Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu xanh vụ hè thu trên đất nương rẫy tại huyện hà quảng, tỉnh cao bằng - Pdf 35

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀM THỊ THIỀU

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU XANH VỤ HÈ THU TRÊN ĐẤT NƯƠNG
RẪY TẠI HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 0110

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Luân Thị Đẹp

Thái Nguyên – 2013


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được
chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Đàm Thị Thiều

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ......................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 4
1.2. Vai trò của cây đậu xanh trong đời sống con người .................................. 4
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của cây đậu xanh ..................................................... 4
1.2.2. Vai trò của cây đậu xanh trong hệ thống cây trồng nông nghiệp .................. 6
1.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây đậu xanh................................... 8
1.3.1. Yêu cầu về nhiệt độ ................................................................................. 8
1.3.2. Yêu cầu về ánh sáng ................................................................................ 8
1.3.3. Yêu cầu về nước ...................................................................................... 9
1.3.4. Yêu cầu về đất và các chất dinh dưỡng ................................................ 10
1.4. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên Thế giới và ở Việt Nam ................. 11
1.4.1. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên Thế giới....................................... 11
1.4.2. Tình hình nghiên cứu đậu xanh ở Việt Nam ......................................... 13
1.5. Tình hình sản xuất đậu xanh trên Thế giới và ở Việt Nam...................... 18
1.5.1. Tình hình sản xuất đậu xanh trên Thế giới ........................................... 18
1.5.2. Tình hình sản xuất đậu xanh ở Việt Nam .............................................. 20
1.5.3. Tình hình sản xuất đậu xanh ở Cao Bằng ............................................. 24
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 29
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 30
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30
2.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm................................................................. 30


iv
2.5. Quy trình kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm ............................................. 31


Trung tâm Nghiên cứu Rau màu Châu Á

BNNTNT

:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CCC

:

Chiều cao cây

CCI

:

Cành cấp một

Đ/c

:

Đối chứng

ĐHNN

:


Năng suất thực thu

P1000 hạt

:

Khối lượng 1000 hạt

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

STT

:

Số thứ tự

TBKT

:

Tiến bộ kỹ thuật

TGST

:

Bảng 3.3: Một số đặc điểm thực vật học của các giống đậu xanh .............. 42
Bảng 3.4: Một số đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh thí nghiệm . 43
Bảng 3.5: Tình hình sâu hại của các giống đậu xanh thí nghiệm
vụ Hè Thu năm 2012 ................................................................... 45
Bảng 3.6: Tình hình nhiễm bệnh của các giống đậu xanh thí nghiệm........ 46
Bảng 3.7: Khả năng chống đổ và tách quả của các giống đậu xanh
thí nghiệm .................................................................................... 48
Bảng 3.8: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của
các giống đậu xanh thí nghiệm .................................................... 50
Bảng 3.9: Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng hạt đậu xanh
thí nghiệm ................................................................................... 52
Bảng 3.10: Kết quả xây dựng mô hình thử nghiệm giống đậu xanh ĐX11
và VN99-3 vụ Hè Thu năm 2013 tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao
Bằng ............................................................................................. 54


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Đồ thị năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống
đậu xanh thí nghiệm................................................................... 52
Hình 3.2: Đồ thị các chỉ tiêu chất lượng hạt đậu xanh thí nghiệm ............. 53


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây đậu xanh (Mungbean, Green bean) có tên khoa học là Vigna
radiata (L) là cây trồng ngắn ngày, đứng hàng thứ ba sau cây đậu tương và
lạc. Hạt đậu xanh có thành phần dinh dưỡng cao, giàu protein,

nghiên cứu và tạo ra nhiều giống đậu xanh mới có thời gian sinh trưởng
ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng để cung cấp cho sản
xuất. Nhưng do chưa được thử nghiệm, tuyển chọn cho từng vùng sinh thái
và các biện pháp kỹ thuật thích hợp kèm theo nên việc phát triển các giống
đậu xanh năng suất cao, phẩm chất tốt vào sản xuất còn rất chậm. Thêm
vào đó việc đầu tư thâm canh cũng chưa được nghiên cứu kỹ, nhất là công
tác bảo vệ thực vật, thời vụ gieo trồng và đầu tư phân bón; người nông dân
thiếu thông tin về các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất
nên năng suất đậu xanh ở nước ta hiện nay còn rất thấp.
Trong những năm gần đây sản xuất đậu đỗ ở Việt Nam đã phát triển
với quy mô khá lớn nhưng sản lượng tăng lên chủ yếu nhờ vào tăng diện
tích gieo trồng còn năng suất hầu như không tăng. Điều đó chứng tỏ sản
xuất đậu xanh đang trong tình trạng quảng canh và như vậy vấn đề thâm
canh tăng năng suất, mở rộng quy mô cả về thời gian và không gian đang
được đặt ra. Mặt khác, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các hiện tượng
thời tiết cực đoan như mưa, lũ quét, nắng nóng, hạn hán… xảy ra liên tục
nên diện tích cây đậu đỗ nói chung và cây đậu xanh nói riêng đang giảm
dần, nhất là đậu xanh trên đất nương rẫy.
Cao Bằng là một tỉnh miền núi diện tích canh tác hạn hẹp, hơn mười
năm trở lại đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến toàn tỉnh có hơn
15.000 ha đất nương rẫy bị bỏ trống; diện tích đỗ tương vụ Hè Thu giảm từ
10.000 ha xuống nay chỉ còn khoảng 5.000 ha. Hiện nay trên đất nương rẫy
chỉ có khoảng 1.000 ha người nông dân trồng đậu nho nhe để cải tạo đất.


3
Nếu cứ tiếp tục như vậy thì diện tích đất còn lại càng bị bỏ hóa nhiều,
không được phủ xanh và cải tạo đất, từ đó làm ảnh hưởng đến diện tích
canh tác cũng như năng suất của nhiều loại cây trồng khác trên đất nương
rẫy. Chính vì vậy, tỉnh Cao Bằng đã có chương trình nghiên cứu, khảo

trưởng phát triển, khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi khác.
Trong quá trình so sánh giống sẽ loại được các giống có những yếu
điểm về các đặc tính nông sinh học như thời gian sinh trưởng quá dài, cây
quá cao, chống đổ kém và dễ nhiễm sâu bệnh, năng suất thấp… Chọn lựa
theo kiểu hình sẽ loại bỏ được những đặc tính không mong muốn, tuy nhiên
để có kết quả tin cậy cần phải thực hiện thí nghiệm ở nhiều thời vụ.
Các kết quả nghiên cứu về thời gian sinh trưởng, đặc điểm hình thái,
khả năng chống chịu, năng suất .... của các giống đậu xanh làm thí nghiệm
là cơ sở lựa chọn giống phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng.
1.2. Vai trò của cây đậu xanh trong đời sống con người
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của cây đậu xanh
Theo Khatik K.L., Vaishnava C.S.; Lokesh Gupta (2007) [30], đậu
xanh là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, trong 100g bột đậu xanh chưa
tách vỏ có 24g protein; 1,3g lipit; 59,7g hydratcarbon; 3,5g khoáng; 123mg
Ca; 326mg P; 7,3g Fe; 94mg Caroten; 0,47mg B1; 0,39mg B2 và 334
kcalo. Protein đậu xanh chứa đầy đủ các axit amin không thay thế và tương


5
đối trùng hợp với tiêu chuẩn dinh dưỡng dành cho trẻ em do tổ chức Nông
- Lương và y tế thế giới đưa ra.
Bảng 1.1: Axit amin trong bột đậu xanh và tiêu chuẩn của FAO/WHO
ĐV: % protein
Thực phẩm tiêu
Bột đậu xanh

Axit amin

chuẩn của
FAO/WHO-2007


Threonine

2,1

4,2

Trytophan

1,8

1,0

Valin

4,1

5,0

Nguồn: Khatik et al (2007); FAO năm 2007
Hạt đậu xanh được chế biến thành nhiều sản phẩm như: Các loại bột
dinh dưỡng, làm bánh, nấu chè, đồ xôi, làm thực phẩm, đồ uống... (Trần
Văn Lài và CTV, 1993) [8]. Sản phẩm được sản xuất ra từ đậu xanh chủ
yếu là bột và protein đậu xanh. Người ta có thể pha trộn bột ngũ cốc với bột
đậu xanh hoặc protein của nó để nâng cao chất lượng của thực phẩm, đảm
bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. Có sự pha
trộn này là do sự thiếu hụt nguyên tố S trong đậu xanh được bổ sung bằng
S có trong axit amin ngũ cốc và ngược lại sự thiếu hụt lycine trong ngũ cốc
được bổ sung bằng lycine của đậu xanh. Sự bổ sung cho nhau này đã làm
cho thành phần dinh dưỡng của sản phẩm được nâng lên và cân đối hơn,

N/ha. Nghiên cứu của nhiều tác giả cho rằng lượng đạm đậu xanh cố định
được dao động từ 58 - 107 kg N/ha/năm (Firth P., Thitipoca H., Suthipradit


7
S., Wetselaar R., and Beech D.F. ,1973) [29]; (Lawn, R.J and C.S. Ahn,
1985) [33]. Do vậy đất sau khi trồng đậu xanh thì thành phần lý, hóa tính
được cải thiện rõ rệt nhờ lượng đạm tăng lên, hệ vi sinh vật hảo khí được
tăng cường rất có lợi cho các cây trồng vụ sau, nhất là đối với các loại cây
trồng có nhu cầu cao về đạm dễ tiêu.
Đậu xanh là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn (55 - 85 ngày),
thích ứng với nhiều loại đất và kiểu khí hậu khác nhau, đậu xanh có thể
trồng nhiều vụ trong năm (trừ mùa đông lạnh) nên có thể đưa vào nhiều
công thức luân canh cây trồng như trồng thuần, trồng xen, trồng gối, góp
phần nâng cao giá trị sử dụng đất (Đường Hồng Dật, 2006) [6]. Trong hệ
thống gối vụ, đậu xanh được trồng chủ yếu với vai trò cây trồng phụ. Sử
dụng đậu xanh trong hệ thống gối vụ mang lại những lợi ích như sau:
- Diện tích đất được tận dụng triệt để giữa các giai đoạn sinh trưởng
của cây trồng chính (Bohuah A.R., Hazarica B.D. và Paul A.M.,1984) [27];
- Nhu cầu sử dụng lao động được phân bố đều trong năm (Bohuah
A.R., Hazarica B.D. và Paul A.M.,1984) [27];
- Tạo được khối lượng sản phẩm hạt đậu xanh giàu Protein (Rao
N.G.P. và Rana B.S., 1980) [35];
- Lượng đạm trong đất được cải thiện và cây trồng sau cho năng suất
cao hơn (Reddy K.C., Soffer A.R. và Prine G.M., 1986) [36].
Đậu xanh có thể trồng xen với sắn, mía, ngô, lạc, cây ăn quả... Trồng
đậu xanh xen sắn cho thu nhập gấp 2,88 lần và lượng đất bị mất đi trong
quá trình canh tác giảm 26,29% so với trồng sắn thuần (Nguyễn Thanh
Phương, Nguyễn Danh, 2010) [16]. Trồng xen canh đậu xanh với mía, đậu
triều, bạc hà, cây ăn quả... năng suất đậu xanh có thể đạt 0,7 - 1,0 tấn/ha mà

1.3.2. Yêu cầu về ánh sáng
Đậu xanh là cây ưa sáng. Khi có đủ ánh sáng thì lá sẽ dầy, có màu
xanh đậm, hoa, quả nhiều, ước đạt năng suất cao. Cho nên khi bố trí cây


9
đậu xanh xen với các cây trồng khác cần bố trí thời gian làm sao cho khi
cây đậu xanh ra hoa, kết quả, thân lá phát triển mạnh thì chưa bị lá của cây
trồng chính che lấp mất ánh sáng.
Độ dài chiếu sáng cũng có ảnh hưởng nhiều đến việc ra hoa của cây
đậu xanh. Trong một thí nghiệm chiếu sáng nhân tạo từ 12-16 giờ/ngày cho
1273 mẫu giống đậu xanh tại AVRDC đã cho thấy: chỉ có 47% giống là nở
hoa bình thường, 10% nở hoa chậm hơn 10 ngày, 32% nở hoa khi được
chiếu sáng 16 giờ, còn lại 8% không có biểu hiện rõ rệt.
Hiệu suất quang hợp của cây đậu xanh kém hơn một số cây như ngô,
mía… cho nên thiếu ánh sáng là năng suất giảm. Sản phẩm của quang hợp
là kết quả tổng hợp của diện tích lá và lượng bức xạ mặt trời. Cũng vì thế
mà năng suất của đậu xanh vụ hè thường cao hơn vụ xuân và vụ thu đông.
Năng suất cây đậu xanh của các tỉnh phía Nam cao hơn phía Bắc một phần
cũng là do nhiều ánh sáng so với các tỉnh phía Bắc. Các giống có bộ lá màu
xanh đậm, diện tích lá lớn, cuống ngắn, không che lấp nhau, cứng cây,
không bị đổ và các bệnh hại lá… sẽ cho năng suất cao. Theo S.J Sinha
(1977) thì năng suất kỷ lục của đậu xanh là 4 tấn/ha. Từ đó có thể thấy khả
năng tăng năng suất đậu xanh của ta còn lớn, đặc biệt là ở các vùng miền
Đông Nam Bộ, Tây nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện và
gieo trồng được nhiều vụ (Phạm Văn Thiều, 1999) [21].
1.3.3. Yêu cầu về nước
Do có bộ rễ kém phát triển nên khả năng chịu úng và hạn của cây
đậu xanh đều kém hơn đậu tương và lạc. Theo Chuang và Hubell (1978) thì
nhu cầu nước của cây đậu xanh là 3,2 ml/ngày. Nếu bức xạ lớn thì phải cần

được cung cấp đủ đạm mới sinh trưởng nhanh, ra nhiều thân lá, lá có màu
xanh đậm. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, thân cành bé nhỏ, lá bé, ít lá, lá
màu vàng nhạt. Đạm còn có tác dụng thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn
Rhizobium, sớm tạo thành nốt sần.


11
Lân cũng cần như đạm, là yếu tố sinh trưởng, yếu tố tạo ra protein,
tổng hợp ATP, mỡ, các enzym và nhiều thành phần khác. Nó tham gia trực
tiếp vào các hoạt động sinh lý của cây. Khi thếu lân thì cây lớn chậm, bộ rễ
phát triển kém, lá có màu xanh tối, các cành lá úa vàng và khô giống như
thiếu đạm,… cây ra hoa kết quả kém và chín muộn.
Kali giúp cho quá trình quang hợp, sự hoạt động của các enzym, làm
tăng hàm lượng tinh bột trong hạt, tăng cellulose, giúp cho cây chống được
bệnh và chống đổ…
Canxi là chìa khóa trong sự tăng trưởng của cây đậu xanh, nó giữ vai
trò quan trọng trong việc tạo ra năng suất, điều chỉnh độ pH và cải tạo đất.
Magiê cũng là một nguyên tố quan trọng để cây tạo diệp lục và có
vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất đậu xanh. Thiếu Mg có thể
làm suy giảm năng suất đậu xanh đến 14% (Bộ Nông nghiệp Thái Lan,
1986).
Lưu huỳnh (S) tham gia vào việc cấu tạo lá và aminoacit chủ yếu
trong hạt, là yếu tố cấu thành quan trọng của phần lớn các protit. Cây họ
đậu có nhu cầu sinh lý đặc biệt quan trọng về lưu huỳnh.
Các nguyên tố vi lượng như đồng (Cu) tham gia vào thành phần của
diệp lục, Mo giúp cho nốt sần hình thành sớm và thúc đẩy quá trình cố định
đạm. Mn và B giúp cho quá trình ra hoa, tạo quả… (Phạm Văn Thiều,
1999) [21].
1.4. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên Thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên Thế giới

- Các cây họ đậu (chủ yếu là cây đậu xanh và đậu tương) có thể trở
thành cây trồng trước hoặc cây trồng sau vụ lúa, do đó cần phải có các bộ
giống thích hợp đối với các mùa vụ này. Từ các định hướng ban đầu như
vậy Viện IRRI đã chọn được một giống đậu xanh năng suất cao thích hợp
với vụ Hè là giống Green Taiwan (K.L.M Kim S.C., 1984) [31].
Nghiên cứu về các đặc điểm nông sinh học của đậu xanh, Lantican


13
R.M nhận xét: “Đối với cây đậu xanh phải quan tâm đến sức sống cây con,
nó tương quan trực tiếp chặt với năng suất, ngoài ra thời kỳ cây con còn có
mối tương quan thuận và chặt với số quả/cây, số hạt/quả, số cành/cây và
trọng lượng hạt”. Tác giả còn cho rằng chỉ số diện tích lá và trọng lượng
chất khô cũng tương quan rất chặt với năng suất đậu xanh trồng vụ sau lúa
(Lantican R.M., 1982) [32].
Đậu xanh là cây đậu đỗ được trồng nhiều vào vụ Hè, vụ Đông ở Ấn
Độ. Các giống được chọn thường có loại hình sinh trưởng trung bình, cây
khoẻ, mập, phát triển nhanh, chống chịu tốt với điều kiện khó khăn và có
tiềm năng năng suất cao, ổn định.
Thái Lan là nước trồng đậu xanh lớn ở vùng Đông Nam Á và là nước
xuất khẩu đậu xanh lớn nhất thế giới. Thời vụ gieo trồng đậu xanh ở Thái
Lan khác nhau tùy theo vùng sinh thái, vùng Bắc và Đông Bắc trồng 3 – 4
vụ đậu xanh trên năm, chủ yếu gieo trong mùa mưa. Vụ sớm gieo tháng 2
đến tháng 3 (đầu mùa mưa) ngoài ra còn gieo đậu xanh từ tháng 8 đến
tháng 11 (đầu đến giữa mùa khô). Mùa vụ đậu xanh gần như không có giới
hạn ở vùng chủ động tưới tiêu nước (Chiềng Mai, Đông Bắc, Thái Lan)
(Chang Soon Ahn, 1985) [28].
1.4.2. Tình hình nghiên cứu đậu xanh ở Việt Nam
Đậu xanh là cây trồng ngắn ngày thích hợp cho việc luân canh và cải
tạo đất. Tuy nhiên trong sản xuất hiện nay vẫn còn thiếu bộ giống cho năng

mẫu giống trong đó có 150 mẫu giống địa phương. Đề tài đã xác định được
9 mẫu giống đạt năng suất từ 18 - 22 tạ/ha, thời gian sinh trưởng 70 - 75
ngày là đậu xanh Quảng Bạ, đậu xanh mỡ Hải Dương, VC6193B, Chainat
72, Chainat 36, SEL8, MN19, VC3890. Đặc biệt là các giống Chainat 72,
Chainat 36 có nguồn gốc từ Thái Lan có thể sử dụng trực tiếp để nghiên
cứu hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp và mở rộng sản
xuất.
Kết quả nghiên cứu chọn lọc giống đậu xanh NTB01 của tác giả Tạ


15
Minh Sơn và CTV (2006) [18] cho thấy giống đậu xanh NTB01 là giống
nhập nội thuộc dạng đậu mỡ thích nghi với thị hiếu người tiêu dùng trong
cả nước. Giống NTB01 có thời gian sinh trưởng 78 ngày trong vụ Đông
Xuân và 72 ngày trong vụ Hè Thu, thuộc giống ngắn ngày tương đương
thời gian sinh trưởng so với đối chứng. Năng suất cao biến động từ 17,3 23,6 tạ/ha tuỳ thời vụ và địa điểm sản xuất.
Nghiên cứu về đậu xanh của Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam
từ những năm 1991, Viện đã tiến hành thu thập và khảo sát tập đoàn 88
mẫu giống qua các vụ: Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông. Từ những năm
1992 - 1994 tại Trung tâm Hưng Lộc, Trung tâm Trâu sữa và Đồng cỏ
Sông Bé đã tuyển chọn và giới thiệu những giống triển vọng năng suất cao
và thích ứng với điều kiện vùng Đông Nam Bộ (Lê Xuân Đính, 1991) [7].
Với tầm quan trọng của các cây họ đậu trong sản xuất nông nghiệp ở
nước ta và đáp ứng nhu cầu sản xuất đậu xanh trong nước, từ nhiều năm
nay việc nghiên cứu và đánh giá các mẫu giống nhập nội và thu thập ở
trong nước đã được tiến hành ở các cơ sở nghiên cứu (Viện, Trường, Trạm,
Trại,...) với số lượng 2596 lượt mẫu giống. Kết quả nghiên cứu đã tuyển
chọn được một số giống có triển vọng đã và đang được áp dụng ngoài sản
xuất và được công nhận giống Quốc gia (Nguyễn Thế Côn, Phạm Văn My,
Nguyễn Hữu Tề, 1994) [4].

đất vàn, đất bãi).
- Luân canh 4 vụ/năm: Lúa xuân - Đậu xanh – Lúa mùa muộn –
Khoai tây.
Kết quả nghiên cứu chọn tạo ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam của
Lê Khả Tường (2000) [22] cho thấy đậu xanh trồng được 3 vụ/năm (vụ
Xuân, vụ Hè và vụ Thu đông). Giống đậu xanh KP11 là giống tính thích
ứng rộng trồng được cả 3 vụ trong năm và trồng được ở nhiều vùng sinh
thái, từ Quảng Bình đến các tỉnh phía Bắc. Trong vụ Thu Đông chiều cao
cây lúc ra hoa, số cành/cây lúc thu hoạch, tích luỹ chất khô, số quả/cây, số


17
hạt/quả và khối lượng 1.000 hạt đều có tương quan thuận chặt với năng
suất kinh tế, vì vậy có thể sử dụng mối tương quan này để định hướng công
tác chọn tạo giống đậu xanh cho vụ Thu Đông trong tương lai.
Theo Phan Thị Thanh (2004) [20] khi nghiên cứu về thời vụ gieo
trồng và thâm canh đậu xanh cho các tỉnh Bắc Trung bộ, để thâm canh cây
đậu xanh đạt năng suất cao > 20tạ/ha cần gieo đậu xanh ở mật độ 20 - 30
cây/m2, thời vụ gieo trồng thích hợp trong vụ Hè từ 25/6 - 5/7 và sử dụng
phân bón tổng hợp NPK 800 kg (tỷ lệ 3:9:6) + 8 tấn phân hữu cơ + 400 kg
vôi bột cho diện tích 1ha.
Đào Quang Vinh và CTV (1990) [24] đã nghiên cứu ảnh hưởng của
các thời vụ gieo trồng đến thời gian sinh trưởng của 34 dòng, giống đậu
xanh có triển vọng (nhập nội từ AVRDC). Kết quả bước đầu đã cho thấy
trong điều kiện vụ Hè các dòng, giống này có thời gian sinh trưởng ngắn
(70 ngày), vụ Xuân (80 ngày). Đồng thời tác giả cũng xác định được các
dòng, giống đậu xanh này mẫn cảm với nhiệt độ hơn là độ dài ngày.
Một trong những phương pháp để tạo giống đậu xanh phù hợp với
từng thời vụ khác nhau, người ta thường dùng phương pháp gây đột biến
nhân tạo. Những giống cần chọn cho vụ Đông thường dùng tia gama với


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status