Sử dụng tài liệu tham khảo theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ 1930 – 1954, lớp 12 THPT - Pdf 38

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

CHU XÉ PA

SỬ DỤNG TÀI LIỆU THAM KHẢO THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ 1930 - 1954, LỚP 12 THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

CHU XÉ PA

SỬ DỤNG TÀI LIỆU THAM KHẢO THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ 1930 - 1954, LỚP 12 THPT

Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Lịch sử

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Quốc Pháp

SƠN LA, NĂM 2015



TS:

Tiến sĩ

GV :

Giáo viên

HS:

Học sinh

ĐHSP :

Đại học sƣ phạm

NXB :

Nhà xuất bản

SGK :

Sách giáo khoa

THPT :

Trung học phổ thông


MỤC LỤC

trƣờng THPT ....................................................................................................... 14


2.1.2.1. Vai trò ..................................................................................................... 14
2.1.2.2. Ý nghĩa ................................................................................................... 14
2.2. Các loại tài liệu tham khảo đƣợc sử dụng trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ
thông .................................................................................................................... 16
2.2.1. Tài liệu lịch sử ........................................................................................... 16
2.2.2. Tài liệu văn học ......................................................................................... 17
2.3. Phƣơng pháp sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử .................. 18
2.3.1. Phƣơng pháp sử dụng tài liệu lịch sử, văn kiện Đảng .............................. 18
2.3.2. Phƣơng pháp sử dụng tài liệu văn học ...................................................... 20
2.4. Những năng lực phát triển cho học sinh trong dạy học lịch sử ................... 22
2.4.1. Khái niệm năng lực ................................................................................... 22
2.4.2. Những năng lực phát triển cho học sinh trong dạy học lịch sử ................ 23
2.5. Tình hình thực tiễn sử dụng tài liệu tham khảo theo hƣớng phát triển năng
lực cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông................................ 25

CHƢƠNG 3: SỬ DỤNG TÀI LIỆU THAM KHẢO THEO HƢỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH
SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 - 1954, LỚP 12 THPT .....................31
3.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam từ năm 1930
- 1954 ........................................................................................................... 31
3.1.1. Vị trí .......................................................................................................... 31
3.1.2. Mục tiêu..................................................................................................... 31
3.1.3. Nội dung .................................................................................................... 32
3.2. Một số yêu cầu chung................................................................................... 34
3.2.1. Phải đảm bảo tính cơ bản .......................................................................... 34
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ........................................................... 35
3.2.3. Phải đảm bảo tính vừa sức ........................................................................ 35

năm gần đây, kết quả học tập và thi cử bộ môn chƣa tƣơng xứng với vị trí và tầm quan
trọng của bộ môn này.
Trong thực tế dạy học hiện nay chất lƣợng dạy học lịch sử đang đƣợc dƣ luận xã
hội hết sức quan tâm. Một bộ phận học sinh không hiểu hoặc nhận thức sai lệch về
những sự kiện, nhân vật, hiện tƣợng lịch sử, học trƣớc quên sau, rồi tâm trí ngại học lịch
sử… Nguyên nhân thì có rất nhiều song cơ bản nhất, quan trọng nhất, mang tính quyết
định nhất là tính chƣa phù hợp về nội dung, lạc hậu về phƣơng pháp. Vấn đề đặt ra là
làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn giữa khối lƣợng kiến thức ngày càng phong phú mà
nhân loại tích lũy đƣợc và hạn chế về mặt thời gian học tập của học sinh. Làm thế nào
để tạo hứng thú cho học sinh qua mỗi tiết học lịch sử gắn với những con số, sự kiện luôn
đƣợc xem là khô khan, làm thế nào để mở rộng ra cách tiếp cận mới đối với tri thức lịch
sử, làm thế nào để phát triển năng lực cho học sinh thông qua dạy học lịch sử.
Hiện nay, việc đổi mới phƣơng pháp dạy học đã và đang đƣợc ứng dụng ở các
trƣờng THPT, tuy nhiên vẫn chƣa mang lại kết quả cao. Giáo viên phần lớn vẫn còn
duy trì cách dạy đọc chép, còn học sinh vẵn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức - đó
là sự ỷ lại vào bài giảng của giáo viên ở trên lớp. Hiện trạng này duy trì ở hầu hết các
môn học trong đó có môn Lịch sử. Mặt khác, do quan niệm lịch sử là một “môn phụ”,
đặc thù của bộ môn là môn khô khan nhiều sự kiện vì vậy học sinh phổ thông không
hứng thú trong học tập lịch sử, học chỉ mang tính chất đối phó. Nhiều học sinh không
nắm đƣợc kiến thức lịch sử căn bản.
Để tăng hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh thì bản thân môn lịch sử
phải đổi mới. Bộ môn Lịch sử phải xây dựng nội dung, chƣơng trình và phƣơng pháp
dạy nhƣ thế nào để khắc phục đƣợc quan niệm chỉ chú trọng lịch sử quân sự, đấu tranh
1


giai cấp, coi nhẹ lịch sử văn hóa, nghệ thuật. Nhƣ vậy, phải chú trọng đến dạy học liên
môn, đến việc đổi mới phƣơng pháp dạy học: Không chỉ sử dụng đơn nhất một
phƣơng pháp mà sử dụng đa dạng các phƣơng pháp dạy học khác nhau.
Phƣơng pháp dạy học lịch sử ngoài sử dụng lời nói sinh động, hấp dẫn, sử dụng


2.2. Phạm vi nghiên cứu
Do trình độ và thời gian có hạn, đề tài chỉ đi vào tìm hiểu lí luận chung, làm rõ
vai trò, ý nghĩa của sử phƣơng pháp sử dụng tài liệu tham khảo theo hƣớng phát triển
năng lực học sinh và vận dụng phƣơng pháp này trong dạy học phần lịch sử Việt Nam
từ 1930 - 1954, lớp 12 THPT.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học lịch sử chúng tôi khẳng định vai
trò, ý nghĩa của tài liệu tham khảo trong dạy học. Theo đó, chúng tôi xác định các loại
tài liệu tham khảo có thể sử dụng và Phƣơng pháp sử dụng các loại tài liệu tham khảo
đó theo hƣớng phát triển năng lực học sinh nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả bài
học khi dạy học phần lịch sử Việt Nam từ 1930 - 1954, lớp 12 THPT.
3.2. Đóng góp của đề tài
Hoàn thành khóa luận góp phần: Nâng cao nhận thức đúng về sử dụng tài liệu
tham khảo, biết cách vận dụng sang tạo, phù hợp các loại tài liệu tham khảo trong dạy
học lịch sử nói chung, dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930 - 1954 nói riêng, góp phần
nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn.
Làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh ở các trƣờng phổ thông
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu lựa chọn đúng các tài liệu tham khảo và có phƣơng pháp sử dụng thích hợp
sẽ nâng cao dạy học khóa trình dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930 - 1954, lớp 12 THPT
nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung.
5. CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1. Cơ sở phƣơng pháp luận
Khóa luận thực hiện dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng về giáo dục và giáo dục lịch sử, lí luận về phƣơng

trong và ngoài nƣớc.
1.1. Những công trình liên quan đến đề tài của tác giả nƣớc ngoài
I. F. Kharlamốp trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh nhƣ thế
nào?” đã chỉ rõ: Trong quá trình làm việc với sách giáo khoa và tài liệu học tập, học
sinh nắm vững và củng cố đƣợc kiến thức. Tài liệu học tập - tự nó đã chứa đựng nhiều
yếu tố kích thích, động viên tính ham hiểu biết và tính tích cực tƣ duy học sinh. Đó là
tính chất mới lạ của tri thức khoa học, tính sáng tỏ của các sự kiện, sự thâm nhập sâu
xa vào bản chất của hiện tƣợng. Tài liệu tham khảo còn góp phần hoàn thành nhiệm vụ
giáo dục tƣ tƣởng, tình cảm, hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
N. G. Đai - ri - nhà giáo dục Liên Xô trƣớc đây trong tác phẩm “Chuẩn bị giờ
học lịch sử nhƣ thế nào?” đã nêu lên các vấn đề:
Thứ nhất: Những yêu cầu quan trọng của một giờ học. Theo tác giả, giờ học là
“một tổng hợp sƣ phạm cực kì phức tạp” [13; 6]. Tác giả đã nêu 14 yêu cầu của một
giờ học lịch sử nhƣ: xác định đƣợc tính đúng đắn, ý nghĩa của giờ học; có phƣơng tiện
dạy học cần thiết, ngôn ngữ chính xác của thầy giáo…. Trong đó, tác giả đã khẳng
định vai trò, tầm quan trọng của các nguồn tài liệu tham khảo để một giờ học lịch sử
có kết quả thiết thực. Tác giả đề nghị giáo viên phải “vận dụng những nguồn tri thức…
vận dụng các nguồn tài liệu muôn hình muôn vẻ” [13; 8]. N. G. Đai - ri nhấn mạnh:
“phải sử dụng không ngừng có hệ thống tất cả mọi nguồn tƣ liệu muôn hình muôn vẻ:
Tác phẩm kinh điển, văn kiện Đảng, sách chuyên khảo, sách giáo khoa, sách văn nghệ,
hồi ký, tạp chí, …phải nắm đƣợc một cách thông thạo tài liệu tham khảo chuyên đề về
phƣơng pháp dạy học và thiết bị giảng dạy” [13; 13]. Bởi vì, “lựa chọn tài liệu khéo
léo, nhằm mục đích đem lại cho giờ học sự phong phú về kiến thức, tình cảm, tƣ
duy…” [13; 35], “vì nó nâng hứng thú đối với học sinh, nó mở rộng kiến thức và điều
chủ yếu là nó nâng sự hiểu biết về quá khứ lên một trình độ mới” [13; 88].
Từ việc nhấn mạnh vai trò của tài liệu tham khảo. Ông đề xuất phƣơng pháp sử
dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thể hiện qua một sơ đồ nổi tiếng mang tên ông:

5


Trong cuốn “Một số chuyên đề phƣơng pháp dạy học lịch sử” của Hội giáo dục
lịch sử khoa lịch sử - Đại học sƣ phạm Hà Nội do các tác giả GS. TS Phan Ngọc Liên PGS. TS Trịnh Đình Tùng - PGS. TS Nguyễn Thị Côi - TS Trần Vĩnh Tƣờng ( đồng
chủ biên), có bài “Sử dụng văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử dân tộc ở trƣờng phổ
thông” của ThS. Đỗ Hồng Thái. Trong đó, tác giả chỉ rõ cách phân lọại văn kiện Đảng
trong dạy học lịch sử. Đó là cách phân loại văn kiện của Đảng theo các cấp Trung
ƣơng và cấp Đảng bộ địa phƣơng; cách phân loại văn kiện theo các thời kỳ lịch sử; và
6


cách phân loại văn kiện thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự,… Tiếp
đó, tác giả trình bày ý nghĩa của việc sử dụng văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử. Sử
dụng văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử có ý nghĩa trên cả ba mặt là giáo dƣỡng,
giáo dục và phát triển. Bên cạnh đó, trong bài viết này tác giả cũng đã trình bày các
nguồn tài liệu văn kiện Đảng đƣợc dùng trong dạy học phần lịch sử dân tộc từ năm
1930 đến 1945. Cuối cùng trong bài viết này tác giả đã làm rõ phƣơng pháp sử dụng
văn kiện Đảng trọng dạy học khóa trình lịch sử dân tộc ở trƣờng phổ thông. Đó là
phƣơng pháp sử dụng văn kiên Đảng trong bài học lịch sử nội khóa và sử dụng văn
kiện Đảng trong hoat động ngoại khóa.
Cũng trong cuốn “Một số chuyên đề phƣơng pháp dạy học lịch sử”, còn có bài
viết “Tài liệu Hồ Chí Minh trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945 – 1954)” của tác giả là TS – Thƣợng tá Nguyễn Minh Đức.
Trong cuốn “Phƣơng pháp dạy học môn Lịch sử ở trƣờng phổ thông cấp 2”,
(Tập 1) - NXB GD, 1975 - Phan Ngọc Liên, Nguyễn Phúc. Vấn đề sử dụng tài liệu
tham khảo trong dạy học lịch sử đƣợc đề cập tại chƣơng IX, phần II. “Phƣơng pháp
giảng đọc”. Tác giả khẳng định sử dụng tài liệu tham khảo trong đó có tài liệu văn học,
sách báo…Là một trong 3 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử. Tác giả
cũng đã nêu ra các biện pháp sử dụng tài liệu trong dạy học lịch sử.
Giáo trình “Phƣơng pháp dạy học lịch sử”, tập II – Phan Ngọc Liên (chủ biên) –
XB 2002 – NXB Đại học sƣ phạm, các tác giả đã tập trung làm rõ những cơ sở lí luận
và thực tiễn của phƣơng pháp sử dụng tài liệu tham khảo (phần III chƣơng X), đặc biệt

Nhiếp, Đại học sƣ phạm Vinh.
Luận án thạc sĩ “Sử dụng tài liệu báo chí trong dạy học bài “Cuộc vận động dân
chủ 1936 – 1939” trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12, không chuyên ban” của Nguyễn
Thành Nhân, Đại học phạm Hà Nội.
Trong khóa luận tốt nghiệp “Sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học khoá trình
lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 – 1918, (lớp 11 – nâng cao)” của Hoàng Thị Sinh,
Đại học Vinh đã làm rõ ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch
sử ở trƣờng phỏ thông, các loại tài liệu tham khảo và phƣơng pháp sử dụng tài liệu
tham khảo trong dạy học khóa trình lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 – 1918, (lớp 11 –
nâng cao)
1.3. Những vấn đề đề tài kế thừa đƣợc từ các công trình đã công bố
Tất cả những công trình đã công bố đề cập đến những vấn đề nhƣ: Vai trò, ý
nghĩa của việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông;
các loại tìa liệu tham khảo và phƣơng pháp sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học
lịch sử ở trƣờng phổ thông. Các kết quả nghiên cứu nêu trên là nguồn tài liệu quan

8


trọng để chúng tôi tham khảo và sử dụng khi thực hiện khóa luận này. Từ các công
trình nghiên cứu trên, đề tài có thể kế thừa đƣợc những vấn đề sau:
Trƣớc hết, cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng tài liệu tham khảo, vai trò
ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông,
trong đó chủ yếu là tài liệu văn học và tài liệu văn kiện Đảng.
Thứ hai, cách thức phân loại các nguồn tài liệu tham khảo đƣợc sử dụng trong
dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông.
Thứ ba, phƣơng pháp sử dụng các loại tài liệu nhƣ văn kiện Đảng, tài liệu văn
học….
Thứ tƣ, một số tài liệu tham khảo đƣợc sử dụng trong dạy học lịch sử dân tộc.
Chẳng hạn nhƣ trong cuốn “Một số chuyên đề phƣơng pháp dạ học lịch sử” của

ra cách sử dụng tài liệu văn kiện Đảng trong bài học lịch sử nội khóa và trong hoạt
động ngoại khóa.
Trên đây là những vấn đề mà đề tài có thể kế thừa đƣợc từ bài viết “Sử dụng văn
kiện Đảng trong dạy học lịch sử dân tộc ở trƣờng phổ thông” của thạc sĩ Đỗ Hồng Thái.
Trong giáo trình “Phƣơng pháp dạy học lịch sử” tập II - Phan Ngọc Liên (chủ
biên) - xuất bản năm 2002, NXB Đại học sƣ phạm, các tác giả đã đi sâu làm rõ vai trò,
ý nghĩa, nguyên tắc, yêu cầu và phƣơng pháp sử dụng tài liệu tham khảo, trong đó có
tài liệu lịch sử, văn kiện Đảng, Nhà nƣớc và tài liệu văn học. Giáo trình đã làm rõ
những trƣờng hợp sử dụng tài liệu lịch sử, văn kiện Đảng, Nhà nƣớc, đó là:
Thứ nhất, dùng để cụ thể hóa các hiện tƣợng, sự kiện lịch sử đang học, nhằm
tạo cho học sinh có biểu tƣợng rõ rang, cụ thể, có hình ảnh tang thêm tính chất sinh
động, gợi cảm của bài giảng và gây hứng thú cho việc học tập của các em.
Thứ hai, giáo viên sử dụng tài liệu tham khảo để giải thích một số sự kiện lịch sử,
học sinh hiểu đƣợc bản chất của sự kiện, càng làm cho các em thêm hứng thú học tập.
Thứ ba, tài liệu lịch sử dùng trong bài học làm cơ sở chứng minh cho một luận
điểm khoa học để hiểu đúng một sự, một quá trình lịch sử.
Thứ tƣ, tài liệu lịch sử đƣợc sử dụng trong ôn tập, kiểm tra, bài tập, hoạt động
ngoại khóa.
Còn đối với tài liệu văn học, cuốn giáo trình này đã làm rõ vai trò to lớn của
việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông.
Trƣớc hết, các tác phẩm văn học, bằng những hình tƣợng cụ thể, có tác động
mạnh mẽ đến tƣ tƣởng, tình cảm ngƣời đọc, trình bày những nét đặc trƣng của các
hiện tƣợng kinh tế, chính trị, những quy luật của đời sống xã hội.
Thứ hai, các tác phẩm văn học góp phần quan trọng làm cho bài giảng sing
động, hấp dẫn, năng cao hứng thú học tập của học sinh. Bởi vì, các tác phẩm thực sự
10


có giá trị đều phản ánh cuộc sống một cách trân thực.
Đối với phƣơng pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử, giáo trình

11


Đây là vấn đề chƣa có công trình, bài viết nào làm rõ đƣợc nên đòi hỏi đề tài
phải giải quyết.
Thứ ba, đề tài cũng phải đi sâu nghiên cứu, điều tra về tình hình thực tiễn sử
dụng tài liệu tham khảo theo hƣớng phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học lịch
sử ở trƣờng phổ thông.
Để từ đó rút ra những kết luận, nhận xét đúng đắn, cần thiết.
Thứ tƣ, đề tài cần làm rõ đƣợc vị trí, mục tiêu, nội dung của phần lịch sử Việt
Nam từ năm 1930 – 1954, lớp 12 THPT. Từ đó ta sẽ xác định những loại tài liệu tham
khảo đƣợc sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930 – 1954.
Thứ năm, đề tài phải làm rõ phƣơng pháp sử dụng tài liệu tham khảo giúp học
sinh phát triển các năng lực, đó là sử dụng tài liệu tham khảo giúp học sinh tái hiện các
sự kiện lịch sử; sử dụng tài liệu giúp các em tổng hợp và khái quát hóa các sự kiện lịch
sử; phát triển ở học sinh năng lực rút ra các nhận định, kết luận và những vấn đề lịch
sử, đồng thời phát triển ở các em năng lực tự học, năng lực tự nghiên cứu các vấn đề
lịch sử. Đây là những vấn đề trọng tâm của đề tài đòi hỏi phải giải quyết đầy đủ một
cách có hệ thống.
Cuối cùng đề tài cần tiến hành thực nghiệm sự phạm để kiểm chững tính khả thi
và tính thực tiễn của đề tài.

12


CHƢƠNG 2
SỬ DỤNG TÀI LIỆU THAM KHẢO
THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Quan niệm, vai trò, ý nghĩa của sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử

trƣờng THPT
2.1.2.1. Vai trò
Do đặc trƣng của việc học tập lịch sử, các loại tài liệu tham khảo, học tâp khác
(ngoài sách giáo khoa) góp phần nhất định vào việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá
khứ. Các loại tài liệu này là căn cứ khoa học, bằng chứng về tính chính xác, tính cụ
thể, phong phú của sự kiện lịch sử mà học sinh cần thu nhận; nó giúp các em khắc
phục việc “hiện đại hóa” lịch sử, hoặc “hƣ cấu” sai sự thật. Là một nguồn kiến thức
quan trọng, tài liệu tham khảo cần đƣợc thẩm định, phân tích nội dung và lựa chọn
những phần chính xác, phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập của học sinh.
Việc sử dụng tài liệu tham khảo còn giúp học sinh có thêm cơ sở để nắm vững
bản chất các sự kiện, hình thành khái niêm, hiểu rõ những quy luật, bài học quan trọng
của lịch sử, rèn luyện cho học sinh thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tƣ duy
lịch sử. Tài liệu tham khảo là phƣơng tiện có hiệu quả để hiểu rõ hơn sách giáo khoa,
góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học.
2.1.2.2. Ý nghĩa
Sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử có ý nghĩa trên cả ba mặt: Giáo
dƣỡng, giáo dục và phát triển:
* Về mặt giáo dƣỡng
Hình thành tri thức lịch sử cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu trong dạy học lịch sử ở trƣòng phổ thông. Muốn hình thành tri thức
lịch sử cho học sinh phải dựa vào quá trình nhận thức lịch sử của học sinh.
Quá trình nhận thức lịch sử của học sinh cũng tuân theo quy luật nhận thức
chung của loài ngƣời nhƣ Lênin đã đúc rút: Từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu
tƣợng và từ tƣ duy trừu tƣợng đến thực tiễn. Đó là con đƣờng biện chứng của nhận
thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan.
Nhƣng đặc trƣng của khoa học lịch sử là các sự kiện, các nhân vật đều diễn ra
trong quá khứ nên nhận thức lịch sử có nét đặc thù so với nhận thức chung của loài
ngƣời. Nhận thức lịch sử là nhận thức những gì đã qua và không lặp lại cho nên giai
đoạn nhận thức cảm tính không thể tri giác trực tiếp mà phải thông qua sự kiện lịch sử
để tạo biểu tƣợng lịch sử từ đó hình thành khái niệm, rút ra quy luật và bài học lịch sử.

Sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử là phƣơng pháp phát huy tính
tích cực học tập của học sinh một cách có hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực tƣ
duy của học sinh.
Thông qua các nhận định, đánh giá, thông qua các hình ảnh, hình tƣợng tài liệu
tham khảo thực sự có tác dụng kích thích học sinh suy nghĩ, tiến hành các thao tác so

15


sánh, tổng hợp, suy luận lịch sử để hiểu sâu sắc hơn bản chất sự kiện cũng nhƣ mối
quan hệ giữa các sự kiện.
Giáo viên sử dụng những câu hỏi khi học sinh làm việc với tài liệu tham khảo
hầu hết là những câu hỏi phát triển tƣ duy học sinh: vì sao? nhƣ thế nào? Do vậy mà
cũng góp phần lớn để học sinh phát triển tƣ duy.
Mặt khác, sử dụng tài liệu tham khảo còn góp phần phát triển cho học sinh thói
quen và kỹ năng tự học, tự làm việc với tài liệu để phục vụ cho học tập. Đây là tiền đề
để học sinh hình thành khả năng nghiên cứu khoa học cũng nhƣ phát triển năng lực
nhận thức cho học sinh.
2.2. Các loại tài liệu tham khảo đƣợc sử dụng trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ
thông
2.2.1. Tài liệu lịch sử
- Tài liệu hiện vật: Bao gồm các di vật và di tích lịch sử qua các thời kỳ. Đây là
loại tài liệu gốc, là bằng chứng hiển nhiên về sự tồn tại, phát triển của xã hội loài
ngƣời trong quá khứ. Tài liệu hiện vật chủ yếu sử dụng trong bài ngoại khoá, còn trong
bài nội khoá học sinh tiếp cận tài liệu hiện vật gián tiếp qua tranh ảnh.
- Tài liệu thành văn: Gồm nhiều loại, nội dung và tính chất của mỗi loại cũng
không giống nhau. Về đại thể, có thể phân tài liệu thành văn thành các loại sau:
+ Tài liệu lịch sử gốc bao gồm các văn kiện, tài liệu có liên quan trực tiếp đến
sự kiện, ra đời vào thời điểm xảy ra các sự kiện nhƣ các loại văn tự cổ các hiệp ƣớc,
điều ƣớc, tuyên ngôn… Loại tài liệu này dùng để dẫn chứng, minh hoạ cho sự kiện

Tài nghệ thuật khác nhau. Để hình thành tác phẩm, tác giả phải tìm hiểu kiến
thức thực tế, phải nghiên cứu các loại tài liệu lịch sử, xuất phát từ thực tế lịch sử, do đó
chính tài liệu văn học đã phần nào phản ánh lịch sử.
Vì vậy trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông, tài liệu văn học đƣợc sử dụng
phổ biến với các loại sau: Văn học dân gian và văn học viết.
- Văn học dân gian ra đời sớm (từ khi chƣa có chữ viết). Văn học dân gian rất
phong phú về thể loại bao gồm thần thoại, ca dao, hò vè… Đây là loại tài liệu có giá
trị, phản ánh nhiều nội dung lịch sử quan trọng, nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của
lịch sử dân tộc. Nếu gạt bỏ những yếu tố hoang đƣờng thần bí thì chúng ta sẽ tìm thấy
đƣợc những yếu tố hiện thực của lịch sử.
liệu văn học đƣợc thể hiện dƣới nhiều thể loại, mỗi thể loại có nội dung
- Văn học viết: Cũng đa dạng nhƣng trong dạy học lịch sử giáo viên có thể sử
dụng một số loại cơ bản sau:
+ Truyện ngắn: Là hình thức ngắn của tự sự. Những tác phẩm xuất hiện vào thời
kỳ diễn ra các sự kiện lịch sử, có ý nghĩa với việc khôi phục quá khứ.

17


+ Tiểu thuyết lịch sử: Lấy chủ đề là những sự kiện trong quá trình lịch sử, giúp
cho học sinh khôi phục lại bối cảnh lịch sử, hình ảnh của các sự kiện lịch sử.
+ Thơ ca cách mạng: Là những bài thơ, bài ca có nội dung cách mạng.
+ Ký: Bao gồm phóng sự, bút ký, tuỳ bút, nhật ký, truyện ký…về những sự
kiện, những nhân vật lịch sử cụ thể.
Nhƣ vậy, tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử phong phú và đa dạng. Tài
liệu tham khảo là công cụ để hiểu rõ hơn sách giáo khoa, góp phần nâng cao chất
lƣợng dạy học lịch sử. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là phải sử dụng tài liệu tham khảo nhƣ
thế nào và mức độ ra sao? Tức là, phải giải quyết mối quan hệ giữa nội dung bài học
trong sách giáo khoa với nội dung tài liệu tham khảo nhƣ thế nào để bài học sinh động
có hiệu quả mà không làm cho khối lƣợng kiến thức tăng lên, không dẫn đến tình trạng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status