Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh hà giang) - Pdf 37

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

LC TH HNG

TộI LàM, TàNG TRữ, VậN CHUYểN, LƯU HàNH TIềN GIả,
NGÂN PHIếU GIả, CÔNG TRáI GIả THEO LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang)

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2016


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

LC TH HNG

TộI LàM, TàNG TRữ, VậN CHUYểN, LƯU HàNH TIềN GIả,
NGÂN PHIếU GIả, CÔNG TRáI GIả THEO LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang)

Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS TRNH QUC TON

H NI - 2016



hội. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương chính sách để
ngăn chặn, phòng ngừa "Tội phạm" này và xác định đây là nhiệm vụ trọng
tâm, thường xuyên, cấp bách và lâu dài đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống nhằm từng bước ngăn chặn và
tiến tới đẩy lùi tội phạm. Do vậy, yêu cầu đặt ra với công tác xây dựng pháp
luật hình sự là phải xây dựng được một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn
chỉnh, đảm bảo tính khả thi với việc quy định tội phạm và hình phạt để đủ chế
tài trừng trị và răn đe cũng như thực tiễn công tác xét xử, áp dụng pháp luật
nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ pháp luật. Bên cạnh đó, yêu cầu xây dựng hệ
thống lý luận, pháp lý làm cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật
quy định về tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu
giả, công trái giả cũng được đặt ra.
Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung theo
Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009) đã dành một chương quy định các
tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế - Chương XVI, trong đó có tội làm,
tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả được
quy định tại Điều 180.
Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới cực bắc của Tổ quốc, có vị trí
chiến lược quan trọng về An ninh Quốc gia, nơi tập trung chủ yếu dân tộc
thiểu số sinh sống, có trên 277km đường biên giới kéo dài trên 34xã/7huyện
biên giới; có một cặp cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Việt Nam) - Thiên Bảo
(Trung Quốc) và nhiều cặp cửa khẩu phụ, lối mở, đường mòn qua lại biên
giới. Đây là những điều kiện thuận lợi cho Hà Giang phát triển kinh tế - xã
hội nhưng cũng chính nơi đây là môi trường, điều kiện thuận lợi cho các loại
tội phạm lợi dụng hoạt động trong đó có tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu
hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả. Trước tình hình diễn biến tội
phạm này ngày càng phức tạp trên địa bàn tỉnh, những năm qua dưới sự lãnh



3


đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Châu Nam Long, Học viện An ninh nhân
dân, 2002; Đề tài khoa học cấp cơ sở: “Nâng cao hiệu quả điều tra các vụ án
làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả”, Cục An ninh điều tra, Bộ Công an, 1996;
Đề tài "tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công
trái giả trong Bộ luật hình sự năm 1999. Nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ" của tác giả Hà Ngọc Quang, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa
luật - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014.
Ngoài ra, còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như:
Tạp chí Kiểm sát, tạp chí Tòa án, tạp chí Công an nhân dân, tạp chí Luật học...
Tuy nhiên, các công trình, đề tài nói trên mới chỉ nghiên cứu về mặt lý
luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp khoa học ở những cấp độ khác
nhau nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự và nâng cao biện pháp đấu
tranh phòng chống tội phạm này.
Kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học trước, tác giả mạnh dạn tiếp
cận và nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình đấu
tranh, phòng chống: Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả,
ngân phiếu giả, công trái giả theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực
tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang). Tác giả mong muốn tìm ra giải pháp, đề
xuất một số kiến nghị để nâng cao chất lượng trong công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm nhằm hạn chế mức thấp nhất về tội phạm này xảy ra
trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật về tội
làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả
dưới khía cạnh lập pháp hình sự và thực tiễn trong công tác xét xử tại địa

địa bàn tỉnh Hà Giang.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn:

5


- Tập trung nghiên cứu tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả,
ngân phiếu giả, công trái giả theo Điều 180 Chương XVI BLHS năm 1999
(sửa đổi, bổ sung năm 2009).
- Đồng thời, luận văn cũng đi sâu nghiên cứu hoạt động điều tra, truy
tố, xét xử tội phạm này trong vòng 5 năm từ năm 2011 đến năm 2015 trên địa
bàn tỉnh Hà Giang.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng
sản Việt Nam về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu
giả, công trái giả theo luật hình sự Việt Nam, về đấu tranh phòng chống các
loại tội phạm, các quy định của pháp luật liên quan đến tội phạm làm, tàng
trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả theo luật hình
sự Việt Nam. Bên cạnh đó, các quan điểm, kết quả nghiên cứu lý luận và thực
tiễn về tình hình tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân
phiếu giả, công trái giả theo luật hình sự Việt Nam và công tác đấu tranh
phòng chống loại tội phạm này của các tác giả đi trước cũng là cơ sở lý luận
quan trọng của luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân và những quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về đấu
tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an

luật xây dựng kế hoạch tổ chức đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với
loại tội phạm này.
Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích
dành cho không chỉ các nhà lập pháp, mà còn cho các nhà nghiên cứu, các cán

7


bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên
thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật. Kết quả
nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức
chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các Cơ quan điều tra
(CQĐT), VKS, TA và cơ quan Thi hành án trong quá trình giải quyết vụ án
hình sự được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành
tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả trong luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Các quy định về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền
giả, ngân phiếu giả, công trái giả theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và
thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Nhu cầu và một số giải pháp hoàn thiện các quy định về tội
làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả
trong Bộ luật hình sự năm 1999 và nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử
tội phạm này.

8



6.

Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn
xây dựng Nhà nước pháp quyền, một số vấn đề cơ bản của phần chung,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

7.

Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (phần
chung), (Sách chuyên khảo sau đại học), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.

8.

Lê Cảm (2005), Những vấn đề lý luận về bốn yếu tố cấu thành tội phạm,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9.

Lê Cảm (chủ biên) (2003),Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các
tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Lê Cảm, Nguyễn Ngọc Chí (2003), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong
giai đoạn xây dựng Nhà nước Pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà

9


Nội, Hà Nội.
11. Lê Cảm, Trịnh Quốc Toản (2004), Định tội danh: Lý luận, hướng dẫn

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6
của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Kết luận số 79/KL-TW ngày 28/7 của
Bộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện
kiểm sát, Cơ quan điều tra, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, NXb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Đuma Quốc gia Liên bang Nga (2009), Bộ luật tố hình sự Liên bang Nga.
27. Vương Ngọc Hà (2011), "Những yếu tố trong phong tục, tập quán của
các dân tộc ít người chi phối đến hoạt động phòng ngừa và điều tra tội
phạm ở Hà Giang", Kiểm sát, (19).
28. Nguyễn Ngọc Hòa (2005) "Tội phạm và cấu thành tội phạm", Nxb Công
an Nhân dân, Hà Nội.
29. Phạm Minh Hoà (2007), “Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm tiền giả”, Tạp chí Công an nhân dân, (02), tr. 87-92.
30. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ
điển Bách Khoa, Hà Nội.
31. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết số
02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 hướng dẫn áp dụng một số quy định
của Bộ luật hình sự, Hà Nội.
32. Bùi Diệp Hùng (2010), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra
tội phạm tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền Việt Nam giả trên địa bàn
thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện cảnh sát nhân

11





45. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
46. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
47. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.
48. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
49. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.
50. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
51. Quốc hội nước Cộng hòa Liên bang Đức, Luật hình sự.
52. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg ngày
30/6/2003 về bảo vệ tiền Việt Nam, Hà Nội.
53. Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang (2011 - 2015), Báo cáo tổng kết công tác
của ngành Tòa nhân dân tỉnh Hà Giang từ năm 2011 - 2015, Hà Giang.
54. Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang (2011 - 2015), Thống kê tội phạm trong
giai đoạn xét xử của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang từ năm 2011
- 2015, Hà Giang.
55. Tòa án nhân dân tối cao (1991), Công văn số 40-NCPL ngày 06 tháng 5
năm 1991 hướng dẫn việc xét xử tội làm tiền giả.
56. Hoàng Diệu Thúy (2013), "Tội phạm về tiền giả và một số kiến nghị
trong công tác phòng, chống tội phạm", Tạp chí dân chủ và pháp luật.
57. Đào Trí Úc (chủ biên) (1994), Tội phạm học, Luật Hình sự và Luật Tố
tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
58. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự,
Hà Nội.
59. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005), Pháp lệnh ngoại hối, Hà Nội.
60. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ
điển Bách Khoa, Nxb Tư pháp.
61. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang (2011 - 2015), Báo cáo tổng kết
công tác của ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang từ năm 2011 13


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status