Biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh qua tổ chức hoạt động ngoại khóa (trương thanh thúy) - Pdf 32

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG
BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG CHO HỌC SINH QUA TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
Trương Thanh Thúy*
1. Đặt vấn đề
Theo thông tin của VTV, một nghiên cứu mới nhất trên 3.000 học sinh trung học
của Hà Nội cho thấy, cứ 10 học sinh thì có 7 em đã từng là nạn nhân của các hình thức
bạo lực học đƣờng: cả về tinh thần, thể chất; và trong 7 học sinh đó có 2 em là nạn
nhân của bạo lực tình dục. Ngƣời gây ra bạo lực chủ yếu vẫn là các học sinh trong
trƣờng, lớp.
Không chỉ ở Hà Nội, trong hơn mƣời năm gần đây, bạo lực học đƣờng đã trở
thành vấn đề xã hội bức xúc của Việt Nam và là vấn đề gay cấn của nhiều nƣớc trên
thế giới. Càng ngày bạo lực học đƣờng càng bộc lộ tính nguy hiểm và phức tạp.
Ở Việt Nam, bạo lực học đƣờng đang trở thành mối lo của phụ huynh học sinh,
ngành giáo dục và toàn xã hội. Nó diễn ra cả ở thành thị và nông thôn; cả với học sinh
nam và học sinh nữ. Bạo lực học đƣờng không những gây ra những tác động xấu đến
mối quan hệ giữa thầy với trò, trò với trò, mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức
khỏe, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, chất lƣợng dạy học, giáo dục; và nhiều
hậu quả nghiêm trọng khác. Bạo lực học đƣờng hầu nhƣ xảy ra ở các cấp học nhƣng
tập trung nhất là ở lứa tuổi cuối cấp THCS và đầu cấp THPT.
Cũng trong thời gian qua, các nhà giáo dục đã và đang cố gắng bằng nhiều con
đƣờng khác nhau, nhƣ: tổ chức các trƣờng lớp chuyên biệt, lồng ghép vào hoạt động
dạy học, các hoạt động truyền thông, hoạt động ngoại khóa, tổ chức cho ngƣời học
trực tiếp tham gia các hoạt động xã hội… nhằm giảm thiểu, ngăn chặn dẫn đến chấm
dứt hiện tƣợng xã hội này. Trong đó, hoạt động ngoại khóa có đang thể hiện tính ƣu
việt của nó.
Hoạt động ngoại khóa (HĐNK) là tất cả các hoạt động ngoài giờ học do giáo viên và
nhà trƣờng tổ chức cho học sinh tham gia (văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, lao động,
sinh hoạt tập thể…) nhằm mục đích tạo điều kiện cho ngƣời học đƣợc tiếp cận với nhiều
lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, giúp các em nâng cao nhận thức, thái độ và có hệ
thống hành vi ứng xử ngày càng phù hợp với hệ thống yêu cầu và chuẩn mực của xã hội.

bè khiến cho học sinh trong lớp cảm thấy bị xúc phạm, căng thẳng, ảnh hƣởng đến tinh
thần, thể xác và kết quả học tập của học sinh diễn ra trong hay ngoài phạm vị nhà
trƣờng đều đƣợc coi là bạo lực học đƣờng và cần phải ngăn chặn. Tuy nhiên, vẫn còn
một tỷ lệ đáng kể (12,5%) các em cho rằng, chỉ khi bị đánh đập mới gọi là bạo lực học
đƣờng; Vì theo các em, nếu đánh giá rằng các biểu hiện xúc phạm nói chung đều là
biểu hiện của bạo lực học đƣờng thì hiện tƣợng này xảy ra khắp nơi và khó có thể có
biện pháp ngăn chặn. Cũng có những ý kiến nhầm lẫn giữa bạo lực học đƣờng và bạo
lực nói chung.
Tuy nhiên, khi đƣợc hỏi về các dấu hiệu của bạo lực học đƣờng thì đa số học sinh
lại hầu nhƣ chƣa có hiểu biết. Các em mới chỉ nhìn thấy hành vi bạo lực lúc nó đang
và đã xảy ra, chƣa chỉ ra đƣợc các dấu hiệu trƣớc khi xảy ra bạo lực. Và đặc biệt, hầu
hết đều không nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc đánh giá thái độ của cả hai phía
(ngƣời gây hại và ngƣời bị hại) sau bạo lực. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, bạo
lực nói chung và bạo lực học đƣờng thƣờng trải qua ba giai đoạn là trƣớc, trong và sau
hành vi bạo lực; và đều để lại dấu vết hoặc dấu hiệu báo trƣớc bằng các biểu hiện,
chứng cứ nhận biết đƣợc. Đó là:
Dấu hiệu tiền bạo lực gồm có dấu hiệu xa và cận bạo lực. Dấu hiệu xa nhƣ học
sinh học kém, lêu lỏng, chán học, bất cần đời. Dấu hiệu gần (cận bạo lực) nhƣ gây gổ,
hăm dọa, kết băng nhóm, mang theo hung khí trong ngƣời…

193


Dấu hiệu thực hiện hành vi bạo lực: Là các dấu vết bạo lực để lại sau hành vi bạo
lực nói lên mức độ độc ác, nƣơng tay hay chỉ là dằn mặt, cảnh cáo ngƣời bị xâm hại.
Ngoài ra, các dấu hiệu còn cho biết kẻ gây hại là nhẫn tâm, vô tình hay cố ý với ngƣời
bị hại.
Dấu hiệu hậu bạo lực: chủ yếu là hành vi, thái độ của kẻ gây hại sau khi bị xử lý.
Đó là thái độ đối với hậu quả xảy ra nhƣ ăn năn, hối hận hay hả hê, thỏa mãn của
ngƣời gây hại.

hành vi của bản thân, mọi nỗ lực của các nhà giáo dục đều không có tác dụng.

194


Nhận thức đúng làm cơ sở cho hành động đúng. Cần trang bị cho học sinh những hiểu
biết đúng đắn về những vấn đề liên quan đến phòng chống bạo lực học đƣờng cùng với việc
dạy cho họ các cách thức phòng tránh.
3. Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục phòng chống bạo lực học
đƣờng
Để tiến hành giáo dục kỹ năng sống và các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột
cho học sinh, chúng tôi đã thiết kế mẫu và tổ chức hoạt động theo các chủ đề thuộc
chƣơng trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đƣợc Bộ Giáo dục & Đào tạo xây
dựng cho học sinh PTTH. Ở tất cả các chủ đề, cấu trúc bài thiết kế quan tâm đến các vấn
đề:
3.1. Xác định mục tiêu của chủ đề sinh hoạt
Mỗi chủ đề sinh hoạt nhằm đạt đến những mục tiêu nhất định. Với mục tiêu giáo
dục phòng chống bạo lực học đƣờng, chúng tôi hƣớng tới các mục tiêu:
- Học sinh nhận diện đƣợc các biểu hiện của bạo lực học đƣờng, nguyên nhân và
cách phòng tránh;
- Tỏ thái độ phù hợp với các biểu hiện của bạo lực trong mỗi giai đoạn; có khả năng
ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực;
- Hình thành các kỹ năng: hợp tác, kiềm chế cảm xúc, giải quyết xung đột…
3.2. Nội dung các hoạt động đƣợc tổ chức
Cấu trúc của phần nội dung hoạt động lần lƣợt là:
- Hoạt động khởi động
- Hiểu biết chung
- Nhận diện thực trạng
- Thử sức
- Trách nhiệm của chúng ta.

viên tổ chức hoặc do chính bản thân mình tổ chức cho nhau tham gia. Các học sinh đƣợc
hỏi đều cho rằng, việc tiếp thu và rèn luyện hệ thống các kỹ năng sống qua hoạt động và
các bài tập trải nghiệm lý thú hơn và sâu sắc hơn so với việc giáo viên giảng các bài đạo
đức truyền thống hoặc lồng ghép vào các môn học khác.
- Học sinh hiểu rõ ràng, sâu sắc và nhận diện chính xác hơn về các biểu hiện của
hành vi bạo lực có thể xảy ra. Sau mỗi hoạt động, chúng tôi đều yêu cầu học sinh tự rút ra
các bài học cần thiết cho bản thân: “Dấu hiệu của bạo lực là gì?”, “Đâu là nguyên nhân cơ
bản, đâu là duyên cớ dẫn đến bạo lực?”, “Có thể ngăn chặn bằng cách nào?”, “Trong
trƣờng hợp tƣơng tự cần giải quyết theo cách nào?”... Khi trao đổi, chia sẻ, các em không
chỉ nói về những điều các em nhận thức đƣợc, học đƣợc mà còn thấy đƣợc trách nhiệm
của bản thân trong việc làm giảm thiểu các hiện tƣợng tiêu cực có thể xảy ra.
- Có sự chuyển biến đáng kể trong nhận thức và thái độ của các học sinh “cá biệt”
theo hƣớng tích cực. Ở một số hoạt động, khi chúng tôi cho học sinh xem các clip về tình
yêu thƣơng, chia sẻ, hay kể các câu chuyện về hậu quả của chia rẽ và các hành vi bạo lực,
có những học sinh đã khóc và tỏ ra ân hận về hành vi trƣớc đó của mình. H, một học sinh
của trƣờng THPT Nguyễn Trƣờng Tộ, vốn là học sinh nổi tiếng hay gây gổ với bạn bè
trong và ngoài lớp, sau khi xem clip: “Hạnh phúc từ sự sẻ chia” đã chia sẻ: “từ trƣớc đến
nay, em nghĩ chỉ có mình mình là bất hạnh nên hay ghen tức với bạn khác trong lớp. Đó
chính là nguyên nhân tại sao em không hòa đồng với bạn, hay đánh bạn mỗi khi thấy bạn
khác có điều kiện hơn mình. Nay em đã hiểu, muốn đƣợc yêu thƣơng, trƣớc hết phải yêu
thƣơng mình và mọi ngƣời”.
196


- Tính chủ động, tích cực trong các hoạt động cao hơn rõ rệt. Các em tự phân công
nhau đóng kịch, sắm vai, dựng cảnh và quay các clip; cùng nhau trao đổi ý kiến, lập luận,
phản bác; tham gia các hoạt động trải nghiệm… Điều làm cho chúng tôi ngạc nhiên và
khâm phục đó là rất nhiều tình huống tiền bạo lực đƣa ra cần đƣợc học sinh nhận diện và
tìm cách ngăn chặn đều đã đƣợc các em giải quyết sáng tạo, tròn trịa. Các em cũng rất tinh
tế, nhạy cảm khi đọc cảm xúc của ngƣời đối diện trong các trò chơi nhận diện. Điều lý thú

lực và những biểu hiện của nó trong mỗi giai đoạn. Yêu cầu này cần thực hiện bằng
nhiều biện pháp, qua dạy học, thảo luận, tọa đàm, các trò chơi, các cuộc nói chuyện…
197


Ba là, phát huy vai trò chủ đạo của nhà trƣờng trong giáo dục học sinh, thực hiện
tốt phƣơng châm: “mỗi cm2 đất trong nhà trƣờng đều trở thành môi trƣờng giáo dục”.
Hiện nay, ở một số trƣờng, vẫn còn bộ phận giáo viên quan niệm giáo dục học sinh và
phòng chống bạo lực học đƣờng là trách nhiệm của BGH và giáo viên chủ nhiệm lớp.
Quan niệm sai lầm này cần phải đƣợc khắc phục. Sự đồng thuận của tất cả các lực
lƣợng giáo dục mới tạo ra hiệu quả giáo dục cao. Mỗi giáo viên đều có trách nhiệm
trong việc tƣ vấn, tham vấn tâm lý cho các em, dạy cho các em không chỉ tri thức khoa
học mà cả tri thức và cách thức làm ngƣời. Đội ngũ giáo viên bộ môn, nhất là giáo
viên dạy các môn công dân, nhân văn và nghệ thuật cần trang bị cho học sinh những
hiểu biết cần thiết để nhận diện các biểu hiện của bạo lực, khơi dậy ở các em tình yêu
thƣơng, gắn bó…
Bốn là, tổ chức HĐNK với nhiều hình thức đa dạng, phong phú với mục đích
giáo dục cho học sinh các kỹ năng sống, trong đó, chú trọng đến các kỹ năng nhƣ kiềm
chế cảm xúc, giải quyết mâu thuẫn, đồng cảm, chia sẻ… Công tác giáo dục phòng
chống bạo lực học đƣờng cho học sinh muốn đạt đƣợc kết quả cao cần tăng cƣờng hơn
nữa các HĐNK, thƣờng xuyên tổ chức các hội thi, cuộc thi tìm hiểu về các giá trị sống
cơ bản; tổ chức sinh hoạt theo chủ đề kỹ năng hoặc lồng ghép vào các hoạt động học
tập, vui chơi… Tổ chức các hoạt động thực tiễn phù hợp với điều kiện và lứa tuổi
mang tính giáo dục nhƣ: hoạt động xã hội có ích, tham quan, dã ngoại, văn hóa, văn
nghệ, thể thao… là con đƣờng rất có hiệu quả để học sinh hiểu biết lẫn nhau vừa rèn
luyện khả năng hợp tác, đồng cảm.
Trong quá trình giáo dục, một mặt giáo viên tổ chức hoạt động cho học sinh tham
gia, mặt khác hƣớng dẫn các em tự thiết kế và tự tổ chức các hoạt động theo chủ đề
đƣợc phân công, khi ấy giáo dục mới có hiệu quả thiết thực.
Năm là, sử dụng phối hợp linh hoạt các phƣơng pháp và hình thức trong quá

Bảy là, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể học sinh: Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh, Hội thanh niên sinh viên, các câu lạc bộ sinh viên… trong quá trình tổ chức
hoạt động giáo dục. Đƣa các nội dung giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống … thành nội
dung của các hoạt động của các tổ chức này.
Tám là, tổ chức tốt công tác tham vấn tâm lý cho học sinh. Trong những nguyên
nhân gây ra bạo lực học đƣờng, có nhiều nguyên nhân thuộc về chính học sinh. Học
sinh lứa tuổi trung học có nhiều hoài bão và ƣớc mơ, nhƣng các em còn bồng bột và
chƣa có nhiều khả năng tự giải quyết những vấn đề của mình. Nhiều trƣờng hợp gặp
bức xúc, không biết giải tỏa cùng ai, các em đã chọn cho mình cách thể hiện bản thân
bằng bạo lực. Dƣới sự tham vấn của các chuyên gia, các em sẽ đƣợc chia sẻ những khó
khăn về tâm lý, trao đổi về những băn khoăn, vƣớng mắc. Nhƣng quan trọng hơn, các
chuyên gia sẽ là những ngƣời bạn tâm tình, làm cho học sinh cảm thấy có chỗ dựa tin
cậy, đƣợc đồng cảm, chia sẻ và yêu thƣơng, những cảm xúc mà các em có thể ít đƣợc
hƣởng trong những mối quan hệ khác. Việc thành lập các trung tâm tham vấn tâm lý
trong mỗi trƣờng phổ thông, mà trƣớc hết là các trƣờng trung học là cần thiết và bức
xúc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thực hành tổ chức Hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp, (2000), NXB Giáo dục, Hà Nội.
[2]. Luật Giáo dục, (2005) NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[3]. Nguồn tin trên internet.

199


Kho Ebook miễ n phí
ebookfree247.blogspot.com
Cơ sở Dữ liệ u Hội t hảo/Tham luận
t huvie nhoit hao.blogspot.com
t huvie nt hamluan.blogspot.com


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status