MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHI TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 ĐẾN 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA THỦY - Pdf 40

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN (TRƯỜNG MẦM NON NGA THỦY)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHI TỔ
CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA THỦY

Người thực hiện: Phạm Thị Hường
Chức vụ : Giáo Viên
Đơn vị công tác : Trường Mầm non Nga Thủy
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2015
1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế kỷ XXI loài người sống trong nền văn minh công nghiệp hiện đại,
trong đó con người là trung tâm của sự phát triển.Sự hùng mạnh của các quốc
gia trên thế giới là do tiềm năng trí tuệ quyết định, do đó phát triển năng lực trí
tuệ và năng lực hành động cho con người là một trong những xu hướng xây
dựng chiến lược giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ “Điều
quyết định là ở con người với trí tuệ và năng lực ngày càng cao” và Đảng ta
cũng khẳng định rõ ràng rằng “Nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất của chúng ta là
tiềm lực con người, trong đó có tiềm lực trí tuệ”
Do đó phát huy nguồn lực con người là nhân tố cơ bản của sự phát triển
nhanh chóng và bền vững của xã hội, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực
của sự phát triển kinh tế - xã hội, là nhân tố quyết định thắng lợi trong sự nghiệp

gợi xúc cảm thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, tập thể, sự gắn kết của tình
bạn và đặc biệt nó góp phần xây dựng nhân cách mang đậm văn hóa dân tộc
Việt Nam cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Từ lí do trên, tôi chọn đề tài nghiêm
cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng khi tổ chức trò chơi dân gian cho
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Nga Thủy" do tôi phụ trách.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trò chơi dân gian là vốn quý của dân tộc đã gắn liền với đời sống lao
động và các hội hè, đình đám của nhân dân. Trò chơi vừa thể hiện tính sáng tạo
của người lao động vừa là giải trí sau những ngày lao động mệt nhọc, bày tỏ
niềm vui mùa bội thu, hay chiến thắng thiên nhiên,… Trò chơi đa dạng cuốn hút
người chơi bởi sự bình dị khéo léo, nhạy bén, hấp dẫn, vui tươi, hòa nhập, cởi
mở trong cuộc sống.
Trò chơi dân gian cũng là một di sản quý báu của dân tộc. Nó được kết
thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui
cuộc sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặt biệt đối với trẻ em, trò chơi dân
gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều
điều thú vị, bổ ích. Đúng như lời PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng
Dân tộc học VN cho rằng: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò
chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa
đựng cả một nền văn hoá dân tộc VN độc đáo và giàu bản sắc.
Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển
khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình
yêu gia đình, quê hương, đất nước.
3


Trẻ em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có
khoảng trống để chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không
được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi thuở trước - đang



2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:

1.Thuận lợi:
- Năm học 2014 - 2015 tôi được giao phụ trách lớp 5 - 6 tuổi, bản thân luôn
cố gắng trong mọi nhiệm vụ được giao cũng như dạy học các cháu. Được sự
quan tâm ban giám hiệu nhà trường, chi uỷ, chi bộ, các cấp lãnh đạo địa phương
về tạo điều kiện cơ sở vật chất, trường lớp từng bước khang trang, chuẩn bị đầy
đủ đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ đặc biệt là chuẩn bị đầy đủ cho hoạt động để
trẻ thực hiện, cùng với sự phối hợp nhiệt tình của các bậc phụ huynh trong việc
mua sắm đồ dùng trang phục cho trẻ.
- Có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, chuyên môn tốt luôn tạo điều kiện để học
hỏi lẫn nhau trong công tác
- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ năng động nhiệt tình có niền đam mê với
công tác chăm sóc giáo dục trẻ, điều đặc biệt bản thân tôi có nhiều kinh nghiệm
trong việc chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi, rõ nét nhất vẫn là tổ chức các trò
chơi dân gian cho trẻ. Bản tôi luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh
đạo Phòng Giáo Dục và Đào Tạo và hướng dẫn của BGH Nhà trường sự quan
tâm tạo điều kiện về mọi mặt của các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương của
các bậc cha mẹ học sinh tạo điều kiện về kinh phí cũng như đồ dùng đồ chơi
nhất là đồ dùng phục vụ trò chơi dân gian, nên ngay từ đầu năm học tôi đã xây
dựng lịch trình tổ chức giao lưu trò chơi dân gian cho chính lớp mình.
- Trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các trò,
đặc biệt là các trò chơi dân gian.
- Bản thân tôi đã trải qua thời thơ ấu tôi hiểu, những trò chơi dân gian đã
gắn bó với tôi trong suốt thời thơ ấu đó. Tôi rất thích các trò chơi dân gian Việt
Nam và sưu tầm được rất nhiều trò chơi dân gian thú vị và đặc sắc, phù hợp với
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hơn bao giờ hết.
- Bản thân tôi có trình độ đào tạo trên chuẩn và trải qua nhiều năm kinh

Tốt

%

Khá


%

TB

%

1

Trẻ biết luật chơi, cách 5
chơi của các trò chơi
dân gian

12,8 10

25,7 15

38,5 9

23

2

Trẻ thuộc lời ca và biết 4

7

18

4

Biết lựa chọn đồ dùng
đồ chơi phù hợp với trò
chơi

5

12.
8

28.
2

36

9

23

11

11

14


thừng 6m, vẽ 1 vạch thẳng làm ranh giới giữa 2 đội. Với trò chơi “ném vòng cổ
chai” thì đòi hỏi phải có 3 cái chuỳ hoặc 3 cái chai, 9 vòng tròn đường kính 10 15cm làm bằng tre… Hay như trò chơi “bịt mắt bắt dê” nếu thiếu 2 cái khăn bịt
mắt thì không thể tổ chức được.

7


Các cháu và cô chơi mèo đuổi chuột

Các cháu chơi rồng rắn lên mây

Để có được đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ chơi, ngoài việc tìm tòi
nghiên cứu ở sách báo, tôi cũng tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa
phương như: cành cây, lá cây, tre, nứa… những vật liệu phế thải như: chai nhựa,
vải vụn. Ngoài ra tôi cũng huy động ở các bậc phụ huynh sưu tầm thêm những
nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để tạo ra những đồ dùng đồ chơi an toàn,
đẹp mắt thu hút sự chú ý của trẻ, kích thích trẻ tham gia vào trò chơi. Và với đồ
dùng đồ chơi tự làm khi đưa vào sử dụng trong trò chơi dân gian tôi thấy trẻ rất
hào hứng, hứng thú chơi. Điều đó chứng tỏ rằng đồ dùng đồ chơi phục vụ cho
trò chơi dân gian rất quan trọng. Vì thế trước khi tổ chức cho trẻ chơi 1 trò chơi
dân gian nào đó, giáo viên cần tìm hiểu kĩ về cách chơi, luật chơi, xác định
những đồ dùng đồ chơi phù hợp với trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các
yếu tố cần thiết cho trò chơi để trò chơi được tổ chức tốt hơn, hiệu quả hơn.
1.3 Dạy trẻ đọc thuộc lời ca: (với những trò chơi có lời đồng dao) Hầu hết
trò chơi dân gian trẻ em Việt nam đều gắn liền với những bài đồng dao. Đó là
những câu vè ngắn gọn, có nhịp điệu, âm thanh dễ thuộc, dễ nhớ được sử dụng
trong khi chơi, nhưng thiếu nó thì trò chơi khó có thể tiến hành được. Và khi
chơi trẻ không đơn thuần thực hiện các vận động của mình mà chúng thường
vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó.
Ví dụ : Chơi “Kéo cưa lừa xẻ” thì trẻ hát hoặc đọc: Kéo cưa lừa xẻ - Ông

chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ
được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể
chất; hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống
và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ
chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động.

9


• Hoạt động ngoài trời:
Có thể nói rằng, ở hoạt động này trẻ được hít thở khí trời, được tiếp xúc với
thiên nhiên, với cảnh vật xung quanh, thả mình vào những trò chơi vui nhộn
cùng bạn bè. Tôi đã tận dụng khoảng không gian thoáng mát của sân trường để
tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ, với hoạt động này tôi đã lựa chọn những
trò chơi vận động nhằm tăng cường sức khoẻ và rèn luyện các yếu tố thể lực cho
trẻ như : Mèo đuổi chuột, cướp cờ, kéo co, nhảy ba bố… Trò chơi dân gian thực
sự lôi cuốn được trẻ bời những tiềng cười nói của tất cả các bạn cùng chơi.
Là trò chơi nhằm rèn luyện sức khoẻ, sự nhanh nhẹn, khéo léo, kỹ năng ứng
xử trong cuộc sống , giáo dục cho trẻ tinh thần đồng đội, giao lưu đoàn kết bạn
bè , tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp.

Các cháu chơi Nhảy ba bố
Trong trò chơi dân gian còn có loại trò chơi sáng tạo, trò chơi này cô hướng
dẫn trẻ làm những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên như làm chong chóng,
xếp con trâu, con châu chấu bằng lá cây, trò chơi này giúp trẻ khéo tay phát huy
sáng kiến, phát triển năng khiếu thẩm mỹ.
• Trong hoạt động học:
Tôi luôn lựa chọn những trò chơi dân gian nhẹ nhàng, đề lồng ghép, chuyển
tiếp từ hoạt động này sang hoạt động khác nhằm gây hứng thú cho trẻ. Ổn định
10

Trong hoạt động chiều, lúc đón và trả trẻ, tôi luôn tận dụng mọi lúc, mọi nơi
và lựa chọn những trò chơi, mang tính nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ các trò chơi
như: Chi chi chành chành, Kéo cưa lừa xẻ, ô ăn quan đánh chuyền, đánh cờ,
chơi chài, chồng nụ chồng hoa, lộn cầu vòng... hoặc trò chơi bắt nguồn từ những
bài đồng dao lặp đi lặp lại một cách thoải mái như “Con gà cục tác cục ta/ Hay
đỗ đầu hè hay chạy rông rông/ Má gà thì đỏ hồng hồng/ Cái mỏ thì nhịn, cái
mồng thì tươi/ Cái chân hay đạp hay bơi/ Cái cánh hay vỗ lên trời gió bay” chơi
những trò chơi kết hợp với lời giúp trẻ phát triển ngôn ngữ..

12


Các cháu chơi lộn cầu vòng
Các cháu chơi trò trồng nụ trồng hoa
Trò chơi dân gian lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày của trẻ giúp tôi
luôn phải nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ trong lớp, những cháu nhút nhát,
thiếu tự tin, hạn chế về ngôn ngữ tôi thường giúp trẻ bằng cách chơi với trẻ,
cùng đọc đi đọc lại những câu đồng dao ở mọi lúc mọi nơi, không quát nạt,
khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia vào trò chơi. Bên cạnh đó tôi thường xuyên
trao đổi với phụ huynh nên dành thời gian chơi với trẻ và cho trẻ chơi các trò
chơi dân gian khi ở nhà.
- Kết quả: Qua biện pháp trên tôi thấy trẻ lớp tôi rất hào hứng, đặc biệt cô
tổ chức các trò chơi gần gũi, sát với từng hoạt động, từng chủ đề trẻ rất dễ nhớ,
khắc sâu các trò chơi 1 cách nhẹ nhàng nhất. Với tổng số trẻ trong lớp là 39 thì
39/39 = 100% trẻ hứng thú tham gia.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thu hút trẻ tham gia vào trò chơi
Hiện nay công nghệ thông tin ngày 1 phát triển rộng rãi không chỉ với kinh
tế xã hội mà với giáo dục nó cũng là 1 phần quan trong không thể thiếu, với xã
hội ngày nay nếu chúng ta không ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc
giảng dạy thì không những giáo viên mà ngay cả học sinh sẽ không theo kịp với


được đặc điểm tâm lý trẻ và hướng trẻ dần vào các nhóm chơi, trò chơi, mỗi độ
tuổi 1 ít. Trẻ lên lớp tôi cũng vậy từ đó tôi thấy trẻ hào hứng 100% trẻ được lôi
cuốn vào các trò chơi 1 cách nhanh nhẹn, hoạt bát nhất là qua những lần thi giữa
các lớp trong trường, khối tôi rất tự hào vì học sinh lớp tôi được đánh giá rất
cao.
4. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh dạy trẻ chơi một số trò chơi dân
gian tại nhà.
Xã hội hiện đại khiến cho bố mẹ thường ít có thời gian chơi với con cái
hơn. Trẻ con ngày nay ngày càng đam mê với những món đồ điện tử công nghệ
cao mà không được biết đến những trò chơi dân gian mà bố mẹ chúng thường
chơi ngày xưa, hoặc chí ít cũng đã được biết đến nhưng không có cơ hội chơi.
Thì ngay bây giờ bố mẹ hãy giành một ít thời gian để chia sẽ và dạy con những
trò chơi mà minh đã từng được chơi như vậy bố mẹ sẽ có thêm nhiều thời gian
quây quần bên gia đình, con cái, để các phụ huynh, đặc biệt là các gia đình có
con nhỏ nên dạy cho bé những trò chơi dân gian đơn giản mà vui vẻ. Nó vừa
giúp cho cả nhà có những giây phút vui vẻ, đầm ấm yêu thương vừa có thể gắn
kết tình cảm giữa bố mẹ và các con. Đây cũng là khoảng thời gian hiếm hoi giúp
cho những phụ huynh có thể ôn lại những khoảnh khắc vui vẻ của thời thơ ấu,
vừa giúp cho bé có thể học thêm những trò chơi dân gian đơn giản nhưng không
kém phần thú vị và bổ ích.
Những trò chơi dân gian này đều có đặc điểm chung là rất an toàn, không
cầu kì, phức tạp và cách chơi rất đơn giản, dễ nhớ. Bố mẹ sẽ chỉ cần chuẩn bị
một vài dụng cụ đơn giản trong nhà như mảnh vải, viên đá hoặc một vật dụng
bất kỳ trong nhà để chơi với bé hoặc thậm chí không cần một đồ vật gì cũng có
thể chơi được. Hơn nữa những trò chơi này rất gần gũi và thân thuộc với các em
nhỏ bởi nó đã gắn liền với thế hệ cha ông của người Việt Nam, hầu như ai cũng
biết đến. Nó giúp bé có một ấn tượng sâu đậm gắn liền với tuổi thơ và giúp bé
hướng về nguồn cội của mình khi hiểu biết hơn về những trò chơi dân gian của
ông cha. Khi chơi những trò chơi này, nó rất có ích cho việc phát triển thể chất



và bổ ích. Trò chơi này thích hợp để chơi khi có 2 người và dành cho các bé
trong độ tuổi 1-3 tuổi.
Oẳn tù tì

Đây là trò chơi đã trở nên quen thuộc với rất nhiều trẻ em từ trước đến
nay, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới với những phiên
bản tên gọi và câu hát đi kèm khác nhau. Nhưng ở tất cả mọi nơi đều có chung
một cách chơi đó là người chơi sẽ đưa tay đung đưa theo nhịp câu hát và quyết
định ra một cái kéo hay một búa hay là lá. Nếu nắm tay vào là búa, chĩa hai
ngón trỏ ra là kéo và xòe cả bàn tay ra thì là lá. Nguyên tắc của trò chơi là búa
thắng được kéo, kéo cắt được lá và là bọc được búa. Tùy theo người chơi ra
quyết định là gì thì sẽ quyết định được ai là người thằng và ai là người thua. Trò
chơi này rất thú vị và có thể chơi được nhiều người cùng một lúc, bố mẹ cũng có
thể kết hợp trò chơi này cùng với nhiều trò chơi khác để có thể quyết định ai là
người chơi trước, ai là người phải chuẩn bị vật dụng trò chơi… Đây cũng là một
trò chơi dân gian được các trẻ em chơi rất nhiều từ trước đến nay và bài hát
thường được các em hát theo khi chơi đó là:“Oẳn tù tì.Ra cái gì?.Ra cái này!”
Trò chơi này có thể gợi mở cho bé sự tinh nhanh và còn có khả năng rèn
luyện tính phán đoán cũng như khả năng phản xạ nhanh nhẹn của bé. Không chỉ
tăng tính gắn kết với bố mẹ, bé cũng có thể chơi trò này cùng bạn bè và học cách
hòa đồng và vui chơi cùng tập thế. Bố mẹ có thể dạy trò chơi “Oẳn tù tì cho bé
kể từ khi lên 2 tuổi bởi lúc này bé đã có thể nhận biết được các sự vật và nhận

17


thức được cái kéo dùng để cắt, cái búa dùng để đóng đinh cũng như mỗi lần oằn
tù tì bé sẽ phải tự suy nghĩ thật nhanh xem sẽ “ ra cái gì” bây giờ.

và suy nghĩ thông minh hơn.
Còn rất nhiều trò chơi dân gian thú vị khác mà tuổi thơ những ông bố, bà
mẹ đều có thể được chơi trong suốt thời thơ ấu của mình. Nhân dịp lễ Tết cổ
truyền, hãy dành thời gian quan tâm đến trẻ em nhiều hơn và dạy cho bé chơi
những trò chơi dân gian thú vị và bổ ích này vừa là mang lại tiếng cười trẻ thơ
trong trẻo phù hợp với lứa tuổi của trẻ vừa mang lại cho con bạn những phát
triển về cả mặt thể chất và tinh thần.
IV.KIỂM NGHIỆM:
Kết quả sau khi thực nghiệm cho thấy:
STT

Nội dung khảo sát
Tổng số trẻ( 39)

Đạt
Tốt

%

Khá


%

TB

%

1



3

Hứng thú tham gia trò
chơi

21

54

16

41

2

05

4

Biết lựa chọn đồ dùng
đồ chơi phù hợp với trò
chơi

20

51

17


động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Đối với trẻ thơ, những trò chơi dân gian là một trong những yếu tố hình
thành nên bản sắc văn hóa dân tộc, là nguồn sữa nuôi dưỡng thế gới tinh thần, là
nhịp cầu nối tâm thức các em với mọi bài học về cuộc sống xã hội. Bởi vì nó có
sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các em. Tổ chức cho các em chơi
các trò chơi dân gian là phương tiện giúp các em phát triển ngôn ngữ, phát triển
tình cảm, đạo đức, tình đoàn kết, mở rộng nhận thức, tình yêu thiên nhiên, yêu
quê hương đất nước. Bằng những biện pháp tích cực có đầu tư nghiên cứu, khắc
phục những hạn chế nhất định. Tôi đã giúp các em thỏa mãn nhu cầu vui chơi,
kích thích học sinh học tập tốt, góp phần thắng lợi trong cuộc vận động “Xây
dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”,
Từ những giải pháp trên qua quá trình quá trình giảng dạy trong năm học,
cho thấy chất lượng tổ chức các trò chơi dân gian được nâng lên rõ rệt tôi nhận
thấy:
- Những trẻ chơi một cách hăng hái, hoạt động nổi bật trong khi chơi
thường cũng chính là những đứa trẻ thông minh, tháo vát và biết tổ chức trong
cuộc sống.
- Trò chơi dân gian còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau,
nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ.
- Khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ giáo viên cần tìm hiểu kỹ cách chơi,
luật chơi và chuản bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để tiến hành trò chơi.
- Cần phải tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian để phát triển ở trẻ tinh
20


thần tập thể, biết nhường nhịn bạn bè, biết giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của
mình với bạn khác.
- Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ
nhỏ. Trò chơi dân gian vừa giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa góp phần


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status