gioi thieu tong quan ve ngan hang thuong mai co phan sacombank - Pdf 26

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Ngày 21/12/1991, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được
chính thức cấp phép họat động trên cơ sở chuyển thể và sát nhập Ngân hàng phát
triển kinh tế Gò Vấp và 3 Hợp tác xã tín dụng : Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia.
Khởi đầu, Ngân hàng có mức vốn điều lệ là 2,9 tỷ đồng, 4 điểm giao dịch chỉ trong
phạm vi TP. Hồ Chí Minh và tình hình tài chính, nhân sự không thực mạnh.
02/03/1993 khai trương chi nhánh Sacombank Hà Nội. Sacombank là
NHTMCP có hội sở chính tại TPHCM đầu tiên mở chi nhánh tại Hà Nội. Đồng thời
là NHTMCP đầu tiên thực hiện nghiệp vụ phát hành kỳ phiếu có mục đích để huy
động vốn và dịch vụ chuyển tiền nhanh từ HN đi TPHCM và ngược lại.
07/05/1995 tiến hành Đại hội Đại biểu cổ đông cải tổ, đây là bước ngoặc quan
trọng kể từ ngày thành lập Sacombank. Trong Đại hội này đã có một cuộc cải tổ lớn
trong HĐQT: ông Đặng Văn Thành giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT. Đồng thời thành
lập nhóm hoạch định chính sách để tập trung xây dựng chiến lược phát triển giai
đọan 1996-2010.
10/1995 cho vay phân tán theo đề án kết hợp với cho vay tập trung có trọng
điểm là quan điểm chỉ đạo chiến lược về định hướng phát triển tín dụng của
Sacombank sau thời kỳ cải tổ. Đề án thực hiện thành công tại chi nhánh Gò Vấp là
cơ sở cho Sacombank nhân rộng phạm vi thực hiện trên toàn hệ thống và trở thành
tiền đề cho định hướng phát triển tín dụng ngày nay.
03/1996 Đại hội Đại biểu cổ đông Sacombank đã đồng thuận với sáng kiến
của ông Đặng Văn Thành trong việc phát hành cổ phiếu đại chúng để tăng đủ số
vốn điều lệ là 70 tỷ đồng theo đúng quy định của Chính phủ. Đây là một bước
ngoặc quan trọng của Sacombank, và cũng là lần đầu tiên một Ngân hàng TMCP
duy nhất ở Việt Nam có cơ cấu cổ đông đại chúng.
Năm 1999, Sacombank trở thành thành viên của Hiệp hội viễn thông liên Ngân
hàng toàn cầu (SWIFT), tiếp theo sau đó là gia nhập Hiệp hội thẻ quốc tế Visa,
Master và tiếp nhận được sự ủy thác tín dụng và tài trợ kỹ thuật của nhiều tổ chức
kinh tế tài chính nước ngoài.
SVTH: Nguyễn Thanh Tú -2-

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ FMO, RDF II, SMEDF; đã thiết lập được quan
hệ với 7.900 đại lý và 210 ngân hàng trên 82 quốc gia.
1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
SVTH: Nguyễn Thanh Tú -4-
CÁC CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH THUỘC KHU VỰC
CÁC CÔNG TY TRỰC THUỘC
Phòng Kỹ thuật hạ tầng
Phòng Quản lý ứng dụng
KHỐI CN THÔNG
TIN
KHỐI HỖ TRỢ
Phòng Hành chính quản trị
Phòng Đối ngoại
Phòng Xây dựng cơ bản
Trung tâm đào tạo
KHỐI ĐIỀU HÀNH
Phòng Kế hoạch
Phòng chính sách
Phòng Tài chính kế toán
Phòng Kinh doanh tiền tệ
Phòng Nguồn vốn
Phòng Đầu tư
Phòng Ngân quỹ và thanh toán
KHỐI DỊCH VỤ CÁ
NHÂN
KHỐI NGÂN QUỸ
KHỐI DỊCH VỤ
DOANH NGHIỆP
VĂN PHÒNG

• Phó chủ tịch thứ nhất: thay thế chủ tịch HĐQT trong việc hành xử các
nhiệm vụ và quyền lợi khi chủ tịch HĐQT vắng mặt, phó chủ tịch thứ
nhất được HĐQT phân công trực tiếp phụ trách một hoặc một số mảng
hoạt động của ngân hàng.
• Phó chủ tịch: do HĐQT bầu ra, chịu trách nhiệm trước HĐQT và
trước chủ tịch HĐQT trong lĩnh vực được phân công từ khâu nghiên cứu-
hoạch định đến khâu nghiên cứu chỉ đạo giám sát quá trình tổ chức thực
hiện của bộ máy điều hành ngân hàng.
• Ủy viên thường trực: là người có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ
ngân hàng. Ủy viên thường trực do chủ tịch HĐQT đề nghị và được tập
thể HĐQT thông nhất phân công. Ủy viên thường trực có trách nhiệm
cùng với chủ tịch HĐQT điều phối mọi hoạt động của toàn bộ thường
trực HĐQT.
SVTH: Nguyễn Thanh Tú -5-
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
• Các ủy viên: mỗi ủy viên của HĐQT có chức năng phụ trách các
mảng công tác còn lại, thuộc chức năng quản trị ngân hàng.
• Thư ký HĐQT: là người giúp HĐQT trong việc đều hòa, phối hợp
mọi hoạt động của cơ quan ngân hàng với các thành viên HĐQT giữa các
co quan quản trị với cơ quan kiểm soát, điều hành ngân hàng cùng cổ
đong tại ngân hàng và các đơn vị bên ngoài.
• Các kiểm soát viên: là đội ngũ am hiểu về mặt kỹ thuật, nghiệp vụ
ngân hàng, ít nhất có một kiểm soát viên có chuyên môn về kế toán ngân
hàng. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trườc Đại hội cổ đông và trước
pháp luật nhà nước công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh
doanh, điều hành ngân hàng giữa hai nhiệm kỳ Đại hội cổ đông. Mục
đích kiểm tra của kiểm soát viên để mọi hoạt động của ngân hàng theo
đúng pháp luật của nhà nước, đúng quy định của ngành, đúng nghị quyết
của HĐQT và các quyết định cụ thể của HĐQT nhằm đảm bảo an toàn và
vững chắc của ngân hàng.

doanh của chi nhánh và các phòng ban của phòng giao dịch trực thuộc chi
nhánh theo chế độ thủ trưởng một đơn vị hạch toán phụ thuộc.
• Chức năng và nghiệp vụ của trưởng phòng giao dịch của chi nhánh:
trưởng phòng giao dịch của chi nhánh có trách nhiệm thực hiện kinh
doanh tiền tệ, tín dụng của Ủy nhiệm của giám đốc chi nhánh với sự
chuẩn y của tổng giám đốc SACOMBANK trong phạm vi giới hạn nhất
định tùy theo nhu cầu của thị trường nơi phòng giao dịch đặt tại.
SVTH: Nguyễn Thanh Tú -7-
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
1.3 CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG
Cũng như các ngân hàng TMCP khác, Sacombank cũng hoạt động như một
định chế tài chính trung gian, là trung gian đáp ứng các nhu cầu dịch vụ của khách
hàng cũng như sử dụng nguồn vốn từ kết quả hoạt động kinh doanh để tiếp tục đầu
tư kinh doanh. Các hoạt động cơ bản của hệ thống Sacombank có thể tóm lược
thành các hoạt động chính sau:
1.3.1 Hoạt động huy động vốn:
Là hoạt động mang lại nguồn tiền chủ yếu giúp ngân hàng có cơ sở thực hiện
các hoạt động kinh doanh khác
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có
kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn và chứng chỉ tiền gửi.
- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và từ các Tổ chức tín dụng khác.
- Tiếp nhận nguổn vốn đầu tư phát triển từ Nhà nước hoặc tiếp nhận các nguồn
vốn ủy thác đầu tư từ các tổ chức kinh tế trong nước và quốc tế như FMO, RDF II,
SMEDF,…
1.3.2 Hoạt động cho vay:
Đây là hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, hoạt động
cho vay của ngân hàng chủ yếu bao gồm các hoạt động sau:
- Phân chia theo thời hạn cho vay, có 3 loại sản phấm cho vay bao gồm sản
phẩm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
+ Cho vay ngắn hạn: thời gian cho vay dưới 12 tháng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status