Quản trị hoạt động bán hàng cá nhân đối với mặt hàng ôtô ISUZU trên thị trường miền Trung của Công ty Cơ khí Ôtô và Thiết bị Điện Đà Nẵng - Pdf 32

Lời nói đầu
“ Thuật ngữ đại diện bán hàng “ đã bao trùm rất nhiều chức vụ khác nhau của
nền kinh tế , khi nói đến nó là nói đến những con người đại diện cho một Doanh
Nghiệp một tổ chức nào đó, đến để giao tiếp, để “Bán những cái đã được sản xuất và
bán những cái khách hàng cần”. Để đưa một món hàng đến tay người nhận sẽ có rất
nhiều cách, và bán hàng cá nhân là một trong những cách đưa sản phẩm đến tiếp cận
với người có nhu cầu về nó một cách hiệu quả nhất. Và trong ngày nay bán hàng cá
nhân trở thành một hoạt động vô cùng quan trọng, nó giúp doanh nghiệp đạt được
những mục tiêu kinh doanh của mình. Tuy mỗi người có một cách khác nhau để bán
được sản phẩm của mình nhưng nó vẫn được đi theo một quy trình cụ thể, dù dưới
hình thức này hay hình thức khác, đó chính là các nguyên tắc để quản trị bán hàng cá
nhân một cách có hiệu quả. Thông qua “Quản trị bán hàng cá nhân” nó sẽ giúp doanh
nghiệp quản lý tốt được lực lượng bán hàng của mình đồng thời có thể bán được các
sản phẩm của doanh nghiệp một cách nhanh nhất, và nhiều nhất. Vì vậy có thể khẳng
định rằng Marketing là một hoạt động không thể thiếu của các doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cơ khí Ôtô và Thiết bị Điện Đà Nẵng mà
cụ thể là bộ phận đại lý ôtô ISUZU DAMEFA tôi nhận thấy rằng cần phải có một số
các giải pháp nhằm giúp cho hoạt động bán hàng và công tác quản trị nó có thể hoạt
động một cách tốt hơn , khai thác tiềm năng của thị trường một cách hiệu quả. Chính
vì xuất phát từ yêu cầu đó mà phần đề tài của tôi được hình thành:
Đề tài: “Quản trị hoạt động bán hàng cá nhân đối với mặt hàng ôtô ISUZU
trên thị trường miền Trung của Công ty Cơ khí Ôtô và Thiết bị Điện Đà Nẵng”
Nội dung đề tài gồm:
Phần I: Cơ sở lý luận về quản trị bán hàng cá nhân.
Phần II: Tình hình kinh doanh và thực trạng công tác quản trị lực lượng bán
hàng cá nhân của Công ty.
Phần III: Một số giải pháp và quản trị lực lượng bán hàng cá nhân, đối với mặt
hàng ôtô ISUZU.
Hoàn thành phần đề tài này là do sự hướng dẫn tận tình của thầy Phan Trọng
Phức đồng thời cùng với sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kinh doanh và bộ
phận đại lý ôtô ISUZU. Mặt dù có nhiều cố gắng nhưng do thời gian thực tập có hạn

và cùng với quá trình sản xuất đó thì marketing đáp ứng 5 tiêu chuẩn kinh tế có
biểu thị độ thỏa mãn của nhu cầu người tiêu dùng: dạng thức, thời gian , địa
điểm, tài sản có ích và thông tin.
Như vậy, trong kinh doanh: “Marketing là tập hợp các hoạt động của
doanh nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu thông qua quá
trình trao đổi, giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận“.
Tuy nhiên dưới mỗi góc độ nhìn nhận khác nhau thì sẽ có những nhận
định khác nhau về marketing, rất nhiều người thường cho rằng marketing chỉ là
bán hàng và quảng cáo hay tiêu thụ và kích thích tiêu thụ. Đó thực sự là các phần
việc của marketing, nhưng marketing có phạm vi rộng lớn hơn. Nó bao gồm
những hoạt động được tiến hành trước khi sản xuất, trong quá trình sản xuất,
trong khâu tiêu thụ và ngay cả trong giai đoạn sau khi bán. Về thực chất
marketing là các hoạt động kinh doanh nhằm hướng luồng hàng hóa và dịch vụ
từ người sản xuất đến người tiêu dùng và thông qua quá trình này, các doanh
nghiệp thành công sẽ thu được lợi nhuận. Xong để đạt được mục đích đó thì hoạt
động marketing phải thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hay marketing là hướng việc
điều chỉnh sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với nhu cầu.
Như vậy marketing là gì? Khi bàn về marketing thì đã có rất nhiều nhận
định được đưa ra để khái niệm vấn đề này:
- Theo Hiệp hội Marketing Mỹ: Marketing là quá trình kế hoạch hóa và
thực hiện các vấn đề về sản phẩm, định giá, xúc tiến và phân phối cho sản phẩm,
dịch vụ và tư tưởng để tạo ra sự trao đổi nhằm thỏa mãn các mục tiêu của các cá
nhân và tổ chức.
- Theo góc độ tổ chức: chức năng Marketing được hiểu là chức năng quản
trị Công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh từ việc
phát hiện ra và chuyển hóa sức mua của người tiêu dùng, thành nhu cầu thực sự
về một mặt hàng cụ thể, dẫn đến việc lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng,
cuối cùng nhằm đảm bảo cho Công ty thu về được lợi nhuận như dự kiến.
- Theo khái niệm của Trường Đại học Geonge Town - Mỹ: thì marketing
bao gồm những hoạt động kinh doanh liên quan trực tiếp đến việc xác định thị

năng cơ bản để tiêu thụ hàng hóa đó. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp phải
làm marketing nếu muốn kinh doanh thực sự trong cơ chế thị trường, qua đó ta
thấy được vai trò của marketing trong kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thứ nhất: Marketing có vai trò giúp cho doanh nghiệp tồn tại lâu dài và
vững chắc trên thị trường, nó cung cấp khả năng thích ứng với những thay đổi
của thị trường và môi trường bên ngoài. Do đó sự thành công của doanh nghiệp
sẽ phụ thuộc vào việc họ có cung cấp cho thị trường đúng cái mà thị trường cần,
phù hợp với mong muốn và khả năng của người tiêu dùng hay không.
- Thứ hai: Marketing tạo sự kết nối các hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp với thị trường trong tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất.
Marketing cung cấp các hoạt động tìm kiếm thông tin từ thị trường và truyền tin
về cho doanh nghiệp để doanh nghiệp nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, tiêu
thụ sản phẩm, và cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách phù hợp.
- Thứ ba: Marketing được coi là chức năng quản trị quan trọng nhất của
doanh nghiệp. Marketing có vai trò kết nối hoạt động của các chức năng khác
với thị trường. Nó định hường hoạt động cho các chức năng khác, như là: sản
xuất, nhân sự, tài chính ... theo những chiến lược đã định. Tất nhiên hoạt động
marketing cũng chỉ có thể hoạt động tốt nếu có sự phối hợp và ủng hộ của các bộ
phận chức năng khác. Như vậy việc kết nối hoạt động của các chức năng khác
với thị trường và sự phối hợp giữa các chức năng sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp
trên thị trường và điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển.
1.2.2. Vai trò của marketing đối với người tiêu dùng:
Theo quan điểm marketing hiện đại: hoạt động marketing không chỉ có lợi
cho các doanh nghiệp kinh doanh, mà còn có lợi cho cả người tiêu dùng. Và một
tổ chức kinh doanh, hoặc tổ chức xã hội chỉ có thể tồn tại và phát triển chừng
nào nó còn cung cấp được lợi ích về mặt kinh tế cho khách hàng của nó. Do đó,
đối với người tiêu dùng thì marketing đóng vai trò:
“Cung cấp cho khách hàng nhận được giá trị cao hơn chi phí mà họ bỏ ra
để mua hàng hóa đó, nghĩa là: một sản phẩm thỏa mãn người mua là sản phẩm
cung cấp nhiều tính hữu ích hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh”. Cụ thể:

chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.
- Marketing trực tiếp: là hình thức sử dụng thư, điện thoại và những công
vụ gián tiếp khác để thông tin cho những khách hàng hiện có và khách hàng triển
vọng hay yêu cầu họ có phản ứng đáp lại.
- Xúc tiến bán: là những khích lệ ngắn gọn, là sự mời chào hay là hình
thức thưởng trong một thời gian ngắn để kích thích khách hàng hướng nhanh tới
việc mua hàng và sử dụng hàng.
- Tuyên truyền: là hoạt động bao gồm các chương trình khích khởi những
nhu cầu phi cá nhân cho sản phẩm, cho Công ty thông qua việc khuyếch trương
những tin tức có ý nghĩa thương mại về chúng.
- Bán hàng trực tiếp: là sự giao tiếp trực tiếp với khách hàng triển vọng
nhằm mục đích đẩymạnh mua hàng.
3. Bán hàng cá nhân:
Phục vụ
khách hàng
3.1. Bán hàng cá nhân là gì?
“Bán hàng cá nhân là quá trình người bán tiếp xúc trực tiếp với khách
hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng với mục đích bán cho họ những hàng hóa,
dịch vụ mà họ cần”
Như vậy cả người mua và người bán đều có lợi trong quá trình mua bán,
trao đổi này. Và những người trong lực lượng bán hàng có thể có những chức vụ,
danh vị khác nhau nhưng họ đều là những người tiếp xúc trực tiếp với khách
hàng và có trách nhiệm trực tiếp về việc bán các sản phẩm, dịch vụ của Công ty,
đơn vị họ.
3.2. Quy trình bán hàng:
3.2.1. Sơ đồ quy trình bán hàng:
3.2.2. Nội dung của quy trình bán hàng:
Bán hàng cá nhân là một “nghệ thuật” hơn là một khoa học và mỗi nhân
viên bán hàng sẽ có những cách thể hiện khác nhau, tuy nhiên dù bán được nhiều
hơn hau ít hơn thì để bán được những sản phẩm đó bắt buộc các nhân viên bán

thảo luận để khách hàng bộc lộ thái độ và nhu cầu của mình trên cơ sở đó nhân
viên bán hàng xác định được khách hàng có nhu cầu về loại sản phẩm nào.
d. Trình bày đặc tính và lợi ích của sản phẩm, khắc phục các ý kiến phản
đối.
- Trình bày đặc tính và lợi ích sản phẩm: trình bày và giới thiệu về sản
phẩm mà khách hàng có nhu cầu và chứng tỏ sản phẩm đó thỏa mãn được nhu
cầu của họ. Để giới thiệu có hiệu quả nhân viên bán hàng phải là người am hiểu
thông tin đầy đủ về sản phẩm và dự đoán những câu hỏi có thể xảy ra.
- Xử lý các phản bác: người mua thường có những ý kiến phản bác về sản
phẩm và người bán phải xử lý những ý kiến này một cách tích cực và nghiêm
túc.
e. Kết thúc một cuộc bán hàng: nhân viên bán hàng phải nhận biết và xác
định được khi nào thì khách hàng sẽ mua và có thể yêu cầu họ đặt hàng. Người
bán (nhân viên bán hàng) biết cách đưa ra những chiêu dụ đặc biệt để kích thích
người mua kết thúc cuộc bán hàng, chẳng hạn: nói giá, tặng quà ...
f. Phục vụ khách hàng: đây là điều rất cần thiết, là giai đoạn thắt chặt mối
quan hệ với người mua. Trong giai đoạn này nhân viên bán hàng phải hoàn chỉnh
mọi chi tiết cần thiết của việc bán hàng và giải quyết những vấn đề phát sinh, tạo
mối quan hệ lâu dài hướng đến nhu cầu của khách hàng trong tương lai.
3.3. Chức năng và nhiệm vụ của nhân viên bán hàng:
Có thể chia lực lượng bán hàng thành 4 nhóm chức năng sau: bán hàng,
quản lý điều hành, tài chính và nhiệm vụ marketing.
3.3.1. Bán hàng:
Với chức năng này thì trách nhiệm chủ yếu của nhân viên bán hàng là bán
các sản phẩm của Công ty mình, qua công việc này nhân viên bán hàng sẽ thể
hiện được khả năng của mình đồng thời góp phần cống hiến sự thành công của
Công ty.
3.3.2. Quản lý điều hành:
a. Lập kế hoạch: nhân viên bán hàng phải biết lập kế hoạch về thời gian
và điểm để tiếp xúc với khách hàng.

động của lực lượng bán hàng”.
Người quản trị lực lượng bán hàng không chỉ giao tiếp với nhân viên
trong lực lượng bán, các bộ phận trong tổ chức mà còn phải thiết lập những mối
quan hệ bên ngoài tổ chức của mình mà còn quan trọng là với khách hàng.
1.2. Vai trò của quản trị bán hàng cá nhân:
Quản trị bán hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức
tiếp thị và bán hàng. Nếu việc quản trị có hiệu quả thì nó sẽ giúp cho doanh
nghiệp thực hiện tốt được công việc truyền thông tin về các sản phẩm của mình
cũng như thu nhận được các nguồn tin phản hồi một cách hiệu quả giúp cho
doanh nghiệp giảm bớt rủi ro trong việc mua bán, kinh doanh. Quản trị bán hàng
cá nhân còn là một nhân tốt quan trọng trong phối thức khuyếch trương, nó sẽ
giúp làm tăng sự khác biệt sản phẩm của Công ty tại các điểm bán. Điều đặc biệt
quan trọng hơn đó là việc quản trị bán hàng cá nhân sẽ dễ dàng thiết lập, duy trì
được mối quan hệ giữa khách hàng với Công ty, và cuối cùng là công việc quản
trị bán hàng sẽ là thành tố quan trọng trong việc đẩy mạnh và làm tăng khả năng
tiêu thụ của sản phẩm, để thu lợi nhuận.
2. Nội dung của quản trị lực lượng bán hàng:
Hoạt động quản trị lực lượng bán hàng bao gồm những nội dung chủ yếu
sau:
2.1. Tổ chức lực lượng bán hàng:
Trong khâu này nhà quản trị lực lượng bán hàng phải: thiết lập mục tiêu
cho lực lượng bán hàng, lựa chọn cơ cấu tổ chức, quy mô của lực lượng bán
hàng.
2.1.1. Xác lập mục tiêu của lực lượng bán hàng:
Việc xác lập mục tiêu căn cứ vào tính chất của thị trường mục tiêu và vị
trí mong muốn của Công ty trên thị trường đó. Nó xoay quanh các vấn đề: tìm
kiếm gây dựng khách hàng mới, lựa chọn quyết định phân bổ thời gian cho
khách hàng triển vọng và hiện có, cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ của
Công ty và thu thập các thông tin marketing, quyết định phân bổ sản phẩm ...
2.1.2. Thiết kế cơ cấu lực lượng bán hàng:

năm.
- Ước lượng phần trăm thời gian của nhân viên bán hàng để bán hàng so
với thời gian để đi lại và làm các nhiệm vụ khác.
- Xác định số giờ hoạt động dànhcho bán hàng của một nhân viên bán
hàng.
- Nhóm hộp (phân loại) khách hàng theo mức độ nổ lực bán hàng cần thiết
hàng năm.
- Xác định độ dài thời gian và số lần viếng thăm hoặc giao dịch của từng
nhóm khách hàng.
- Thời gian cần thiết hàng năm (tổng khối lượng công việc) phục vụ khách
hàng hiện có và triển vọng.
- Xác định lượng nhân viên: tổng số giờ hàng năm cần thiết cho nổ lực
bán hàng chia cho số giờ hoạt động dành cho bán hàng của một nhân viên.
b. Phương pháp phân bổ:
Lấy lượng hàng bán tiềm năng của Công ty trong toàn thị trường chia cho
lượng hàng tối thiểu của một nhân viên bán hàng của Công ty.
c. Phương pháp ngân sách:
Lấy ngân sách bán hàng trực tiếp chia cho toàn bộ chi phí trả cho nhân
viên bán hàng.
2.2. Chính sách thù lao của Công ty cho lực lượng bán hàng:
Để thu hút các đại diện bán hàng, Công ty phải xây dựng chính sách thù
lao hấp dẫn. Mức thù lao phải gắn với “giá thị trường hiện hành” đối với loại
hình công việc và năng lực cần thiết, nó định hướng được nhân viên bán hàng
đạt được mục tiêu mà Công ty đề ra cho lực lượng bán.
2.2.1. Các khoản bù đắp tài chính: gồm có lương trực tiếp, lương gián
tiếp, tiền hoa hồng và tiền thưởng.
a. Trả lương theo doanh số bán hàng: tiền lương được trả theo số lượng
hàng hóa bán ra.
Người bán sẽ nhận rõ ý thức về hiệu quả bán hàng của mình và họ luôn nổ
lực để đạt hiệu quả cao nhất có thể có, tuy nhiên họ thường quan tâm đến lợi ích

- Cơ hội thăng tiến: việc thăng tiến trong công việc luôn là mơ ước của
mọi người, vì vậy sự động viên trong công việc là rất lớn, do đó người quản lý
cấp cao (Ban Giám đốc) giải thích rõ và thông báo về cơ hội thăng tiến cho nhân
viên được biết.
2.3. Tuyển dụng và đào tạo:
Là một chuỗi các hoạt động được tạo ra để sắp xếp những người phù hợp
với yêu cầu của Công ty và được đào tạo để có thể trở thành đội ngũ nhân viên
bán hàng có khả năng làm việc đem lại những kết quả nổi bật thực hiện được
mục tiêu mà Công ty đề ra cho đội ngũ bán hàng.
2.3.1. Tuyển dụng:
Mục tiêu của tuyển dụng là phát triển nhóm người dự tuyến có xu hướng
chuyên môn hóa càng rộng càng tốt.
a. Nguồn tuyển dụng: có nhiều nguồn tuyển dụng khác nhau, được tập
hợp vào bốn loại: Công ty, các định chế giáo dục, nền công nghiệp và hỗn hợp.
b. Quá trình tuyển dụng:
b.1. Tuyển dụng chính thức:
Tìm kiếm một lượng nhân viên để bù đắp nhân viên thiếu hụt trong lĩnh
vực nào đó. Tuyển dụng tại các trường đại học, tiến hành tư vấn, phỏng vấn để
tìm được người dự tuyển thích hợp, nâng cao chất lượng tuyển dụng.
b.2. Tuyển dụng không chính thức:
Được tiến hàng thường xuyên, không ngừng với sự giúp đỡ của nhân viên
giỏi hàng đầu trong vùng, quá trình này không có gắn chặt với những quy định
thực như tuyển dụng chính thức.
2.3.2. Lựa chọn:
Quá trình lựa chọn được xem như một quá trình có thời kỳ. Công việc này
thông qua quá trìn sàn lọc hồ sơ xin việc, qua các buổi kiểm tra, các cuộc phỏng
vấn trực tiếp, rồi sau đó quyết định lựa chọn.
2.3.3. Đào tạo huấn luyện:
Việc lựa chọn các chương trình và giai đoạn người bán hàng trong chu kỳ
nghề nghiệp làm thay đổi các yếu tố của chương trình huấn luyện. Chương trình

Mục đích đánh giá kết quả hoạt động, thái độ và hành vi cư xử của nhân
viên bán hàng nhằm phân tích lợi ích do lực lượng này mang lại trong từng thời
kỳ.
2.4.1. Giám sát các hoạt động của lực lượng bán hàng:
a. Giám sát trực tiếp:
+ Những người bán hàng được trả lương theo thời gfian và chịu sự giám
sát trực tiếp.
+ Các biện pháp giám sát:
- Xác định số lần đi chào hàng, thăm viếng những khách hàng quen hiện
có.
- Xác định số lần đi chào hàng những khách hàng triển vọng.
- Hướng dẫn nhân viên xây dựng kế hoạch sử dụng thời gian.
b. Giám sát gián tiếp:
+ Thường được áp dụng với hình thức trả lương theo doanh số bán.
+ Biện pháp giám sát:
- Căn cứ vào tình hình bán hàng thời gian trước, số liệu nghiên cứu thị
trường, ý kiến của nhân viên bán hàng.
- Tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ giữa lực lượng bán hàng với tổ
chức Công ty.
2.4.2. Đánh giá kết quả hoạt động của lực lượng bán hàng:
* Các tiêu chuẩn đánh giá:
+ Giá trị số lượng hàng hóa bán được so với chỉ tiêu.
+ Số lượng thời giam làm việc trong kỳ.
+ Phong cách cá nhân: y phuvc, đầu tóc, sự tươm tất lịch sự ...
+ Số lần đi chào hàng trong kỳ.
+ Số khách hàng mới phát triển được.
+ Trình độ nghề nghiệp chuyên môn và khả năng thăm dò.
+ Ý thức mối quan hệ trong nội bộ, khả năng giải quyết và mối quan hệ
với khách hàng.
Thông qua các chỉ tiêu đánh gia để đánh giá lực lượng bán hàng của ctt, từ

phẩm tiêu dùng bằng Inox và cả những thiết bị phục vụ cho y tế ...
Từ những bước đi chập chứng trong thời kỳ đầu xây dựng kinh tế đất
nước, Nhà máy đã gặp không ít những khó khăn, bế tắc nhất là vào thời kỳ nền
kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường. Trải qua hơn
20 năm hình thành và phát triển, Nhà máy cũng đã tạo cho mình một thế đứng
tương đối vững trên thị trường và trong xã hội. Nhà máy cũng đã gặt hái được
nhiều thành tích đáng kể thể hiện quá trình nổ lực phấn đấu và phát triển của
Nhà máy, đó là: Nhà máy được Nhà nước trao tặng:
- Huân chương lao động hạng ba - năm 1988.
- Huân chương lao động hạng nhì - năm 1990.
- Huân chương lao động hạng nhất - năm 1995.
- Huân chương lao động hạng ba - năm 2000.
Cho đến nay, Nhà máy cũng đang nổ lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình để đưa Nhà máy đi lên hòa theo nhịp đập của nền kinh tế
đất nước mà quan trọng hơn nữa là khả năng hội nhập kinh tế thế giới và cụ thể
trước mắt là hội nhập AFTA trong 3 năm tới.
Để chuẩn bị cho quá trình hội nhập đó , ngày 16 tháng 12 năm 2003 -
UBND Thành phố Đà Nẵng chính thức ra quyết định hợp nhất cả hai Nhà máy:
+ Nhà máy Cơ khí Ôtô Đà Nẵng.
+ Công ty Cơ khí Thiết bị Điện Đà Nẵng.
Thành: Công ty Cơ khí Ôtô và Thiết bị Điện Đà Nẵng có trụ sở chính
đóng tại 128 Ông Ích Khiêm - Thành phố Đà Nẵng, và đây là tên gọi chính thức
hiện nay của Công ty.
b. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty:
Công ty có chức năng, nhiệm vụ là: sản xuất, lắp ráp các loại xe chở
khách, xe tải, xe cứu thương, xe du lịch, xe và thiết bị nông dụng, đại tu sửa
chữa ôtô các loại, đóng mới vỏ xe khách và xe du lịch. Gia công cơ khí, chế tạo,
sản xuất phụ tùng xe đạp, khuôn mẫu, cấu kiện kim loại, các thiết bị phục vụ các
ngành công nghiệp, nông nghiệp và tiêu dùng, sản xuất ống Inox, trang thiết bị y
tế và gia dụng. Sản xuất các loại máy cái và thiết bị đồng bộ, sản xuất và lắp ráp

- Nhà máy Cơ khí Đà Nẵng.
- Nhà máy Điện cơ Đà Nẵng.
- Xí nghiệp vận tải, bảo dưỡng và đại lý ôtô.
- Trugn tâm đà otạo tư vấn thiết kế ôtô, dự án đầu tư và chuyển giao
công nghệ.
- Trung tâm kinh doanh dịch vụ tổng hợp.
a.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty:
Hiện nay Công ty đang thực hiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản
xuất kinh doanh theo mô hình trực tuyến - tham mưu. Mô hình này sẽ giúp cho
các nhà lãnh đạo quản lý toàn diện và có quyền quyết định những vấn đề chủ
chốt trọng tâm liên quan đến sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời theo
mô hình này nó sẽ phát huy được khả năng của các phòng ban chức năng, các
đơn vị cơ sở, các xí nghiệp, trung tâm, Nhà máy trực thuộc Công ty có sự chủ
động trong hoạt động.
Sơ đồ minh họa:
Chú thích:
Quan hệ trực tuyến (chỉ huy)
Quan hệ chức năng (tham mưu)
Quan hệ phối hợp (nghiệp vụ)
(TRang ngang)


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status