SKKN dạy học các bài “ôn tập PHẦN văn học” NGỮ văn 12 THEO TINH THẦN đổi mới PHƯƠNG PHÁP dạy học và KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ - Pdf 32

SKKN: Dạy học các bài “Ôn tập phần văn học”, Ngữ văn 12 chương trình Chuẩn

DẠY HỌC CÁC BÀI “ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC”
NGỮ VĂN 12 THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ.
I.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“Ôn tập phần văn học” là bài khá quan trọng trong chương trình Ngữ văn 12,
được sắp xếp ở cuối mỗi học kì . Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ
đề cập đến các bài “Ôn tập phần văn học” thuộc chương trình Chuẩn (cơ bản) .
Các bài này được phân bố ở tuần 18 ( học kì I) và tuần 36 (học kì II) với tổng
số tiết không nhiều ( khoảng 04 tiết).Ý thức được tầm quan trọng của bài học
này, có lẽ các giáo viên dạy Ngữ văn 12 ai cũng quan tâm và đều chú trọng đầu
tư dạy học theo cách riêng. Với tư cách là giáo viên phụ trách môn Ngữ văn 12
nhiều năm, tổ trưởng chuyên môn phụ trách môn Ngữ văn của trường THPT
Nguyễn Trãi, chúng tôi mạo muội đề xuất cách làm của mình khi dạy học các
bài này.

II.

THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI:
1. Thuận lợi:
- Ngữ văn là một trong các môn thi Tốt nghiệp thường xuyên . Dù
muốn dù không thì môn học cũng nhận dược sự quan tâm của các cấp
lãnh đạo ngay từ đầu năm học: đa số các trường đã thực hiện tăng tiết
cho môn học, nhất là các trường ngoài công lập. Với mục đích giãn
tiết, có đủ thời gian cho việc ôn thi. Trường THPT Nguyễn Trãi chúng
tôi, năm học này cũng thực hiện tăng tiết Ngữ văn từ đầu năm cho
các lớp12 ban A thường ( phân biệt với lớp chọn – 12A1, 12A2) mỗi

với tổng điểm 30 là đậu; điểm liệt mỗi môn là 0, kiểu gì cũng đậu).
- Thi Tốt nghiệp tú tài không mấy khó khăn, nhất là những năm gần
đây, nhiều trường đạt kết quả cao ngất ngưởng (100%).Xét bề nổi , đó
là điều đáng mừng. Xét bề sâu, thì đó là điều đáng lo, kết quả cào
bằng, triệt tiêu động lực phấn đấu của người học, khó khăn nhiều cho
những người dạy môn xã hội, môn Ngữ văn không ngoại lệ.
3. Các số liệu thông kê:
Kết quả bài kiểm tra chất lượng đầu năm ( bài viết số 1) môn Ngữ văn của
hai lớp 12A1 và 12B1( Từ sổ điểm cá nhân ban đầu của chúng tôi):
Lớp
12A1
12 B1
Tổng

Sĩ số HS
41
42
83

Điểm
( Tổng hợp từ sách giáo khoa Ngữ văn 12 , chương trình Cơ bản trang 196- tập
I và trang 213 - tập II) .
*. Đối với giáo viên:
Giúp học sinh:
Người thực hiện : Thái Thị Kim , THPT Nguyễn Trãi, Đồng Nai

2


SKKN: Dạy học các bài “Ôn tập phần văn học”, Ngữ văn 12 chương trình Chuẩn

+ Tổng kết, ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về văn học
Việt Nam và văn học nước ngoài đã học trong SGK Ngữ văn lớp 12, tập I, II;
vận dụng linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đó.
+ Rèn luyện năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện , tác giả, tác
phẩm , hình tượng, ngôn ngữ văn học …
( Tổng hợp từ sách giáo viên Ngữ văn 12 , chương trình Cơ bản trang 215 - tập I
và trang 175 - tập II) .
- Các vấn đề đặt ra:
+ Như đã trình bày ở trên, về tình trạng chung của học sinh trường Nguyễn
Trãi , đa số thi khối A nên không mấy quan tâm tới môn Ngữ văn .
+ Hai lớp chúng tôi được phân công dạy học Ngữ văn trong năm học này là:
12A1- lớp nguồn ban A với 100% học sinh của lớp thi đại học khối A, nên
không có một tiết tăng nào cho môn Ngữ văn trong học kì I và 12B1 – một
lớp có kết quả thi môn Ngữ văn học kì II thấp nhất khối 11 năm ngoái (khoảng
một nửa số học sinh có điểm dưới 5 ở kì thi này). Điều đó được lặp lại ở bài
kiểm tra chất lượng Ngữ văn đầu năm của lớp 12B1( theo số liệu thống kê ở
bảng trên). Một lớp tuy có khả năng học nhưng lại không có động lực, mục đích
về môn học( 12A1). Một lớp hầu như mất căn bản về môn học , đồng thời rất
chểnh mảng, thờ ơ với môn học( 12B1- đa số là học sinh nam ). Các lớp 12

tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX; Hai bài văn Nghị luận - Tuyên
ngôn độc lập của Hồ Chí Minh , Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng
trong bầu trời văn nghệ dân tộc của Phạm Văn Đồng; năm bài thơ –
Tây Tiến của Quang Dũng, Việt Bắc của Tố Hữu, Sóng của Xuân
Quỳnh, Đất Nước của Nguyễn khoa Điềm, Đàn ghi ta của Lor-ca của
Thanh Thảo ; hai bài tùy bút- Người lái đò sông Đà của Nguyễn
Tuân , Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ
NgọcTường.Tổng các bài văn học trong chương trình chính khóa học
kì I là 10 bài, chưa kể các bài đọc thêm.
• Học kì II, phần Văn học Việt Nam gồm: năm truyện ngắn- Vợ
chồng A Phủ của Tô Hoài, Vợ Nhặt của Kim Lân, Rừng xà nu của
Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi,
Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu; một vở kịch- Hồn
Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ; phần văn học Nước
ngoài học ba bài – Thuốc của Lỗ Tấn, Số phận con người của Sô lô
khốp, Ông già và biển cả của Hê- min- guê. Tổng các bài văn học
trong chương trình chính khóa học kì II là 09 bài, chưa kể các bài đọc
thêm.
• Như vậy, cả năm học, số bài của phần văn học có mặt trong cấu trúc
đề thi Tốt nghiệp THPT thuộc chương trình cơ bản là 19 bài.
+ Biện pháp thực hiện:
• Học kì I: tiến hành ôn tập chung cho cả khối 12 dưới hình thức
truy bài dưới cờ .
Sử dụng tài liệu đã được soạn thảo chung của Tổ chuyên môn gồm 54
câu hỏi về kiến thức cơ bản ở học kì I, chúng tôi phát trước cho toàn thể
HS khôi 12. Nhằm mục đích thống nhất nội dung ôn tập kiến thức nền
móng cho học sinh.
Họp tổ chuyên môn: lên kế hoạch gửi ban Giám hiệu, ban Quản sinh;
bàn về cách thức thực hiện cụ thể - phân công các giáo viên chịu trách
nhiệm khảo bài dưới cờ, thống nhất hình thức Kiểm tra cho điểm; qui

+ Các bài “Ôn tập phầnVăn học” được xếp ở cuối mỗi học kì với thời lượng
mỗi bài khoảng 2 tiết. Chúng tôi thấy không nên đợi đến tiết qui định mới thực
hiện ôn tập vì như vậy sẽ khó đạt hiệu quả - Học sinh sẽ không có đủ kiến thức
để làm các bài kiểm tra thường xuyên , kiểm tra định kì. Bởi vậy, chúng tôi
thực hiện “Ôn tập phần văn học” bằng hình thức chia nhỏ , rải đều kiến thức,
học tới đâu ôn tới đó thì kiến thức sẽ được củng cố kĩ hơn , HS sẽ nhớ lâu
hơn, chắc hơn.
- Tuy trong các giờ trên lớp, mổi cá nhân giáo viên đều có cách dạy của
riêng mình, nhưng chúng tôi đều hướng đến việc đáp ứng các Mục tiêu
chung của các bài học, của chương trình và môn học.
• Học kì II: ôn tập theo đơn vị lớp
Vì nhiều lí do ( khách quan và chủ quan) học kì II chúng tôi không tổ
chức truy bài dưới cờ cho HS toàn khối 12 được. Việc ôn tâp tùy thuộc
vào từng cá nhân giáo viên phụ trách lớp. Chúng tôi xem cách làm trên
(truy bài trong giờ chào cờ) như là một sự gợi ý để chúng tôi tiếp tục
tiến hành bài “Ôn tập phần văn học” cho học sinh với qui mô nhỏ hơn
(lớp).
Theo tinh thần trên, bản thân chúng tôi đã thực hiện dạy học bài “Ôn
tập phần văn học” ở học kì II cho học sinh hai lớp được phân công
giảng dạy như sau:
Trước tiên, chúng tôi biên soạn một tài liệu định hướng theo Mục tiêu
cần đạt của bài “Ôn tập phần văn học” . Nghĩa là thống nhất cho học sinh
các nội dung cơ bản cần nắm của các bài cụ thể. Chúng tôi biết, tài liệu
tham khảo cho môn Văn rất phong phú. Có thể nói là một rừng tài liệu
với “muôn hình vạn trạng”. Có điều, xuất phát từ đối tượng dạy học của
mình, nhằm đáp ứng được Mục tiêu dạy học, chúng tôi phải lựa chọn
nội dung để soạn ra tài liệu riêng cho phù hợp với đối tượng tiếp nhận.
Tiếp đó, chúng tôi yêu cầu hai lớp ( 12A1, 12B1) photo và phát cho
các cá nhân học sinh trong lớp. Xem như đây là tài liệu tham khảo mang
tính định hướng trong việc tiếp nhận kiến thức văn học cho các em HS.

hiện. Mỗi tổ (nhóm) đều có ý thức tìm cách thực hiện mới mẻ hơn, hấp
dẫn hơn, tốt hơn so với tổ khác ( để được khen, được nhận điểm cao
hơn).Càng về sau thì các em càng thực hiện tốt hơn ( vì tránh được các
sai sót các tổ thực hiện trước mắc phải và phát huy những ưu điểm các tổ
trước đã làm được).
Chúng tôi nhận thấy nhiều học sinh rất thông minh, nhạy bén, chỉ cần
hướng dẫn, chỉ đường là hầu như các em thực hiện tốt công việc được giao.
Có thể nói, trong các giờ lên lớp với sự tham gia tích cực của các em
HS, không khí lớp trở nên sinh động, hào hứng, tập trung, sôi nổi. Bởi
vậy, hiệu quả công việc đạt được nhiều lúc ngoài sự mọng đợi, dự kiến
ban đầu của chúng tôi.
(Cần lưu ý thêm: Ở học kì II, lớp 12A1 mỗi tuần được học 01 tiết Tự
chọn Ngữ văn trong chương trình nên chúng tôi mới có đủ thời gian thực
hiện được bài dạy học như đã trình bày).
IV. KẾT QUẢ:
Với cách làm như đã trình bày trên, chúng tôi nhận thấy lợi ích thu được không
nhỏ:
+ Học sinh đã được lôi kéo vào cuộc một cách tự nhiên, không còn thờ ơ quay
lưng với môn học.

Người thực hiện : Thái Thị Kim , THPT Nguyễn Trãi, Đồng Nai

6


SKKN: Dạy học các bài “Ôn tập phần văn học”, Ngữ văn 12 chương trình Chuẩn

+ Về cơ bản chúng tôi đã đạt được Mục tiêu của các bài “ Ôn tập phần văn học”,
không phải chỉ trong vài tiết học mà theo kiểu “mưa dầm thấm sâu”- vừa học,
vừa ôn tập củng cố, vừa thực hành.

29

Điểm 7- 8
28
17
45

Điểm 9-10
06
0
06

+ So với bài kiểm tra chất lượng đầu năm thì kết quả của bài kiểm tra học kì I có
sự tiến bộ vượt bậc ở cả hai lớp do cá nhân chúng tôi phụ trách. Tuy nhiên , kết
quả này là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nữa.
Nhưng không thể loại trừ sự nỗ lực cố gắng của thầy trò chúng tôi trong thực thi
đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá như đã trình bày ở trên.
V.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Cách thức chung của việc dạy học là đi từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao.
Dạy học cần phải căn cứ vào Mục tiêu cần đạt và Đối tượng tiếp nhận để lựa
chọn nội dung và phương pháp phù hợp. Thêm nữa, hoàn cảnh để thực thi là
điều cần phải tính đến.
Xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh – sự bùng nổ thông tin , công nghệ phát
triển như vũ bão – thì không thể nhồi nhét vào đầu học sinh khối lượng kiến thức
ngày càng nhiều . Vấn đề đặt ra là phải dạy cho học sinh phương pháp học ngay từ
nhỏ và càng lên cấp học cao thì đều này càng phải đặc biệt chú trọng .
Rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp
nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học
Trong các phương pháp dạy học thì cốt lõi là phương pháp tự học . Nếu rèn

học sinh của chúng tôi sẽ đủ sức vượt qua chúng. Nếu được như vậy thì có thể
xem như chúng tôi đã góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc thực
hiện thành công sự nghiệp đối mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh
giá mà ngành ta phát động và triển khai bấy lâu nay.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập I, II, NXB GD, năm 2008
- Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập I, II, NXB GD, năm 2008
- Tài liệu Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ văn 12, NXB GD, năm 2010
- Tài liệu tập huấn Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, trường
THPT Nguyễn Trãi phổ biến, năm 2012.
- Một số sách báo tài liệu khác.

Biên Hòa, ngày 19 – 4 - 2013
Người thực hiện:

Thái Thị Kim

Người thực hiện : Thái Thị Kim , THPT Nguyễn Trãi, Đồng Nai

8


SKKN: Dạy học các bài “Ôn tập phần văn học”, Ngữ văn 12 chương trình Chuẩn

Lưu ý:
Sau đây chúng tôi đưa thêm phần Phụ lục – là phần việc
mà chúng tôi đã giao cho học sinh tổ 1, lớp 12b1 thực hiện . Xin nói
thêm, đây là một tổ toàn các học sinh nam, rất lười học và học yếu môn
Ngữ văn. Giao việc, hướng dẫn cách làm; qui định thời gian trình bày
trên lớp; nhận xét , góp ý bồ sung chỉnh sửa đề hoàn thiện phần việc. Đó


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status