Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn của nông dân trồng lúa tại an giang - Pdf 43

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN PHÚ NGỌC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
THAM GIA MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” CỦA
NÔNG DÂN TRỒNG LÚA TẠI AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP. HỒ CHÍ MINH – 2016


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình “Cánh
đồng mẫu lớn” của nông dân trồng lúa tại An Giang” là do chính tôi thực hiện.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng
toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử
dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà
không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học
hoặc cơ sở đào tạo khác.

TP. Hồ Chí Minh, 2016

Nghiên cứu được tiến hành thông qua khảo sát tại 3 huyện Châu Phú, Châu Thành
và Tri Tôn của tỉnh An Giang từ tháng 01/2016 đến tháng 07/2016. Tổng số nông dân được
khảo sát là 200, trong đó có 100 nông dân đang tham gia mô hình và 100 nông dân không
tham gia (đã từng tham gia). Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thể hiện
đặc điểm của nông dân về giới tính, kinh nghiệm trồng lúa, diện tích đất canh tác và thu
nhập bình quân. Bên cạnh đó, phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số
Cronbach’s alpha; và kiểm định giá trị khái niệm của thang đo bằng phương pháp phân
tích nhân tố khám phá EFA cũng được sử dụng trong nghiên cứu này. Phương pháp hồi
quy Binary Logistic được sử dụng nhằm ước lượng quyết định của nông dân tham gia mô
hình “Cánh đồng mẫu lớn”.
Kết quả thống kê mô tả cho thấy đa phần nông dân được phỏng vấn là nam giới với
kinh nghiệm trồng lúa từ 5 năm trở lên. Nông dân có diện tích đất canh tác từ 10ha trở
xuống chiếm đa số. Thu nhập bình quân mỗi ha của những nông dân được phỏng vấn từ
35 triệu đồng trở xuống.
Năm nhân tố được sử dụng trong nghiên cứu, bao gồm: (i) Được đầu tư vật tư nông
nghiệp; (ii) Được hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa; (iii) Được hỗ trợ thu hoạch và bảo quản;
(iv) Được chủ động quyết định giá bán và thời điểm bán; và (v) Được thu nhập cao hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả 5 nhân tố sử dụng trong mô hình đều có ý nghĩa thống
kê. Tỷ lệ dự báo của mô hình hồi quy Binary Logistic cho vấn đề nghiên cứu là 91%.
Kết quả đạt được từ nghiên cứu này được sử dụng nhằm cung cấp một số hàm ý quản
trị để doanh nghiệp tổ chức mô hình có thể cải tiến cho phù hợp với mong muốn của nông
dân và khai thác mô hình được hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, một số hàm ý chính sách cho
các cơ quan nhà nước có liên quan cũng được đề cập.


iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................... i

4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................................................39
4.4 Đánh giá chi tiết từng nhân tố sau EFA .............................................................................42
4.5 Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình “Cánh đồng
mẫu lớn” ...................................................................................................................................43
4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................................47
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...................................................................52
5.1 Kết quả nghiên cứu chủ yếu...............................................................................................52
5.2. Hàm ý quản trị ...................................................................................................................53
5.3 Ý nghĩa và hạn chế của đề tài ............................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................61
TỔNG HỢP NỘI DUNG PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA ...........................................................65
PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG DÂN............................................................................................67
PHỤ LỤC .....................................................................................................................................70


v

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Trang
Hình 2.1. Quy trình canh tác lúa theo mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ............................. 6
Hình 2.2 Bản đồ phân bố mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại An Giang .......................... 7
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 17
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 20
Hình 4.1 Tỷ lệ nông dân đang tham gia/không tham gia mô hình ................................. 26
Hình 4.2 Giới tính ........................................................................................................... 27
Hình 4.3 Kinh nghiệm trồng lúa ..................................................................................... 28
Hình 4.4 Diện tích đất canh tác ....................................................................................... 29
Hình 4.5 Thu nhập bình quân mỗi héc-ta (triệu đồng) ................................................... 30


Bảng 4.24 Ước lượng xác suất tăng quyết định tham gia mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”
theo tác động biên của từng yếu tố .................................................................................. 46
Bảng 5.1 Giá trị trung bình của thang đo ......................................................................... 54


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

EFA

: Phân tích nhân tố khám phá

GB

: Giá bán

KTTL

: Kỹ thuật trồng lúa

THBQ

: Thu hoạch bảo quản

TN

: Thu nhập

VTNN

và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cần thiết gây tác động xấu đến môi trường và
các chất dinh dưỡng tự nhiên có trong đất, làm giảm chất lượng gạo và dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật có trong gạo vượt quá mức cho phép nên rất khó bán được vào các thị trường
cao cấp, đòi hỏi các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, vì vậy gạo Việt Nam
chủ yếu bán ở những thị trường cấp thấp (Lê Hương, 2014).


2

Người nông dân Việt Nam luôn phải đối mặt với đời sống khó khăn, thu nhập bấp
bênh. Hiện nay, một số nông dân trồng lúa đã chuyển sang trồng các loại cây khác hoặc
luân canh nuôi trồng thủy sản, nhưng do không đảm bảo được chất lượng sản phẩm và
không đáp ứng được các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm nên rất khó bán được giá
cao, người nông dân vẫn không thoát khỏi cảnh “trúng mùa, mất giá”.
Từ vụ Đông Xuân 2010-2011, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” đã được Công ty cổ
phần bảo vệ thực vật An Giang (nay là Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời) áp dụng trên
diện tích 1.073 ha với 443 hộ nông dân tham gia tại An Giang. Mục tiêu của mô hình này
là góp phần giải quyết những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ lúa thành phẩm cho bà
con nông dân. Mô hình này đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khuyến khích
áp dụng trên toàn quốc (Dương Văn Chín, 2013). Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời
(Công ty) tiến hành quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất và ký hợp đồng hợp tác sản xuất
với nông dân, Công ty cho nông dân ứng trước giống, thuốc bảo vệ thực vật và hướng dẫn
kỹ thuật canh tác. Đến khi thu hoạch lúa, Công ty hỗ trợ phương tiện vận chuyển lúa đến
nhà máy, đưa lúa vào sấy miễn phí. Nếu thời điểm thu hoạch lúa giá lúa chưa tốt, Công ty
cho nông dân đưa lúa vào kho tạm trữ trong một tháng không tính phí, chỉ thu tiền vận
chuyển ban đầu. Chính cách làm này đã giúp người nông dân trong tham gia mô hình tiết
kiệm được chi phí và đạt lợi nhuận cao từ 30 đến 40 triệu đồng mỗi héc-ta (Văn Hiến,
2011). Đến nay, mô hình này đã đạt được một số thành công và đã được nhân rộng ra các
tỉnh khác ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, góp phần giải quyết những khó khăn
cho người nông dân trồng lúa từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm, đem lại giải

năng tiếp cận tín dụng, thu nhập, được chia sẻ kiến thức canh tác, sự hỗ trợ của chính phủ,
khoảng cách và khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp chế biến và một số yếu tố khác.
Tại Việt Nam, cũng đã có những nghiên cứu về mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” của
Nguyễn Dũng Đô (2014); Văn Hiếu Ngọc (2013); Đỗ Kim Chung (2012); Nguyễn Duy
Cần và cộng sự (2011); Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2011). Các nghiên cứu
trên chủ yếu tập trung vào phương thức hoạt động của mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” và
hiệu quả về mặt kinh tế mà mô hình này mang lại, phân tích chuỗi giá trị lúa gạo, các yếu
tố hậu cần, rủi ro và quản lý rủi ro của ngành hàng lúa gạo.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào mô hình “Cánh
đồng mẫu lớn” của nông dân trồng lúa tại tỉnh An Giang;
 Tìm hiểu mức độ tác động của từng yếu tố đó đến quyết định tham gia vào
mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” của nông dân trồng lúa tại tỉnh An Giang; và
 Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm thu hút nông dân tham gia mô hình
“Cánh đồng mẫu lớn” nhiều hơn nữa trên cơ sở kết quả đạt được từ nghiên
cứu này.


4

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm đạt được các mục tiêu nói trên, các câu hỏi nghiên cứu sau đây được đặt ra:
 Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào mô hình “Cánh đồng
mẫu lớn” của nông dân trồng lúa tại tỉnh An Giang?
 Mức độ tác động của từng yếu tố đó đến quyết định tham gia vào mô hình
“Cánh đồng mẫu lớn” của nông dân trồng lúa tại tỉnh An Giang như thế
nào?
 Giải pháp nào có thể thực hiện để cải thiện và nâng cao hiệu quả của mô
hình “Cánh đồng mẫu lớn” trên địa bàn tỉnh An Giang?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu.

Chương 5:

Kết luận và hàm ý quản trị.


5

CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tổng quan về tình hình sản xuất lúa tại An Giang
Tỉnh An Giang nằm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 3.536,7 km2,
giáp với các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ và Campuchia. An Giang có khí hậu
nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa (mùa khô và mùa mưa), nhiệt độ trung bình khoảng
27 0C, lượng mưa trung bình khoảng 1.130mm, độ ẩm trung bình khoảng 75-80%. Đây
chính là những điều kiện thời tiết thuận lợi để An Giang có thể phát triển sản xuất nông
nghiệp (Wikipedia, 2015).
Năm 2015, tổng diện tích canh tác lúa cả năm của toàn tỉnh là 636.971 ha, tăng 11.054
ha (tương đương tăng 1,77%) so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng lúa năm 2015 đạt 4,04
triệu tấn, tăng 19 ngàn tấn (tương đương tăng 0,47%) so với cùng kỳ, với năng suất lúa
bình quân đạt 6,34 tấn/ha. Năm 2016, An Giang đề ra mục tiêu về giá trị sản xuất nông
nghiệp bình quân đạt 160 triệu đồng/ha, tăng khoảng 15 triệu đồng/ha so với năm 2015.
Để hoàn thành mục tiêu này, An Giang đã triển khai Đề án tái cơ cấu nông nghiệp và tiếp
tục thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Nghị quyết 09-NQ/TU
của Tỉnh ủy (Hương Huệ, 2015). Ngoài ra, An Giang còn đẩy mạnh công tác khuyến nông,
hỗ trợ, tư vấn, chuyển giao kỹ thuật canh tác cho bà con nông dân thông qua các chương
trình: Chương trình 3 giảm 3 tăng kết hợp tiết kiệm nước; Chương trình 1 phải 5 giảm;
thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn phòng trừ dịch hại.

Hình 2.1. Quy trình canh tác lúa theo mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” 1
Nông dân khi ký kết hợp đồng tham gia vào mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” sẽ được:
 Cung cấp vật tư nông nghiệp: lúa giống (chất lượng tốt, đảm bảo độ thuần), phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật ngay từ đầu vụ và đến cuối vụ khi bán lúa sẽ trừ lại tiền giống,
vật tư nông nghiệp ở đầu vụ mà không tính lãi.

1

Nguồn: Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, 2015.


7

 Lực lượng kỹ sư nông nghiệp của công ty tư vấn và hỗ trợ về kỹ thuật canh tác, hướng
dẫn ghi chép sổ nhật ký đồng ruộng để theo dõi lượng vật tư nông nghiệp đã sử dụng
để đưa ra phương thức canh tác tối ưu cho từng nông hộ, đồng thời có thể tính toán
các chi phí đã bỏ ra từ đó biết được lợi nhuận thu được khi bán lúa.
 Hỗ trợ máy móc hiện đại để thu hoạch lúa, vận chuyển lúa về nhà máy của Công ty,
sấy lúa miễn phí, lưu kho miễn phí trong thời gian 30 ngày.
 Chủ động quyết định giá bán, thời điểm bán và bán cho ai (không bắt buộc phải bán
lúa cho Công ty). Nếu không bán lúa cho Công ty thì sẽ tính lãi suất cho các khoản
đầu tư giống, vật tư nông nghiệp ở đầu vụ (được xác định bằng với lãi suất ngân
hàng).

Hình 2.2 Bản đồ phân bố mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại An Giang 2
Theo số liệu từ Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, tính tới vụ Đông Xuân 20142015, toàn tỉnh An Giang hiện có 4.208 hộ nông dân tham gia vào mô hình “Cánh đồng
mẫu lớn” của Công ty, với tổng diện tích là 10.580 ha, tập trung chủ yếu ở 4 huyện: Châu
Thành, Châu Phú, Thoại Sơn và Tri Tôn.
Đặc điểm về tập quán canh tác của nông dân ở An Giang:
-


-

Hoạt động của lực lượng “cò lúa” là rất mạnh ở khu vực tỉnh An Giang, hầu hết
nông dân đều thăm dò giá bán lúa thông qua lực lượng này, nông dân thiếu thông
tin về giá cả thị trường nên họ thường xuyên bị ép giá khi tình trạng cung vượt
cầu xảy ra.

2.3 Lý thuyết về hợp đồng canh tác nông nghiệp
Hợp đồng canh tác nông nghiệp có thể được xem như là một hình thức ứng dụng của
cơ chế thị trường được các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sử dụng
trong chuỗi giá trị của mình để giảm thiểu rủi ro về mặt sản xuất và thị trường. Hợp đồng
canh tác nông nghiệp được xác định như là một thỏa thuận giữa một hoặc nhiều nông dân
và một doanh nghiệp để sản xuất và cung ứng sản phẩm nông nghiệp, thường là với mức
giá xác định trước (Eaton và Shepherd, 2001).
Hợp đồng canh tác nông nghiệp là một thỏa thuận về mặt tổ chức, cho phép doanh
nghiệp tham gia và kiểm soát quy trình sản xuất mà không phải sở hữu hoặc điều hành các
trang trại, quá trình canh tác do nông dân thực hiện. Các hợp đồng có xu hướng ngày càng
có lợi hơn cho những nông dân sản xuất nhỏ khi các doanh nghiệp chế biến nông sản phụ
thuộc nhiều vào nông dân để có được nguồn cung nguyên liệu ổn định (CDC, 1989). Singh
(2000) cho rằng các loại mô hình hợp đồng canh tác thường được thấy như sau:


9



Mô hình hợp đồng canh tác hai bên:

Cung cấp nguồn lực đầu vào trả chậm


Mô hình hợp đồng canh tác nhiều bên:
Trả tiền nguồn
lực đầu vào

Ngân hàng

Doanh
nghiệp
cung ứng
đầu vào

Trả tiền sản
phẩm
Trả
tiền
Doanh
nghiệp thu
mua

Cung cấp nguồn
lực đầu vào
Nông dân

Sản xuất sản
phẩm theo
hợp đồng


10

Olila (2014) nghiên cứu các biến quy mô nông hộ, thu nhập, giới tính, khả năng tiếp
cận tín dụng, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân gia đình ảnh hưởng như thế nào đến


11

quyết định tham gia của nông dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố về khả năng
tiếp cận tín dụng, thu nhập và giới tính là những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định tham
gia của nông dân. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng chính là khả năng tiếp cận tín dụng. Yếu tố
này được hiểu là nông dân tham gia để có thể nhận được các khoản vay vốn phục vụ sản
xuất. Hầu hết các bên tham gia cũng như đại diện cơ quan nhà nước đều thích làm việc với
các đối tác là tổ chức nên nghiên cứu đề xuất cần thành lập nên các tổ chức sản xuất ở các
huyện để hỗ trợ nông dân sản xuất và nắm bắt được các nhu cầu của nông dân.
Kết quả nghiên cứu của Martey và cộng sự (2013) cho thấy việc tham gia vào các
hợp đồng bị ảnh hưởng bởi tuổi tác của chủ hộ gia đình, tình trạng hôn nhân, tiếp cận với
thu nhập phi nông nghiệp, giá cả thị trường gạo, được chia sẻ kiến thức về giống lúa, tiếp
cận tín dụng, điều kiện tiếp cận giáo dục và quy mô canh tác. Các gói hỗ trợ về kỹ thuật
canh tác nông nghiệp của các tổ chức nghiên cứu và các tổ chức phát triển nông nghiệp
nên tập trung vào việc làm cho nông dân tiếp thu được nhiều hơn thông qua các chương
trình đào tạo hiệu quả và các buổi thuyết trình nhằm gia tăng sự tham gia, sản lượng và thu
nhập của nông dân.
Theo Chitrambigai (2013), các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào hợp
đồng canh tác là do các yếu tố: xây dựng cơ sở hạ tầng, ngăn ngừa rủi ro về giá, được cung
cấp nguồn lực đầu vào, giá bán cao hơn, mở rộng hiểu biết về kỹ thuật canh tác, giảm thất
thoát lợi nhuận do các trung gian và dự báo dịch bệnh. Opoku (2012) tìm thấy rằng có một
mối quan hệ tích cực nói chung giữa doanh nghiệp chế biến và nông dân sản xuất các loại
trái cây ở Ghana thông qua hợp đồng canh tác. Nông dân sản xuất nhỏ ở Ghana nói chung
thể hiện mong muốn cao và sẵn sàng tham gia vào hợp đồng canh tác với các doanh nghiệp
chế biến như là một đối tác quan trọng để đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Tuy nhiên,
thiếu cơ hội, không nhận thấy lợi ích rõ ràng và tính chất phức tạp của hợp đồng ngăn cản

hộ gia đình đó bán sản phẩm trên thị trường.
Masakure và Henson (2005) đã chỉ ra rằng nông dân quyết định tham gia vào các hợp
đồng canh tác rau xuất khẩu ở Zimbabwe vì 4 yếu tố: khó tiếp cận thị trường, những lợi
ích gián tiếp (ví dụ như được chia sẻ kiến thức), lợi ích về thu nhập và các lợi ích vô hình.
Guo và cộng sự (2005) phát hiện ra rằng nông dân tham gia vào các hợp đồng canh tác
nông nghiệp vì các thuận lợi sau: giá cả ổn định, tiếp cận được các thị trường quốc tế và
được hỗ trợ các kỹ thuật canh tác để gia tăng chất lượng sản phẩm.
Theo nghiên cứu của Lajili và cộng sự (1997), Rehber (2000), Sartwelle và cộng sự
(2000) và Key (1999), quyết định tham gia vào các hợp đồng canh tác nông nghiệp của
nông dân phụ thuộc vào các yếu tố: đặc điểm hộ gia đình, các tính năng vận hành, loại
nông sản, thuộc tính thị trường của sản phẩm và điều kiện môi trường tiềm ẩn. Trong khi
đó, Zhu và cộng sự (2005), trong nghiên cứu về hợp đồng canh tác nông nghiệp ở Trung
Quốc, đã phát hiện quyết định tham gia vào hợp đồng canh tác nông nghiệp của nông dân


13

bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: sự hỗ trợ của chính phủ, khoảng cách đến thị trường mục tiêu,
chuyên môn hóa và thương mại hóa trong sản xuất.
Swinnen (2005), đã tìm thấy yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định tham gia
vào hợp đồng canh tác nông nghiệp của nông dân ở Đông Âu là do được đảm bảo tiêu thụ
sản phẩm, tránh rủi ro về giá, được đề nghị giá cao hơn, được thanh toán trước, được hỗ
trợ vật tư nông nghiệp đầu vào và kỹ thuật canh tác, được vay vốn phục vụ sản xuất.
Begum (2005), thực hiện nghiên cứu xác định yếu tố ảnh hưởng đến việc nông dân
chăn nuôi gia cầm tham gia vào hệ thống chăn nuôi theo hợp đồng ở Bangladesh. Tác giả
tìm hiểu về nguyên nhân nông dân tham gia vào hệ thống chăn nuôi hợp đồng và đánh giá
hiệu quả của hệ thống chăn nuôi gia cầm theo hợp đồng đối với thu nhập của người nông
dân bằng cách phân tích chi phí và lợi nhuận và hiệu quả sử dụng lao động. Kết quả nghiên
cứu cho thấy quyết định của nông dân khi tham gia vào hệ thống chăn nuôi gia cầm theo
hợp đồng chịu ảnh hưởng từ việc được tiếp cận nguồn tín dụng, giảm thiểu các rủi ro về

Châu Thành, tỉnh An Giang. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tập trung vào mối liên kết
giữa doanh nghiệp và nông dân trong canh tác lúa thông qua mô hình “Cánh đồng mẫu
lớn”. Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy chưa có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng
liên kết giữa Chi nhánh Công ty lương thực Angimex và nông dân; mô hình vẫn chưa hoàn
toàn khép kín; các doanh nghiệp chưa bao tiêu hết sản phẩm cho nông dân. Thông qua việc
phân tích hồi quy, nghiên cứu cho thấy các yếu tố như: trình độ học vấn, chi phí lúa giống,
chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí phân bón, chi phí lao động có ảnh hưởng đến lợi
nhuận của nông dân. Nghiên cứu cũng đã thể hiện được hiệu quả sản xuất theo mô hình
“Cánh đồng mẫu lớn” cao hơn so với sản xuất theo truyền thống.
Nhằm tìm hiểu và cung cấp một số giải pháp phát triển cánh đồng mẫu lớn trong nông
nghiệp, Đỗ Kim Chung (2012) đã chỉ ra được vai trò của cánh đồng mẫu lớn là gắn sản
xuất nông nghiệp với chế biến và tiêu thụ, tạo điều kiện ứng dụng quy trình sản xuất tiên
tiến, tạo điều kiện cho nông dân tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao
năng lực cạnh tranh của nông dân sản xuất nhỏ lẻ, góp phần giúp cho nông nghiệp phát
triển bền vững. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra điều kiện để phát triển cánh đồng mẫu lớn là
phải có quy hoạch, phải có sự liên kết giữa nông dân với người thu mua lúa (doanh nghiệp),
phải được đầu tư hạ tầng kênh mương, máy móc và phải có hoạt động hiệu quả của cơ quan
quản lý chuyên ngành trong cung cấp dịch vụ công. Ngoài ra, tác giả cũng nêu lên một số
khó khăn khi xây dựng cánh đồng mẫu lớn như: công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch
chưa được tốt, các doanh nghiệp tham gia cánh đồng mẫu lớn chủ yếu là doanh nghiệp
cung cấp đầu vào chứ chưa có nhiều doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, các hỗ trợ của cơ
quan nhà nước về thủy lợi, khuyến nông ở một số nơi vẫn chưa tốt.
Nguyễn Duy Cần và cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu về liên kết “4 nhà” trong
sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở tỉnh An Giang. Nghiên cứu cho thấy sản lượng lúa ở An


15

Giang gia tăng là nhờ năng suất lúa gia tăng và thâm canh ngày càng tăng. Kết quả của
nghiên cứu này thể hiện rằng có 56% ý kiến cho rằng việc mua lúa giống rất khó khăn, số



16

doanh nghiệp chế biến hỗ trợ tín dụng thông qua hình thức cung ứng nguồn lực đầu vào trả
chậm có ảnh hưởng đến quyết định tham gia của nông dân.
Giả thuyết H1:

Yếu tố Được đầu tư vật tư nông nghiệp có tác động tích cực đến
quyết định tham gia vào mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” của nông
dân trồng lúa tại An Giang.

Trong nghiên cứu của mình, Issa (2014), Martey và cộng sự (2013), Chitrambigai
(2013), Masakure và Henson (2005), Guo và cộng sự (2005), Swinnen (2005), Begum
(2005) cho rằng hộ nông dân nhỏ lẻ bị hạn chế về các kỹ thuật canh tác, không được hướng
dẫn và tập huấn về các kỹ thuật sản xuất và chế biến, không được tiếp cận các thông tin về
thị trường. Các gói hỗ trợ về kỹ thuật canh tác nông nghiệp thông qua các chương trình đào
tạo, tập huấn hiệu quả và các buổi thuyết trình có thể làm gia tăng sự tham gia, sản lượng
và thu nhập của nông dân.
Giả thuyết H2:

Yếu tố Được hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa có tác động tích cực
đến quyết định tham gia vào mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” của
nông dân trồng lúa tại An Giang.

Trong khi đó, theo Issa (2014), Asante và cộng sự (2011), nông dân cũng sẽ tham gia
vào các tổ chức nông dân nếu họ có thể tiếp cận các dịch vụ máy móc cơ giới như máy
kéo, máy cày, máy bừa, phương tiện vận chuyển, sấy và bảo quản bởi vì chi phí của các
thiết bị này là rất đắt tiền mà một nông dân quy mô nhỏ không thể đủ khả năng mua các
loại máy này và chi phí thuê các loại máy móc này sẽ giảm xuống nếu có sự kết hợp của

canh tác nông nghiệp ở Châu Phi đã ghi nhận mức tăng thu nhập bình quân từ 30-40%
(trung bình) và 50-60% (cao) trong số những nông dân tham gia.
Giả thuyết H5:

Yếu tố Được thu nhập cao hơn có tác động tích cực đến quyết
định tham gia vào mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” của nông dân
trồng lúa tại An Giang.

2.8 Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở các kết luận đạt được từ lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu thực nghiệm
đã được thực hiện, trong nghiên cứu này, mô hình nghiên cứu được đề nghị như sau:
Được đầu tư vật tư nông
nghiệp

H1 (+)

Được hướng dẫn kỹ thuật
trồng lúa

H2 (+)

Được hỗ trợ thu hoạch và
bảo quản
Được chủ động quyết
định giá và thời điểm bán

H3 (+)

Quyết định tham gia
vào mô hình “Cánh


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status