MỘT SỐ KINH THỦ THUẬT GÂY HỨNG THÚ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO 56 TUỔI - Pdf 38

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN YÊN
TRƯỜNG MẦM NON SONG VÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH THỦ THUẬT GÂY HỨNG THÚ NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO
TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI

Tân Yên, tháng 10 năm 2012
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất
tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con
Nguyễn Thị Huệ
Trường mầm non Song Vân-Tân Yên-Bắc Giang 1


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
người, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Ngay từ tuổi ấu thơ trẻ mầm non, đặc
biệt là trẻ 5- 6 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, về
ngôn ngữ, về tình cảm... thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn,
có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, và còn có những điều trẻ tò mò muốn được
khám phá, cho nên giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục
thế hệ trẻ.
Cho trẻ “Khám phá khoa học” mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú,
đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ. Cho trẻ “Khám phá khoa học” sẽ
cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết thế giới xung quanh mình, từ môi trường tự
nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim muông) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi
người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau) và trẻ hiểu biết về
chính bản thân mình, từ đó giúp trẻ có những hiểu biết về cuộc sống xung quanh
mình.

2. Phạm vi nghiên cứu
Các lớp 5 - 6 tuổi trường Mầm non Song Vân – Tân Yên – Bắc Giang.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Sưu tầm, đọc sách, phân tích, tổng hợp các tài liệu khám phá khoa học của
giáo dục Mầm non.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Quan sát các hoạt động và đánh giá trẻ hàng ngày.
3. Phương pháp thực nghiệm
Tổ chức thực nghiệm vào các tiết dạy hoạt động Khám phá khoa học hàng
ngày cho trẻ.
4. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm.
Phương pháp tính trung bình cộng.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1 . Cơ sở lí luận
Trẻ Mầm non vốn ham hiểu biết, thích khám phá, tòm tòi các sự vật hiện
tượng xung quanh. Khám phá khoa học đã thỏa mãn nhu cầu phát triển đó của
trẻ. Qua hoạt động khám phá, trẻ có khả năng quan sát so sánh, phân loại... Từ
đó, trẻ có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo nhiều cách khác
Nguyễn Thị Huệ

Trường mầm non Song Vân-Tân Yên-Bắc Giang 3


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
nhau. Trẻ có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật hiện tượng xung
quanh.
Từ những mục tiêu đó, tôi băn khoăn, suy nghĩ về hoạt động khám phá
khoa học. Cô luôn nghiên cứu tìm tòi đưa ra những phương pháp, hình thức đổi

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Về trẻ: Số trẻ trong líp đều cã cïng mét ®é tuæi nên nhận thức của trẻ khá
đồng đều, lại là trẻ thuộc khu vực nông thôn nên trẻ được tiếp xúc với môi
trường tự nhiên nhiều qua các hoạt động ngoại khóa và môi trường xung quanh.
Về phụ huynh: Phụ huynh cũng đã hiểu và giáo dục quan tâm tới phong
trào giáo dục mầm non, quan tâm tới trẻ, ủng hộ một số đồ dùng để phục vụ cho
công tác giáo dục trẻ.
Hoạt động khám phá khoa học được nhà trường quan tâm tạo mọi điều
kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cô và trẻ hoạt động. Ban giám hiệu, tổ
chuyên môn luôn bồi dưỡng xây dựng phương pháp, đổi mới hình thức đưa ra
những thủ thuật, những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khám phá khoa học.
Cô giáo có tinh thần trách nhiệm và đầy lòng nhiệt tình, tâm huyết với
nghề, luôn yêu nghề mến trẻ đã xác định được mục đích, ý nghĩa, tầm quan
trọng của việc gây hứng thú, tò mò lòng ham hiểu biết của trẻ. Tôi thường sử
dụng đồ thật, vật thật hoặc hình ảnh động nhằm kích thích hứng thú, tò mò lòng
ham hiểu biết của trẻ.
2. Khó khăn
Cơ sở vật chất thiết bị dạy học: Trang thiết bị nghèo nàn đồ dùng phục vụ
tiết dạy khám phá khoa học, những vật mẫu, tranh ảnh ít, đồ vật...Góc thiên
nhiên còn nghèo, số cây ít, loại cây chưa phong phú. Đặc biệt là CNTT phục vụ
cho hoạt động của cô và trẻ còn thiếu.
Tạo môi trường cho trẻ hoạt động ở bên ngoài lớp học chưa đa dạng, phong
phú.
Ví dụ: Góc thiên nhiên chưa đảm bảo, số cây ít, loại cây chưa phong phú,
chưa có bể cát, bể nước cho trẻ khám phá ...
Đồ dùng phục vụ tiết dạy còn nghèo nàn, đồ chơi của trẻ cũng rất ít, thiếu
những hình ảnh đẹp, sinh động để trẻ quan sát, khám phá.
Giáo viên: Một số giáo viên chưa linh hoạt trong giảng dạy, chưa biết cách
gây hứng thú vào bài, chưa sáng trong việc làm đồ dùng, đồ chơi.
Nguyễn Thị Huệ

trẻ ngửi hoa có mùi thơm .
Trẻ được quan sát kỹ, có được đầy đủ các đặc điểm của đối tượng nên trẻ
so sánh rất tốt và phân loại rất nhanh .

Nguyễn Thị Huệ

Trường mầm non Song Vân-Tân Yên-Bắc Giang 6


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Tranh, ảnh, mô hình: Có kích thước, chất liệu khác nhau, tranh ảnh đẹp
sinh động.
Có thể tổ chức cho trẻ xem theo nhóm hoặc cá nhân.
Khi xem giáo viên có thể trò chuyện với trẻ về nội dung của tranh, ảnh, mô
hình hoặc có thể giao nhiệm vụ cho trẻ để trẻ nói được các đối tượng trong
tranh, ảnh, mô hình.
Ví dụ: Xem tranh ảnh con gà mái đang ấp trứng, có thể đặt ra các câu hỏi:
Con gà mái đang làm gì? Nó ấp trứng như thế nào? Vì sao nó phải ấp trứng?

.
Hình ảnh: “Gà mái ấp trứng”
Băng đĩa, sách, máy vi tính: Có nội dung phù hợp, có hình ảnh sắc nét,
màu sắc rõ ràng, âm thanh trong sáng.
Có thể tổ chức cho trẻ xem Băng đĩa, sách, máy vi tính theo nhóm hoặc cá
nhân.
Khi sử dụng băng đĩa, máy vi tính, màn hình nên để ngang tầm mắt của trẻ,
cách trẻ khoảng 3m. Tuỳ vào mục đích sử dụng mà có thể dùng lời thuyết minh kết
hợp với việc đặt câu hỏi trong quá trình cho trẻ xem hoặc cho trẻ xem xong rồi mới
thảo luận, nhận xét. Tuy vậy việc sử dụng máy vi tính cần phải phối hợp với việc
sử dụng các phương tiện trực quan khác như tranh, ảnh sách và băng đĩa.

Trẻ đoán ngay được đó là con cua. Nhưng trong đầu trẻ biểu tượng về con
cua được chính xác là con cua có hai càng to, có tám chân này, lại bò ngang nữa.
Vì cho trẻ Khám phá khoa học, nên trong mỗi tiết với mỗi mẫu vật, hay
tranh ảnh, tôi đều cho trẻ khám phá kỹ, cho trẻ đưa ra nhiều ý kiến nhận xét để
tìm ra đầy đủ và chính xác đặc điểm vật mẫu.
Nguyễn Thị Huệ

Trường mầm non Song Vân-Tân Yên-Bắc Giang 8


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Ví dụ: Làm quen với con cua, trẻ đã tìm được đặc điểm của con cua có hai
càng to, tám chân… Sau đó đặt câu hỏi gợi mở “Các con có biết con cua nó đi
như thế nào không”? Trẻ trả lời được là con cua bò ngang, tôi dùng que chỉ rõ,
cua có mai cua, yếm cua cứng để bảo vệ cơ thể chúng.
Như vậy không những trẻ biết được cua có những đặc điểm gì mà trẻ còn
biết môi trường sống của chúng, cách vận động, (Đi như thế nào?) các bộ phận
cơ thể ra sao. Nắm rõ đặc điểm trẻ quan sát rễ hơn từ đó so sánh rất rõ ràng và
phân loại cũng rất tốt.
Ví dụ: Cho trẻ làm quen với con cá, tôi dùng câu đố.
“Con gì có vẩy có vây
Không đi trên cạn mà đi dưới hồ”.
Trẻ trả lời đó là con cá. Nhưng trẻ lại biết thêm con cá có đặc điểm cụ thể,
có vây có đuôi, vẩy, môi trường sống của chúng…
Từ đó trẻ có thể so sánh xem con cá và con cua có đặc điểm gì giống nhau,
có đặc điểm gì khác nhau? Sau đó trẻ có thể phân nhóm.
3.3.Thủ thuật sử dụng trò chơi
Cô sử dụng hình thức chơi mà học, học mà chơi. Một số trò chơi gây hứng
thú cho trẻ như: trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi sáng tạo.
* Trò chơi học tập

trẻ biết được quá trìmh phát triển của cây.
Trò chơi: trời nắng trời mưa, mèo đuổi chuột v.v…dùng để gây hứng thú
hoặc chơi củng cố, tạo sự hứng thú cho trẻ, trẻ được chơi được hoạt động và giải
toả căng thẳng cho trẻ.
*Trò chơi sáng tạo:
Ví dụ: chơi đóng vai bác sỹ, đóng vai chú công an v.v... dùng để chơi vào
phần củng cố.
Tôi thường tổ chức các trò chơi trong tiết học. Các trò chơi động, trò chơi
tĩnh đan xen nhau để tạo hứng thú, tiết dạy vui tươi, trẻ thêm phần hoạt bát
nhanh nhẹn.
3.4.Thủ thuật sử dụng thí nghiệm
Để cho trẻ thấy được điều kì diệu từ những thay đổi của thế giới xung
quanh, cô sử dụng thí nghiệm như: Thí nghiệm sự nảy mầm của cây ( về thế
giới thực vật ), sự bay hơi của nước ( nước và hiện tượng tự nhiên )…
Nguyễn Thị Huệ

Trường mầm non Song Vân-Tân Yên-Bắc Giang 10


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Ví dụ: Thí nghiệm với thực vật: Hỏi trẻ hạt này có nảy mầm thành cây
được không? hạt nảy mầm như thế nào? Hoa hút nước được không? vì sao hoa
héo...
Ví dụ: Nước và hiện tượng tự nhiên: Cô cho trẻ quan sát thí nghiệm “ sự bay hơi
của nước” rồi cho trẻ nhận xét, điều gì sẽ xảy ra từ đó gây hứng thú cho trẻ về sự
bay hơi của nước.
Sự cần thiết của nước với cây, cô có thể làm thí nghiệm: cô chuẩn bị 2
chậu cây khô thiếu nước, sau đó cho trẻ tưới nước vào 1 chậu cây. Một lúc sau,
cây tươi lại cho trẻ quan sát rồi đưa ra nhận xét.
Ví dụ: Trong khám phá đồ dùng gia đình, cô làm thí nghiệm: cô chuẩn bị

Lô tô các loại quả xếp vào một ô.
Đối với tranh đều có chữ cái tương ứng ở dưới cũng được phân loại xếp
gọn gàng và rễ kiếm.
Ví dụ: Từ các loại lá cây trẻ xếp thành bông hoa, con rùa, con bướm, cái
quạt, cái đồng hồ...
Ví dụ: Từ vỏ sò ghép hình bông hoa, hay từ những giấy mút xốp vụn ghép
thành hoa đồng tiền, cô hỏi trẻ tạo được sản phẩm gì? Từ đó trẻ có biểu tượng
ban đầu về đối tượng khám phá và tạo hứng thú cho trẻ.
Cô và trẻ cùng làm một số đồ chơi tượng trưng: Làm con chuồn chuồn,
con cào cào từ lá dừa, hay gấp con én và hỏi trẻ làm được cái gì? Trẻ hứng
thú trả lời kể về những nét cơ bản của loại côn trùng ( hay con chim) mà trẻ
vừa tạo được.
Trong giờ củng cố lại kiến thức cô cũng cho trẻ làm sản phẩm tạo hình làm
đồ dùng, đồ chơi, từ đó trẻ hứng thú tái tạo lại những biểu tượng cơ bản mà trẻ
vừa được khám phá và khắc sâu thêm cho trẻ.
Khi trò chuyện về con vật nuôi trong gia đình, cô cho trẻ làm con trâu. Từ
đó, trẻ có biểu tượng cơ bản về con trâu có 2 sừng, buộc chạc để dắt đi.
Với thủ thuật sử dụng sản phẩm tạo hình, làm đồ dùng đồ chơi, trẻ được
trực tiếp tạo sản phẩm, hình thành và củng cố những biểu tượng cơ bản về đối
tượng. Cô sử dụng nguyên vật liệu từ thiên nhiên làm cho trẻ hào hứng tham gia
hoạt động và được gần gũi xung quanh mình. Bên cạnh đó, chúng còn phát huy
tính sáng tạo ở trẻ.
3.6 Kết hợp với phụ huynh trong việc hướng dẫn trẻ KPKH
Nguyễn Thị Huệ

Trường mầm non Song Vân-Tân Yên-Bắc Giang 12


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Đối với trẻ mầm non dễ nhớ lại dễ quên, nếu không được luyện tập thường

Trường mầm non Song Vân-Tân Yên-Bắc Giang 13


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Qua 5 tháng cho các cháu làm quen với hoạt động khám phá khoa học theo
các thủ thuật như: Thủ thuật sử dụng các phương tiện trực quan, thủ thuật dùng
truyện kể, thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố, bài hát; Thủ thuật sử dụng trò chơi; Thủ
thuật sử dụng thí nghiệm; Thủ thuật sử dụng hoạt động tạo hình ở trên. Tôi nhận
thấy trẻ trở nên thông minh, nhanh nhẹn rõ rệt, trẻ tích cực và chủ động trong
mọi hoạt động tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh.trẻ biết suy nghĩ và đặt
ra nhiều câu hỏi suy luận lý thú cho cả cô và trẻ khác cùng suy nghĩ trả lời.
Trên đây là một số thủ thuật, kinh nghiệm tôi đã nghiên cứu, nhằm tổng
kết kinh nghiệm và sự tích luỹ kiến thức cho bản thân mà tôi đã thực nghiệm để
“Nâng cao chất lượng cho trẻ khám phá khoa học” dành cho trẻ 5 - 6 tuổi, trong
trường Mầm non, nhằm nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, nhận xét,
suy luận, phán đoán, hợp tác ở trẻ khi được khám phá khoa học. Đồng thời tôi
hy vọng rằng đề tài này, phần nào giúp được đồng nghiệp làm tư liệu tham khảo.
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót rất mong
được sự góp ý, bổ xung chân thành của Hội đồng khoa học.
Cuối cùng tôi xin được nói lời cảm ơn chân thành tới các thành viên của hội
đồng khoa học.
Song Vân, ngày 01 tháng 11 năm 2012
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Huệ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Ninh. Phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh,

2004.
13. Sở giáo dục và đào tạo, tài liệu bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý và giáo
viên mầm non, 2012- 2013.

Nguyễn Thị Huệ

Trường mầm non Song Vân-Tân Yên-Bắc Giang 15




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status