về đặc tính của thuốc. Nên hỗn hợp tối đa hai
loại thuốc khác nhóm gốc hóa học, khác cách tác động, hoặc khác đối tượng
phòng trừ trong cùng một bình phun.
Hỗn hợp thuốc nhằm một trong những mục đích sau:
+ Mở rộng phổ tác dụng.
+ Sử dụng sự tương tác có lợi.
+ Hạn chế sự mất hiệu lực nhanh của một số hoạt chất.
+ Gia tăng sự an toàn trong sử dụng.
+ Tiết kiệm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế.

14


Tuy nhiên khi hỗn hợp cần tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất vì
có những hoạt chất không thể hỗn hợp với nhau. Không phối hợp thuốc có
tính acid với tính kiềm.
2.1.6.5 Nguồn nguyên liệu
Phần lớn các hoá chất dùng để sản xuất thuốc BVTV trong nước chưa


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status