Giới thiệu tổng quát về hệ thống thông tin dẫn đường - Pdf 33



Mục lục
Trang
Lời nói đầu ................................................................................................................. 4
Phần I: Khái quát về ngành hàng không dân dụng việt nam ... 6
Phần II: Giới thiệu tổng quát về hệ thống thông tin dẫn
đường ......................................................................................................... 9
Chương I: Chuyên ngành thông tin .......................................................... 9
I - Dịch vụ hiện tại của ngành thông tin ................................................ 9

1. Hệ thống thông tin cố định AFTN - Aeronautical Fixed
Telecommunication Network. ....................................................... 10

2. Hệ thống thoại trực tiếp ................................................................... 10

3. Hệ thống thông tin di động ............................................................. 10

II. Các hệ thống thông tin ..................................................................... 12

1. Hệ thống thông tin thoại giữa máy bay - mặt đất trên sóng VHF bao
gồm: .............................................................................................. 12

2. Hệ thống thông tin liên lạc sóng ngắn HF ...................................... 13

3. Hệ thống thông tin di động vệ tinh .................................................. 13

III. Các loại hình thông tin ................................................................... 14

1.Dịch vụ không lưu ............................................................................ 14



phần III: máy phát dẫn đường SA 500 ......................................................... 45
1. Mô tả chung SA500 ........................................................................ 45

2. Tính năng kỹ thuật SA500 ............................................................... 45

3. Mô tả chung khối ghép Anten PC - 5kilo ........................................ 47

4. Mô tả chung khối tự động chuyển đổi máy..................................... 48

I. nguyên lý làm việc của máy SA500 .................................................. 49

1. Mô tả chức năng SA500 .................................................................. 50

2. Mô tả chức năng hệ thống tự động chuyển đổi: .............................. 52

3. Phân tích chi tiết hệ thống chuyển mạch tự động SA500 (Automatic
Transfer System SA500): .............................................................. 53

3.1 Điều khiển chuyển mạch tự động. ............................................. 53

3.2. Auto Transfer logic PWB (Bảng mạch logic chuyển mạch tự
động) ................................................................................................ 55

II. Phân tích mạch điện SA500 ............................................................ 57

1. Bộ tổng hợp tần số (KWOYN PWB): ............................................. 57

2. Khoá âm tần (Tone Key): ................................................................ 59


6.1. Máy biến áp trở kháng ............................................................. 73
6.2. Bộ điều hướng .......................................................................... 73

6.3. Anten ........................................................................................ 74

7. Lắp đặt và vận hành ......................................................................... 75

7.1. Lắp đặt máy phát ...................................................................... 76

7.2. Đặt bộ phép nối. ....................................................................... 76

7.3. Khởi đầu máy phát. .................................................................. 77

7.4. Kiểm tra máy phát. ................................................................... 78

7.5. Điều hưởng anten. .................................................................... 79

7.6. Điều chỉnh điều biến. ............................................................... 81

8. Bảo dưỡng. ....................................................................................... 85

8.1. Sắp xếp và hiệu chỉnh. .............................................................. 85

8.2. Điều chỉnh Bộ tổng hợp. ........................................................... 86

8.3. Phím âm. ................................................................................... 86


là những tiến bộ của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng đến sự phát triển
của hệ thống công nghệ thông tin dẫn đường. Ngoài các thiết bị hiện đại
còn các thiết bị được lắp đặt tại các sân bay, phục vụ cho máy bay cất hạ
cánh được an toàn, cơ cấu kỹ thuật này đã hình thành kết hợp với các hệ
thống như: Hệ thống dẫn đường NDB - SA500, hệ thống ILS, VOR và
DME tác động này đã làm thay đổi tư duy và mẫu hình quản lý khởi tạo
những tiềm năng sáng tạo trí tuệ, giảm bớt sức lao động mà vẫn mang lại
hiệu quả cao.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển và hội nhập với nền
công nhệ thông tin thế giới, ngành Hàng không dân dụng Việt Nam có tác
động và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong ngành thông tin dẫn đường hàng không - công nghệ thông tin đã làm
thay đổi toàn bộ hệ thống. Theo hướng hiện đại, an toàn, chính xác, nhằm
mục đích cuối cùng là đảm bảo cho những chuyến bay cất hạ cánh được an
toàn. Với lòng ham học hỏi và yêu thích ngành thông tin em đã tìm hiểu tài
liệu cùng với sự hướng dẫn giúp đỡ ân cần của các thầy cô giáo trong khoa
điện tử viễn thông để hoàn thành bản đồ án về thông tin dẫn đường hàng
không với nội dung:
- Tổng quan về thông tin dẫn đường hàng không.
- Máy phát dẫn đường NDB - SA500.


quả đáng tự hào: Năm 1996 vận chuyển hành khách tăng 10 lần so với những năm
trước năm 1990. Vận chuyển hàng hoá cũng tăng gấp rưỡi so với trước.
Để đạt được kết quả đó Ngành đã phải cố gắng nỗ lực trong việc phục
hồi cơ chế theo cách quản lý và cơ chế mới.
Hiệp hội Hàng không Quốc tế (ICAO) đã chính thức công nhận Hàng
không Việt Nam là một thành viên trong hiệp hội.
Năm 1995 vùng (FIR) Hồ Chí Minh trước đây Hồng Kông quản lý nay
đã trả lại cho ta. Vì ta đã đầy đủ khả năng trọng trách để đảm nhiệm công
tác quản lý và điều khiển những chuyến bay Quốc tế bay qua vùng đó.
Chúng ta đã mạnh dạn liên doanh hợp tác và mua nhiều máy bay hiện đại
có trọng tải lớn như: BOING, AIR BUS thay thế cho các máy bay đã già cỗi
trước đây. Mở thêm nhiều đường bay từ các nước tới Việt Nam khoảng trên
20 nước đã bay tới Việt Nam, 22 Hãng hàng không thường lệ bay tới Việt
Nam. Trên 60 nước bay qua vùng (FIR- HCM).
Trong Ngành hàng không, Cục hàng không là cơ quan đầu não chỉ huy
điều tiết mọi hoạt động của ngành. Bên dưới là các Cụm cảng sân bay,
Trung tâm điều hành bay và các cơ quan nghiệp vụ khác.
Riêng ngành Quản lý bay chịu trách nhiệm toàn bộ công tác chỉ huy
dẫn đường cho một chuyến bay. Từ khi bắt đầu lăn bánh ra đường cất hạ
cánh cho đến khi chuyến bay được hạ cánh an toàn.
Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam là cơ quan trọng điểm của
Ngành hàng không, nó quyết định sự sống còn của một chuyến bay, nó đảm
bảo cho sự an toàn của một chuyến bay từ khi nổ máy đến khi hạ cánh.
Chuyên ngành của quản lý bay bao gồm hệ thống: CNS/ATM
(Communication Navigation Serveillance/Air Trafic Management). Bao
gồm các dịch vụ chính, thông tin dẫn đường giám sát và quản lý không lưu
hệ thống này, nó quyết định toàn bộ sự an toàn của một chuyến bay. Giúp

phục vụ cho ngành quản lý bay dân dụng Việt Nam. Các thiết bị kỹ thuật về
điện tử viễn thông phục vụ cho ba chuyên ngành chính là thông tin dẫn
đường và giám sát.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật, số liệu và các quy định của từng chuyên
ngành được viết trong ANNEX - 10 của ICAO. ở đây ta nghiên cứu về
nguyên lý hoạt động, tính năng kỹ thuật và chức năng của từng hệ thống.

Chương I: Chuyên ngành thông tin

Ngành này quản lý các mạng lưới thông tin liên lạc thoại, truyền số
liệu riêng của ngành hàng không, các loại hình thông tin bao gồm:
- Hệ thống thông tin cố định.
- Hệ thống thông tin lưu động.
I - Dịch vụ hiện tại của ngành thông tin
Hệ thống thông tin cố định hiện nay của Ngành hàng không đảm bảo
liên lạc thoại, thông tin số liệu giữa các cơ quan kiểm soát không lưu trong
cả nước và quốc tế, thông tin giữa các đơn vị liên quan tới quá trình quản lý
và điều hành bay, liên lạc nội bộ với nhau trong cơ quan quản lý không lưu.
Hệ thống thông tin lưu động cho phép liên lạc thoại giữa các cơ quan
cung cấp dịch vụ không lưu với nhau và các máy bay theo phương thức
điểm nối điểm (Point To Point). 1. Hệ thống thông tin cố định AFTN - Aeronautical Fixed
Telecommunication Network.
Đây là mạng thông tin liên lạc trao đổi các điện văn theo chuẩn mực
của ICAO tại các Trung tâm kiểm soát bay Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh
và Trung tâm điều hành bay quốc gia (Gia Lâm) được lắp đặt thiết bị
chuyển điện văn tự động AMSC và thiết bị đầu cuối, đảm bảo tự động
chuyển điện văn phục vụ cho điều hành bay cùng các hệ thống lưu trữ dùng

thông tin thoại HF .
Các hệ thống chuyển mạch Voice Switching (AVSC) ở các Trung tâm
kiểm soát đường dài, tiếp cận tại sân cho phép thông tin liên lạc giữa kiểm
soát viên không lưu với máy bay và giữa kiểm soát viên không lưu với các
cơ quan điều hành bay thuận lợi và nhanh chóng.
Hiện tại quản lý bay đã lắp đặt hệ một thống thông tin vệ tinh dùng
trong nội bộ với bốn trạm vệ tinh mặt đất đã lắp đặt khai thác tại các ACC -
Hồ Chí Minh, núi Vũng Chua (Quy Nhơn), núi Sơn Trà (Đà Nẵng), ACC -
Hà Nội đây là các mạng truyền dẫn số liệu Rada, dùng điều khiển từ xa các
đài VHF, truyền các số liệu AFTN và phục vụ cho các tuyến thông tin thoại
nóng (Hotline) trực tiếp có đáp ứng độ tin cậy cao.
Trong những năm tới quản lý bay sẽ tích cực chuuyển sang sử dụng cả
dịch vụ thông tin thoại và truyền số liệu bằng vệ tinh phục vụ cho công tác
quản lý mọi hoạt động của ngành quản lý bay bằng máy vi tính tạo điều
kiện thuận lợi cho việc chuyển sang hệ thống CNS/ATM mới. II. Các hệ thống thông tin
1. Hệ thống thông tin thoại giữa máy bay - mặt đất trên sóng VHF bao
gồm:
*Hệ thống thông tin không/đất (tại sân bay và các trung tâm kiểm soát
xa).
*Hệ thống thông tin tại sân tự động.
*Hệ thống thông tin dịch vụ đường dài.
*Hệ thống thông tin dùng cho công tác tìm kiếm cứu nguy.
+ Hệ thống thông tin không/đất: Dùng cho liên lạc thoại giữa kiểm
soát viên không lưu với các máy bay tại tháp điều khiển, tại sân và các liên
lạc thoại giữa các điều phái viên hàng không tại ACC với phi công khi máy
bay thuộc vùng thông báo bay ACC quản lý. Hệ thống đó có các chỉ tiêu kỹ
thuật sau:

tín hiệu 1.5GHz được vệ tinh phát cho máy thu của máy bay
(AES - Air Eath Station).
- Tuyến xuống: Tín hiệu Radio từ máy phát trên máy bay (GES
- Geographical Eath Station) có tần số 1.6GHz được vệ tinh thu
, nhận và đổi lên tần số 4GHz. Tín hiệu 4GHz sau đó được phát
xuống trạm hoa sen thu nhận tại mặt đất (GES - Geographical
Eath Station) nhờ vệ tinh.
Cả liên lạc theo hai tuyến giữa mặt đất và vệ tinh gọi là tuyến
Feederlink (băng C tần số 4/6GHz). Băng KU (12/14GHz) cũng được sử
dụng trong tuyến Feederlink. Thông tin từ máy bay lên vệ tinh gọi là tuyến
dịch vụ (băng L có tần số 1.6/1.5GHz). Vệ tinh không phải xử lý các chức
năng phức tạp ngoài việc chuyển đổi tần số sóng mang từ băng L sang băng C (tuyến xuống) và ngược lại (tuyến lên). Phụ thuộc vào việc sử dụng
Anten. L có hai loại vệ tinh: Một loại gọi là vệ tinh Anten và một loại gọi là
vệ tinh Anten mũi nhọn.
III. Các loại hình thông tin
1.Dịch vụ không lưu
Dùng chuyển tải thông tin do điều phái viên không lưu liên hệ với phi
công để duy trì an toàn bay trong khi khai thác tối đa các chuyến bay.
Thông tin trong dịch vụ không lưu bao gồm các lệnh kiểm soát không lưu
(ATC) khoảng cách bay. Thông tin về các chuyến bay và các thông tin về
an toàn bay khác. Đây là thông tin do tổ chức an toàn bay quốc tế (ICAO)
định nghĩa.
2. Dịch vụ điều khiển bay trên không
Dùng để chuyển tải thông tin giữa các Trung tâm hoạt động hãng bay
và các phi công duy trì an toàn và các luật lệ bay. Các thông tin bao gồm
các tin tức trao đổi về hoạt động bay như trọng lượng, sự cân bằng hoạt
động của các động cơ, giám sát tiêu thụ nhiên liệu, khoảng cách ước tính

3. Kênh C: Đây là phương thức liên lạc thoại với mỗi kênh thoại
trên một sóng mang (kênh chế độ mạch CICURIT) tức là liên lạc
số liệu và thoại 2 hướng, vì mỗi kênh phát một chiều nên nó được
làm thành cặp: 1 cho chiều lên, 1 cho chiều xuống. Kênh C thiết
lập theo yêu cầu của máy bay (qua kênh R) khi máy bay muốn
tạo liên lạc từ đài điều khiển không lưu tới mặt đất. Các tần số
kênh C (1 đôi tần số) thiết lập lại các kênh tần số dữ liệu của trạm
mặt đất GES. 4. Kênh T: kênh đa truy nhập theo thời gian (DTM) dùng cho liên
lạc số liệu từ AES tới GES dùng liên lạc điện văn dài. Kênh này
chỉ được thiết lập khi được yêu cầu của máy bay (qua kênh R)
khi nó muốn gửi các dữ liệu cho người dùng đài. Khi kênh được
thiết lập thì trạm máy phát của máy bay gửi tín hiệu dữ liệu của
nó vào các khe thời gian được thiết lập nhờ trạm mặt đất. Tuy
nhiên kênh T này chỉ cho phép vài máy bay cùng sử dụng.

chương II: Chuyên ngành dẫn đường

Ngành này quản lý các trang thiết bị dẫn đường phụ trợ bao gồm các
thiết bị dẫn đường hàng tuyến, các thiết bị dẫn đường tiếp cận và hạ cánh có
nhiệm vụ định hướng cho máy bay bay đúng tuyến bay.
I. Hệ thống hiện tại của chuyên ngành dẫn đường
1. Dẫn đường hàng tuyến (Hệ thống thiết bị dẫn đường xa)
Hệ thống này được lắp đặt tại các vị trí cố định trên dọc các tuyến
đường bay trong nước và Quốc tế đã được quy định ở trên vùng thông báo bay

tinh toàn cầu GNSS lúc đó các thiết bị dẫn đường hiện tại dần dần được
loại bỏ.
II. Các hệ thống dẫn đường
Theo các tiêu chuẩn của ICAO các sân bay có phương tiện phụ trợ
dẫn đường được chia thành các mức CAT I, II,III như sau:
Loại Điều kiện khí tượng cho hạ cánh Ghi chú
Chiều cao giới hạn
cho hạ cánh
Tầm nhìn đường
băng

CAT I 60m và lớn hơn Lớn hơn 800m Đèn chỉ thị cần nhỏ
hoạt động loại 2
CAT II 30m và lớn hơn Lớn hơn 400m Đèn đường băng độ
sóng cao
CAT III 0m Lớn hơn 200m Đèn đường băng độ
sóng cao
CAT IIIB 0m Lớn hơn 50m Đèn tâm đường băng
CAT IIIC 0m 0m và lớn hơn Đèn vùng tiếp cận
máy bay 1. Đài dẫn đường vô tuyến sóng đài vô hướng NDB (Non Directional
Radio Beacon)
NDB là một máy phát thanh phát trên tần số thấp, trung bình và phát
ra mọi hướng, kèm theo đài hiệu nhằm giúp máy bay có thể bay hướng về
các đài NDB được đặt theo các không lộ trong nước và quốc tế.
NDB là thiết bị dẫn đường phụ trợ bằng sóng Radio mà trạm phát
mặt đất phát ra mọi hướng trên máy bay sẽ chỉ thị cho phi công biết hướng
bay tới đài. Khi người lái trên máy bay nhận tín hiệu của đài NDB bằng

2 tham số:
a. Tần số âm thanh điều chế (The Modulating tone):
- Tiêu chuẩn 1020 50Hz
- Tiêu chuẩn 400 25Hz.
b. Độ sâu điều chế (The depth of modulation) 95%.
4. Tín hiệu nhận dạng (Identification).
- Sử dụng mã Morse quốc tế.
- Tốc độ 7 từ /1 phút.
- Nội dung: Tối đa là 3 từ (chữ hoặc số).
- Thời gian được phép mất Ident: không quá 1 phút.
5. Hệ thống kiểm tra và điều khiển (Monitoring).
Tiêu chuẩn tối thiểu của hệ thống kiểm tra và điều khiển của một đài
NDB gồm:
- Công suất: Khi công suất giảm -3dB phải tự chuyển máy (hoặc tắt máy).
- Mất tín hiệu nhận dạng: Phải tự chuyển máy (hoặc tắt máy).
- Hệ thống Monitor có sự cố: Phải tự chuyển máy (hoặc tắt máy).
6. Hệ thống cấp nguồn (Power supply).
Hệ thống cấp nguồn đầy đủ cho một đài NDB gồm 3 dạng theo thứ tự
ưu tiên sau:
- Điện mạng công nghiệp (AC) - Điện máy nổ (AC)
- ắc quy (DC)
Khi mất nguồn, thời gian chuyển đổi từ nguồn này sang nguồn khác
tuỳ thuộc vào chức năng của thiết bị (thông thường từ 8" ữ 20").
Hệ thống chuyển đổi lý tưởng là hệ thống chuyển đổi tự động.
7. Anten (Antenna).
Thông thường các đài NDB sử dụng các dạng Anten sau:
- Anten chữ "T"

Nguyên tắc hoạt động của NDB.
1. Anten: Máy phát có:
Công suất nhỏ hơn 1kW thì dùng anten hình chữ T.
Công suất lơn hơn hoặc bằng 1kW thì dùng anten trụ.
2. Nguyên tắc hoạt động:
Dòng điện cao tần từ máy phát truyền tới anten bức xạ ra ngoài
không gian theo mọi hướng.
Trang thiết bị đặt trên máy bay.
1. Máy thu ADF (Automatic Direction Finder): dùng tần số thấp và
trung bình có 3 băng tần số:
- Băng 1 từ 190 - 400KHz.
- Băng 2 từ 400 - 800KHz.
- Băng 3 từ 800 - 1750KHz.
Đi kèm với ADF có 2 loại Anten:
- Anten vô hướng: có 1 sợi dây dài.
- Anten định hướng: Anten khung có thể là hình tròn, vuông hoặc
chữ nhật. Công dụng của NDB: Có 4 công dụng:
1. Dùng để bay quy hướng: bay tới đài NDB
2. Xác định vị trí đang bay.
3. Dùng để vòng chờ.
4. Dùng để đáp xuống sân bay.
a. Cách bay quy hướng (Homing).
Sau khi cất cánh tại sân bay A người lái mở máy ADF ở tần số của
đài dùng Head phone nghe đài hiệu nhìn đồng hồ RMI hoặc Radio
Compass (dùng anten vô hướng) từ công tắc anten vô hướng bật sang công
tắc anten định hướng, chuyển qua khung. Xoay kim lớn (RMI) hoặc xoay
Radio Compass sau đó không nghe được đài hiệu.

2. Đài dẫn đường phụ trợ vô tuyến sóng cực ngắn vô hướng phương vị
VOR (Very High Frequency Omni Range).
VOR là một máy phát nó phát trên tần số VHF có kèm đài hiệu và
phát sóng ra mọi hướng nhằm cung cấp cho máy bay góc độ phương vị
muốn bay, góc độ phương vị này tương đương với góc độ phương vị tính
được từ đài lấy hướng bắc từ làm chuẩn và xoay theo chiều kim đồng hồ.
270
0
90
0
315
0
225
0
135
0
45
0
360
0
VOR
VOR
MN = Magnetic North:
Hng bc t

Hình 2.1. Các hướng máy bay bay tới đài VOR.
VOR là hệ thống dẫn đường phụ trợ bằng sóng Radio phát ra các
sóng điện từ theo mọi hướng trong không gian, giúp máy bay xác định được
phương vị của nó với vị trí đài.


gây ra sai số khi có ảnh hưởng của phản xạ sóng điện từ những vật cản.

b) Đài DOPPLER VOR - DVOR:
Hệ thống DVOR tín hiệu 30Hz
chuẩn điều chế AM sóng mang còn 30Hz thay đổi điều chế FM sóng mang
phụ 9960Hz nhờ hiệu ứng Doppler gây ra do hoạt động phát sóng của đài
trên các Anten. Sự dẫn biến sóng mang phụ đài DVOR là hiệu ứng dịch dẫn

Trích đoạn Mô tả chức năng hệ thống tự động chuyển đổi: Điều hưởng anten Điều chỉnh điều biến Điều khiển Monitor
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status