Phương thức tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội - Pdf 42

Header Page 1 of 126.
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN
-----------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM

PHƢƠNG THỨC TỔ CHỨC VỐN TÀI LIỆU VÀ PHỤC VỤ
NGƢỜI DÙNG TIN TẠI THƢ VIỆN TẠ QUANG BỬU TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH

: THÔNG TIN – THƢ VIỆN

KHÓA HỌC : 51 (2006- 2010)
HỆ ĐÀO TẠO : CHÍNH QUY

NGƢỜI HƢỚNG DẪN : TH.S TÔ HIỀN

HÀ NỘI, 2010
Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 3
3. Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài ................................................. 3

2.1.1. Đăng ký tài liệu ............................................................................... 20
2.1.2. Xử lý tài liệu ................................................................................... 21
2.2. Phƣơng thức tổ chức vốn tài liệu ....................................................... 25
2.2.1. Kho đóng…..................................................................................... 27
2.2.2. Kho mở……. .................................................................................. 30
2.2.3. Kho đóng- mở ................................................................................. 38
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG THỨC TỔ CHỨC PHỤC VỤ NGƢỜI DÙNG
TIN TẠI THƢ VIỆN TẠ QUANG BỬU ................................................. 43
3.1. Các hình thức phục vụ ngƣời dùng tin ............................................. 43
3.1.1. Phục vụ tại chỗ ................................................................................ 43
3.1.2. Phục vụ mượn về nhà ..................................................................... 48
3.1.3. Phục vụ tra cứu thông tin ................................................................ 50
3.1.4. Các hình thức phục vụ khác............................................................ 53
3.2. Công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu .......................................... 56
3.2.1. Triển lãm….. ................................................................................... 56
3.2.2. Giới thiệu sách mới ......................................................................... 57
3.2.3. Pano Thư viện ................................................................................. 58
CHƢƠNG 4: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM
GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VỐN TÀI
LIỆU VÀ PHỤC VỤ NGƢỜI DÙNG TIN TẠI THƢ VIỆN TẠ QUANG
BỬU.

................................................................................... 59

4.1. Nhận xét, đánh giá ............................................................................... 59
4.1.1. Về công tác tổ chức vốn tài liệu ......................................................... 59
Footer Page 3 of 126.


Header Page 4 of 126.

theo những môn loại tri thức, theo ngôn ngữ, theo chất liệu…những tài liệu theo cách
phân chia đó được để gần nhau, và người ta thấy được tri thức, sự hiểu biết của con người
qua thời gian đang ngày một biến đổi, phát triển. Qua một kho sách có tổ chức, người ta
còn có thể thấy được quá khứ và hiện tại, có thể nhìn nhận được một vấn đề theo sự chảy
trôi của dòng thời gian. Bởi vậy việc tổ chức vốn tài liệu cũng giống như một nghệ thuật
sắp đặt có mục đích và ý nghĩa to lớn.
Cho đến ngày hôm nay cũng vậy, bất cứ một thư viện nào cũng đều phải tiến hành tổ
chức vốn tài liệu sao cho khoa học, hợp lý. Và công tác này thêm khó khăn hơn, ngày
càng đòi hỏi cao hơn khi mà nguồn lực thông tin trong thư viện không ngừng tăng lên
nhanh chóng, và nếu không có một phương thức để ứng phó với sự gia tăng đó, kho sách
Footer Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.

sẽ trở nên khó kiểm soát, khó sử dụng và kém hiệu quả. Tổ chức, sắp xếp tài liệu trong
kho không khó, nhưng tổ chức, sắp xếp làm sao để lấy ra được tài liệu trong khoảng thời
gian ngắn nhất, đồng thời vẫn bảo quản tốt tài liệu, tạo thuận lợi cho việc sử dụng, nâng
cao hiệu quả sử dụng, thì đó mới là một vấn đề lớn. Cũng chính vì vậy, công tác tổ chức
vốn tài liệu luôn là một trong những khâu quan trọng nhất của hoạt động nghiệp vụ tại
mỗi cơ quan thông tin, thư viện. Thông qua công tác này giúp cho thư viện quản lý vốn
tài liệu và phục vụ người dùng tin khai thác, sử dụng nguồn tin một cách hiệu quả nhất.
Và cũng có thể nói rằng, tổ chức vốn tài liệu tạo đà cho công tác phục vụ người dùng
tin, nhưng chỉ thông qua phục vụ Thư viện mới có thể đánh giá được hiệu quả của công
tác tổ chức vốn tài liệu, đồng thời qua việc phục vụ, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về cách thức
tổ chức vốn tài liệu và tìm kiếm nguồn thông tin một cách khoa học. Đó là hai công đoạn
kế tiếp và hỗ trợ cho nhau rất nhiều. Nếu một trong hai khâu đó làm chưa tốt, cũng sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến khâu còn lại, và làm giảm đi hiệu quả hoạt động của Thư viện.
Thư viện Tạ Quang Bửu là một thư viện điện tử hiện đại, và là thư viện trường đại
học khoa học kỹ thuật lớn nhất cả nước. Thư viện có truyền thống hoạt động hơn 50 năm

 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Thư viện Tạ Quang Bửu
 Nêu rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người
dùng tin đối với Thư viện Tạ Quang Bửu.
 Mô tả thực trạng của công tác tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin.
o Cơ sở khoa học của việc tổ chức vốn tài liệu
o Phương pháp tổ chức vốn tài liệu.
o Các hình thức phục vụ.
o Các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu tài liệu.
 Phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công tác tổ chức vốn tài liệu và
phục vụ người dùng tin.
 Đưa ra giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức vốn tài liệu và
phục vụ người dùng tin.
3. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài

Footer Page 7 of 126.


Header Page 8 of 126.

Tổ chức vốn tài liệu là một vấn đề không còn xa lạ, nhưng vẫn luôn nhận được sự
quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu của đông đảo những người yêu mến công tác này. Bên
cạnh đó, việc tổ chức vốn tài liệu trong giai đoạn hiện nay đã có nhiểu đổi thay, tiến bộ,
cũng như những vấn đề còn tồn tại cần sớm được khắc phục, giải quyết. Ngay ở Khóa
luận tốt nghiệp năm 2008 của Ngô Thị Mỹ Hạnh, sinh viên khoa Thông tin- Thư viện
khóa K49(2004- 2008) hệ chính quy đã đề cập đến công tác tổ chức vốn tài liệu tại Thư
viện Tạ Quang Bửu với tên đề tài đầy đủ là: “ Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu
tại Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội”. Tuy nhiên khi xem
xét khóa luận này, tôi nhận thấy với thực tế hiện nay của Thư viện Tạ Quang Bửu, công
tác tổ chức vốn tài liệu đã có nhiều thay đổi.
Qua đề tài của mình, tôi cũng muốn đi sâu tìm hiểu công tác tổ chức vốn tài liệu.


6. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của khóa luận
Về mặt lý luận: Khóa luận góp phần làm phong phú thêm vốn hiểu biết chung về ý
nghĩa của công tác tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin đối với hoạt động thư
viện.
Về mặt thực tiễn: Khóa luận mô tả thực trạng của công tác tổ chức vốn tài liệu và
phục vụ người dùng tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu. Đánh giá những điểm mạnh, yếu của
công tác này, thông qua đó đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác
tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin, đáp ứng tốt nhu cầu của bạn đọc.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khoá luận
bao gồm 4 chương sau:
Chương 1: Khái quát về Thư viện Tạ Quang Bửu và công tác tổ chức vốn tài liệu, phục
vụ người dùng tin.
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức vốn tài liệu tại Thư viện Tạ Quang Bửu.
Chương 3: Hoạt động tổ chức phục vụ người dùng tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu.
Chương 4: Nhận xét, đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả công tác tổ chức vốn tài liệu và phục vụ người dùng tin tại Thư viện Tạ
Quang Bửu.

Footer Page 9 of 126.


Header Page 10 of 126.

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ THƢ VIỆN TẠ QUANG BỬU VÀ CÔNG TÁC
TỔ CHỨC VỐN TÀI LIỆU, PHỤC VỤ NGƢỜI DÙNG TIN.
1.1. Giới thiệu về Thƣ viện Tạ Quang Bửu
Địa chỉ: Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Trong thời kỳ đổi mới, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tiến hành hiện đại hóa
công tác đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học. Trường cũng đã đầu tư đáng kể cho
Thư viện, như tăng thêm kinh phí bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất cho xứng đáng với
tầm vóc 50 năm phát triển và trưởng thành của Trường, cũng như Thư viện, nhất là đầu
tư xây dựng Thư viện điện tử rất quy mô và hiện đại.
Tháng 11/2003, “Thư viện” và “Trung tâm Thông tin và Mạng” đã sáp nhập thành
đơn vị mới là “Thư viện và Mạng thông tin” với hai nhiệm vụ chính: vận hành và khai
thác Thư viện điện tử mới và quản lý điều hành Mạng thông tin của Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội.
Từ năm học 2006 - 2007, Thư viện điện tử Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội mở
cửa phục vụ bạn đọc với hệ thống các phòng đọc tự chọn, cùng 2000 chỗ ngồi và tăng
cường khả năng truy cập vào các học liệu điện tử trực tuyến.
Đầu tháng 9/2008, theo sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu, để phù hợp với tình hình
mới, Bộ phận Thư viện tách ra và trở thành đơn vị “Thư viện Tạ Quang Bửu” độc lập,
bước vào một giai đoạn phát triển mới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của trường
ĐHBK Hà Nội.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
1.1.2.1. Chức năng
Thư viện Tạ Quang Bửu trực thuộc trường Đại học Bách khoa Hà Nội, có chức
năng tham mưu, tư vấn cho Hiệu trưởng trong việc quản lý, nghiên cứu phát triển, tổ
chức khai thác các nguồn thông tin thư viện phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa
học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và quản lý của nhà trường.
1.1.2.2. Nhiệm vụ
 Quản lý, phát triển nguồn lực thông tin thư viện

Footer Page 11 of 126.


Header Page 12 of 126.


Phòng

phòng

Xử lý
thông tin

Phòng
Dịch vụ
thông tin,
tư liệu

Phòng
Công
nghệ và
Thư viện
điện tử

Bộ phận

Bộ phận

Bộ phận

Phát triển

Biên mục

Phòng Đọc


nguồn tin

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Thư viện Tạ Quang Bửu
1.1.3.2. Đội ngũ cán bộ
Hiện nay Thư viện Tạ Quang Bửu có 43 cán bộ, trong đó:
 10 Thạc sỹ Thông tin Thư viện và Công nghệ thông tin
 05 Kỹ sư công nghệ thông tin và các ngành kỹ thuật
Footer Page 13 of 126.


Header Page 14 of 126.

 23 Cử nhân Thông tin Thư viện
 02 Cử nhân Ngoại ngữ
 03 Cử nhân Kinh tế
1.1.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Thư viện Tạ Quang Bửu hiện là một trong những thư viện lớn nhất trong hệ thống
thư viện đại học ở Việt Nam, Thư viện bao gồm 1 toà nhà 10 tầng với tổng diện tích
37.000m². Trên thực tế, Thư viện chỉ được sử dụng 5 tầng đầu tiên để phục vụ bạn đọc,
với hệ thống phòng đọc mở (người đọc có thể tự tìm kiếm, tra cứu tài liệu), hai phòng
mượn, năm phòng tự học, tám phòng học nhóm, hai phòng đa phương tiện với khoảng 80
máy tính được kết nối Internet, giúp người dùng tin truy cập miễn phí. Thư viện có khả
năng phục vụ cùng một lúc hơn 2000 bạn đọc.
 Máy chủ phần mềm thư viện và máy chủ cơ sở dữ liệu của Thư viện do hãng Sun
Micro System cung cấp hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Oracle; máy chủ khác sử dụng
phần mềm HP.
 Thư viện được trang bị 10 máy in, 5 máy photocopy, 3 máy scanner, 02 máy khử từ
và nạp từ, 20 đầu đọc mã vạch và hệ thống 7 phòng đọc cho kho mở, với mỗi phòng
được trang bị bàn ghế cho bạn đọc: phòng đọc nhỏ là: 80 chỗ ngồi, phòng đọc lớn là
145 chỗ ngồi.

tiễn, đã được thẩm định, và có khả năng ứng dụng vào thực tế. Đó là dạng tài liệu đặc
biệt quý của Thư viện Tạ Quang Bửu, là tâm huyết, sản phẩm trí tuệ của đội ngũ những
người làm nghiên cứu khoa học, là nguồn tài liệu tham khảo vô cùng ý nghĩa đối với bạn
đọc.
1.1.5.2. Tài liệu điện tử
 Khoảng 3000 đĩa CD Luận văn, Luận Án.
 Gần 500 cuốn tài liệu toàn văn đã đưa vào Thư viện số (E-book).
 Một số CSDL điện tử online của các nhà xuất bản đang dùng thử.
 Liên kết đến nhiều CSDL điện tử miễn phí khác.
Footer Page 15 of 126.


Header Page 16 of 126.

1.1.6. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin
Thư viện Tạ Quang Bửu có số lượng người dùng tin đông đảo, hơn 43.000 người và
đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động của Thư viện không ngừng đi lên.
Người dùng tin tại Thư viện được chia thành ba nhóm chính:


Nhóm cán bộ, giảng viên



Nhóm sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh



Nhóm bạn đọc ngoài trường



Đây là nhóm người dùng tin khá đặc biệt của Thư viện Tạ Quang Bửu. Họ chiếm
một số lượng khiêm tốn, nhưng có chung sự quan tâm về lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Nhu
cầu tin của họ chủ yếu là những thông tin chuyên sâu, mới cập nhật.
Mỗi nhóm người dùng tin lại có những đặc điểm tâm lý, ngành nghề khác nhau, ảnh
hưởng lớn đến nhu cầu tin khác nhau của họ. Việc phân chia người dùng tin thành những
nhóm nhỏ, giúp thư viện quản lý được bạn đọc tốt hơn, đồng thời phục vụ tốt hơn. Qua
đó, việc bổ sung nguồn tin sẽ đi sát và phù hợp với nhu cầu từng nhóm người dùng tin,
giúp cho Thư viện có những chính sách ưu đãi, kế hoạch xây dựng và phát triển các sản
phẩm, dịch vụ hiệu quả, trên cơ sở nắm vững từng loại nhu cầu. Từ đó, sẽ nâng cao chất
lượng hoạt động của thư viện đối với mọi đối tượng người dùng tin khi đến thư viện.
1.2. Những vấn đề chung về công tác tổ chức vốn tài liệu và phục vụ ngƣời dùng tin
tại Thƣ viện Tạ Quang Bửu
1.2.1. Khái niệm tổ chức vốn tài liệu
Năm 1934, nhà Thư viện học người Nga U.V.Grigorev đã đưa vào trong thành ngữ
khoa học khái niệm “ Tổ chức kho sách thư viện”. Ông cùng với một số nhà thư viện học
khác đã nghiên cứu những vấn đề về tổ chức vốn tài liệu với một phương pháp luận đúng
đắn, góp phần làm phong phú thêm lý luận Thư viện học.
Dưới danh từ tổ chức kho sách thư viện, người ta hiểu đây là một loạt các nghiệp vụ
nhằm làm cho vốn tài liệu “có một trật tự nhất định”. Yêu cầu của việc tổ chức vốn tài
liệu, là trước hết phải phân chia toàn bộ vốn tài liệu thành nhiều kho, phù hợp với điều
kiện thực tế của Thư viện, và giữa các kho đó có mối liên quan mật thiết, hữu cơ với
nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, nhằm phục vụ bạn đọc hiệu quả nhất.
Tổ chức kho theo nghĩa rộng, bao gồm từ việc nhận, đăng ký, xử lý, sắp xếp và bảo
quản vốn tài liệu.
Như vậy, tổ chức kho là một loạt những quá trình và thao tác liên tục, với mục đích
vừa sử dụng vốn tài liệu tốt nhất cho bạn đọc, vừa bảo quản tài sản đảm bảo nhất.
Tổ chức vốn tài liệu trong Thư viện bị quy định bởi các yếu tố cơ bản sau:
Footer Page 17 of 126.




Header Page 19 of 126.

sách, báo, hướng dẫn đọc sách báo, tổ chức phục vụ và thỏa mãn nhu cầu thông tin, hứng
thú đọc sách của người dùng tin trong và ngoài thư viện. Công tác phục vụ người dùng
tin là thước đo hiệu quả việc luân chuyển tài liệu, sách báo và vai trò của nó trong đời
sống xã hội.
Có thể hiểu rằng, công tác phục vụ người dùng tin, là chiếc cầu nối giữa kho tài liệu
với người dùng tin, sử dụng nguồn lực thông tin, thư viện. Nếu không có công tác này,
vốn tài liệu thư viện vẫn chỉ nằm lại trong kho, và người dùng tin cũng không có khả
năng tiếp cận được tới tài liệu.
Bên cạnh đó, công tác phục vụ người dùng tin còn là hoạt động tuyên truyền, hướng
dẫn người dùng tin sử dụng vốn tài liệu của thư viện, nhằm phục vụ cho nhu cầu nghiên
cứu, học tập, giảng dạy, lao động sản xuất và giải trí. Nguồn tin trong mỗi cơ quan thông
tin, thư viện được tổ chức và phân bố khác nhau, vì vậy muốn người dùng tin có thể nắm
bắt được cách thức tổ chức, sắp xếp, phân bố nội dung tài liệu, đòi hỏi cơ quan thông tin,
thư viện phải hướng dẫn, giúp đỡ họ, nhằm sử dụng thư viện một cách hiệu quả.
Công tác phục vụ người dùng tin còn là việc hướng dẫn, sử dụng đọc sách đúng đối
tượng và tổ chức sử dụng sách báo một cách hợp lý, tiết kiệm sức người, tiền của và thời
gian cho người dùng tin, qua đó góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả lao động cho họ.
Đồng thời, thông qua công tác phục vụ sẽ trang bị cho người dùng tin phương pháp
đọc sách, ghi chép có kế hoạch, có hệ thống, nhằm mục đích tự học, tự nâng cao trình độ
văn hóa, khoa học kỹ thuật, nâng cao nghề nghiệp, trình độ chuyên môn cho mọi tầng lớp
người dùng tin.
Công tác phục vụ người dùng tin có nhiều điều để nói, để làm và đòi hỏi nghệ thuật,
trách nhiệm của người cán bộ phục vụ. Khái quát lại, chúng ta có thể hiểu: “Phục vụ bạn
đọc là hoạt động của thư viện, nhằm tuyên truyền và đưa ra phục vụ các dạng tài liệu
hoặc là bản sao của chúng, giúp đỡ người tới thư viện trong việc lựa chọn và sử dụng tài
liệu đó. Công tác này được xây dựng trên sự kết hợp các quá trình liên quan chặt chẽ với


Footer Page 20 of 126.


Header Page 21 of 126.

Khi tổ chức vốn tài liệu, thư viện sẽ phải phân chia kho sách của mình ra thành những
bộ phận nhỏ hơn theo những dấu hiệu cụ thể. Cán bộ và cả bạn đọc có thể nắm bắt được
cách thức tổ chức và theo những chỉ dẫn, phân chia có quy tắc nhất định đó, sẽ nhanh
chóng tìm ra được vốn tài liệu cần. Cách thức tổ chức càng khoa học, hợp lý thì sẽ càng dễ
dàng, thuận tiện cho cán bộ và bạn đọc, vì thế sẽ góp phần tiết kiệm được thời gian, công
sức của cả hai, đồng thời tăng hiệu quả chất lượng phục vụ.
Bên cạnh đó, tổ chức vốn tài liệu khoa học, giải quyết được một nhiệm vụ quan trọng
là bảo quản tốt kho tài liệu, với tư cách là một tài sản quốc gia, làm cho vốn tài liệu nói
chung và từng cuốn sách nói riêng được bảo quản trong điều kiện tốt nhất.
Tổ chức vốn tài liệu khoa học, tiết kiệm được ngân sách cho thư viện trong việc phục
hồi, phục chế tài liệu bị rách nát, hư hỏng.
Tổ chức vốn tài liệu khoa học, còn giải quyết được đồng thời hai nhiệm vụ mâu thuẫn
nhau, nhưng có quan hệ biện chứng với nhau, đó là: sử dụng tích cực vốn tài liệu và bảo
quản chúng lâu dài.
Cũng xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, Thư viện Tạ Quang Bửu đã đặt ra những yêu
cầu khắt khe đối với công tác tổ chức vốn tài liệu. Với đặc điểm là thư viện trường đại học
chuyên về lĩnh vực khoa học kỹ thuật, lĩnh vực luôn đổi mới nhanh, đòi hỏi nội dung tài
liệu cũng luôn được cập nhật, ngôn ngữ tài liệu phải đa dạng, chú trọng phát triển đến cả
những tài liệu tiếng nước ngoài; đối tượng người dùng tin lại đông đảo… Đòi hỏi Thư viện
phải có cách thức tổ chức vốn tài liệu thật khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh thực tế của mình.
Ý thức được vai trò to lớn của công tác tổ chức vốn tài liệu, Thư viện Tạ Quang Bửu
trong những năm qua đã tích cực đổi mới công tác này, nhằm tạo ra một không gian vốn tài
liệu vừa phong phú, vừa gần gũi. Trong nỗ lực mang tài liệu đến gần hơn với bạn đọc, thư

tác này sẽ là chìa khóa để các cơ quan thông tin, thư viện mở ra kho tàng tri thức, và
quản trị tri thức, phục vụ cho nhu cầu thông tin của con người. DANH MỤC TÀI
LIỆU THAM KHẢO

Footer Page 22 of 126.


Header Page 23 of 126.

1. Bùi Thị Thanh Thảo (2008), Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Trung
tâm Thông tin- Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải. Thực trạng và giải
pháp, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà
Nội.
2. Dương Thúy Hương, “Kinh nghiệm tổ chức và quản lý kho mở tại một số Thư viện
thành viên CLB Thư viện”, Bản tin điện tử- Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên
TP. Hồ Chí Minh, http://www.glib.hcmuns.edu.vn.
3. Đại Lương (2008), “Nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc”, Tạp chí Thư
viện Việt Nam, 1 (13), tr. 32- 36.
4. Đặng Thị Mai (2008), “Xây dựng Thư viện điện tử tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
nguồn lực thông tin điện tử và các dịch vụ phục vụ bạn đọc”, Tạp chí Thư viện Việt
Nam, 2 (14), tr. 48- 53.
5. Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Hoàng Thanh Trang (2000), Tìm hiểu vốn tài liệu và công tác tổ chức và bảo quản,
phục vụ tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.
7. Lê Văn Viết (2002), Cẩm nang nghề thư viện, Văn hóa thông tin, Hà Nội.
8. Nghiêm Thị Như Ngọc (2010), Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông
tin – Tư liệu thuộc Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp đổi
mới đất nước, Luận văn thạc sỹ Thông tin – Thư viện, Trường Đại học KHXH&NV
(ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.

học”, Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội, 171.
20. Vũ Văn Sơn (2008), “Áp dụng ký hiệu tác giả cho sách trong kho mở ở Việt Nam”,
Tạp chí Thông tin & Tư liệu, 3 (2), tr. 15- 21.
Website Thư viện Tạ Quang Bửu: http://library.hut.edu.vn/

Footer Page 24 of 126.


Header Page 25 of 126.

Footer Page 25 of 126.



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status