ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRÊN SÓNG CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA ĐÁP ỨNG NHU CẦU CÔNG CHÚNG NÔNG THÔN - Pdf 33

BBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

MAI THỊ NHUNG

ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
TRÊN SÓNG CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH
THANH HÓA
ĐÁP ỨNG NHU CẦU CÔNG CHÚNG NÔNG THÔN
Ngành: Báo chí học

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn: GPS.TS NGUYỄN VĂN DỮNG

HÀ NỘI - 2015

1


Lời cảm ơn
Với lòng biết ơn sâu sắc của mình, em xin cảm ơn cô giáo
……….đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn…….., các thầy cô
giảng dạy tại trường ………..đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
4


Bảng 1.1 Mức độ tiếp nhận các loại hình báo chí của công chúng nông thôn
Thanh Hóa
Bảng 1.2 Mức độ xem truyền hình của công chúng nông thôn Thanh Hóa
Bảng 1.3 Mức độ nghe đài của công chúng nông thôn Thanh Hóa
Bảng 1.4 Mức độ đọc báo của công chúng nông thôn Thanh Hóa
Bảng 1.5 Mức độ đọc báo mạng của công chúng nông thôn Thanh Hóa
Bảng 1.6 Khảo sát nhu cầu về nội dung thông tin của công chúng nông
thôn Thanh Hóa
Bảng 2.1 Thống kê một số thể loại và một số chuyên mục ở Đài Phát thanh
và Truyền hình Thanh Hóa ( từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2015)
Bảng 2.2 Thống kê một số thể lọai và một số chuyên mục trên sóng Đài
PTTH Thanh Hóa ( từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2015 )
Bảng 2.3 Thống kê các các phẩm tuyên truyền chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đài PTTH
Thanh Hóa từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2015.
Bảng 2.4 Thống kê các các phẩm tuyên truyền, phổ biến kiến thức về việc phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Đài PTTH Thanh Hóa từ tháng 5/2009
đến tháng 6/2010.
Bảng 2.5 Thống kê các các phẩm tuyên truyền về đời sống, văn hóa xã hội ở
nông thôn của Đài PTTH Thanh Hóa từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2015.
Bảng 2.6 Thống kê các các phẩm tuyên truyền những điển hình tiên tiến
trong phát triển nông thôn của Đài PTTH Thanh Hóa từ tháng 5/2014 đến
tháng 5/2015.
Bảng 2.7 Thống kê các các phẩm tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới
của Đài PTTH Thanh Hóa từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2015.

MỞ ĐẦU....................................................................7
Chương 1.............................................................................19
Nhận diện nhu cầu công chúng nông thôn của .....................................................19
Thanh Hóa..............................................................................................................19
6


Chương 2..................................................................................42
Thực trạng đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng nông thôn và vấn đề đổi
mới chương trình phát thanh của Đài PTTH Thanh Hóa......................................42
Chương 3................................................................................................................73
Mấy vấn đề đặt ra và các giải pháp đổi mới chương trình phát thanh của Đài
PTTH Thanh Hóa...................................................................................................73
KẾT LUẬN..........................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................105
PHỤ LỤC.............................................................................................................108

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam là một nước nông nghiệp, dân cư sinh sống ở nông thôn
hiện nay chiếm tỉ lệ tương đối lớn (theo Tổng Cục Thống Kê, Điều tra Lao
động và việc làm Việt Nam năm 2011 là 70,3%). Vấn đề nông nghiệp,
nông dân, nông thôn ở Việt Nam luôn được Đảng và Nhà nước hết sức coi
trọng trong các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam. Đó là vì
nông dân là một lực lượng quan trọng của cách mạng và hiện còn đang
chiếm tỷ lệ lớn trong dân số. Đồng thời, nông nghiệp, nông dân Việt Nam
luôn khẳng định vai trò đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp phát triển
kinh tế của đất nước. Nông nghiệp đã mở đường trong quá trình đổi mới,
tạo nền tảng, động lực cho tăng trưởng kinh tế và là nhân tố quan trọng bảo

dân rất thiếu vốn và dù được ngân hàng, hay các dự án cho vay để sản xuất
thì mức tiền cũng rất thấp, thời gian hoàn trả ngắn;…
Hiện nay, người nông dân đang trong quá trình chuyển đổi phương
thức lao đông, triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới, đặc biệt là
triển khai công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Người
nông dân không còn lao động sản xuất đơn thuần theo kinh nghiệm mà đã
8


từng bước ứng dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật, công nghệ vào sản xuất
nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Họ đã từng bước làm quen với tác
phong làm việc có tư duy, phán đoán, phản biện, nhận diện vấn đề để thích
ứng với cái mới, làm việc chủ động hơn. Họ cũng rất cần tiếp nhận thông
tin về tình hình – chính trị - văn hóa – xã hội để nâng cao nhận thức trong
xu thế hội nhập.
1.2. Vấn đề phát triển nông nghiệp ở Thanh Hóa
Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở vị trí cực Bắc miền Trung, đất rộng,
người đông, có 27 đơn vị hành chính nhưng chỉ có 1 thành phố, 2 thị xã
còn lại chủ yếu là nông dân sống ở nông thôn và miền núi cao. Diện tích
trên 11 ngàn km2, dân số 3,4 triệu người, trong đó có 90,7 % dân số sống ở
nông thôn. Địa hình phong phú và đa dạng bao gồm cả miền núi, trung du,
đồng bằng và vùng ven biển. Khu vực đồng bằng sông Mã có diện tích
1.864km2, lớn thứ 3 trong cả nước, sau đồng bằng sông Cửu Long và đồng
bằng sông Hồng. Mặc dù là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng Thanh
Hóa vẫn là một tỉnh nghèo, phát triển chậm, hiệu quả của nền kinh tế và thu
nhập tính trên đầu người đạt thấp. Chính vì vậy , NQ số 26-NQ/TW tại hội
nghị lần thứ bảy Ban chấp hành TW Đảng khóa X “Về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn” là thời cơ và vận hội để Thanh Hóa đẩy mạnh thực hiện sự
nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Tỷ lệ nông nghiệp cao nhưng lại kém phát triển, đời sống đại bộ

hải đảo xa xôi hay nông thôn đều có sự hiện hữu của chiếc radio. Và đối
với một tỉnh còn nghèo như Thanh Hóa thì việc phát huy tính tích cực, lợi
thế của báo phát thanh để đưa thông tin đến người dân là một việc làm cần
thiết.
Do đó, đổi mới chương trình phát thanh trên sóng đài PTTH Thanh
Hóa nhằm đáp ứng nhu cầu công chúng nông thôn trong tỉnh có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy các chương trình phát
10


triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, cũng như góp phần quan trọng
vào quá trình phát triển của Thanh Hóa.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát tài liệu để thực hiện luận văn
này, tôi nhận thấy từ trước tới nay đã có một số công trình nghiên cứu ít
nhiều có liên quan đến đề tài như sau:
Trong công trình “Báo Phát thanh” (2002) do tập thể tác giả của
Phân viện Báo chí và Tuyên truyền – Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện
(Nguyễn Văn Dững, Chủ biên), tác giả Nguyễn Văn Dững đã bàn về công
chúng phát thanh, có định nghĩa khái niệm công chúng, các loại công
chúng báo chí, vai trò của công chúng, các nội dung và phương pháp
nghiên cứu công chúng.
Cuộc điều tra xã hội học (2001) do Đài Tiếng nói Việt Nam và Ban
Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương)
được tiên hành trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươnng với 2.615
người trả lời, cho thấy mức độ, cách thức nghe đài của thính giả thay đổi
theo giới tính, độ tuổi, mức sống, học vấn,…tại những tỉnh, thành phố tiến
hành điều tra; những lý do thính giả không nghe đài; những đánh giá, nhận
xét chất lượng; những nguyện vọng, đề xuất của thính giả;…
Đề tài khoa học “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều

Đảng về CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn và con đường của quá trình
này.
+ “ Nông nghiệp, nông dân , nông thôn Việt Nam - Hôm nay và mai
sau ” năm 2008 ; TS Đặng Kim Sơn -Viện trưởng Viện chính sách và
chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Nxb Chính Trị quốc gia. Nội
dung sách nêu bật thực trạng các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn hiện nay, những thành tựu cũng như khó khăn, vướng mắc còn tồn tại.
12


+ “ Nông nghiệp ,nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh
CNH,HĐH ở nước ta” ; GS, TS Hoàng Ngọc Hòa, Nxb Chính Trị quốc
gia. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu, tổng kết những quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn để tìm ra nguyên nhân của những thành công và hạn chế cũng
như những kiến nghị,giải pháp.
Luận văn thạc sĩ “Công chúng phát thanh hiện nay” (2004) của tác
giả Phạm Thị Thanh Tịnh đã phân tích phương thức tác động, đặc trưng
của loại hình và công chúng thính giả của nó. Luận văn đưa ra những nét
cơ bản về đặc điểm của nhóm công chúng của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Tác giả cũng chỉ một số căn cứ khoa học để những người làm báo phát
thanh nâng cao chất lượng chương trình, cải tiến nội dung cho phù hợp với
công chúng của cả nước nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng.
Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu cũng liên quan đến
đề tài như: Báo chí Thanh Hóa với vấn đề phát triển nông thôn trên địa
bàn tỉnh hiện nay của học viên Nguyễn Thanh Phương, Luận văn Thạc sỹ,
Học viện Báo chí và tuyên truyền (khảo sát Báo Thanh Hóa, Đài Phát
thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Báo Văn hóa và đời sống từ tháng 5
năm 2009 đến tháng 6 năm 2010).
Công chúng nông thôn Hà Nam với vấn đề tiếp nhận sản phẩm báo

về đổi mới chương trình phát thanh đáp ững nhu cầu công chúng, luận văn
khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới chuwong
trình phát thanh hướng tới đáp ững nhu cầu công chúng nông thôn của tỉnh.
3.2. Nhiện vụ nghiên cứu của luận văn
- Hình thành khung lý thuyết về đổi mới chương trình phát thanh đài
PTTH Thanh Hóa đáp ứng nhu cầu công chúng nông thôn;
14


- Trên cơ sở đó, khảo sát thực trạng các chương trình phát thanh hiện
tại cũng như nhu cầu công chúng nông thôn trong tiếp nhận chương trình
phát thanh;
- Phát hiện vấn đề và tìm kiếm khuyến nghị khoa học nhằm tiếp tục
đổi mới chương trình phát thanh đáp ứng nhu cầu công chúng nông thôn
trong tỉnh.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề đổi mới chương trình
phát thanh trên sóng đài PTTH Thanh Hóa nhằm đáp ứng nhu cầu công
chúng nông thôn.
Đối tượng và phạm vi khảo sát: Dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu
tiếp nhận thông tin của công chúng nông thôn Thanh Hóa, luận văn tìm
kiếm giải pháp, cách thức đổi mới chương trình phát thanh nhằm hướng tới
thỏa mãn nhu cầu công chúng. Thanh Hóa như trên đã nói, là tỉnh rộng và
chủ yếu địa bàn rộng lớn và dân số nông thôn, tác giả dùng phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để khảo sát. Tác giả chọn 2 huyện miền núi
và 2 huyện vùng trung du, đồng bằng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Chương trình thời sự, các tin, bài, chương trình phát thanh trên sóng
của Đài Phát thanh và truyền hình Thanh Hoá được thực hiện từ tháng 1

trình bày. Với số lượng huyện miền núi và đồng bằng tương đương, cho
nên tác giả chọn 2 huyện miền núi là Thường Xuân và Như Xuân (150
phiếu hỏi cho 2 huyện), 02 huyện trung du và đồng bằng là Triệu Sơn và
Hậu Lộc (250 phiếu hỏi cho 2 huyện). Mỗi huyện, tương ứng với tỷ lệ dân
số, chọn 01 xã đại diện cho huyện. Theo đó, huyện Thường Xuân chọn xã
Xuân Thắng với 80 phiếu hỏi; huyện Như Xuân chọn xã Bãi Trành với 70
1
2

16


phiếu hỏi. Huyện Triệu Sơn chọn xã Dân Lực với 120 phiếu hỏi; huyện
Hậu Lộc chọn xã Lộc Sơn với 130 phiếu hỏi. Tổng cộng 400 phiếu cho 4
huyện.
- Cũng trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi còn sử dụng
phương pháp phỏng vấn sâu nhằm tìm kiếm thông tin định tính. Đối tượng
phỏng vấn sâu được chia ra các nhóm trên địa bàn như sau
+ Nhóm liên quan đến công chúng, bao gồm lãnh đạo sở nông
nghiệp và phát triển nông thôn (2 người), lãnh đạo các phòng nông
nghiệp....các huyện khảo sát (mỗi huyện 2 người, bao gồm phó chủ tịch
huyện phụ trách nông nghiệp, trưởng phóng nông nghiệp). Nhóm này sẽ
xin ý kiến tổng cộng 10 người.
+ Nhóm công chúng, phỏng vấn sâu mỗi huyện trong diện khảo sát 2
người nông dân (một già và một trẻ). Như vậy nhóm này sẽ hỏi 8 người.
+ Nhóm các nhà báo, bao gồm 3 phóng viên, biên tập viên và 2 lãnh
đạo phòng phát thanh và ban giám đốc đài PTTH tỉnh. Nhóm này phỏng
vấn 5 người.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài sẽ góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận báo chí và lý

nông thôn và vấn đề đổi mới chương trình phát thanh của Đài PTTH Thanh
Hóa
Chương 3: Mấy vấn đề đặt ra và các giải pháp đổi mới chương trình
phát thanh của Đài PTTH Thanh Hóa

18


Chương 1
Nhận diện nhu cầu công chúng nông thôn của
Thanh Hóa
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Báo phát thanh
Báo phát thanh là loại hình báo chí sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và
hệ thống truyền thanh truyền đi âm thanh, trực tiếp tác động vào thính giác
của người tiếp nhận. Như vậy, có thể hiểu đây là loại hình báo chí hiện đại
mà đặc trưng cơ bản của nó là “dùng thế giới âm thanh phong phú, sinh
động để chuyển tải thông điệp nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ
thống truyền thanh, tác động vào thính giác của người nghe”[1,21].
Báo phát thanh hiện đại có sự phát triển đa dạng và phong phú như
phát thanh có hình, phát thanh trên mạng internet, phát thanh trên điện
thoại di động. Hiện nay, công chúng có thể nghe, xem phát thanh trên
truyền hình, mạng internet, nghe đọc tin tức trên điện thoại di động với
cách xây dựng nội dung phù hợp.
Sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật thế kỷ XIX đã thúc đẩy ngành kỹ
thuật phát triển tạo cơ sở cho sự đổi mới kỹ thuật truyền thông đại chúng.
Những phát minh vật lý sau tên tuổi của tác giả bộ truyền tin Ambrose
Fleming – cố vấn khoa học của nhà bác học Halia Marconi mở ra những
khả năng mới về lý thuyết cho sóng điện từ. Báo phát thanh ra đời xuất
hiện manh mún khi có sự ra đời của ăng ten vô tuyến điện và sự ra đời của

nhưng thông qua những phương tiện âm thanh để diễn đạt, truyền tải ý
nghĩa của thông điệp một cách chính xác, hình tượng. Hơn nữa, báo phát
20


thanh vô cùng gần gũi vì những phát thanh viên và kỹ thuật viên sẽ dùng
những âm thanh hết sức trung thực, gần gũi và đời thường.
Là một loại hình truyền thông độc đáo, hấp dẫn, có khả năng tạo
được sức hút và thiện cảm đối với đông đảo công chúng, báo phát thanh có
tầm quan trọng rất lớn trong công tác tuyên truyền, cổ động, nhất là trong
các lĩnh vực giáo dục, y tế. Báo phát thanh có khả năng tác động đến công
chúng và mọi tầng lớp dân cư tuy vậy mỗi nhóm lại chịu tác động của báo
chí với phạm vi, tính chất, mức độ và hiệu quả khác nhau và thường bị tác
động bởi xu hướng báo chí. Báo phát thanh là cầu nối để công chúng cập
nhật và tiếp xúc thông tin với thế giới xung quanh. Không phủ nhận rằng
các sản phẩm báo phát thanh thường hướng vào nhóm công chúng báo chí
để tác động, nhằm lôi kéo, thu phục họ vào phạm vi ảnh hưởng của mình.
Đồng thời, công chúng còn tương tác trở lại, tham gia vào quá trình sáng
tạo tác phẩm – phát tán thông tin, giám sát, quyết định vai trò, vị thế xã hội
của sản phẩm báo chí. Vai trò của báo phát thanh trước hết là để thỏa mãn
nhu cầu thông tin của xã hội. Xã hội càng hiện đại, việc phổ biến thông tin
trên quy mô đại chúng càng trở nên quan trọng và vì vậy, sự phụ thuộc, ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các phương tiện thông tin đại chúng và xã hội càng trở
nên chặt chẽ. Trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, vai trò tích cực
của báo phát thanh càng thúc đẩy nhanh hơn quá trình xã hội hóa các hoạt
động giám sát và phản biện xã hội. Bằng tính chân thật, khách quan, báo
phát thanh thực hiện vai trò quản lý xã hội thông qua hoạt động phản biện
và giám sát xã hội. Tính công khai, công cộng là một xu thế tất yếu, là biểu
hiện quan trọng của nền dân chủ, trong đó có quyền được thông tin và tự do
ngôn luận. Hơn thế, báo phát thanh còn mang tính đại chúng, do vậy, nó tác

trình phát thanh bao gồm tên chương trình, địa chỉ, tần số sóng... và thường
đi kèm với nhạc hiệu của chương trình. Cấu trúc của chương trình phát
thanh đều được quy định cụ thể và thường có ba phần: tin – bài – tiết mục
và được chia thành những đoạn nhạc cắt. Các chương trình chuyên đề
thường có hai phần trở lên và được phân bằng nhạc cắt và có thể tăng lên
22


về số lượng nếu như chương trình có thời lượng lớn. Khi kết thúc một
chương trình, phát thanh viên sử dụng lời kết hoặc lời chào hẹn gặp lại tạo
sự thân thiện và duy trì sự chú ý của người nghe đối với vấn đề họ quan
tâm.
Dựa vào đặc điểm, nội dung, mục đích thông tin và đối tượng người
ta chia chương trình phát thanh thành 4 loại chính là chương trình tin tức,
thời sự tổng hợp, chương trình chuyên đề, chương trình giải trí và chương
trình giáo dục. Việc phân loại này cũng có thể dựa trên tiêu chí đặc điểm
nội dung, mục đích thông tin và đối tượng. Cách phân loại này không chính
xác hoàn toàn vì người ta có thể phân loại các chương trình phát thanh theo
phương pháp và kỹ thuật sản xuất (chương trình sản xuất tại studio, chương
trình sản xuất trực tiếp tại hiện trường; chương trình kết hợp giữa studio và
hiện trường) hoặc phân loại theo lĩnh vực phản ánh.
1.1.3. Công chúng và công chúng nông thôn
Theo từ điển tiếng Việt (2006), công chúng được hiểu là toàn bộ
những người đọc, người xem, người nghe trong quan hệ với tác giả, diễn
viên [20,48]. Nhưng để hiểu một cách sâu sắc hơn về “công chúng” cần đặt
vào bối cảnh lý thuyết về marketing. Theo nghĩa rộng thì công chúng là tất
cả mọi người trong xã hội. Tuy nhiên đối với một tổ chức cụ thể thì công
chúng lại không phải như vậy và công chúng trong mối quan hệ của bộ
môn Quan hệ cộng đồng cũng không hướng đến một “công chúng nói
chung chung”. Khái niệm công chúng của Quan hệ cộng đồng là: “Công

Công chúng báo chí chính là đối tượng mà báo chí trực tiếp hoặc
gián tiếp tác động, hướng tới nhằm gây ảnh hưởng trong quá trình thông
tin. Công chúng báo chí cũng chinnhs là mục tiêu, là đích hướng tới của
mọi loại hình báo chí: báo in, phát thanh, truyền hình và bso internet. Như
vậy, trong đó bao gồm cả công chúng trực tiếp, công chúng gián tiếp, công
chúng đích, công chúng tiềm năng,…
Theo cuốn Cơ sở lí luận báo chí (2012) của tác giả Nguyễn Văn
Dững, khái niệm công chúng báo chí được hiểu là quần thể dân cư hay
24


nhóm đối tượng mà báo chí gây ảnh hưởng. Như vậy, công chúng báo chí
được xem xét trong mối quan hệ với sản phẩm báo chí, với cơ quan báo chí
và với nhà báo [16,tr.139].
Tùy theo đặc điểm của mỗi loại hình báo chí mà có thể xác định
những khác biệt của từng loại công chúng. Chẳng hạn như : với báo in,
công chúng là bạn đọc; với báo phát thanh, công chúng là người nghe; với
truyền hình, công chúng là người xem; báo internet được coi là loại hình đa
phương tiện.
Báo chí là loại hình thông tin mang tính phổ biến, nhanh nhạy. Khi
được công chúng đón nhận hay tham gia vào hoạt động báo chí, cũng chính
là khi báo chí hoàn thành một công đoạn rất quan trọng của mình; đó là làm
cho hoạt động báo chí gây ảnh hưởng, hướng tới hiệu quả nhất định.
Công chúng báo chí đa dạng phản ánh sự khác biệt của các loại hình
báo chí, cũng như sự phong phú của các ấn phẩm báo chí. Có thể dựa vào
tính chất của mỗi tờ báo để xác định được các nhóm công chúng khác
nhau. Ví dụ như : công chhúng của báo chí chuyên ngành, công chúng của
báo chí chính trị- xã hội, văn hóa xã hội, công chúng của báo chí địa
phương…
Mỗi tờ báo thực hiện tôn chỉ, mục đích của mình bằng việc đáp ứng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status