SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 4 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học - Pdf 35

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - hạnh phúc

ĐỀ TÀI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Họ và tên

: Lưu Thị Hồng Vân

Chức vụ

: Giáo viên

Đơn vị công tác: :Trường mầm non Phương Trung II
Thanh Oai – Hà Nội
Trình độ chuyên môn: Đại học


MỤC LỤC

TT
I
1
2
3
II
1
2
3
4

18
18
18
18

Lêi c¶m ¬n
T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n Phòng Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn cách
viết sáng kiến kinh nghiệm, c¶m ¬n các đồng chí trong Ban giám hiệu, các đồng chí
giáo viên ®· gióp ®ì vµ t¹o ®iÒu kiÖn để tôi có cơ hội đÓ thực đề tài tại nhà trường,


đồng thời cũng là dịp để tôi nhận được nhiều ý kiến đóng góp cho mình để cố gắng
hơn nữa trên con đường sự nghiệp nuôi dạy trẻ.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong của Hội
đồng khoa học đóng góp ý để đề tài có giá trị và ứng dụng thực tế đạt hiệu quả.
Tôi xin chân trọng cảm ơn!

I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo
vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm mỗi gia đình mà còn là
trách nhiệm của toàn xã hội.


Giai đoạn trẻ 3 tuổi là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, tất cả mọi việc
đều bắt đầu: Bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân,
đôi tay của mình... Tất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói quen, kể cả thói
xấu. Như vậy ngay từ tuổi ấu thơ trẻ Mầm non đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi đang ở những
bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, tình cảm ... Thế giới khách
quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, và còn có


đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực... Khám phá khoa học là phương tiện để giao tiếp và
làm quen với môi trường xung quanh để giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình
và đồng thời là công cụ của tư duy.
Trong phạm vi đề tài tôi nghiên cứu thực trạng, tìm ra giải pháp nâng cao chất
lượng cho trẻ khám phá khoa học lớp 3- 4 tuổi trường Mầm non Phương trung II.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Từ những thực trạng để đã tìm ra một số biện pháp năng cao chất lượng cho
trẻ khám phá khoa học, góp phần to lớn vào việc hình thành và phát triển nhân
cách cho trẻ 3 - 4 tuổi trường Mầm non Phương Trung II
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là trẻ lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi trường Mầm non Phương
Trung II
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Qua thực tế giảng dạy và làm đề tài bản thân đã sủ dụng một số phương pháp
sau:
- Phương pháp quan sát và đàm thoại:
- Phương pháp cho trẻ thực hành.
- Phương pháp ghi chép, tổng hợp.
- Phương pháp trao đổi với đồng nghiệp
- Phương pháp động viên khen trẻ kịp thời.
Trong khi nghiên cứu đề tài tôi luông sử dụng lồng ghép và linh hoạt các biện
pháp để có được kết quả tốt.
* Khảo sát thực tế:
- Thuận lợi:
+ Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng
phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều
kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới.



14%

2

Loại khá

7

20%

3

Loại TB

10

29%

4

Loại yếu

13

37%

4. Phạm vi và kế hoạch thực hiện đề tài:
Năm học 2015 – 2016( từ tháng 9/2015 đến tháng 4 năm 2016) và tiếp tục
thực hiện các năm tiếp theo.
II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

… Tranh ảnh vừa tầm với của trẻ để trẻ có thể xem và đọc sách (có que chỉ cho
việc đọc sách). Đọc sách theo từng chữ, từng dòng, tôi sắp xếp các hộp đựng vỏ
cây khô hoa lá ép khô, các loại hột hạt… Có ngắn nhãn mác và hình ảnh rõ ràng để
trẻ rễ nhận thấy, trẻ được chơi và làm được những sản phẩm từ những đồ chơi ấy.
Ngoài ra tôi cũng dùng vỏ hến, ốc, trai, sò, vỏ trứng được vệ sinh sạch sẽ vừa làm
đồ dùng, đồ chơi phong phú vừa rẻ tiền vừa dễ kiếm .


Các tranh, lô tô đều được phân loại để ở giá vừa dễ lấy, dễ tìm .
Ví dụ : Tôi phân loại lô tô :
- Lô tô con vật xếp vào một ô .
- Lô tô các loại quả xếp vào một ô.
Dựa vào yêu cầu thực tế dạy trẻ, tôi đề nghị với BGH nhà trường trang bị thêm
thiết bị, đồ dùng dạy học như: Bảng quay tranh ảnh, lôtô, và với mỗi tiết cần có đồ
dùng để phục vụ thật đầy đủ .
Với các bậc phụ huynh vận động họ mua thêm đồ dùng, tranh, truyện, đặc biệt
là tranh, sách, ảnh về các con vật, cây cối, hoa lá, quả ... Sưu tầm những câu ca dao,
tục ngữ, đồng dao để làm phong phú vốn hiểu biết về môi trường xung quanh của
trẻ, đóng góp nguyên vật liệu như cây hoa cây cảnh, sản phẩm của địa phương mà
gia đình có, động vật nhỏ như cá, tôm cua… và cho mượn một số động vật như gà,
vịt... mà gia đình các phụ huynh có.
Với chính bản thân mình tôi tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn ở địa
phương như: vải vụn làm dối, cọng rơm khô làm mái nhà, sưu tầm lá khô với nhiều
màu sắc, hoa ép khô, vỏ cây khô để làm tranh ảnh cho tiết dạy. Sưu tầm các loại
hạt, các loại vỏ trai ốc, hến sò ... để bổ xung gian đồ chơi của trẻ.
Từ những nguyên vật liệu phế thải và thiên nhiên trẻ tạo ra được bát, cốc, bàn
ghế, ấm chén từ vỏ sữa su su...Với các chủ điểm thế giới động vật trẻ làm con cua
từ vỏ chai chai, con cá từ vỏ con ngao, con gà trống từ vỏ can dầu rửa bát, con lợn
từ vỏ váng sữa chua, con thỏ, con gấu từ vỏ sữa su su. Với chủ điểm thế giới thực
vật trẻ xé dán hoa lá từ lá cây mít khô, lá cây cảnh có màu đỏ, vàng và hột hạt để

Khi xác định đúng mục đích yêu cầu đến các hoạt động tôi xác định rõ từng
loại tiết để có phương pháp giáo dục phù hợp như:
Loại tiết về đồ vật, động vật, thực vật:
+ Gây hứng thú cho trẻ ngay từ đầu tiết học. Dùng nhiều biện pháp cho trẻ
được trải nghiệm, hành động và tìm kiếm. Tôi đặt câu hỏi kích thích trẻ quan sát
vào đối tượng, hành động về đối tượng
Ví dụ: Chúng mình đã biết rất nhiều về con mèo, hãy đặt câu đố hay vẽ lại con
mèo. Tại sao lại khó thế nhỉ bởi chúng ta chưa thấy nó bao giờ? Để đặt câu đố, vẽ
dễ hơn chúng mình cùng quan sát về con mèo nhé.


Sử dụng câu đố, bài hát, thơ ca gây hứng thú cho trẻ khám phá khoa học
Cho trẻ làm quen với con cá, tôi dùng câu đố :
“Con gì có vẩy có vây
Không đi trên cạn mà đi dưới hồ ”
Trẻ trả lời đó là con cá.
+ Hoạt động khám phá đối tượng: Tôi cho trẻ quan sát nhận ra đặc điểm đặc
trưng rõ nét như ten gọi, màu sắc, vận động, tiêng kêu...
Khi quan sát tôi cho trẻ trải nghiệm để trẻ được sử dụng các giác quan Ví dụ:
Khi quan sát về quả tôi cho trẻ mắt nhìn, tay sờ...Ai có thể dùng tay bóc quả bưởi
cho cô?
Ngoài ra tôi còn dùng cách khác để vào bài cung cấp biểu tượng thế giới xung
quanh cho trẻ, qua hình ảnh mô hình, con vật thật, làm giàu biểu tượng cho trẻ bằng
cách làm các thí nghiệm …
Ví dụ : Làm quen với con cua, trẻ đã tìm được đặc điểm của con cua có hai
càng to, tám chân… Sau đó đặt câu hỏi gợi mở “các con có biết con cua nó đi như
thế nào không?” Trẻ trả lời được là con cua bò ngang, tôi dùng que chỉ rõ, cua có
mai cua, yếm cua cứng để bảo vệ cơ thể chúng.
Như vậy không những trẻ biết được cua có những đặc điểm gì mà trẻ còn
biết môi trường sống của chúng, cách vận động, (Đi như thế nào ?) các bộ phận cơ

Ví dụ 1: Thí nghiệm về sự nảy mầm của hạt
* Mục tiêu:
Trẻ biết được cây cũng cần thức ăn ,ánh sáng và nước mới sinh trưởng được.
* Chuẩn bị:
Một vài hạt đậu tương, đậu đen…2 Khay nhỏ, một ít đất .bình nước tưới.
*Tiến hành:
- Ngâm hạt vào trong nước ấm từ 1 đến 2 tiếng sau đó lấy ra đặt hạt vào khay có
sẵn đất. Đặt 1 khay nơi có ánh sáng mặt trời và cho trẻ tưới nước hàng ngày. Khay
còn lại đặt trong bóng tối và không tưới nước. Quan sát sau 3 đến 4 ngày cây trong
khay được tưới nước hàng ngày sẽ nảy mầm và lớn dần còn khay không tưới sẽ
không nảy mầm. Lúc này hãy cho trẻ giải thích hiện tượng nảy mầm và không nảy
mầm trên .


- Vì trẻ mẫu giáo lớn nên tôi cho trẻ tự làm và nêu kết quả thực nghiệm của bản
thân .
* Giải thích và kết luận:
Cây nảy mầm được nhờ được gieo xuống đất, có ánh sáng và tưới nước đầy đủ
sáng có thức ăn trong hạt và nước uống trong đất và ngược lại cây mà không được
chăm sóc đầy đủ sẽ không nảy mầm được.
Ví dụ 2: Trò chơi với nước, không khí và ánh sáng : “Bóng cây thay đổi”
* Mục tiêu:
Cho trẻ biết vào mỗi thời điểm khác nhau trong một ngày: sáng, trưa, tối thì
các vật trên mặt đất được chiếu vào sẽ tạo ra bóng một cách khác nhau.
* Chuẩn bị::
- Phấn, thước đo, một số cây trên sân.
- Đố trẻ bóng người, nhà ở, bóng cây dưới ánh sáng mặt trời trong ngày có thay đổi
không? Theo trẻ thay đổi như thế nào?.
- Cùng trẻ đo bóng cây, một người, nhà ở hoặc của một cây dưới ánh sáng mặt trời
ở 3 thời điểm trong ngày (sáng- trưa- tối).

được tất cả các giác quan tham gia vào quá trình nhận thức của trẻ.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của đồ dùng trực quan đối với tiết khám phá khoa
học cho nên ngay từ đầu năm học tôi mạnh dạn đề xuất với ban giám hiệu nhà
trường trang bị thêm cho các lớp các thiết bị đồ dùng dạy học như ti vi, bảng, tranh
ảnh lô tô, và một số các mô hình mô phỏng để phục vụ dạy học.
Khi lập kế hoạch cho mỗi tiết học tôi đã rất chú ý tới cách thức truyền tải kiến
thức với trẻ đặc biệt đồ dùng trực quan vừa phải mang tính thẩm mỹ, tính chính xác
và sự sáng tạo từ đó kich thích được sự hứng thú, ham hiểu biết ở trẻ
Phương tiện trực quan trong các hoạt động dạy và học rất đa dạng như: Đồ
dùng trực quan bằng vật thật: cốc, chén, con cá, các loại rau-quả, …Các loại mô
hình: Mô hình máy bay, Tàu hỏa...Các loại tranh ảnh, lô tô.
Tôi luôn lưu ý tới việc sử dụng đồ đùng trực quan phải phù hợp với nội dung từng
tiết dạy ngay từ khi lập kế hoạch cho mỗi tiết khám phá khoa học tôi luôn suy nghĩ
và lựa chọn những đồ dùng trực quan sao cho trẻ dễ hiểu và thích thú đối với những
tiết chủ đề về môi trường xã hội thì tôi lựa chọn tranh, ảnh để dạy trẻ. Đối với
những đồ dùng trực quan là đồ chơi tôi đưa vào trong các tiết dạy như: Đồ chơi của
bé, phương tiện giao thông, con vật…Qua những đồ chơi được làm khéo léo giống
với thực tế sẽ giúp trẻ chú ý quan sát đồ chơi, chơi với đồ chơi để khám phá những
kiến thức về đối tượng.
Vì trẻ mẫu giáo có sự tưởng tượng chưa phong phú, kinh nghiệm sống của trẻ còn
ít nên tôi thường xuyên tận dụng các vật thật để dạy trẻ. Khi cho trẻ được tiếp xúc
với vật thật thì tôi nhận thấy trẻ hứng thú và nắm bắt kiến thức một cách rõ ràng
nhất.
Ví dụ: Khi tìm hiểu về quả cam tôi dùng quả cam thật cho trẻ quan sát và trải
nghiệm.
- Đây là quả gì? nhìn xem quả cam có hình gì? Màu gì?
- Hãy sờ xem vỏ của chúng có đặc điểm gì? muốn biết cam có mùi gì hãy đưa lên
mũi ngửi xem nào…
Cuối cùng tôi cho trẻ tự lấy dao bổ cam và nếm thử vị của cam sau đó hỏi trẻ về vị
của cam (có trẻ nói chua, trẻ nói ngọt) từ đó tôi giải thích “Qủa cam chưa chín có vị

*Giờ đón và trả trẻ tôi trò chuyện với trẻ về nội dung chủ đề
Tôi chào hỏi, trò chuyện với trẻ tạo tâm thế tốt cho trẻ. Đặc biệt là trò chuyện
về chủ đề đang tiến hành. Tạo điều kiện quan tâm tới các bạn về ăn mặc, đầu tóc...
Mở chủ đề tôi hướng trẻ vào quan sát, hỏi trẻ về chủ đề kích thích sự khám phá tìm
tòi của trẻ
Ví dụ: Trong chủ điểm thế giới động vật tôi trò chuyện cùng trẻ con biết
những con vật gì biết bay ? Những con vật gì sống trong gia đình 2 chân, 2 cánh và
đẻ trứng ? Tôi còn giao nhiệm vụ cho trẻ như các con về hỏi bố mẹ anh chị xem
những con vật nào trong gia đình có 4 chân và đẻ con ? Trẻ trả lời và hứng thú về
trao đổi cùng gia đình.


Đối với phụ huynh tôi nhờ phụ huynh sưu tầm tranh ảnh, vật thật và tích luỹ
kiến thức cho trẻ về chủ đề đang học.
* Qua hoạt động ngoài trời:
Dạo chơi thăm quan hoạt động ngoài trời, không những để trẻ khám phá thế
giới xung quanh mình. Trong quá trình dạo chơi ngoài trời trẻ có điều kiện tiếp xúc
với môi trường tự nhiên và xã hội. Qua đó tôi còn giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý
thức bảo vệ môi trường. Tôi cũng luôn chú ý kiến thức xã hội với trẻ về công việc
của mỗi người, về mối quan hệ giữa con người với nhau, đặc biệt là giáo dục Bảo
vệ môi trường. Với trẻ mặc dù kiến thức rất đơn giản như tạo cho trẻ thói quen vứt
rác đúng nơi quy định và ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Qua đó giáo dục
trẻ những hình ảnh chân thực về thế giới khách quan, giúp trẻ tích luỹ kiến thức và
ứng dụng trong thực tế. Đồng thời giúp trẻ tăng cường sức khỏe và thể lực, tích cực
vận động. Với hoạt động này tôi cho trẻ quan sát,trải nghiệm, thí nghiệm, lao động.
Tổ chức trò chơi vận động và chơi tự do. Những hoạt động này trẻ rất hứng thú.
Cụ thể ở góc thiên nhiên, trẻ tưới cây, nhặt lá, bắt sâu. Đặc biệt trẻ được chơi
nhiều đồ vật thật, khi được hoạt động nhiều với đồ vật thật, trẻ được nhìn, sờ, nắm,
ngửi … Từ đó có hình ảnh trọn vẹn về những gì xung quanh trẻ, không thế mà tôi
còn phát huy tính sáng tạo của trẻ bằng cách cho tẻ làm tranh từ nguyên liệu thiên

khoa học:
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, sự phát triển của hệ thống mạng cùng
với những tiện ích, ứng dụng phong phú đã tạo nên một cuộc cách mạng trong mọi
người, mọi ngành và đặc biệt là giáo dục. Chính vì vậy ngay từ cấp học mầm non
trẻ đã được làm quen với công nghệ thông tin như một phần của hoạt động giáo dục
không thể thiếu(chuyên đề công nghệ thông tin). Không chỉ với người lớn mà đối
với trẻ em mầm non thì công nghệ thông tin luôn mang lại nhiều điều kì thú và hữu
ích trong việc tiếp thu kinh nghiệm sống.
Hơn nữa trong việc giáo dục, truyền đạt kiết thức cho trẻ không phải sự vật hiện
tượng nào cũng có sẵn để trẻ được trực tiếp tri giác, nhất là với hoạt động khám phá
khoa học như tìm hiểu động vật sống dưới biển, quan sát máy bay, các hiện tượng
tự nhiên, …. , hay chúng ta không thể có thời gian để chứng kiến những hiện tượng
trong tự nhiên xảy ra như tìm hiểu về cách sinh sản của một số loại vật nuôi, quá
trình phát triển của cây…chính vì vậy để trẻ được tìm hiểu thế giới xung quanh một
cách bao quát nhất thì ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết học là một việc cần
thiết.
Được ưu thế là một giáo viên trẻ và có khả năng sử dụng công nghệ thông tin khá
thành thạo tôi rất quan tâm và thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin như các
bài powerpoint, Elearning vào các tiết học. Tôi nhận thấy khi sử dụng công nghệ
thông tin vào các tiết khám phá khoa học trẻ tỏ ra rất hào hứng, thích thú và cũng
giúp trẻ nhận biết sự vật- hiện tượng một cách rõ ràng hơn.


Ví dụ 1: Tìm hiểu về “Mưa có từ đâu?”
Tôi sử dụng bài powerpoint trình chiếu các quá trình tạo thành mưa (ánh nắng
chiếu xuống mặt nước – Nước bốc hơi- Tạo thành mây - Gió thổi mây thành đám
nặng rồi rơi xuống thành mưa)
Sau khi tìm hiểu xong về quá trình tạo thành mưa tôi cho trẻ xem phim hoạt hình
“Đám mây đen xấu xí” vừa là phim vừa đám ứng việc củng cố kiến thức về quá
trình tạo thành mưa cho trẻ.

Nhận được kết quả giúp trẻ nhớ hơn, hiểu và kích thích trí ham học hỏi.
Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi mà nhà trường đã cấp cho lớp còn thiếu những gì từ
đó vận động các bậc phụ huynh cùng tham gia đóng góp thêm các loại đồ dùng như


có phụ huynh đã sưu tầm các loại tranh ảnh về các con vật hoa quả, một số danh
lam thắng cảnh để ủng hộ, có bậc phụ huynh đã ủng hộ các cây cảnh, cây hoa và
một số loại cây ăn quả để trồng ở vườn trường và góc thiên nhiên, vì phần lớn là trẻ
em nông thôn nên đặc biệt các sẩn phẩm của nông nghiêp được phụ huynh ủng hộ
rất nhiệt tình. Hàng ngày trước khi dạy một bài tìm hiểu nào tôi thường xuyên trao
đổi với các bậc phụ huynh về bài học ngày hôm nay về nhà các bậc phụ huynh
cùng trò chuyện với trẻ về bài học hoặc có thể cung cấp cho trẻ một số kiến thức để
cho trẻ học tập tốt hơn.
Kết quả so sánh
* Đối với trẻ:
Được biểu hiện qua bảng sau:
STT Phân loại

Đầu năm

Cuối năm học

Số lượng Tỷ lệ %

Số lượng Tỷ lệ %

1

Loại tốt


23%

2

Loại yếu

13

37%

0

0%

Với trẻ có tiến bộ rõ rệt trong từng tiết dạy .
Trẻ có kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại tốt, hiểu biết rộng về tự nhiên cũng
như về xã hội .
Đặc biệt trong hội thi : “Bé vui hội xuân” và giáo dục bảo vệ môi trường.
Qua hội thi như hội khỏe măng non các trẻ lớp tôi thể hiện rất tốt và có ý thức bảo
vệ môi trường. Được ban giám khảo đánh giá rất cao .
* Đối với phụ huynh :
Các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ được tầm quan trọng dạy trẻ khám phá
khoa học, tạo điều kiện cùng công tác với cô giáo để được làm quen với môi


trường xung quanh của trẻ đạt hiệu quả cao nhất, đó cũng đã góp phần nâng cao
chất lượng khám phá khoa học. Phụ huynh lớp tôi ủng hộ nhiệt tình cho phong trào
của lớp.
III KẾT LUẬN
Qua kiểm tra đánh giá quá trình thực nghiệm, kết quả thực nghiêm chứng tỏ

mầm non nói chung và về tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá khoa học nói riêng,
tạo cơ hội cho giáo viên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo
viên, sử dụng các phương tiện giáo dục hiện đại
2. Đối với Phòng Giáo dục và các cấp:
- Tiếp tục mở các lớp tập huấn chuyên môn cho giáo viên, trong đó có nội
dung khám phá khoa học.
- Đầu tư trang thiết bị giáo dục hiện đại cho các trường.
- Các cấp các ngành quan tâm nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất để tạo môi
trường phong phú cho trẻ trải nghiệm.
Trên đây là một số biện pháp , kinh nghiệm mà tôi đã thực nghiệm để “nâng
cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học ” Bản thân rất
mong được sự đóng góp ý kiến của quý ban và các đồng nghiệp để những giờ dạy
khám phá khoa học đạt kết quả cao.
Hà nội ngày 15 tháng 04 năm 2016.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.
Người viết:


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status